-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em | Văn mẫu lớp 12
Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em gồm 3 mẫu hay, đặc sắc nhất, giúp các em học sinh lớp 9 thấy được bảo vệ quyền sống còn, phát triển của trẻ em là trách nhiệm của tất cả mọi người.
Preview text:
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
Dàn ý Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em 1. Mở bài
- Trẻ em luôn luôn có những quyền chính đáng là quyền được sống, quyền được
bảo vệ, quyền được phát triển và quyền được yêu thương.
- Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
nhằm khẳng định việc bảo vệ quyền lợi, chăm lo đến trẻ em là một trong những
vấn đề quan trọng, cấp bách và có ý nghĩa toàn cầu. 2. Thân bài
* Lời kêu gọi và lý do của lời kêu gọi:
- Lời kêu gọi rất ngắn gọn và súc tích "Hãy đảm bảo cho tất cả trẻ em một
tương lai tốt đẹp hơn", thể hiện tính nhân đạo sâu rộng, là truyền thống thống tốt đẹp của con người. - Lý do:
• Trẻ em trên thế giới đều rất trong trắng, non nớt, dễ bị tổn thương và phụ thuộc và người lớn.
• Thứ hai là trẻ em có quyền được sống trong hòa bình trong ấm no, có
quyền được ăn học, vui chơi, phát triển.
• Trẻ em có quyền và phải được lớn lên trong sự hòa hợp và tương trợ.
=> Đảm bảo được nhu cầu thiết yếu của trẻ em trên toàn thế giới, là hòa bình,
ấm no, hạnh phúc và có tương lai, mang tính nhân loại rộng lớn và tính cộng
đồng, nhân đạo sâu sắc.
* Thách thức và thực trạng: 1
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
- Dám nhìn thẳng vào hiện thực để nêu lên khái quát những thực trạng cơ bản
nhất của trẻ em trên toàn thế giới một cách khá chân thực, cụ thể và toàn diện nhất.
- Trẻ em trên toàn thế giới vẫn là nạn nhân của chiến tranh, của bạo lực, của nạn
phân biệt chủng tộc,...
- Ở những nước đang phát triển hàng triệu trẻ em phải sống trong cảnh đói
nghèo, mù chữ và môi trường sống thấp,...
- Mỗi ngày có đến 40000 trẻ em tử vong do đói, suy dinh dưỡng và bệnh tật, ô
nhiễm môi trường,...=> Một hồi chuông báo động về hiểm họa mà trẻ em trên
toàn thế giới đang phải chịu đựng, đưa ra những sự thực vừa mang tính chọn lọc,
vừa toàn diện nhất cho những hiểm họa mà trẻ em trên toàn thế giới phải gánh chịu.
→ Lối viết tế nhị, không chỉ trích hay đề cập đến một quốc gia cụ thể nào, mang
đến tính pháp lý, công bằng, khái quát và sâu sắc cho bản tuyên bố. * Cơ hội:
- Sự liên kết giữa các nước và đặc biệt là công ước quốc tế về quyền trẻ em, tạo
một cơ hội mới cho quyền và phúc lợi của trẻ em được tôn trọng được thực thi ở
mọi quốc gia trên toàn thế giới.
- Sự cải thiện bầu không khí chính trị, sự hợp tác quốc quốc tế ngày càng toàn
diện và được đẩy mạnh, chiến tranh dần được đẩy lùi, kinh tế tăng trưởng, môi
trường được cải thiện. * Nhiệm vụ: 2
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
- Xoay quanh những vấn đề về cuộc sống của trẻ em: Tăng cường sức khỏe dinh
dưỡng, giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ em, đây chính là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đối với trẻ em thiệt thòi hơn phải tăng cường hỗ trợ, tăng cường các điều kiện phúc lợi xã hội.
• Phấn đấu cố gắng thực hiện quyền bình đẳng, quyền được giáo dục.
• Tạo cho trẻ em được một môi trường sống an toàn như gia đình, xã hội.
• Phải đảm bảo phúc lợi cho trẻ em bằng việc phát triển kinh tế xã hội.
