Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam | Tiểu luận cuối kì Nghệ thuật học

Nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật thị giác với đặc trưng cơ bản là tổ chức không gian, tổ hợp hiện vật, có thể sử dụng mọi chất liệu, phương pháp và yếu tố tạo hình, kỹ thuật và phương tiện khoa học để đem lại hiệu quả sáng tạo mong muốn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

Môn:
Trường:

Đại học Văn Lang 804 tài liệu

Thông tin:
27 trang 10 giờ trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam | Tiểu luận cuối kì Nghệ thuật học

Nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật thị giác với đặc trưng cơ bản là tổ chức không gian, tổ hợp hiện vật, có thể sử dụng mọi chất liệu, phương pháp và yếu tố tạo hình, kỹ thuật và phương tiện khoa học để đem lại hiệu quả sáng tạo mong muốn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

46 23 lượt tải Tải xuống
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DẠI HỌC VĂN LANG
KHOA MỸ THUẬT & THIẾT KẾ
TIẾU LUẬN CUỐI KÌ – MÔN NGHỆ THUẬT HỌC
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT
VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Hồng Hà
Sinh viên thực hiện : Ngô Khắc Duy
MSSV: 2175801080151 Lớp: 71K27TKNT06
TP HỒ CHÍ MINH, ngày..30..tháng..12..năm 2023
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.....................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM...........................4
1. Khái niệm.................................................................................................................4
2. Phân loại...................................................................................................................4
3. Hành trình phát triển ở Việt Nam.............................................................................5
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU...................................................................7
1. Tác phẩm Chén và đũa – Anh em Le Brothers.........................................................7
2. Tác phẩm Cõi nhân gian – Đặng Thuỵ Khuê............................................................9
3. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền - Ly Hoàng Ly......................................................11
4. Tác phẩm Muối– Nguyễn Phương Linh..................................................................14
5. Tác phẩm Ngôn từ– Nguyễn Huy An.....................................................................17
6. Tác phẩm Mây biến thể - Trần Tuấn.......................................................................19
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM........................22
KẾT LUẬN......................................................................................................................23
NGUỒN THAM KHẢO...................................................................................................24
SÁCH THAM KHẢO......................................................................................................26
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến đã hướng dẫn em. Trong suốtPhan Thị Hồng
thời gian môn Nghệ thuật họcđã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để có thể
hoàn thành luận văn “Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam” này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Ngô Khắc Duy
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
1. Khái niệm
- Nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật thị giác với đặc trưng cơ bản là tổ chức
không gian, tổ hợp hiện vật, có thể sử dụng mọi chất liệu, phương pháp và yếu tố
tạo hình, kỹ thuật và phương tiện khoa học để đem lại hiệu quả sáng tạo mong
muốn.
- Người tham dự là một phần của tác phẩm nên họ vừa là chủ thể vừa là khách thể
trong không gian thực – không gian tác phẩm.
2. Phân loại
Nghệ thuật sắp đặt gồm hai dạng:
- Sắp đặt định trường gắn với không gian môi trường cố định – tạo nghĩa cốt lõi cho tác
phẩm.
- Sắp đặt phi định trường, không gắn với không gian môi trường cố định.
a. Nghệ thuật sắp đặt định trường: Sắp đặt phụ thuộc vào không gian môi
trường cố định.
- Không gian môi trường không đơn thuần là không gian trưng bày tác phẩm,
mà chính không gian môi trường là thành phần kiến tạo, tạo nghĩa cốt lõi và
thông điệp của tác phẩm. Khi di chuyển, trưng bày tác phẩm đến nơi khác, ý
nghĩa ban đầu của tác phẩm sẽ thay đổi.
- Xuất hiện khá nhiều ở phương Tây, Mỹ và tại một số nước trong khu vực
như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines… do khả năng tài chính từ các
nguồn tài trợ, một phần do xã hội phương Tây có chính sách khá cởi mở với
nghệ thuật.
- Ở Việt Nam, rất hiếm gặp sắp đặt định trường, một phần có lẽ do bản thân
nghệ sỹ chưa chú trọng “chiếm đoạt không gian tạo nghĩa” và vì nhiều lý do
khác như tài chính, pháp luật, khả năng tổ chức không gian của chủ thể sáng
tạo…
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
4
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
b. Nghệ thuật sắp đặt phi định trường: Sắp đặt không phụ thuộc vào không
gian môi trường cố định.
- Không gian môi trường của loại sắp đặt này không đóng vai trò tạo nghĩa cơ
bản cho tác phẩm. Có thể trưng bày ở nhiều nơi khác nhau, mà ý nghĩa ban
đầu của tác phẩm cơ bản không thay đổi.
- Hầu hết các tác phẩm sắp đặt Việt Nam thuộc loại nghệ thuật sắp đặt phi
định trường nên có thể trưng bày tác phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau mà
không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa cốt lõi của tác phẩm.
- Các sắp đặt Việt Nam chưa thực sự “tiếm đoạt” không gian môi trường một
cách triệt để nhằm tạo nghĩa và biến không gian, kiến trúc… thành tác
phẩm. Tuy có một số sắp đặt Việt Nam có thể liên hệ với loại nghệ thuật sắp
đặt định trường nhưng vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng và quy mô tác
phẩm.
3. Hành trình phát triển ở Việt Nam
a. Quá trình hình thành:
- Vào những năm 1970, thuật ngữ “Sắp đặt” bắt đầu được sử dụng để mô tả
các tác phẩm quan tâm tới trải nghiệm hoàn toàn bằng giác quan của người
xem, hoặc về cơ bản là lấp đầy toàn bộ căn phòng của phòng trưng bày, để
lại không gian và thời gian là giá trị bất biến duy nhất.
- Nghệ thuật sắp đặt mới được du nhập vào việt Nam vào năm 1990, với ý
muốn biểu đạt và thoát khỏi không gian chật hẹp khép kín.
- Từ sau công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986), đặc biệt sau khi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh Cấm vận (1994), đã tác
động tích cực đến đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực nghệ thuật.
- Với sự phát triển của các công nghệ hiện đại nhất, nghệ thuật sắp đặt cũng
không dừng lại: video, âm thanh, thực tế ảo nhập vai, Internet và biểu diễn
cũng là một phần của tác phẩm.
- Một số Gallery, Bảo tàng tư nhân như: Mai Bùi Gallery, Nhà Sàn Đức,..đã
góp phần nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phát triển các loại hình nghệ
thuật mới thời kỳ đầu ở Việt Nam.
b. Quá trình phát triển:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
5
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Nghệ thuật Sắp đặt được phát triển tại Việt Nam do bối cảnh lịch sử, kinh
tế, chính trị và yêu cầu của xã hội đương đại.
- Bên cạnh đó nhu cầu nội tại, hoàn cảnh văn hóa xã hội đã thúc đẩy tâm lý
của chủ thể sáng tạo tìm đến cách thức sáng tạo mới, biểu đạt tư tưởng thẩm
mỹ mới, đáp ứng sự thay đổi của xã hội đương đại. Có thể nói, tích hợp văn
hóa nghệ thuật là nhu cầu tất yếu của bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
- Sau năm 2000, nghệ thuật Sắp đặt mới bắt đầu phát triển khá rộng rãi ở Việt
Nam. Những tác phẩm Sắp đặt đầu tiên của Việt Nam được trình bày giống
như không gian điêu khắc, hay giống như một bức tranh.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
6
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
1. Tác phẩm Chén và đũa – Anh em Le Brothers
Tác phẩm sắp đặt đúng 1945 cái chén và 1945 đôi đũa trong không gian hơn 200m2.
Với mỗi cái chén đều có con số 1945 được viết khác nhau.
a. Bối cảnh và lý do ra đời:
- 1945 cái chén sơn mài vàng chóe viết số 1945 và 1945 đôi đũa phủ sơn đỏ
trong một không gian rộng hơn 200m2 nói về nạn đói kinh hoàng của người
Việt Nam năm 1945 đã gợi lên nhiều suy nghĩ, day dứt về một ký ức đau
thương.
- Nằm trong dự án “Những con số” với 2 tác phẩm sắp đặt, 1 video art của
anh em sinh đôi Lê Đức Hải, Lê Ngọc Thanh, “Chén và đũa, 1945” là tác
phẩm gây ấn tượng mạnh nhất với người xem. Trong 2 năm ròng rã, 2 nghệ
sĩ đã biến những cái chén đôi, đũa ăn cơm bình thường thành 1945 bát sơn
mài viết số 1945 và 1945 đôi đũa sơn đỏ.
- Thanh và Hải tâm sự: “Chúng ta đã luôn nhớ về mùa thu năm 1945 với âm
vang của cờ hoa, âm thanh, màu sắc. Nhưng trước cuộc cách mạng tháng 8
năm 1945 còn có một niềm đau khôn nguôi với hơn 2 triệu người dân chết
đói.
