Cải tổ, chấm dứt pháp nhân - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Pháp nhân có thể được cải tổ theo các cách thức sau:- Hợp nhất pháp nhân.- Sát nhập pháp nhân.- Chia pháp nhân.- Tách pháp nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT PHÁP NHÂN
Phạm Thị Thanh Vi
(4.2 -> 4.3)
4.2. Cải tổ pháp nhân:
Pháp nhân có thể được cải tổ theo các cách thức sau:
- Hợp nhất pháp nhân.
- Sát nhập pháp nhân.
- Chia pháp nhân.
- Tách pháp nhân.
4.2.1. Hợp nhất pháp nhân:
- Là việc hai hay nhiều pháp nhân kết hợp lại với nhau tạo thành một pháp nhân
mới.
- Điều kiện và thủ tục hợp nhất:
+ Có ít nhất từ hai pháp nhân cùng loại trở lên và các pháp nhân này phải cùng
loại với nhau.
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì việc hợp nhất các pháp
nhân cũng phải dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu
pháp nhân được thành lập theo các trình tự khác thì việc hợp nhất các pháp nhân
phải căn cứ vào điều lệ của các pháp nhân hoặc sự thỏa thuận giữa các pháp nhân
đó.
+ Pháp nhân mới ra đời phải tuân thủ theo thủ tục thành lập hoặc đăng ký theo
quy định của pháp luật đối với loại pháp nhân tương ứng. Đối với pháp nhân bắt
buộc phải đăng kí thì sau khi hợp nhất pháp nhân mới phải được đăng ký.
- Công thức:
A + B + … = C
- Hậu quả:
+ Các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt tư cách chủ thể và có một pháp nhân mới ra đời.
+ Toàn bộ cá quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân cũ được chuyển sang cho
pháp nhân mới.
- VD:
4.2.2. Sáp nhập pháp nhân:
- Là việc một hoặc một số pháp nhân nhập vào một pháp nhân khác.
- Điều kiện:
+ Có ít nhất từ hai pháp nhân khác nhau có đủ điều kiện và yêu cầu có thể sáp
nhập vào nhau
+ Pháp nhân nhận sáp nhập phải tiến hành thủ tục đăng ký lại nếu pháp luật có
quy định.
- Công thức:
A + B = A hoặc A + B = B
- VD: Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tài chính -
Kế toán TP. Hồ Chí Minh sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
để trở thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh như hiện nay.
- Hậu quả:
+ Pháp nhân bị sáp nhập sẽ chấm dứt. Các pháp nhân nhận sáp nhập vẫn còn tồn
tại, không có pháp nhân mới ra đời.
+ Quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân bị sáp nhập sẽ được chuyển toàn bộ sang
cho pháp nhân nhận sáp .
4.2.3. Chia pháp nhân:
- Là việc pháp nhân được phân chia thành nhiều pháp nhân mới khác nhau.
- Điều kiện:
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã thành lập trước đó; nếu pháp nhân được thành
lập theo các trình tự khác thì phải có sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền
của các pháp nhân đó theo quy định trong điều lệ của các pháp nhân.
+ Việc chấm dứt pháp nhân phải được tiến hành theo thủ tục giải thể pháp nhân.
+ Pháp nhân mới hình thành tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký pháp
nhân theo luật định.
- Công thức:
X => A + B + C …
- VD: Năm 1991, tỉnh Thuận Hải được chia thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh
Thuận.
- Hậu quả:
+ Pháp nhân cũ sau khi bị chia sẽ chấm dứt, nhiều pháp nhân mới được ra đời.
+ Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân
mới.
4.2.4. Tách pháp nhân:
- Là việc một số bộ phận của pháp nhân sẽ được tách ra thành lập một pháp nhân
mới.
- Điều kiện:
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về việc tách pháp nhân; nếu pháp nhân được thành
lập theo các trình tự khác thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền của
pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân đó.
+ Phải tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký pháp nhân theo luật định.
- Công thức:
Y = Y + A + B+ ...
- VD: 01/7/2004, Công ty Bảo Việt phí nhân thọ - một đơn vị trực thuộc của
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã tách ra để thành lập một pháp nhân mới, trở
thành một đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam,
có tên thương mại là Bảo Việt Việt Nam.