• Khuyến khích sự phát triển của trẻ em để các em biết sống có trách
nhiệm, hướng ra thế giới.
- Để thực hiện được tất cả những nhiệm vụ trên thì vấn đề quan trọng hàng đầu
là sự hợp tác quốc tế, sự nỗ lực không ngừng của các quốc gia trên toàn thế giới.
=> Nhiệm vụ toàn diện và mang tính khả thi, đưa vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ
em trở thành một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu của toàn nhân loại. 3. Kết bài
- Nội dung: Nêu ra những nhận thức đúng đắn và hành động phải làm vì quyền
được sống và được phát triển, vì tương lai của trẻ em của toàn bộ các quốc gia trên toàn thế giới.
- Nghệ thuật: Sức thuyết phục lớn nhờ bố cục kết cấu chặt chẽ, lí lẽ lập luận sắc
sảo, luận cứ toàn diện, cụ thể.
Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em - Mẫu 1 3
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
Trong các quyền về trẻ em trên thế giới, không thể thiếu được một quyền quan
trọng đối với trẻ em là quyền bảo vệ trẻ em, tạo những cơ hội cho trẻ em học
tập, phát triển và bảo vệ trẻ em trước những nguy cơ trong cuộc sống.
Trước những thách thức to lớn khiến trẻ em bị kìm hãm, khó phát triển và cũng
là nạn nhân của các cuộc khủng hoảng kinh tế, đói nghèo, bệnh tật hay thậm chí
là tệ nạn xã hội... Đối với những thách thức đó, thế giới đã tạo ra những thay đổi
tạo cơ hội cho trẻ em phát triển. Bằng cách là các nước trên thế giới đã liên kết
với nhau đặt ra các quyền lợi dành cho trẻ em hay nói cách khác là tạo nên
những phúc lợi cho quyền trẻ em. Hay tạo ra những điều kiện để trẻ em tránh
khỏi những cuộc chiến tranh hay các cuộc xung đột chính trị, hạn chế sự bóc lột,
hành hạ, bạo lực hay rơi vào đường của tệ nạn xã hội.
Để làm những việc đó chúng ta phải vạch ra một kế hoạch, hành động cụ thể
nhằm đảm bảo cho trẻ em. Như tạo cơ hội hỗ trợ kinh tế cho trẻ em nghèo để trẻ
em có thể cắp sách tới trường. Xây dựng trường học, cơ sở vật chất hay thiết bị
dạy học ở những nơi trẻ em nghèo khổ, không có điều kiện đi học hoặc những
nơi trẻ em không biết chữ. Kêu gọi mọi người hỗ trợ, đóng góp để giúp đỡ các
em nghèo, khuyết tật, bị mù chữ...Chỉ cần ta mở rộng tấm lòng, mỗi người đóng
góp một ít thì có thể giúp cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được hạnh phúc.
Như các em bị chất độc màu da cam, cần có một lớp học tình thương, các trung
tâm cứu trợ trẻ em bị mồ côi, khuyết tật và không có nơi nương tựa...Trẻ em cần
phải được gia đình và xã hội bảo vệ khỏi sự hành hạ, mua bán, bắt cóc và nên
hướng dẫn trẻ em những hành động phù hợp để phòng tránh. Ngoài ra trẻ em
còn phải được nuôi dạy, chăm sóc, dạy dỗ về thể chất, trí tuệ, tinh thần và quan
trọng nhất là đạo đức. Trẻ em còn phải được chăm lo về việc học tập và giáo
dục, môi trường sống tốt. Trẻ em còn có quyền được tự do tham gia những hoạt
động thể dục thể thao, các hoạt động của Đoàn, Đội hoặc của bộ Giáo dục để trẻ
em đươc giải trí, phát triển và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có ích trong cuộc sống. 4
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
Trẻ em sẽ là những con người trong tương lai giúp đất nước phát triển và sánh
vai với các nước hiện đại khác. Nên về vấn đề tạo cơ hội để bảo vệ, chăm sóc để
trẻ em phát triển đã được cộng đồng quốc tế nói chung và nước Việt Nam nói
riêng, ý thức đầy đủ cụ, cụ thể, thiết thực. Để xứng đáng với việc bảo vệ, quan
tâm, chăm sóc ấy, chúng ta cần phải không ngừng nỗ lực trong học tập, rèn
luyện để có thể gánh vác trọng trách tương lai đất nước sau này.
Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em - Mẫu 2
Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là
văn bản trích trong "Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em" họp lại
Liên hợp quốc ngày 30 - 9 - 1990.
Văn bản được trích lược ở đây gồm có 17 điều:
● Điều 1 và 2 là lời kêu gọi.
● 5 điều tiếp theo (3-7): Sự thách thức.
● 2 điều tiếp theo (8 - 9): Cơ hội.
● 8 điều còn lại (10 - 17): Nhiệm vụ.
Cấu trúc của văn bản rất chặt chẽ và hợp lí. Lời kêu gọi mở đầu hướng về
những ai, và vì đối tượng nào mà ra lời tuyên bố. Sự thách thức nói lên thực
trạng, tình trạng sống còn đau khổ... của trẻ em thế giới. Hai điều cơ hội chỉ ra
hoàn cảnh xã hội và lịch sử thuận lợi. Phần Nhiệm vụ là nội dung chính của bản
tuyên bố. Tính pháp lí, tính cộng đồng, tính nhân đạo bao trùm văn bản này.
1. Mở đầu Bản tuyên bố là lời kêu gọi "khẩn thiết" hướng tới "toàn thể nhân
loại" vì mục đích "hãy bảo đảm cho tất cả trẻ em một tương lai tốt đẹp hơn"
(điều 1). Điều 2 nói rõ vì ai, vì đối tượng nào, đối tượng ấy ra sao mà ra lời kêu
gọi. Đó là tất cả trẻ em trên thế giới, một lớp người "đều trong trắng, dễ bị tổn 5
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
thương và còn phụ thuộc". Lớp người nhỏ tuổi ấy cần "phải được sống trong vui
thú, thanh bình, được chơi, được học và phát triển". Hòa hình, ấm no, hạnh phúc
là điều kiện, là nhu cầu sống của trẻ em. Tính cộng đồng (rộng lớn), tính nhân
đạo được thể hiện rất rõ và vô cùng sâu sắc.
2. Năm điều tiếp theo nói về sự thách thức, phản ánh thực trạng, điều kiện sống
của tuổi thơ trên thế giới. Vô số trẻ em phải chịu bao nhiêu "nỗi bất hạnh", là
"nạn nhân" của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ A-
pác-thai, của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những
cháu chịu cảnh tị nạn, tàn tật... bị "đối xử tàn nhẫn và bóc lột" (điều 4).
Có hàng triệu trẻ em ở các nước đang phát triển, chậm phát triển sống trong đói
nghèo, vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp. Nguyên nhân
chính là do "tác động nặng nề của nợ nước ngoài", hoặc tình hình kinh tế
"không có khả năng tăng trưởng" (điều 5).
Điều 6 nêu lên những số liệu đáng sợ: mỗi ngày trên thế giới có 40.000 trẻ em
chết vì suy dinh dưỡng, bệnh tật, hội chứng AIDS, hoặc do điều kiện sống: thiếu
nước sạch, thiếu vệ sinh, và do tác động của vấn đề ma túy (điều 6).
Văn bản không chỉ nêu lên thực trạng của trẻ em thế giới, mà còn nói lên
nguyên nhân, nhưng không hề đụng chạm tới quốc gia nào. Đó là tính pháp lí
thể hiện một cách viết sâu sắc, tế nhị.
3. Phần Cơ hội chỉ có 2 điều. Sự liên kết của các nước và "công ước về quyền
của trẻ em" đã tạo ra cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em "được thực sự
tôn trọng" ở khắp nơi trên thế giới (điều 8).