- Không có cờ hoa và màu sắc, chúng tôi tưởng niệm hai triệu vong hồn thập
loại chúng sinh bơ vơ dưới vòm trời u xám đói rét ấy bằng những bát đũa
sơn son thếp vàng và con số 1945 khôn nguôi nhắc nhở một niềm đau đã
khắc vào biên niên sử của đất nước. Bát và đũa được sơn son thếp vàng bởi
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
7
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
chúng tôi tin rằng khi nỗi đau được tưởng niệm, thì nỗi đau sẽ mang sứ
mệnh nhắc nhở loài người không để lặp lại thảm họa!”
b. Nhận xét tác phẩm:
Nhà bình luận nghệ thuật Như Huy đã viết về tác phẩm này như sau:
- "... Trong tính vật chất của chúng, trong không gian thị giác vàng son do
chúng dựng nên, dường như lập tức đưa người xem vào một chiều kích nằm
chênh vênh giữa hiện tại và quá khứ, thực tại và tưởng tượng, đời thường và
tâm linh. Ở khoảng chênh vênh ấy, có lẽ công chúng sẽ khó có thể phân biệt
rõ 1945 chiếc bát và đôi đũa này là những vật dụng đời thường thiết yếu của
đời sống, hay đó là những vật thể nghi lễ không thể thiếu của sự chết (bát
cơm, quả trứng); là những biểu tượng cho sự đầm ấm, sum vầy, trong hình
hài của một bữa tiệc đoàn viên, hay là những biểu tượng cho sự hư vô, ly
tán trong hình hài của 1945 nấm mộ tròn bị lật ngược...".
Theo TS Phan Thanh Bình, nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, Hiệu trưởng
ĐH Nghệ thuật Huế:
- “Với 1945 cái chén phủ sơn son, thiếp vàng ghi số 1945 cùng với những đôi
đũa đỏ muốn làm cho công chúng hiểu về những vấn đề nhạy cảm của lịch
sử dân tộc những ngày gần kề cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, khi quân
Nhật bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay dẫn đến nạn đói với khoảng hơn 2 triệu
người Việt bị chết. Đó là ký ức buồn, một lời ẩn dụ về cuộc sống nhằm khơi
dậy, thức tỉnh lương tri và trách nhiệm của con người trước những biến cố
của đất nước. Để rồi mỗi chúng ta phải suy tư trầm lắng, lắng đọng day dứt,
nhìn lại chính mình trong dòng chảy thời gian - lịch sử”
c. Tác giả:
- Anh em Le Brothers sinh năm 1975, đến từ Quảng
Bình, tốt nghiệp ĐH Nghệ thuật Huế năm 2000,
Lê Ngọc Thanh học sơn mài, Lê Đức Hải học sơn
dầu. Không chỉ là anh em song sinh, mà trong
công việc nghệ thuật, sáng tạo và triển lãm, họ
cũng đi với nhau như cặp bài trùng, rất khó phân
biệt.
Ảnh 2 anh em sinh đôi theo tứ tự: Lê Đức Hải (phải), Lê Ngọc Thanh (trái)
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
8
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
2. Tác phẩm Cõi nhân gian – Đặng Thuỵ Khuê
Tác phẩm này là 1 trong 7 tác phẩm tại triễn lãm “Nhận diện và kết nối” (2014)
a. Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
- Năm 2014, bà có một buổi Triển lãm mang tên "Nhận diện và kết nối" tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đặng Thị Khuê giới thiệu tới công chúng 7
tác phẩm sắp đặt gắn liền với Tây Nguyên, nơi mà bà coi là "một cội nguồn
bản nguyên". Trong đó bao gồm tác phẩm “ Cõi nhân gian”.
- Từ những chiếc thang tre, tác phẩm đề cập đến những mặt đối lập của cuộc
sống – những nghịch lý có thật, ở đây nghệ sỹ chỉ là người gợi ý, công
chúng tự mình tiếp cận với ẩn ý bên trong sự vật.
b. Nhận xét tác phẩm:
- Những chiếc thang tre cao thấp, tựa vào bầu trời xanh. Trên thang sắp đặt
những đôi tay, đôi chân trần… Những khát vọng chỉ là khát vọng giữa
những cực nhọc, khó khăn của đời sống. Bầu trời xanh cho ta cảm giác tích
cực, lạc quan nhưng bước chân trên nấc thang và những đôi chân chờ đợi
dưới chân thang lại cho ta cảm giác vô vọng, xót xa về kiếp nhân sinh. Tác
phẩm Cõi nhân gian của Đặng Thị Khuê khiến ta liên tưởng tới tác phẩm
sắp đặt và trình diễn của nghệ sĩ người Serbia Marina Abramovic, thực hiện
năm 2002, ở New York. Hai nghệ sĩ cùng sử dụng những chiếc thang,
nhưng nếu của Đặng Thị Khuê là thang tre, ở đó có sự hiện diện của những
bàn chân, bàn tay thay cho sự hiện diện của con người thì những chiếc
thang của Marina lại là một cấu trúc khác: Mỗi bậc thang là một lưỡi dao
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
9
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
phay khiến cho người xem nghĩ đến sự nguy hiểm, sự trả giá và đau đớn
cũng như lòng dũng cảm nếu muốn bước lên.
c. Tác giả:
Chân dung tác giả Đặng Thuỵ Khuê
- Đặng Thuỵ Khuê (sinh năm 1946) là một nữ họa sĩ người Việt Nam. Bà được
biết tới là nữ họa sĩ tiên phong có nhiều đóng góp trong nghệ thuật sắp đặt tại
Việt Nam. Bà từng làm cố vấn cho nhiều hoạt động nghệ thuật văn hóa tại Việt
Nam với vai trò là một chuyên gia, người phụ trách nghệ thuật. Các sáng tác
của bà cũng mang xu hướng trở lại cội nguồn dân tộc, niềm cảm hứng sáng tạo
từ ký ức tuổi thơ, từ không gian văn hóa làng xã Việt Nam với những đình
chùa, lễ hội dân gian.
- Đặng Thị Khuê say sưa với hình tượng của mình, chau chuốt, tỉ mỉ với các hình
ảnh trong tác phẩm. Theo thời gian, có một sự chuyển hóa về hình thức biểu
hiện trong ngôn ngữ của Đặng Thị Khuê, giảm dần tính mô tả, tăng dần tính
tượng trưng và có sự tương tác với không gian trưng bày của tác phẩm.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
10
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
3. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền - Ly Hoàng Ly
a. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền sáng tác năm 2016:
Tác phẩm là một câu chuyện dài (khoảng 16 trang sách).
Số 0395A.DC có ghi ở hai đầu “con thuyền”.
- Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
o Tác phẩm là giai đoạn 2 thuộc dự án 0395A.DC nằm trong triễn lãm
“Mở Cửa” 2016.
o “Trong suốt chiều dài lịch sử, con người dường như liên tục ‘lên thuyền’
để đi tìm nơi trú ngụ, và rồi lại chạy khỏi ngôi nhà họ đang ở để tìm đến
một nơi trú ngụ an toàn hơn. Những căn tính/văn hóa bị tách rời và
chuyển dịch vì thế mà liên tục được hình thành và biến đổi. Trên con
đường chuyển dịch, khi mà hầu hết đồ đạc và di sản con người bị thất
lạc, có lẽ điều duy nhất một người có thể giữ lại làm ảnh vụn của ký ức
và căn tính, về tinh thần và về vật chất” “Tác phẩm điêu khắc này có
hình khối của một con thuyền ở một đầu và chuyển thành hình khối một
ngôi nhà ở đầu còn lại. Giữa biển khơi, một con thuyền dù có tả tơi thì
đó cũng là ngôi nhà duy nhất cho con người ta bám víu nương tựa nơi
sóng to bão tố. Mặc khác, con người ta có thể phải chịu đựng những cơn
bão cùng cảm giác mất cân bằng và tình trạng bấp bênh trong chính căn
nhà trên đất liền của họ. Tùy thuộc vào vị trí tâm thế của một người vào
từng thời điểm nhất định, mà người ấy sẽ thấy mình đối diện một căn
nhà hay một con thuyền. Vai trò đối ngẫu của nhà và thuyền dao động
biến thiên trong tâm lý con người…” – Trích lời giới thiệu bảng thông
tin tác phẩm.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
11
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Nhận xét tác phẩm:
o Tình cảm và Nỗi Đau: Tác phẩm có thể mang đến cho người xem những
trải nghiệm cảm xúc sâu sắc, thể hiện tình cảm và nỗi đau của những
người di cư, những người đang tìm kiếm sự an toàn và tự do.
o Tự Do và Hi vọng: Từ việc sử dụng biểu tượng "Thuyền" và "Nhà", tác
phẩm có thể thể hiện sự đấu tranh và hy vọng của con người trong việc
tìm kiếm một cuộc sống mới, tự do và an sinh.
o Đối thoại Xã Hội: Tùy thuộc vào cách Ly Hoàng Ly trình bày thông
điệp, tác phẩm có thể truyền đạt một thông điệp đối thoại về các vấn đề
xã hội, chẳng hạn như di cư, tầng lớp xã hội, và bất bình đẳng.
b. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền sáng tác năm 2017:
Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền này giai đoạn 3
nằm trong dự án 0395A.DC
- Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
o Tác phẩm được triễn lãm tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại The
Factory (quận 2, TP.HCM).
o Ly Hoàng Ly đã thực hiện một dự án nghệ thuật được gia công, lắp đặt
tại xưởng cơ khí của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, nằm trong khu
kinh tế mở Chu Lai. Tác phẩm là một khối thép với tổng trọng lượng
hơn 21 tấn, cấu thành từ 12 khối kỷ hà được thiết kế lắp ráp tinh vi, cao
3,8m, rộng 6,9m và dài 7,2m. Công trình này mang tên Thuyền Nhà
Thuyền, là giai đoạn 3 thuộc Dự án đang tiếp diễn 0395A.ĐC của chị.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
12
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
o Lấy cảm hứng ngay từ câu chuyện địa phương, dự án được bắt đầu từ sáu
năm trước, là những tìm tòi, chất vấn chưa hồi kết của Ly Hoàng Ly về bản
trường ca di - nhập cư của loài người. Mang hình khối một con thuyền ở
phía trên và chuyển thành hình khối một ngôi nhà ở phía dưới (hoặc ngược
lại, tùy điểm nhìn của người xem), Thuyền Nhà Thuyền thị giác hóa quá
trình tâm lý, ký ức của con người về không gian và thời gian thay đổi.
o Để hình thành tác phẩm này, Ly Hoàng Ly, các kiến trúc sư, kỹ sư và nhiều
nhà chuyên môn khác đã phải đi một chặng đường dài. Mọi thứ đều quá
mới. Lao vào thực tế, cả nghệ sĩ lẫn kỹ sư mới nhận ra những cái cần chỉnh
sửa, làm lại, để làm sao hài hòa, đảm bảo được cả yếu tố nghệ thuật lẫn kết
cấu vững chắc của một công trình có sự tương tác của khán giả.