- Hậu quả:
+ Pháp nhân cũ không mất đi, nhưng bên cạnh pháp nhân cũ còn có thêm một
hoặc một số pháp nhân mới ra đời.
+ Một phần quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ được chuyển sang cho pháp
nhân mới.
+ Pháp nhân mới phải tiến hành các thủ tục đăng ký pháp nhân.
4.2.5. Chuyển đổi hình thức của các pháp nhân:
- Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
- Hậu quả: Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt
tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập, pháp nhân chuyển
đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi. ( khoản 2
điều 92 BLDS năm 2015)
- VD: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và
ngược lại.
4.3. Chấm dứt pháp nhân:
4.3.1. Căn cứ chấm dứt pháp nhân:
- Cải tổ pháp nhân: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập, chia pháp nhân, chuyển đổi
hình thức của pháp nhân.
- Giải thể pháp nhân.
- Tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản (Điều 95 BLDS năm 2015).
4.3.2. Thẩm quyền tuyên bố việc chấm dứt pháp nhân:
- Việc tuyên bố pháp nhân trong những trường hợp này thuộc về cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân theo quy định
trong điều lệ của pháp nhân hoặc theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân.
- Việc cải tổ, giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải đảm bảo nguyên tắc
công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và lợi ích xã hội, lợi ích
của toàn thể các thành viên, cổ đông.
4.3.3. Hậu quả của việc chấm dứt pháp nhân:
- Về mặt pháp lý: Việc tuyên bố pháp nhân là làm chấm dứt tư cách pháp lý và sự
tồn tại thực tế của pháp nhân. Thời điểm pháp nhân chấm dứt tư cách chủ thể là
thời điểm xóa tên pháp nhân trong sổ đăng ký hoặc thời điểm được xác định
trong quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về mối quan với cá nhân, tổ chức: Trước khi pháp nhân bị tuyên bố chấm dứt,
pháp nhân phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan của mình đối với cá nhân, tổ
chức, như phải thanh lý xong các hợp đồng, trả nợ, thực hiện các nghĩa vụ pháp
lý khác do pháp luật quy định.
- Về các mối quan hệ trong nội bộ của pháp nhân:
+ Về quyền lợi của thành viên, người lao động: phải được thực hiện đúng quy
định của pháp luật, nhất là trách nhiệm liên quan đến phúc lợi, các quyền của
người lao động liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Về mặt tài sản: các tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thì Nhà nước thu
hồi, nếu tài sản thuộc quyền sở hữu của thành viên thì thành viên được nhận lại
theo tỷ lệ góp vốn. Những tài sản thuộc phúc lợi xã hội của các hợp tác xã, các
tải sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức chính trị, xã hội, xã hội - nghề nghiệp,
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tài sản của xã hội góp vào các quỹ thì Nhà nước
sẽ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Về mặt trách nhiệm tài sản của pháp nhân: Về nguyên tắc, pháp nhan phải chịu
trách nhiệm tài sản bằng tất cả các tài sản mà pháp nhân hiện có. Đối với pháp
nhân không đủ để trả nợ, thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên
dựa trên các quy định của pháp Luật Phá sản và các quy định khác có liên quan.
( Để phòng ngừa thành viên pháp nhân tẩu tán tải sản cảu pháp nhân, có thể pháp
luật chỉ công nhận các giao dịch định đoạt tài sản của pháp nhân trước ba tháng
tính tới ngày pháp nhân lập thủ tục phá sản hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp định đoạt sau thời điểm kể trên có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu có
dấu hiệu nhằm tẩu tán tài sản.)
| 1/5

Preview text:

THÀNH LẬP, CẢI TỔ VÀ CHẤM DỨT PHÁP NHÂN Phạm Thị Thanh Vi (4.2 -> 4.3)
4.2. Cải tổ pháp nhân:
Pháp nhân có thể được cải tổ theo các cách thức sau: - Hợp nhất pháp nhân. - Sát nhập pháp nhân. - Chia pháp nhân. - Tách pháp nhân.
4.2.1. Hợp nhất pháp nhân:
- Là việc hai hay nhiều pháp nhân kết hợp lại với nhau tạo thành một pháp nhân mới.