Bầu không khí chính trị quốc tế được "cải thiện" (cuộc chiến tranh lạnh được
phá bỏ), sự hợp tác và đoàn kết quốc tế (khôi phục và phát triển kinh tế, bảo vệ
môi trường...), giải trừ quân bị tăng cường phúc lợi trẻ em (điều 9). 6
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
Những cơ hội ấy đã được tận dụng trong 15 năm qua, làm cho sự sống còn, bảo
vệ và phát triển của trẻ em trên nhiều khu vực, nhiều quốc gia thu được nhiều thành tựu tốt đẹp.
4. Phần Nhiệm vụ có 8 điều (10 - 17)
- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cứu vãn sinh mệnh trẻ
em, giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh (điều 10).
- Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt
khó khăn (biện hộ: hàng chục vạn trẻ em ở nước ta bị chất độc màu da cam
trong chiến tranh...) (điều 11).
- Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì
lợi ích của trẻ em toàn cầu, các em gái cần được đối xử bình đẳng (điều 12).
- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở (điều 13).
- Bảo đảm an toàn cho phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ, kế hoạch hóa gia đình
để trẻ em lớn khôn và phát triển (điều 14).
- Cần tạo cho trẻ em một môi trường sống, một xã hội tự do để trẻ em có nơi
nương tựa an toàn, được khuyến khích tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội (điều 15).
- Khôi phục lại sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở tất cả các nước, tìm ra giải
pháp "nhanh chóng, rộng lớn và lâu bền" cho vấn đề nợ nước ngoài (điều 16).
- Điều 17 chỉ ra điều kiện để thực hiện những nhiệm vụ đã nêu ra cần "những nỗ
lực liên tục", "sự phối hợp trong hành động" của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế.
Đọc văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển
của trẻ em chúng ta mới cảm thấy ý nghĩa sâu xa của vấn đề nuôi dưỡng, dạy 7
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
dỗ, chăm sóc trẻ em là một sự nghiệp vô cùng to lớn đối với mỗi dân tộc, mỗi
quốc gia và toàn thế giới. "Trẻ em là tương lai của Tổ quốc", "Trẻ em hôm nay,
thế giới ngày mai", những câu khẩu hiệu ấy trở nên thân thiết với mọi người.
Trong điều kiện được xã hội quan tâm săn sóc, mỗi thiếu niên nhi đồng trên mọi
miền đất nước ta phải phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi.
Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em - Mẫu 3
"Bảo vệ và phát triển trẻ em" là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
ở mỗi đất nước. Bởi ;" Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai " . Đây là câu nói
mang đầy đủ ý nghĩ về trẻ em.Mọi đứa trẻ đều ngây thơ như một tờ giấy trắng,
lại rất dễ bị tổn thương nên cần được nâng niu, yêu thương, cần được khuyến
khích cho chúng can đảm hơn trong cuộc sống, được thoải mái vui chơi, học
tập, không âu lo, buồn tủi.
Vào những năm gần đây, trẻ em đã bị mắc phải vào những tệ nạn xã hội chẳng
hạn như nghiện ma tuý, cờ bạc, tham gia các hoạt động không lành mạnh, làm
mất đi nét văn hoá của xã hội. Có nhiều trẻ em các vùng miền phải chịu đói,
nghèo khổ và bị mồ côi, không nơi nương tựa. Theo như chúng ta đã biết có hơn
2,6 triệu trẻ em bị mắc phải bệnh hiểm nghèo nhưng lại không có người thân kề
bên chăm sóc. Vậy nên chúng ta hãy cùng chung tay giúp đỡ các trẻ em đó, có
gì giúp nấy, có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều và chúng ta nên đưa đến cô nhi
viện cho những trẻ em bị mồ côi để họ có thể chăm sóc và nuôi dưỡng. Bên
cạnh đó cần phải giúp đỡ cho những mảnh đời khó khăn hơn như đóng góp vào
chiến dịch nụ cười hồng để các bạn nghèo khó có tập sách để đi học.