- Nhận xét tác phẩm:
o Kỹ sư Duy Trinh từng chia sẻ:
“Kỹ thuật thiết kế Ly áp dụng cho Thuyền Nhà Thuyền được lấy cảm
hứng từ thành tựu kiến trúc của Hy Lạp - ngôi đền Parthenon - một công
trình kỳ vĩ được xây dựng bằng phương pháp đặt các khối đá lên nhau.
Khi chuyển thể sang chất liệu sắt thép, các kỹ sư bảo, khó nhất là độ khít
giữa các mép. Sắt thép có độ mỏng nhất định, nếu không làm khéo thì nó
sẽ tạo độ lệch giữa các mép. Chưa kể, cả công trình là sự lắp ráp từ mỗi
khối riêng lẻ, cũng là một tác phẩm độc lập, đòi hỏi hoàn hảo từng chi
tiết. “Đó là một thử thách. Làm cơ khí vốn khô, chắc chắn, cứng cáp,
nhưng qua đây cần cả những nét mềm mại, có hồn trong chi tiết nữa”.
o Đối với Ly: “Hạnh phúc của công việc sáng tạo nghệ thuật là ở quá trình
làm chứ không phải kết quả”.
o Nói như Bill Nguyễn -giám tuyển triển lãm của Ly Hoàng Ly tạiTrung
tâm Nghệ thuật đương đại The Factory:
“Năm phút thôi cũng được, để tự vấn, hay chỉ cần đặt câu hỏi “tôi đang
nhìn cái gì””.
c. Tác giả:
- Ly Hoàng Ly sinh năm 1975 tại Hà Nội, tốt nghiệp
Trường đại học Mỹ thuật năm 1999. Sau đó, Ly Hoàng Ly
mau chóng thoát khỏi ảnh hưởng của hội hoạ giá vẽ, tiến
sang lãnh địa của các hình thức biểu đạt như: sắp đặt,
nghệ thuật video, đa phương tiện và public art. Tại TP
HCM, chị là một trong số không nhiều những nghệ sĩ thực
hành nghệ thuật đương đại.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
13
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
Chân dung
tác giả Ly Hoàng Ly
4.Tác phẩm Muối– Nguyễn Phương Linh
a. Bối cảnh và lí do tác phẩm ra đời:
- Muối bao gồm một bộ các tác phẩm điêu khắc tại chỗ, một tác phẩm sắp đặt
với những bông hoa cách điệu được tạo ra từ hơn 700 bộ quần áo cũ, cùng
với những bức ảnh và một đoạn video tài liệu. Triển lãm là kết quả của
nhiều tháng nghiên cứu của tác giả tại các làng muối ở Việt Nam, từ Hải
Hậu ở miền bắc đến Sa Huỳnh ở miền trung và Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Giờ
ở miền nam. Tuy nhiên, triển lãm không đơn thuần là một bộ tài liệu hay
một sự bày tỏ lòng kính trọng đối với những cộng đồng làm muối; Muối
phản ánh sự quan tâm của Nguyễn Phương Linh tiếp tục dành cho việc
truyền đạt bản năng giới tính và nữ tính, sự chuyển thể và phù du. Tác phẩm
của chị đều thường liên quan đến tình dục và giới tính, khiêm tốn và thanh
cao.
- Đối với Muối, Nguyễn Phương Linh đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc
được làm hoàn toàn từ loại khoáng sản mang tính phá hủy, ăn mòn, và duy
trì sự sống này. Khi người xem bước vào triển lãm, họ sẽ được đương đầu
với một tác phẩm điêu khắc tao nhã có hình kén giống chiếc thuyền trên bãi
biển. Muối được nén chặt tạo nên tác phẩm điêu khắc này nhằm ám chỉ về
nguồn gốc và những chuyến đi của chính chiếc thuyền – những chuyến hải
hành qua biển mặn, bề mặt của nó cũng bị bào mòn bởi sự phơi bày dưới
các yếu tố thời tiết (sau hết tất cả, muối là kẻ thù tự nhiên của những chiếc
thuyền).
- Để ám chỉ màu sắc ảm đạm của những cánh đồng muối. Nguyễn Phương
Linh đã tạo ra một quang cảnh thu nhỏ với hơn 100 đống muối hoàn hảo ở
nhiều kích cỡ. Các tác phẩm điêu khắc sẽ trở nên khó nhận ra ở dạng đống
muối hơn bởi chúng sẽ rã ra trong suốt triển lãm, để lại những vệt nước
muối trên nền phòng tranh. Kim tự tháp bằng muối nằm đơn độc trong
quang cảnh được đặt trên một cái khay chứa đầy đất, sẽ chuyển hóa thành
một dạng mềm hơn và nữ tính hơn khi nước nhỏ từng giọt lên nó từ trên
xuống, chảy xuống theo các mặt của nó, và rồi bị hút hết vào đất. Trong
suốt thời gian triển lãm, người xem sẽ có thể chứng kiến những hạt muối
được hình thành trên mặt đất.
b. Nhận xét tác phẩm:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
14
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến một số vùng biển làm muối
từ Bắc, Trung, Nam sau một năm của Phương Linh: Hải Hậu, Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), Cần Giờ (TP.HCM) và Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Phương Linh kể: “Diêm dân ra đồng muối mấy giờ là tôi ra giờ đó. Ở miền
Bắc họ dậy sớm lắm. 4g sáng tôi đã theo họ ra đồng, 8g về nghỉ rồi đến 12g
- thời điểm có nhiều nắng nhất, độ kết tinh của muối cao nhất - lại ra đồng
cho đến 18g mới về”.
- “Muối VN tự bản thân đã vang lên những tiếng nói đa thanh và rất riêng:
ẩm, mặn, được hòa tan và kết tinh từ thiên nhiên với nắng, gió, nước biển...
Muối VN không trắng, mịn như muối nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, cũng không
như muối hang từ Ấn Độ hoặc Ba Lan... Muối VN thô, to, ẩm ướt, mặn mòi
mùi của nắng gió biển khơi và vẫn còn lẫn lộn màu vàng nâu của đất cát
trong đó. Nó không được tạo ra từ sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp hiện
đại như các nước khác mà hoàn toàn do diêm dân làm thủ công. Những hạt
muối ấy đã quyến rũ tôi ngay trong lần đầu tiên đến vùng biển Hải Thịnh
(Thanh Hóa) du lịch (tháng 8-2008)...”. - Linh bắt đầu câu chuyện về muối
bằng sự cảm nhận của mình.
Tác phẩm “Boat” (Thuyền) của Nguyễn Phương Linh (thuộc Nhà Sàn)
được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Eli và Edythe Broad,
Đại học bang Michigan tháng 11/2012.
- “Thuyền” được làm bằng ba tấn muối ngậm nước, lấy cảm hứng từ những
ngôi làng miền Bắc. Phương Linh coi “Thuyền” là một tác phẩm điêu khắc
với hình dáng một con thuyền đơn sơ làm bằng muối. Cô thích ý tưởng
thuyền vì thuyền mang nhiều biểu tượng: một con mắt, một con cá, một cái
lá, một hạt gạo, và bản thân thuyền cũng hòa trong biển. Với “Thuyền”,
Phương Linh muốn tạo một cảnh quan tối giản trong một không gian.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
15
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Trong quá trình trưng bày, tác phẩm sẽ biến dạng do nước bốc hơi, đống
muối sụp xuống, và đây cũng là chủ đích của tác giả. Việc biến đổi hình
dạng, tan tác hình dạng cũng tượng trưng cho quá trình mai một các ký ức
trong trí não con người, khiến cho các ký ức chỉ còn tồn tại như những phân
mảnh rời rạc. Thuyền biến dạng có thể làm nhiều người tiếc, nhưng Phương
Linh cho rằng đó là một cách tiếp diễn của tác phẩm, và như thế, tác phẩm
sẽ chưa bao giờ hoàn tất, cứ từ từ mà nó chuyển động…
Tác phẩm “Hoa”, một trong các tác phẩm nhỏ nằm trong tác phẩm lớn “Muối”.