- Điều kiện và thủ tục hợp nhất:
+ Có ít nhất từ hai pháp nhân cùng loại trở lên và các pháp nhân này phải cùng loại với nhau.
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì việc hợp nhất các pháp
nhân cũng phải dựa trên quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu
pháp nhân được thành lập theo các trình tự khác thì việc hợp nhất các pháp nhân
phải căn cứ vào điều lệ của các pháp nhân hoặc sự thỏa thuận giữa các pháp nhân đó.
+ Pháp nhân mới ra đời phải tuân thủ theo thủ tục thành lập hoặc đăng ký theo
quy định của pháp luật đối với loại pháp nhân tương ứng. Đối với pháp nhân bắt
buộc phải đăng kí thì sau khi hợp nhất pháp nhân mới phải được đăng ký. - Công thức: A + B + … = C - Hậu quả:
+ Các pháp nhân cũ sẽ chấm dứt tư cách chủ thể và có một pháp nhân mới ra đời.
+ Toàn bộ cá quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân cũ được chuyển sang cho pháp nhân mới. - VD:
4.2.2. Sáp nhập pháp nhân:
- Là việc một hoặc một số pháp nhân nhập vào một pháp nhân khác. - Điều kiện:
+ Có ít nhất từ hai pháp nhân khác nhau có đủ điều kiện và yêu cầu có thể sáp nhập vào nhau
+ Pháp nhân nhận sáp nhập phải tiến hành thủ tục đăng ký lại nếu pháp luật có quy định. - Công thức: A + B = A hoặc A + B = B
- VD: Theo quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Tài chính -
Kế toán TP. Hồ Chí Minh sáp nhập vào Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh
để trở thành Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh như hiện nay. - Hậu quả:
+ Pháp nhân bị sáp nhập sẽ chấm dứt. Các pháp nhân nhận sáp nhập vẫn còn tồn
tại, không có pháp nhân mới ra đời.
+ Quyền và nghĩa vụ của các pháp nhân bị sáp nhập sẽ được chuyển toàn bộ sang cho pháp nhân nhận sáp .
4.2.3. Chia pháp nhân:
- Là việc pháp nhân được phân chia thành nhiều pháp nhân mới khác nhau. - Điều kiện:
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền đã thành lập trước đó; nếu pháp nhân được thành
lập theo các trình tự khác thì phải có sự quyết định của cơ quan có thẩm quyền
của các pháp nhân đó theo quy định trong điều lệ của các pháp nhân.
+ Việc chấm dứt pháp nhân phải được tiến hành theo thủ tục giải thể pháp nhân.
+ Pháp nhân mới hình thành tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký pháp nhân theo luật định. - Công thức: X => A + B + C …
- VD: Năm 1991, tỉnh Thuận Hải được chia thành hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận. - Hậu quả:
+ Pháp nhân cũ sau khi bị chia sẽ chấm dứt, nhiều pháp nhân mới được ra đời.
+ Quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ sẽ được chuyển sang cho các pháp nhân mới.
4.2.4. Tách pháp nhân:
- Là việc một số bộ phận của pháp nhân sẽ được tách ra thành lập một pháp nhân mới. - Điều kiện:
+ Nếu pháp nhân thành lập theo trình tự mệnh lệnh thì phải có quyết định của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền về việc tách pháp nhân; nếu pháp nhân được thành
lập theo các trình tự khác thì phải có quyết định của cơ quan có thẩm quyền của
pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân đó.
+ Phải tuân thủ theo thủ tục thành lập và đăng ký pháp nhân theo luật định. - Công thức: Y = Y + A + B+ ...
- VD: 01/7/2004, Công ty Bảo Việt phí nhân thọ - một đơn vị trực thuộc của
Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam đã tách ra để thành lập một pháp nhân mới, trở
thành một đơn vị hạch toán độc lập, trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam,
có tên thương mại là Bảo Việt Việt Nam. - Hậu quả:
+ Pháp nhân cũ không mất đi, nhưng bên cạnh pháp nhân cũ còn có thêm một
hoặc một số pháp nhân mới ra đời.
+ Một phần quyền và nghĩa vụ của pháp nhân cũ được chuyển sang cho pháp nhân mới.
