Cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều | Văn mẫu 11 Kết nối tri thức

Cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều được tổng hợp và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Mời các bạn cùng theo dõi để có thêm tài liệu học Ngữ văn 11 Kết nối tri thức nhé.

Cảm nghĩ của bn v s phận người ph n trong xã hi
phong kiến qua nhân vt Thúy Kiu
Tht hiếm người ph n nào trong văn học mt s phận "đoạn trường" như Vương
Thuý Kiu trong “Truyện Kiều”. Ngay t đầu tác phm, nhận đnh ca tác gi "Tri xanh
quen thói hồng đánh ghen" đã d báo cho điều đau đớn y. Thuý Kiu mang mt v
đẹp đằm thm, mnh mai thế, tài sc li vn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được
sng hnh phúc, êm m, vy mà do mt biến c trong gia đình nên đã b bán đi với cái giá
ngoài bốn trăm lạng vàng. Bt hnh y m đầu cho hàng lot bt hnh khác mãi cho ti
khi nàng tìm ti sông Tiền Đường để t vn. Du biết kết chuyn Thúy Kiều được v sum
hp với gia đình nhưng c mt kiếp người trôi ni truân chuyên ấy đã vùi dp c mt trang
sắc nước hương tài. Độc gi đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh vin, nhng tháng ngày
sng không bng chết trong lầu Ngưng Bích, những ni ti nhc vò xé thân mình ca Thuý
Kiu. S phận bi đát y của người con gái đã khiến muôn đời sau phi tht lên "T Như ơi,
l chy quanh thân Kiu". Phải chăng thế người xưa vẫn nói "Hng nhan thì bc
phận" nhưng nhng l giáo khc nghit, lc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Ngưi ph n gi
đây đã được quyền bình đẳng, nht quyn t do trong hôn nhân quyn quyết định s
phn ca mình. Nhng hành vi xúc phm nhân phm của người ph n chc chn s đều b
trng tr mt cách nghiêm khc. S phận vương Thuý Kiu mt tn bi kch, bi kch tình
yêu, mối tình đầu tan v. Nàng phi bán mình chuc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai ln.
Hai ln t t, hai lần đi tu, hai lần phi vào lu xanh, hai ln làm con quyn sng
quyn hnh phúc b p đoạt nhiu ln. Tm lòng trong trng, trinh bch của người con
gái tài sc vẹn toàn như bèo dt y trôi. Sut mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, nàng
Kiều đã phải chu biết bao nhiêu cay đng, ti nhc dày vò bn thân. Nỗi đau đn nht ca
nàng là nỗi đau khi phẩm giá của con người b chà đạp, lòng t trng b s nhc:
Thân lươn bao quản lấm đầu
Tm lòng trinh bch ln sau xin cha.
Như cánh bèo trôi trên ngọn sóng, như cánh buồm trôi dt trên biển khơi, cuộc đời Kiu
trôi dạt, lênh đênh đến tn cùng ca bến b kh i. Gia tri cao b rng không ch
dung thân cho một con người. con người y ch mt nguyn vọng đơn giản được
sng bình n bên cnh cha mẹ, được yêu thương chung thy với người mình u. Kiu là
người ph n tài sc vn toàn, xét v nhan sc. Trong nhân gian ch có Kiu là nht, còn v
tài năng thì ngoài nàng ra may ra người th hai Đạm Tiên. Ngòi bút của nhà thơ viết
v Kiu l đã đạt đến độ cực đỉnh, không còn có mt t ng nào có th miêu t được v
tài sc ca nàng na. Bên cnh cái tài, cái sc, Nguyn Du còn ca ngi Kiu một người
có tình nghĩa. Kiều một người ph n thy chung, b bán vào lầu xanh nhưng nguyện
ly cái chết để bo v danh tiết cho mình. Nàng một người con hiếu, khi không h
nghĩ đến hnh phúc riêng ca bn thân mình, sẵn sàng “bán mình chuộc cha”, giúp gia đình
thoát khỏi cơn hoạn nn. Kiu làm tròn đạo hiếu, báo đáp công ơn sinh thành ng dc
ca m cha. Trong suốt quãng đời lưu lạc dài dng dng, Kiu không bao gi cam chu,
không bao gi chu khut phc, trong ý thức, nàng luôn “con người chống đối”, “kẻ
ni loạn”. Nàng t ra khi chn lu xanh ô nhc ca Bà, Bc Bà, trn khi chn
“hang hùm nọc rắn” của nhà quý tc h Hon, cuối cùng đến được với người anh hùng T
Hi. cuối cùng nàng đã đền ơn, trả oán, minh bch, công khai. Kiu là hin thân ca
người ph n có khát vng t do, công lý và chính nghĩa.
Bng tấm lòng nhân đạo sâu sc, cao c, Nguyễn Du đã miêu t chân thực và đầy xót xa s
phn của người ph n trong hội cũ. Viết v những người đàn bất hạnh, đẹp người
đẹp nết này, các nhà văn, nhà thơ đã dành mt s ca ngi, mt s nâng niu b bến.
Chúng ta cm nhận được điều đó càng thương xót cho thân phn ca h hơn bao giờ
hết.
| 1/2

Preview text:

Cảm nghĩ của bạn về số phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến qua nhân vật Thúy Kiều
Thật hiếm có người phụ nữ nào trong văn học có một số phận "đoạn trường" như Vương
Thuý Kiều trong “Truyện Kiều”. Ngay từ đầu tác phẩm, nhận định của tác giả "Trời xanh
quen thói má hồng đánh ghen" đã dự báo cho điều đau đớn này. Thuý Kiều mang một vẻ
đẹp đằm thắm, mảnh mai là thế, tài sắc lại vẹn toàn hiếu nghĩa, đáng ra nàng phải được
sống hạnh phúc, êm ấm, vậy mà do một biến cố trong gia đình nên đã bị bán đi với cái giá
ngoài bốn trăm lạng vàng. Bất hạnh này mở đầu cho hàng loạt bất hạnh khác mãi cho tới
khi nàng tìm tới sông Tiền Đường để tự vẫn. Dẫu biết kết chuyện Thúy Kiều được về sum
họp với gia đình nhưng cả một kiếp người trôi nỗi truân chuyên ấy đã vùi dập cả một trang
sắc nước hương tài. Độc giả đã khóc cho bao lần chia phôi vĩnh viễn, những tháng ngày
sống không bằng chết trong lầu Ngưng Bích, những nỗi tủi nhục vò xé thân mình của Thuý
Kiều. Số phận bi đát ấy của người con gái đã khiến muôn đời sau phải thốt lên "Tố Như ơi,
lệ chảy quanh thân Kiều". Phải chăng vì thế mà người xưa vẫn nói "Hồng nhan thì bạc
phận" nhưng những lễ giáo khắc nghiệt, lạc hậu cũng đã lùi vào dĩ vãng. Người phụ nữ giờ
đây đã được quyền bình đẳng, nhất là quyền tự do trong hôn nhân và quyền quyết định số
phận của mình. Những hành vi xúc phạm nhân phẩm của người phụ nữ chắc chắn sẽ đều bị
trừng trị một cách nghiêm khắc. Số phận vương Thuý Kiều là một tấn bi kịch, bi kịch tình
yêu, mối tình đầu tan vỡ. Nàng phải bán mình chuộc cha, thanh lâu hai lượt thanh y hai lần.
Hai lần tự tử, hai lần đi tu, hai lần phải vào lầu xanh, hai lần làm con ở quyền sống và
quyền hạnh phúc bị cướp đoạt nhiều lần. Tấm lòng trong trắng, trinh bạch của người con
gái tài sắc vẹn toàn như bèo dạt mây trôi. Suốt mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, nàng
Kiều đã phải chịu biết bao nhiêu cay đắng, tủi nhục dày vò bản thân. Nỗi đau đớn nhất của
nàng là nỗi đau khi phẩm giá của con người bị chà đạp, lòng tự trọng bị sỉ nhục:
Thân lươn bao quản lấm đầu
Tấm lòng trinh bạch lần sau xin chừa.
Như cánh bèo trôi trên ngọn sóng, như cánh buồm trôi dạt trên biển khơi, cuộc đời Kiều
trôi dạt, lênh đênh đến tận cùng của bến bờ khổ ải. Giữa trời cao bể rộng không có chỗ
dung thân cho một con người. Dù con người ấy chỉ có một nguyện vọng đơn giản là được
sống bình yên bên cạnh cha mẹ, được yêu thương chung thủy với người mình yêu. Kiều là
người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, xét về nhan sắc. Trong nhân gian chỉ có Kiều là nhất, còn về
tài năng thì ngoài nàng ra may ra có người thứ hai là Đạm Tiên. Ngòi bút của nhà thơ viết
về Kiều có lẽ đã đạt đến độ cực đỉnh, không còn có một từ ngữ nào có thể miêu tả được về
tài sắc của nàng nữa. Bên cạnh cái tài, cái sắc, Nguyễn Du còn ca ngợi Kiều là một người
có tình có nghĩa. Kiều là một người phụ nữ thủy chung, bị bán vào lầu xanh nhưng nguyện
lấy cái chết để bảo vệ danh tiết cho mình. Nàng là một người con có hiếu, khi không hề
nghĩ đến hạnh phúc riêng của bản thân mình, sẵn sàng “bán mình chuộc cha”, giúp gia đình
thoát khỏi cơn hoạn nạn. Kiều làm tròn đạo hiếu, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục
của mẹ cha. Trong suốt quãng đời lưu lạc dài dằng dẵng, Kiều không bao giờ cam chịu,
không bao giờ chịu khuất phục, trong ý thức, nàng luôn là “con người chống đối”, là “kẻ
nổi loạn”. Nàng vượt ra khỏi chốn lầu xanh ô nhục của Tú Bà, Bạc Bà, trốn khỏi chốn
“hang hùm nọc rắn” của nhà quý tộc họ Hoạn, cuối cùng đến được với người anh hùng Từ
Hải. Và cuối cùng nàng đã đền ơn, trả oán, minh bạch, công khai. Kiều là hiện thân của
người phụ nữ có khát vọng tự do, công lý và chính nghĩa.
Bằng tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cao cả, Nguyễn Du đã miêu tả chân thực và đầy xót xa số
phận của người phụ nữ trong xã hội cũ. Viết về những người đàn bà bất hạnh, đẹp người
đẹp nết này, các nhà văn, nhà thơ đã dành một sự ca ngợi, một sự nâng niu vô bờ bến.
Chúng ta cảm nhận được điều đó và càng thương xót cho thân phận của họ hơn bao giờ hết.