- Linh cho biết: “Tôi tâm đắc nhất là tác phẩm Hoa, được tạo thành từ 700
chiếc quần, áo cũ. Trong đó 70 chiếc là của người làm muối, còn lại là
của người lao động khác: làm lúa, công nhân trong nhà máy, thợ sơn
mài... Ròng rã suốt mấy tháng trời khâu tay tôi mới hoàn thành tác phẩm
này. Trong những ngày ăn ở, làm việc cùng diêm dân khắp ba miền, tôi
phát hiện: quần áo của diêm dân rất đặc biệt so với những người lao
động khác: nó rất nhanh bị sờn và mục rách do nước biển, mồ hôi và
nắng gió đại dương tích tụ từ ngày này qua tháng khác. Khi thể hiện tác
phẩm này, tôi muốn lưu giữ lại và tôn vinh những giọt mồ hôi của người
lao động. Nếu không có những giọt mồ hôi ấy, cuộc sống của chúng ta
sẽ như thế nào?”.
c. Tác giả:
- Nguyễn Phương Linh (sinh năm 1985 tại Hà
Nội) là nghệ sĩ tự do. Bắt đầu sự nghiệp nghệ
thuật bằng triển lãm cá nhân mang tên Đèn, nơi
đến của côn trùng tại Hà Nội, đến nay cô đã
thực hiện được sáu triển lãm cá nhân ở trong
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
nước, một số tại nước ngoài (Nhật Bản, Mỹ, Canada...) và tham gia nhiều
triển lãm khác.
Chân dung
tác giả Nguyễn Phương Linh
- Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, ông nội là nhà văn Kim Lân, các bác là họa sĩ
nổi tiếng (Thành Chương và Nguyễn Thị Hiền), bố được mệnh danh là “Đức
nhà sàn” bởi Nhà sàn studio của ông, nhưng Linh cho rằng dù cả gia đình làm
nghệ thuật thì “mỗi người có con đường của mình, và dường như những thứ
nghệ thuật mà mỗi người trong gia đình lựa chọn đều chẳng liên quan
đến nhau”.
5.Tác phẩm Ngôn từ– Nguyễn Huy An
Ảnh chụp thông tin triễn lãm “Canh Sáu” và tác phẩm “Ngôn từ”
a. Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời
- Năm 2018, nghệ sĩ Huy An tổ chức triển lãm cá nhân thứ hai mang tên
“Canh Sáu’ tại Manzi Art Space, Hà Nội, Việt Nam. Tại triển lãm lần này,
ngoài series tranh giấy dó tinh tế, giản dị, giàu chất thơ, Huy An tiếp tục thử
nghiệm với loạt tác phẩm NGÔN TỪ (tạm gọi là văn ý niệm/conceptual
writing) – lấy cảm hứng từ những địa danh, dư cảnh – núi Tản, hồ Gươm,
đồng chiêm trũng…, những ký ức, biểu tượng của làng mạc dân gian đồng
bằng Bắc Bộ – bã trầu, hàng rào mùng tơi, bóng trâu, cột đình, trầu cau.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
17
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Loạt tác phẩm “Ngôn từ” với những nét viết chì tỉ mỉ, được minh họa bởi
những hình ảnh biểu đạt tí hon mang tính biểu trưng mà cũng rất “theo
nghĩa đen”: những ám hiệu thị giác về những ý nghĩa được ‘mã hóa’ trong
ngạn ngữ Việt Nam khiến tác giả suy ngẫm và phát triển ý tưởng.
b. Nhận xét tác phẩm:
Hà Bi đã cảm nhận nghệ sĩ Nguyễn Huy An như sau:
- “Một kẻ có đôi mắt trong vừa tất tả vừa thong thả đi ngược dòng người
đang vội vã hướng về tương lai, mải mê nhặt nhạnh những mẩu ký ức vụn
vặt, của anh hay của ai đó bỏ lại trên đường. Một cách tha thiết, anh giữ lại
những hiện vật cũ kĩ, lau chùi cho chúng sáng bóng lên, cẩn trọng đặt vào
góc nhà, nhìn ngắm nó, suy tư về nó.”
c. Tác giả:
Chân dung tác giả Nguyễn Huy An
- Nguyễn Huy An tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Việt Nam năm 2008, và được
coi là một trong những nghệ sĩ mạnh mẽ và đột phá nhất trong thế hệ của
mình. Các tác phẩm của Huy An gồm tranh, trình diễn, sắp đặt đều là quá
trình cố gắng đào sâu vào những mảng tối của tâm thức. Anh được các giám
tuyển và nhà phê bình nghệ thuật quốc tế đánh giá cao bởi sự tối giản về
hình thức, mạnh mẽ về nội tâm, và giàu ý niệm trong các tác phẩm. Huy An
tham gia nhiều triển lãm và festival nghệ thuật trình diễn, gồm triển lãm cá
nhân ‘Âm sáng’ (Galerie Quỳnh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019); ‘Canh
Sáu’ (Manzi Art Space, Hà Nội, 2018); ‘78 Nhịp’ (Galerie Quynh, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2014); ‘Disrupted Choreographies’ (Carré d’Art – Musée
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
18
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
d’Art Contemporain, Nimes, Pháp, 2014); ‘Nếu thế giới đổi thay’,
(Singapore Biennale 2013); ‘Âm bụi (somniloquy)’ (943 Studio Kunming,
Trung Quốc, 2011).
- Được biết đến là một nghệ sĩ ‘lặng lẽ nhưng quyết liệt’ nhất của nghệ thuật
đương đại Việt Nam, trong các thực hành nghệ thuật của anh, Huy An
hướng tới cách trình hiện tối giản, gắn liền với ký ức và trải nghiệm cá
nhân.
- Những tác phẩm ‘văn ý niệm’ của An được trình bày như một lưu trữ cá
nhân về hồi ức và lịch sử đậm chất địa phương. Các hành vi mô tả trong các
tác phẩm tưởng chừng như mơ hồ, vô nghĩa và vô vọng nhưng hoá ra không
vô định, chúng là cái nhìn sâu vào trong tâm thức của cả một dải văn hoá
đồng bằng đang mai một, là sự lưu luyến, hoài niệm về những điều xưa cũ,
là sự giễu nhại hơi u sầu về sự đổi thay nhanh của thời đại.
- Cả ‘Canh Sáu’ của Huy An là một cuộc dạo chơi chậm qua các không gian,
thời gian, biểu tượng của đồng bằng Bắc Bộ; là những chất vấn về thời gian
và không gian, về quá khứ và hiện tại, về văn hoá và lịch sử bản địa.
6.Tác phẩm Mây biến thể - Trần Tuấn
Tác phẩm Mây biến thể
a. Bối cảnh và lý do ra đời:
- Vào đầu tháng 3/2012, người dân quanh khu vực hồ Tịnh Tâm (Huế) bất
ngờ trước một “con bạch tuộc” màu bạc khổng lồ nổi lềnh bềnh
trên mặt hồ. Khối điêu khắc kích thước 15mx6mx4m hình dạng như một
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
19
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
đám mây đang dần chuyển sang hình một quái vật vươn ra tua tủa những
xúc tu.
- Nước hồ trước đó bị ô nhiễm đến mức tận diệt loài sen trắng quí hiếm. Tác
phẩm đám mây hình vòi bạch tuộc làm từ vật liệu tái chế vỏ lon bia lật
ngược màu ánh bạc đem lại thông điệp mạnh về môi trường. Tác phẩm
“Mây biến thể” chỉ nằm trên mặt hồ trong 2 tuần sau đó chuyển vào không
gian của Đại học Nghệ thuật Huế tuy nhiên cũng đã mang lại hiệu ứng tích
cực. Chính quyền địa phương đã cho nạo vét làm sạch hồ. “Hồ Tịnh Tâm
hiện tại có bớt ô nhiễm một chút, do chính quyền và người dân đã ý thức
hơn trong việc xả thải cũng như bảo vệ cảnh quan. Vẫn còn vài ống xả thải
đi thẳng vào hồ nhưng không đáng kể” - Trần Tuấn cho biết.
- Thuộc thể loại nghệ thuật thị giác, tác phẩm có hình một khối mây đang
biến dạng thành một con bạch tuộc có nhiều súc tu, làm bằng vỏ lon các
loại. Tác phẩm được thực hiện nhằm mục đích kêu gọi sự quan tâm của xã
hội và các cơ quan liên quan đến vấn nạn xâm hại di tích và ô nhiễm môi
trường; tranh thủ lực lượng đông đảo các giảng viên và sinh viên của các
trường đại học đóng xung quanh hồ Tịnh Tâm góp chung lời kêu gọi các
ban ngành chức năng có trách nhiệm hơn với quần thể di tích văn hóa Cố
đô.
