Cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng | Cánh diều
Chúng tôi sẽ giới thiệu tài liệu Bài văn mẫu lớp 6: Đoạn văn cảm nghĩ về một nhân vật trong Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con cá vàng. Nội dung bao gồm 4 đoạn văn mẫu dưới đây, các bạn học sinh lớp 6 sẽ có thêm ý tưởng cho bài viết của mình. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Preview text:
Đề bài: Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em về một
nhân vật trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên hoặc Ông lão đánh cá và con
cá vàng, trong đoạn văn có sử dụng chủ ngữ là cụm từ. Xác định chủ ngữ là cụm
từ trong đoạn văn đó.
Cảm nghĩ về một nhân vật - Bài học đường đời đầu tiên
Đoạn văn mẫu số 1
Đoạn trích “Bài học đường đời đầu tiên” đã đem đến cho người đọc ấn tượng về
nhân vật Dế Mèn. Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng đó là một chàng dế khỏe mạnh,
cường tráng. Không chỉ vậy, Dế Mèn vốn đã quen sống tự lập từ lúc còn rất nhỏ.
Hàng ngày, chú ta đi chu du khắp nơi, đi đến đâu cũng làm cho những con vật nhỏ
bé sợ hãi. Đặc biệt với Dế Choắt - một chú dế gầy gò, ốm yếu. Dế Mèn đã luôn có
thái độ trịch thượng, coi thường người bạn hàng xóm của mình. Một hôm, Dế Mèn
bày trò trêu chị Cốc, khiến chị ta tức giận. Hậu quả của trò nghịch ngợm ấy là dẫn
đến cái chết thương tâm của Dế Choắt. Chứng kiến cái chết của Choắt, Dế Mèn
cảm thấy ân hận vô cùng. Dế Mèn đã đứng trước mộ của Dế Choắt hàng giờ để suy
nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Câu mở rộng: Hậu quả của trò nghịch ngợm đó là dẫn đến cái chết của Dế
Choắt. (Chủ ngữ: Hậu quả của trò nghịch ngợm đó)
Đoạn văn mẫu số 2
Dế Mèn là nhân vật mà tôi cảm thấy yêu thích nhất trong đoạn trích Bài học đường
đời đầu tiên. Đầu tiên, tôi cảm thấy ấn tượng về ngoại hình của Dế Mèn. Nhà văn
đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa khi miêu tả ngoại hình của Dế Mèn khiến cho
nhân vật này hiện lên giống như một chàng thanh niên cường tráng, khỏe
mạnh. Bên cạnh ngoại hình, hành động và lời nói của Dế Mèn cũng được miêu tả
để làm nổi bật lên tính cách. Cậu dám cà khịa, tỏ ra coi thường mọi người, đặc biệt
là với người hàng xóm có tên là Dế Choắt. Truyện trở nên hấp dẫn hơn khi một
tình huống xảy ra. Dế Mèn bày trò trêu chị Cốc khiến chị ta tức giận, còn Dế Choắt
bị vạ lây. Cái chết của Dế Choắt khiến Dế Mèn vô cùng ân hận, nhận ra bài học
đường đời đầu tiên quý giá. Dế Mèn là một nhân vật trong truyện đồng thoại, vừa
mang đặc điểm của loài vật, vừa mang những đặc điểm của con người. Qua nhân
vật này, Tô Hoài cũng muốn gửi gắm bài học ý nghĩa cho bạn đọc.
Câu mở rộng: Cái chết của Dế Choắt khiến Dế Mèn vô cùng ân hận, nhận ra bài
học đường đời đầu tiên quý giá. (Chủ ngữ: Cái chết của Dế Choắt)
Cảm nghĩ về một nhân vật - Ông lão đánh cá và con cá vàng
Đoạn văn mẫu số 1
Trong “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, nhân vật ông lão đánh cá đã để lại cho
tôi những ấn tượng sâu sắc. Nhân vật được xây dựng với nghề nghiệp là đánh cá,
tính tình của ông luôn cởi mở, tốt bụng. Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả
cá vàng về biển khi nghe thấy lời cầu xin của nó. Tuy cuộc sống nghèo khổ, nhưng
ông vẫn không vì thế mà nảy sinh lòng tham muốn cá vàng đền đáp. Nhưng ông
lão cũng là một con người quá nhu nhược. Dù bà vợ độc ác hết lần này đến lần
khác mắng mỏ, bắt ông đi xin cá vàng những điều vô lí. Ông vẫn chỉ biết lẳng lặng
làm theo, không hề có chút phản kháng. Ông lão đánh cá đã trở thành một hình
tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của con người. Nhưng
nhân vật này cũng là một lời nhắc nhở chúng ta về sự nhu nhược trong cuộc sống.
Câu mở rộng: Con người lương thiện ấy đã sẵn sàng thả cá vàng về biển khi nghe
thấy lời cầu xin của nó. (Chủ ngữ: Con người lương thiện ấy)
Đoạn văn mẫu số 2
Khi đọc truyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với
nhân vật ông lão đánh cá. Nội dung truyện kể về việc trong một lần ra biển đánh cá,
ông lão đã bắt được một con cá vàng. Nó đã van xin ông lão thả ra và hứa sẽ trả ơn.
Trước lời thỉnh cầu của cá, ông lão đã thả nó đi mà không yêu cầu trả ơn. Tôi rất
cảm phục trước tấm lòng nhân hậu, lương thiện của ông lão đánh cá. Dù vậy, nhân
vật này cũng thật đáng trách. Bởi chính sự nhu nhược, hiền lành của ông lão đã
khiến cho người vợ hết lần này đến lần khác mắng mỏ và đưa ra những yêu cầu vô
lý. Trước những yêu cầu đó, ông lão chỉ làm theo mà không hề có chút phản kháng,
thậm chí còn chấp nhận bị đánh đập, chửi rủa. Như vậy, nhân vật ông lão đánh cá
trở thành một hình tượng giàu tính nhân văn, đại diện cho cái thiện, lòng tốt của
con người. Qua nhân vật này, tôi đã học được nhiều bài học quý giá trong cuộc sống.
Câu mở rộng: Bởi chính sự nhu nhược, hiền lành của ông lão đã khiến cho người
vợ hết lần này đến lần khác mắng mỏ và đưa ra những yêu cầu vô lý. (Chủ ngữ: sự
nhu nhược, hiền lành của ông lão)