Hiện nay ở các nơi trên thế giới , sự phát triển của trẻ em không được đảm bảo
hoàn toàn. Nhất là ở những nước nghèo, trẻ em không được đáp ứng đủ các nhu 8
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
cầu về vật chất: đó nghèo, không có nhà ở; và thiếu thốn về cả tinh thần: không
có cha mẹ, không được đến trường. Và có khi là bị tước đi những quyền lợi ích của chính mình
Chăm sóc, giáo dục hay quan trọng hơn là việc bảo vệ trẻ em chưa bao giờ là
một chuyện dễ dàng. Đây không phải là việc riêng của một cá nhân nào mà
chính là trách nhiệm của toàn xã hội. Tuy nhiên, bảo vệ trẻ em hiện nay vẫn
đang là sự việc không được mọi người thực sự xem trọng nên vẫn còn nhiều
thách thức. Số trẻ em bị tai nạn thương tích ngày càng giảm, tuy nhiên nổi lên
những năm gần đây là số lượng trẻ em bị bạo hành, xâm hại ngày càng cao. Có
tình trạng trẻ em gái bị rủ rê, lừa gạt, ép buộc đi khỏi địa phương, đi nơi khác
làm việc hoặc bị bán ra nước ngoài nhưng các cơ quan chức năng, kể cả gia
đình chưa chủ động nắm bắt, vẫn còn lơ là trong việc bảo vệ trẻ nhỏ. Thậm chí
vấn đề bất bình đẳng giữa trẻ em giàu- nghèo, người dân tộc thiểu số hay nông
thôn- thành thị vẫn còn khá rõ rệt. Tuyên truyền các điều luật về bảo vệ trẻ em
còn kém, nhất là ở nông thôn, miền núi và vùng sâu vùng xa.
Trẻ em cũng có quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển trí tuệ và thể
lực một cách toàn diện như được học tập đầy đủ , được vui chơi giải trí, được
tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao của trường lớp ,... Nhưng trong thực tế
hiện nay, có hơn 100 triệu trẻ em không được đến trường hoặc chưa trải qua
giáo dục cơ sở. Vì vậy cần phải đấu tranh cho trẻ em có quyền được đi học và
vui chơi giải trí để phát triển một cách toàn diện sau này là những nhân tài cho đất nước .
Để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em một cách tốt nhất, hướng các em đến
một môi trường lành mạnh, cơ bản, để phát triển toàn diện, sẽ cần rất nhiều thời
gian. Điều này không đơn thuần chỉ là trách nhiệm, mà chúng ta, mỗi gia đình,
cả cộng đồng xã hội đều phải vào cuộc bằng cả cái nhìn tích cực và trái tim yêu
thương dành cho trẻ. Hơn thế, còn phải biết lắng nghe trái tim trẻ em nói bằng 9
Văn mẫu lớp 9: Cảm nghĩ về Tuyên bố thế giới về sự sống còn của trẻ em
sự tôn trọng của người lớn, chỉ như thế, chúng ta mới dễ dàng vượt qua được những thách thức.
Ngày nay, nước ta vẫn còn rất nhiều trẻ em không được đến trường để phát triển
về tri thức. Mỗi trẻ em có khả năng tiếp thu kiến thức tốt hơn rất nhiều so với
người lớn. Việc trẻ em không được đi học sẽ khiến cho đất nước mất đi rất
nhiều nhân tài và nguồn nhân lực lớn cho phát triển nước ta. Ngoài ra, có nhiều
trẻ em đã không đc đi học còn bị bóc lột sức lao động bằng những công việc
nặng nhọc. Bên cạnh đó nước ta cũng đã quản lí chặt chẽ hơn về quyền bảo vệ
trẻ em. Trẻ em ngày càng được học tập trong môi trường cải thiện hơn trước và
được bảo vệ hết sức nghiêm ngặt. Là một người học sinh, cảm nhận của chúng
em về việc bảo vệ và phát triển trẻ em nước ta đang có những đổi mới tốt hơn
giúp cho cuộc sống trẻ em phần nào lành mạnh hơn.
Vấn đề bảo vệ trẻ em đã được thế giới nói chung và Việt nói riêng ý thức đầy đủ
và xây dựng kế hoạch nhằm đảm bảo tất cả các trẻ em được an toàn và phát
triển một cách toàn diện. 10