- Trong khuôn khổ của dự án, một buổi tọa đàm với chủ đề: “Mây biến thể và
các vấn đề biến thái” đã được tổ chức vào ngày khai mạc triển lãm (15/3)
với sự tham gia của các nghệ sĩ tạo hình ở Huế, đại diện lãnh đạo Trường
đại học Nghệ Thuật - Huế, sinh viên mỹ thuật, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn
di tích Cố đô và các nhà nghiên cứu Huế để bàn về vấn đề: thực trạng các di
tích văn hóa ở Huế đang bị xâm hại, biến thành nơi đổ rác; và giới văn nghệ
sĩ cần có thái độ ứng xử thế nào để bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc
trước thực trạng đó.
b. Tác giả:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
20
| 1/27

Preview text:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG DẠI HỌC VĂN LANG
KHOA MỸ THUẬT & THIẾT KẾ
TIẾU LUẬN CUỐI KÌ – MÔN NGHỆ THUẬT HỌC NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM Giảng viên hướng dẫn : Phan Thị Hồng Hà Sinh viên thực hiện : Ngô Khắc Duy MSSV: 2175801080151 Lớp: 71K27TKNT06
TP HỒ CHÍ MINH, ngày..30..tháng..12..năm 2023 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM...........................4
1. Khái niệm.................................................................................................................4
2. Phân loại...................................................................................................................4
3. Hành trình phát triển ở Việt Nam.............................................................................5
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU...................................................................7
1. Tác phẩm Chén và đũa – Anh em Le Brothers.........................................................7
2. Tác phẩm Cõi nhân gian – Đặng Thuỵ Khuê............................................................9
3. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền - Ly Hoàng Ly......................................................11
4. Tác phẩm Muối– Nguyễn Phương Linh..................................................................14
5. Tác phẩm Ngôn từ– Nguyễn Huy An.....................................................................17
6. Tác phẩm Mây biến thể - Trần Tuấn.......................................................................19
CHƯƠNG 3: TỔNG QUAN NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM........................22
KẾT LUẬN...................................................................................................................... 23
NGUỒN THAM KHẢO...................................................................................................24
SÁCH THAM KHẢO......................................................................................................26 LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến cô Phan Thị Hồng Hà đã hướng dẫn em. Trong suốt
thời gian môn Nghệ thuật học cô đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để có thể
hoàn thành luận văn “Nghệ thuật sắp đặt ở Việt Nam” này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023 Ngô Khắc Duy
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học CHƯƠNG 1: VÀI NÉT VỀ
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm
- Nghệ thuật sắp đặt là loại hình nghệ thuật thị giác với đặc trưng cơ bản là tổ chức
không gian, tổ hợp hiện vật, có thể sử dụng mọi chất liệu, phương pháp và yếu tố
tạo hình, kỹ thuật và phương tiện khoa học để đem lại hiệu quả sáng tạo mong muốn.
- Người tham dự là một phần của tác phẩm nên họ vừa là chủ thể vừa là khách thể
trong không gian thực – không gian tác phẩm. 2. Phân loại
Nghệ thuật sắp đặt gồm hai dạng:
- Sắp đặt định trường gắn với không gian môi trường cố định – tạo nghĩa cốt lõi cho tác phẩm.
- Sắp đặt phi định trường, không gắn với không gian môi trường cố định.
a. Nghệ thuật sắp đặt định trường: Sắp đặt phụ thuộc vào không gian môi trường cố định.
- Không gian môi trường không đơn thuần là không gian trưng bày tác phẩm,
mà chính không gian môi trường là thành phần kiến tạo, tạo nghĩa cốt lõi và
thông điệp của tác phẩm. Khi di chuyển, trưng bày tác phẩm đến nơi khác, ý
nghĩa ban đầu của tác phẩm sẽ thay đổi.
- Xuất hiện khá nhiều ở phương Tây, Mỹ và tại một số nước trong khu vực
như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines… do khả năng tài chính từ các
nguồn tài trợ, một phần do xã hội phương Tây có chính sách khá cởi mở với nghệ thuật.
- Ở Việt Nam, rất hiếm gặp sắp đặt định trường, một phần có lẽ do bản thân
nghệ sỹ chưa chú trọng “chiếm đoạt không gian tạo nghĩa” và vì nhiều lý do
khác như tài chính, pháp luật, khả năng tổ chức không gian của chủ thể sáng tạo…
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 4
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
b. Nghệ thuật sắp đặt phi định trường: Sắp đặt không phụ thuộc vào không
gian môi trường cố định.
- Không gian môi trường của loại sắp đặt này không đóng vai trò tạo nghĩa cơ
bản cho tác phẩm. Có thể trưng bày ở nhiều nơi khác nhau, mà ý nghĩa ban
đầu của tác phẩm cơ bản không thay đổi.
- Hầu hết các tác phẩm sắp đặt Việt Nam thuộc loại nghệ thuật sắp đặt phi
định trường nên có thể trưng bày tác phẩm ở nhiều địa điểm khác nhau mà
không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa cốt lõi của tác phẩm.
- Các sắp đặt Việt Nam chưa thực sự “tiếm đoạt” không gian môi trường một
cách triệt để nhằm tạo nghĩa và biến không gian, kiến trúc… thành tác
phẩm. Tuy có một số sắp đặt Việt Nam có thể liên hệ với loại nghệ thuật sắp
đặt định trường nhưng vẫn còn khiêm tốn cả về số lượng và quy mô tác phẩm.
3. Hành trình phát triển ở Việt Nam a. Quá trình hình thành:
- Vào những năm 1970, thuật ngữ “Sắp đặt” bắt đầu được sử dụng để mô tả
các tác phẩm quan tâm tới trải nghiệm hoàn toàn bằng giác quan của người
xem, hoặc về cơ bản là lấp đầy toàn bộ căn phòng của phòng trưng bày, để
lại không gian và thời gian là giá trị bất biến duy nhất.
- Nghệ thuật sắp đặt mới được du nhập vào việt Nam vào năm 1990, với ý
muốn biểu đạt và thoát khỏi không gian chật hẹp khép kín.
- Từ sau công cuộc Đổi mới kể từ Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986), đặc biệt sau khi chính phủ Mỹ dỡ bỏ lệnh Cấm vận (1994), đã tác
động tích cực đến đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực nghệ thuật.
- Với sự phát triển của các công nghệ hiện đại nhất, nghệ thuật sắp đặt cũng
không dừng lại: video, âm thanh, thực tế ảo nhập vai, Internet và biểu diễn
cũng là một phần của tác phẩm.
- Một số Gallery, Bảo tàng tư nhân như: Mai Bùi Gallery, Nhà Sàn Đức,..đã
góp phần nuôi dưỡng và thúc đẩy quá trình phát triển các loại hình nghệ
thuật mới thời kỳ đầu ở Việt Nam. b. Quá trình phát triển:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 5
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Nghệ thuật Sắp đặt được phát triển tại Việt Nam do bối cảnh lịch sử, kinh
tế, chính trị và yêu cầu của xã hội đương đại.
- Bên cạnh đó nhu cầu nội tại, hoàn cảnh văn hóa xã hội đã thúc đẩy tâm lý
của chủ thể sáng tạo tìm đến cách thức sáng tạo mới, biểu đạt tư tưởng thẩm
mỹ mới, đáp ứng sự thay đổi của xã hội đương đại. Có thể nói, tích hợp văn
hóa nghệ thuật là nhu cầu tất yếu của bất cứ dân tộc nào trên thế giới.
- Sau năm 2000, nghệ thuật Sắp đặt mới bắt đầu phát triển khá rộng rãi ở Việt
Nam. Những tác phẩm Sắp đặt đầu tiên của Việt Nam được trình bày giống
như không gian điêu khắc, hay giống như một bức tranh.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 6
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
CHƯƠNG 2: CÁC TÁC PHẨM TIÊU BIỂU
1. Tác phẩm Chén và đũa – Anh em Le Brothers
Tác phẩm sắp đặt đúng 1945 cái chén và 1945 đôi đũa trong không gian hơn 200m2.
Với mỗi cái chén đều có con số 1945 được viết khác nhau.
a. Bối cảnh và lý do ra đời:
- 1945 cái chén sơn mài vàng chóe viết số 1945 và 1945 đôi đũa phủ sơn đỏ
trong một không gian rộng hơn 200m2 nói về nạn đói kinh hoàng của người
Việt Nam năm 1945 đã gợi lên nhiều suy nghĩ, day dứt về một ký ức đau thương.
- Nằm trong dự án “Những con số” với 2 tác phẩm sắp đặt, 1 video art của
anh em sinh đôi Lê Đức Hải, Lê Ngọc Thanh, “Chén và đũa, 1945” là tác
phẩm gây ấn tượng mạnh nhất với người xem. Trong 2 năm ròng rã, 2 nghệ
sĩ đã biến những cái chén đôi, đũa ăn cơm bình thường thành 1945 bát sơn
mài viết số 1945 và 1945 đôi đũa sơn đỏ.
- Thanh và Hải tâm sự: “Chúng ta đã luôn nhớ về mùa thu năm 1945 với âm
vang của cờ hoa, âm thanh, màu sắc. Nhưng trước cuộc cách mạng tháng 8
năm 1945 còn có một niềm đau khôn nguôi với hơn 2 triệu người dân chết đói.
- Không có cờ hoa và màu sắc, chúng tôi tưởng niệm hai triệu vong hồn thập
loại chúng sinh bơ vơ dưới vòm trời u xám đói rét ấy bằng những bát đũa
sơn son thếp vàng và con số 1945 khôn nguôi nhắc nhở một niềm đau đã
khắc vào biên niên sử của đất nước. Bát và đũa được sơn son thếp vàng bởi
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 7
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
chúng tôi tin rằng khi nỗi đau được tưởng niệm, thì nỗi đau sẽ mang sứ
mệnh nhắc nhở loài người không để lặp lại thảm họa!” b. Nhận xét tác phẩm:
Nhà bình luận nghệ thuật Như Huy đã viết về tác phẩm này như sau:
- "... Trong tính vật chất của chúng, trong không gian thị giác vàng son do
chúng dựng nên, dường như lập tức đưa người xem vào một chiều kích nằm
chênh vênh giữa hiện tại và quá khứ, thực tại và tưởng tượng, đời thường và
tâm linh. Ở khoảng chênh vênh ấy, có lẽ công chúng sẽ khó có thể phân biệt
rõ 1945 chiếc bát và đôi đũa này là những vật dụng đời thường thiết yếu của
đời sống, hay đó là những vật thể nghi lễ không thể thiếu của sự chết (bát
cơm, quả trứng); là những biểu tượng cho sự đầm ấm, sum vầy, trong hình
hài của một bữa tiệc đoàn viên, hay là những biểu tượng cho sự hư vô, ly
tán trong hình hài của 1945 nấm mộ tròn bị lật ngược...".