+ Pháp nhân mới phải tiến hành các thủ tục đăng ký pháp nhân.
4.2.5. Chuyển đổi hình thức của các pháp nhân:
- Pháp nhân có thể được chuyển đổi hình thức thành pháp nhân khác.
- Hậu quả: Sau khi chuyển đổi hình thức, pháp nhân được chuyển đổi chấm dứt
tồn tại kể từ thời điểm pháp nhân chuyển đổi được thành lập, pháp nhân chuyển
đổi kế thừa quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được chuyển đổi. ( khoản 2 điều 92 BLDS năm 2015)
- VD: Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần và ngược lại.
4.3. Chấm dứt pháp nhân:
4.3.1. Căn cứ chấm dứt pháp nhân:
- Cải tổ pháp nhân: hợp nhất pháp nhân, sáp nhập, chia pháp nhân, chuyển đổi
hình thức của pháp nhân. - Giải thể pháp nhân.
- Tuyên bố phá sản theo quy định của Luật Phá sản (Điều 95 BLDS năm 2015).
4.3.2. Thẩm quyền tuyên bố việc chấm dứt pháp nhân:
- Việc tuyên bố pháp nhân trong những trường hợp này thuộc về cơ quan nhà
nước có thẩm quyền hoặc cơ quan có thẩm quyền của pháp nhân theo quy định
trong điều lệ của pháp nhân hoặc theo sự thỏa thuận giữa các pháp nhân.
- Việc cải tổ, giải thể hay phá sản doanh nghiệp đều phải đảm bảo nguyên tắc
công khai, minh bạch để bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và lợi ích xã hội, lợi ích
của toàn thể các thành viên, cổ đông.
4.3.3. Hậu quả của việc chấm dứt pháp nhân:
- Về mặt pháp lý: Việc tuyên bố pháp nhân là làm chấm dứt tư cách pháp lý và sự
tồn tại thực tế của pháp nhân. Thời điểm pháp nhân chấm dứt tư cách chủ thể là
thời điểm xóa tên pháp nhân trong sổ đăng ký hoặc thời điểm được xác định
trong quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Về mối quan với cá nhân, tổ chức: Trước khi pháp nhân bị tuyên bố chấm dứt,
pháp nhân phải thực hiện mọi nghĩa vụ có liên quan của mình đối với cá nhân, tổ
chức, như phải thanh lý xong các hợp đồng, trả nợ, thực hiện các nghĩa vụ pháp
lý khác do pháp luật quy định.
- Về các mối quan hệ trong nội bộ của pháp nhân:
+ Về quyền lợi của thành viên, người lao động: phải được thực hiện đúng quy
định của pháp luật, nhất là trách nhiệm liên quan đến phúc lợi, các quyền của
người lao động liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Về mặt tài sản: các tài sản thuộc quyền sở hữu của Nhà nước thì Nhà nước thu
hồi, nếu tài sản thuộc quyền sở hữu của thành viên thì thành viên được nhận lại
theo tỷ lệ góp vốn. Những tài sản thuộc phúc lợi xã hội của các hợp tác xã, các
tải sản thuộc quyền sở hữu của tổ chức chính trị, xã hội, xã hội - nghề nghiệp,
chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tài sản của xã hội góp vào các quỹ thì Nhà nước
sẽ quản lý theo quy định của pháp luật.
- Về mặt trách nhiệm tài sản của pháp nhân: Về nguyên tắc, pháp nhan phải chịu
trách nhiệm tài sản bằng tất cả các tài sản mà pháp nhân hiện có. Đối với pháp
nhân không đủ để trả nợ, thì việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự ưu tiên
dựa trên các quy định của pháp Luật Phá sản và các quy định khác có liên quan.
( Để phòng ngừa thành viên pháp nhân tẩu tán tải sản cảu pháp nhân, có thể pháp
luật chỉ công nhận các giao dịch định đoạt tài sản của pháp nhân trước ba tháng
tính tới ngày pháp nhân lập thủ tục phá sản hợp lệ theo quy định của pháp luật.
Các trường hợp định đoạt sau thời điểm kể trên có thể bị tuyên bố vô hiệu nếu có
dấu hiệu nhằm tẩu tán tài sản.)