Theo TS Phan Thanh Bình, nhà nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, Hiệu trưởng ĐH Nghệ thuật Huế:
- “Với 1945 cái chén phủ sơn son, thiếp vàng ghi số 1945 cùng với những đôi
đũa đỏ muốn làm cho công chúng hiểu về những vấn đề nhạy cảm của lịch
sử dân tộc những ngày gần kề cuộc Cách mạng tháng Tám 1945, khi quân
Nhật bắt nhân dân nhổ lúa trồng đay dẫn đến nạn đói với khoảng hơn 2 triệu
người Việt bị chết. Đó là ký ức buồn, một lời ẩn dụ về cuộc sống nhằm khơi
dậy, thức tỉnh lương tri và trách nhiệm của con người trước những biến cố
của đất nước. Để rồi mỗi chúng ta phải suy tư trầm lắng, lắng đọng day dứt,
nhìn lại chính mình trong dòng chảy thời gian - lịch sử” c. Tác giả:
- Anh em Le Brothers sinh năm 1975, đến từ Quảng
Bình, tốt nghiệp ĐH Nghệ thuật Huế năm 2000,
Lê Ngọc Thanh học sơn mài, Lê Đức Hải học sơn
dầu. Không chỉ là anh em song sinh, mà trong
công việc nghệ thuật, sáng tạo và triển lãm, họ
cũng đi với nhau như cặp bài trùng, rất khó phân biệt.
Ảnh 2 anh em sinh đôi theo tứ tự: Lê Đức Hải (phải), Lê Ngọc Thanh (trái)
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 8
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
2. Tác phẩm Cõi nhân gian – Đặng Thuỵ Khuê
Tác phẩm này là 1 trong 7 tác phẩm tại triễn lãm “Nhận diện và kết nối” (2014)
a. Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
- Năm 2014, bà có một buổi Triển lãm mang tên "Nhận diện và kết nối" tại
Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Đặng Thị Khuê giới thiệu tới công chúng 7
tác phẩm sắp đặt gắn liền với Tây Nguyên, nơi mà bà coi là "một cội nguồn
bản nguyên". Trong đó bao gồm tác phẩm “ Cõi nhân gian”.
- Từ những chiếc thang tre, tác phẩm đề cập đến những mặt đối lập của cuộc
sống – những nghịch lý có thật, ở đây nghệ sỹ chỉ là người gợi ý, công
chúng tự mình tiếp cận với ẩn ý bên trong sự vật. b. Nhận xét tác phẩm:
- Những chiếc thang tre cao thấp, tựa vào bầu trời xanh. Trên thang sắp đặt
những đôi tay, đôi chân trần… Những khát vọng chỉ là khát vọng giữa
những cực nhọc, khó khăn của đời sống. Bầu trời xanh cho ta cảm giác tích
cực, lạc quan nhưng bước chân trên nấc thang và những đôi chân chờ đợi
dưới chân thang lại cho ta cảm giác vô vọng, xót xa về kiếp nhân sinh. Tác
phẩm Cõi nhân gian của Đặng Thị Khuê khiến ta liên tưởng tới tác phẩm
sắp đặt và trình diễn của nghệ sĩ người Serbia Marina Abramovic, thực hiện
năm 2002, ở New York. Hai nghệ sĩ cùng sử dụng những chiếc thang,
nhưng nếu của Đặng Thị Khuê là thang tre, ở đó có sự hiện diện của những
bàn chân, bàn tay thay cho sự hiện diện của con người thì những chiếc
thang của Marina lại là một cấu trúc khác: Mỗi bậc thang là một lưỡi dao
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 9
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
phay khiến cho người xem nghĩ đến sự nguy hiểm, sự trả giá và đau đớn
cũng như lòng dũng cảm nếu muốn bước lên. c. Tác giả:
Chân dung tác giả Đặng Thuỵ Khuê
- Đặng Thuỵ Khuê (sinh năm 1946) là một nữ họa sĩ người Việt Nam. Bà được
biết tới là nữ họa sĩ tiên phong có nhiều đóng góp trong nghệ thuật sắp đặt tại
Việt Nam. Bà từng làm cố vấn cho nhiều hoạt động nghệ thuật văn hóa tại Việt
Nam với vai trò là một chuyên gia, người phụ trách nghệ thuật. Các sáng tác
của bà cũng mang xu hướng trở lại cội nguồn dân tộc, niềm cảm hứng sáng tạo
từ ký ức tuổi thơ, từ không gian văn hóa làng xã Việt Nam với những đình chùa, lễ hội dân gian.
- Đặng Thị Khuê say sưa với hình tượng của mình, chau chuốt, tỉ mỉ với các hình
ảnh trong tác phẩm. Theo thời gian, có một sự chuyển hóa về hình thức biểu
hiện trong ngôn ngữ của Đặng Thị Khuê, giảm dần tính mô tả, tăng dần tính
tượng trưng và có sự tương tác với không gian trưng bày của tác phẩm.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 10
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
3. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền - Ly Hoàng Ly
a. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền sáng tác năm 2016:
Tác phẩm là một câu chuyện dài (khoảng 16 trang sách).
Số 0395A.DC có ghi ở hai đầu “con thuyền”.
- Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
o Tác phẩm là giai đoạn 2 thuộc dự án 0395A.DC nằm trong triễn lãm “Mở Cửa” 2016.
o “Trong suốt chiều dài lịch sử, con người dường như liên tục ‘lên thuyền’
để đi tìm nơi trú ngụ, và rồi lại chạy khỏi ngôi nhà họ đang ở để tìm đến
một nơi trú ngụ an toàn hơn. Những căn tính/văn hóa bị tách rời và
chuyển dịch vì thế mà liên tục được hình thành và biến đổi. Trên con
đường chuyển dịch, khi mà hầu hết đồ đạc và di sản con người bị thất
lạc, có lẽ điều duy nhất một người có thể giữ lại làm ảnh vụn của ký ức
và căn tính, về tinh thần và về vật chất” “Tác phẩm điêu khắc này có
hình khối của một con thuyền ở một đầu và chuyển thành hình khối một
ngôi nhà ở đầu còn lại. Giữa biển khơi, một con thuyền dù có tả tơi thì
đó cũng là ngôi nhà duy nhất cho con người ta bám víu nương tựa nơi
sóng to bão tố. Mặc khác, con người ta có thể phải chịu đựng những cơn
bão cùng cảm giác mất cân bằng và tình trạng bấp bênh trong chính căn
nhà trên đất liền của họ. Tùy thuộc vào vị trí tâm thế của một người vào
từng thời điểm nhất định, mà người ấy sẽ thấy mình đối diện một căn
nhà hay một con thuyền. Vai trò đối ngẫu của nhà và thuyền dao động
biến thiên trong tâm lý con người…” – Trích lời giới thiệu bảng thông tin tác phẩm.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 11
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học - Nhận xét tác phẩm:
o Tình cảm và Nỗi Đau: Tác phẩm có thể mang đến cho người xem những
trải nghiệm cảm xúc sâu sắc, thể hiện tình cảm và nỗi đau của những
người di cư, những người đang tìm kiếm sự an toàn và tự do.
o Tự Do và Hi vọng: Từ việc sử dụng biểu tượng "Thuyền" và "Nhà", tác
phẩm có thể thể hiện sự đấu tranh và hy vọng của con người trong việc
tìm kiếm một cuộc sống mới, tự do và an sinh.
o Đối thoại Xã Hội: Tùy thuộc vào cách Ly Hoàng Ly trình bày thông
điệp, tác phẩm có thể truyền đạt một thông điệp đối thoại về các vấn đề
xã hội, chẳng hạn như di cư, tầng lớp xã hội, và bất bình đẳng.
b. Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền sáng tác năm 2017:
Tác phẩm Thuyền Nhà Thuyền này giai đoạn 3 nằm trong dự án 0395A.DC
- Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời:
o Tác phẩm được triễn lãm tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại The Factory (quận 2, TP.HCM).
o Ly Hoàng Ly đã thực hiện một dự án nghệ thuật được gia công, lắp đặt
tại xưởng cơ khí của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, nằm trong khu
kinh tế mở Chu Lai. Tác phẩm là một khối thép với tổng trọng lượng
hơn 21 tấn, cấu thành từ 12 khối kỷ hà được thiết kế lắp ráp tinh vi, cao
3,8m, rộng 6,9m và dài 7,2m. Công trình này mang tên Thuyền Nhà
Thuyền, là giai đoạn 3 thuộc Dự án đang tiếp diễn 0395A.ĐC của chị.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 12
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
o Lấy cảm hứng ngay từ câu chuyện địa phương, dự án được bắt đầu từ sáu
năm trước, là những tìm tòi, chất vấn chưa hồi kết của Ly Hoàng Ly về bản
trường ca di - nhập cư của loài người. Mang hình khối một con thuyền ở
phía trên và chuyển thành hình khối một ngôi nhà ở phía dưới (hoặc ngược
lại, tùy điểm nhìn của người xem), Thuyền Nhà Thuyền thị giác hóa quá
trình tâm lý, ký ức của con người về không gian và thời gian thay đổi.
o Để hình thành tác phẩm này, Ly Hoàng Ly, các kiến trúc sư, kỹ sư và nhiều
nhà chuyên môn khác đã phải đi một chặng đường dài. Mọi thứ đều quá
mới. Lao vào thực tế, cả nghệ sĩ lẫn kỹ sư mới nhận ra những cái cần chỉnh
sửa, làm lại, để làm sao hài hòa, đảm bảo được cả yếu tố nghệ thuật lẫn kết
cấu vững chắc của một công trình có sự tương tác của khán giả. - Nhận xét tác phẩm:
o Kỹ sư Duy Trinh từng chia sẻ:
“Kỹ thuật thiết kế Ly áp dụng cho Thuyền Nhà Thuyền được lấy cảm
hứng từ thành tựu kiến trúc của Hy Lạp - ngôi đền Parthenon - một công
trình kỳ vĩ được xây dựng bằng phương pháp đặt các khối đá lên nhau.
Khi chuyển thể sang chất liệu sắt thép, các kỹ sư bảo, khó nhất là độ khít
giữa các mép. Sắt thép có độ mỏng nhất định, nếu không làm khéo thì nó
sẽ tạo độ lệch giữa các mép. Chưa kể, cả công trình là sự lắp ráp từ mỗi
khối riêng lẻ, cũng là một tác phẩm độc lập, đòi hỏi hoàn hảo từng chi
tiết. “Đó là một thử thách. Làm cơ khí vốn khô, chắc chắn, cứng cáp,
nhưng qua đây cần cả những nét mềm mại, có hồn trong chi tiết nữa”.
o Đối với Ly: “Hạnh phúc của công việc sáng tạo nghệ thuật là ở quá trình
làm chứ không phải kết quả”.
o Nói như Bill Nguyễn -giám tuyển triển lãm của Ly Hoàng Ly tạiTrung
tâm Nghệ thuật đương đại The Factory:
“Năm phút thôi cũng được, để tự vấn, hay chỉ cần đặt câu hỏi “tôi đang nhìn cái gì””. c. Tác giả:
- Ly Hoàng Ly sinh năm 1975 tại Hà Nội, tốt nghiệp
Trường đại học Mỹ thuật năm 1999. Sau đó, Ly Hoàng Ly
mau chóng thoát khỏi ảnh hưởng của hội hoạ giá vẽ, tiến
sang lãnh địa của các hình thức biểu đạt như: sắp đặt,
nghệ thuật video, đa phương tiện và public art. Tại TP
HCM, chị là một trong số không nhiều những nghệ sĩ thực
hành nghệ thuật đương đại.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 13
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học Chân dung tác giả Ly Hoàng Ly
4.Tác phẩm Muối– Nguyễn Phương Linh
a. Bối cảnh và lí do tác phẩm ra đời:
- Muối bao gồm một bộ các tác phẩm điêu khắc tại chỗ, một tác phẩm sắp đặt
với những bông hoa cách điệu được tạo ra từ hơn 700 bộ quần áo cũ, cùng
với những bức ảnh và một đoạn video tài liệu. Triển lãm là kết quả của
nhiều tháng nghiên cứu của tác giả tại các làng muối ở Việt Nam, từ Hải
Hậu ở miền bắc đến Sa Huỳnh ở miền trung và Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Giờ
ở miền nam. Tuy nhiên, triển lãm không đơn thuần là một bộ tài liệu hay
một sự bày tỏ lòng kính trọng đối với những cộng đồng làm muối; Muối
phản ánh sự quan tâm của Nguyễn Phương Linh tiếp tục dành cho việc
truyền đạt bản năng giới tính và nữ tính, sự chuyển thể và phù du. Tác phẩm
của chị đều thường liên quan đến tình dục và giới tính, khiêm tốn và thanh cao.
- Đối với Muối, Nguyễn Phương Linh đã tạo ra những tác phẩm điêu khắc
được làm hoàn toàn từ loại khoáng sản mang tính phá hủy, ăn mòn, và duy
trì sự sống này. Khi người xem bước vào triển lãm, họ sẽ được đương đầu
với một tác phẩm điêu khắc tao nhã có hình kén giống chiếc thuyền trên bãi
biển. Muối được nén chặt tạo nên tác phẩm điêu khắc này nhằm ám chỉ về
nguồn gốc và những chuyến đi của chính chiếc thuyền – những chuyến hải
hành qua biển mặn, bề mặt của nó cũng bị bào mòn bởi sự phơi bày dưới
các yếu tố thời tiết (sau hết tất cả, muối là kẻ thù tự nhiên của những chiếc thuyền).
- Để ám chỉ màu sắc ảm đạm của những cánh đồng muối. Nguyễn Phương
Linh đã tạo ra một quang cảnh thu nhỏ với hơn 100 đống muối hoàn hảo ở
nhiều kích cỡ. Các tác phẩm điêu khắc sẽ trở nên khó nhận ra ở dạng đống
muối hơn bởi chúng sẽ rã ra trong suốt triển lãm, để lại những vệt nước
muối trên nền phòng tranh. Kim tự tháp bằng muối nằm đơn độc trong
quang cảnh được đặt trên một cái khay chứa đầy đất, sẽ chuyển hóa thành
một dạng mềm hơn và nữ tính hơn khi nước nhỏ từng giọt lên nó từ trên
xuống, chảy xuống theo các mặt của nó, và rồi bị hút hết vào đất. Trong
suốt thời gian triển lãm, người xem sẽ có thể chứng kiến những hạt muối
được hình thành trên mặt đất. b. Nhận xét tác phẩm:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 14
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Đây là kết quả của những chuyến đi thực tế đến một số vùng biển làm muối
từ Bắc, Trung, Nam sau một năm của Phương Linh: Hải Hậu, Sa Huỳnh
(Quảng Ngãi), Cần Giờ (TP.HCM) và Long Điền (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Phương Linh kể: “Diêm dân ra đồng muối mấy giờ là tôi ra giờ đó. Ở miền
Bắc họ dậy sớm lắm. 4g sáng tôi đã theo họ ra đồng, 8g về nghỉ rồi đến 12g
- thời điểm có nhiều nắng nhất, độ kết tinh của muối cao nhất - lại ra đồng cho đến 18g mới về”.
- “Muối VN tự bản thân đã vang lên những tiếng nói đa thanh và rất riêng:
ẩm, mặn, được hòa tan và kết tinh từ thiên nhiên với nắng, gió, nước biển...
Muối VN không trắng, mịn như muối nhập khẩu từ Nhật, Mỹ, cũng không
như muối hang từ Ấn Độ hoặc Ba Lan... Muối VN thô, to, ẩm ướt, mặn mòi
mùi của nắng gió biển khơi và vẫn còn lẫn lộn màu vàng nâu của đất cát
trong đó. Nó không được tạo ra từ sự hỗ trợ của máy móc công nghiệp hiện
đại như các nước khác mà hoàn toàn do diêm dân làm thủ công. Những hạt
muối ấy đã quyến rũ tôi ngay trong lần đầu tiên đến vùng biển Hải Thịnh
(Thanh Hóa) du lịch (tháng 8-2008)...”. - Linh bắt đầu câu chuyện về muối
bằng sự cảm nhận của mình.
Tác phẩm “Boat” (Thuyền) của Nguyễn Phương Linh (thuộc Nhà Sàn)
được trưng bày tại Bảo tàng Nghệ thuật đương đại Eli và Edythe Broad,
Đại học bang Michigan tháng 11/2012.
- “Thuyền” được làm bằng ba tấn muối ngậm nước, lấy cảm hứng từ những
ngôi làng miền Bắc. Phương Linh coi “Thuyền” là một tác phẩm điêu khắc
với hình dáng một con thuyền đơn sơ làm bằng muối. Cô thích ý tưởng
thuyền vì thuyền mang nhiều biểu tượng: một con mắt, một con cá, một cái
lá, một hạt gạo, và bản thân thuyền cũng hòa trong biển. Với “Thuyền”,
Phương Linh muốn tạo một cảnh quan tối giản trong một không gian.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 15
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
- Trong quá trình trưng bày, tác phẩm sẽ biến dạng do nước bốc hơi, đống
muối sụp xuống, và đây cũng là chủ đích của tác giả. Việc biến đổi hình
dạng, tan tác hình dạng cũng tượng trưng cho quá trình mai một các ký ức
trong trí não con người, khiến cho các ký ức chỉ còn tồn tại như những phân
mảnh rời rạc. Thuyền biến dạng có thể làm nhiều người tiếc, nhưng Phương
Linh cho rằng đó là một cách tiếp diễn của tác phẩm, và như thế, tác phẩm
sẽ chưa bao giờ hoàn tất, cứ từ từ mà nó chuyển động…
Tác phẩm “Hoa”, một trong các tác phẩm nhỏ nằm trong tác phẩm lớn “Muối”.
- Linh cho biết: “Tôi tâm đắc nhất là tác phẩm Hoa, được tạo thành từ 700
chiếc quần, áo cũ. Trong đó 70 chiếc là của người làm muối, còn lại là
của người lao động khác: làm lúa, công nhân trong nhà máy, thợ sơn
mài... Ròng rã suốt mấy tháng trời khâu tay tôi mới hoàn thành tác phẩm
này. Trong những ngày ăn ở, làm việc cùng diêm dân khắp ba miền, tôi
phát hiện: quần áo của diêm dân rất đặc biệt so với những người lao
động khác: nó rất nhanh bị sờn và mục rách do nước biển, mồ hôi và
nắng gió đại dương tích tụ từ ngày này qua tháng khác. Khi thể hiện tác
phẩm này, tôi muốn lưu giữ lại và tôn vinh những giọt mồ hôi của người
lao động. Nếu không có những giọt mồ hôi ấy, cuộc sống của chúng ta sẽ như thế nào?”. c. Tác giả:
- Nguyễn Phương Linh (sinh năm 1985 tại Hà
Nội) là nghệ sĩ tự do. Bắt đầu sự nghiệp nghệ
thuật bằng triển lãm cá nhân mang tên Đèn, nơi
đến của côn trùng tại Hà Nội, đến nay cô đã
thực hiện được sáu triển lãm cá nhân ở trong
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
nước, một số tại nước ngoài (Nhật Bản, Mỹ, Canada...) và tham gia nhiều triển lãm khác. Chân dung
tác giả Nguyễn Phương Linh
- Sinh ra trong gia đình nghệ thuật, ông nội là nhà văn Kim Lân, các bác là họa sĩ
nổi tiếng (Thành Chương và Nguyễn Thị Hiền), bố được mệnh danh là “Đức
nhà sàn” bởi Nhà sàn studio của ông, nhưng Linh cho rằng dù cả gia đình làm
nghệ thuật thì “mỗi người có con đường của mình, và dường như những thứ
nghệ thuật mà mỗi người trong gia đình lựa chọn đều chẳng liên quan đến nhau”.
5.Tác phẩm Ngôn từ– Nguyễn Huy An
Ảnh chụp thông tin triễn lãm “Canh Sáu” và tác phẩm “Ngôn từ”
a. Bối cảnh và lý do tác phẩm ra đời
- Năm 2018, nghệ sĩ Huy An tổ chức triển lãm cá nhân thứ hai mang tên
“Canh Sáu’ tại Manzi Art Space, Hà Nội, Việt Nam. Tại triển lãm lần này,
ngoài series tranh giấy dó tinh tế, giản dị, giàu chất thơ, Huy An tiếp tục thử
nghiệm với loạt tác phẩm NGÔN TỪ (tạm gọi là văn ý niệm/conceptual
writing) – lấy cảm hứng từ những địa danh, dư cảnh – núi Tản, hồ Gươm,
đồng chiêm trũng…, những ký ức, biểu tượng của làng mạc dân gian đồng
bằng Bắc Bộ – bã trầu, hàng rào mùng tơi, bóng trâu, cột đình, trầu cau.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 17
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học -
Loạt tác phẩm “Ngôn từ” với những nét viết chì tỉ mỉ, được minh họa bởi
những hình ảnh biểu đạt tí hon mang tính biểu trưng mà cũng rất “theo
nghĩa đen”: những ám hiệu thị giác về những ý nghĩa được ‘mã hóa’ trong
ngạn ngữ Việt Nam khiến tác giả suy ngẫm và phát triển ý tưởng. b. Nhận xét tác phẩm:
Hà Bi đã cảm nhận nghệ sĩ Nguyễn Huy An như sau: -
“Một kẻ có đôi mắt trong vừa tất tả vừa thong thả đi ngược dòng người
đang vội vã hướng về tương lai, mải mê nhặt nhạnh những mẩu ký ức vụn
vặt, của anh hay của ai đó bỏ lại trên đường. Một cách tha thiết, anh giữ lại
những hiện vật cũ kĩ, lau chùi cho chúng sáng bóng lên, cẩn trọng đặt vào
góc nhà, nhìn ngắm nó, suy tư về nó.” c. Tác giả:
Chân dung tác giả Nguyễn Huy An
- Nguyễn Huy An tốt nghiệp Đại học Mỹ Thuật Việt Nam năm 2008, và được
coi là một trong những nghệ sĩ mạnh mẽ và đột phá nhất trong thế hệ của
mình. Các tác phẩm của Huy An gồm tranh, trình diễn, sắp đặt đều là quá
trình cố gắng đào sâu vào những mảng tối của tâm thức. Anh được các giám
tuyển và nhà phê bình nghệ thuật quốc tế đánh giá cao bởi sự tối giản về
hình thức, mạnh mẽ về nội tâm, và giàu ý niệm trong các tác phẩm. Huy An
tham gia nhiều triển lãm và festival nghệ thuật trình diễn, gồm triển lãm cá
nhân ‘Âm sáng’ (Galerie Quỳnh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2019); ‘Canh
Sáu’ (Manzi Art Space, Hà Nội, 2018); ‘78 Nhịp’ (Galerie Quynh, Thành
phố Hồ Chí Minh, 2014); ‘Disrupted Choreographies’ (Carré d’Art – Musée
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 18
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
d’Art Contemporain, Nimes, Pháp, 2014); ‘Nếu thế giới đổi thay’,
(Singapore Biennale 2013); ‘Âm bụi (somniloquy)’ (943 Studio Kunming, Trung Quốc, 2011).
- Được biết đến là một nghệ sĩ ‘lặng lẽ nhưng quyết liệt’ nhất của nghệ thuật
đương đại Việt Nam, trong các thực hành nghệ thuật của anh, Huy An
hướng tới cách trình hiện tối giản, gắn liền với ký ức và trải nghiệm cá nhân.
- Những tác phẩm ‘văn ý niệm’ của An được trình bày như một lưu trữ cá
nhân về hồi ức và lịch sử đậm chất địa phương. Các hành vi mô tả trong các
tác phẩm tưởng chừng như mơ hồ, vô nghĩa và vô vọng nhưng hoá ra không
vô định, chúng là cái nhìn sâu vào trong tâm thức của cả một dải văn hoá
đồng bằng đang mai một, là sự lưu luyến, hoài niệm về những điều xưa cũ,
là sự giễu nhại hơi u sầu về sự đổi thay nhanh của thời đại.
- Cả ‘Canh Sáu’ của Huy An là một cuộc dạo chơi chậm qua các không gian,
thời gian, biểu tượng của đồng bằng Bắc Bộ; là những chất vấn về thời gian
và không gian, về quá khứ và hiện tại, về văn hoá và lịch sử bản địa.
6.Tác phẩm Mây biến thể - Trần Tuấn Tác phẩm Mây biến thể
a. Bối cảnh và lý do ra đời:
- Vào đầu tháng 3/2012, người dân quanh khu vực hồ Tịnh Tâm (Huế) bất
ngờ và tò mò trước một “con bạch tuộc” màu bạc khổng lồ nổi lềnh bềnh
trên mặt hồ. Khối điêu khắc kích thước 15mx6mx4m có hình dạng như một
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 19
Tiểu luận cuối kì – Môn Nghệ thuật học
đám mây đang dần chuyển sang hình một quái vật vươn ra tua tủa những xúc tu.
- Nước hồ trước đó bị ô nhiễm đến mức tận diệt loài sen trắng quí hiếm. Tác
phẩm đám mây hình vòi bạch tuộc làm từ vật liệu tái chế vỏ lon bia lật
ngược màu ánh bạc đem lại thông điệp mạnh về môi trường. Tác phẩm
“Mây biến thể” chỉ nằm trên mặt hồ trong 2 tuần sau đó chuyển vào không
gian của Đại học Nghệ thuật Huế tuy nhiên cũng đã mang lại hiệu ứng tích
cực. Chính quyền địa phương đã cho nạo vét làm sạch hồ. “Hồ Tịnh Tâm
hiện tại có bớt ô nhiễm một chút, do chính quyền và người dân đã ý thức
hơn trong việc xả thải cũng như bảo vệ cảnh quan. Vẫn còn vài ống xả thải
đi thẳng vào hồ nhưng không đáng kể” - Trần Tuấn cho biết.
- Thuộc thể loại nghệ thuật thị giác, tác phẩm có hình một khối mây đang
biến dạng thành một con bạch tuộc có nhiều súc tu, làm bằng vỏ lon các
loại. Tác phẩm được thực hiện nhằm mục đích kêu gọi sự quan tâm của xã
hội và các cơ quan liên quan đến vấn nạn xâm hại di tích và ô nhiễm môi
trường; tranh thủ lực lượng đông đảo các giảng viên và sinh viên của các
trường đại học đóng xung quanh hồ Tịnh Tâm góp chung lời kêu gọi các
ban ngành chức năng có trách nhiệm hơn với quần thể di tích văn hóa Cố đô.
- Trong khuôn khổ của dự án, một buổi tọa đàm với chủ đề: “Mây biến thể và
các vấn đề biến thái” đã được tổ chức vào ngày khai mạc triển lãm (15/3)
với sự tham gia của các nghệ sĩ tạo hình ở Huế, đại diện lãnh đạo Trường
đại học Nghệ Thuật - Huế, sinh viên mỹ thuật, lãnh đạo Trung tâm Bảo tồn
di tích Cố đô và các nhà nghiên cứu Huế để bàn về vấn đề: thực trạng các di
tích văn hóa ở Huế đang bị xâm hại, biến thành nơi đổ rác; và giới văn nghệ
sĩ cần có thái độ ứng xử thế nào để bảo vệ những giá trị văn hóa của dân tộc trước thực trạng đó. b. Tác giả:
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT Ở VIỆT NAM 20