Cảm nhận bài thơ Chiều tối chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11

Bài thơ “Chiều tối” của tác giả Hồ Chí Minh được viết trong tập thơ Nhật ký trong tù, ghi lại những ngày tháng tác giả chịu cảnh tù đày ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Bức tranh hoàng hôn được tác giả Hồ Chí Minh phác họa lên một bức tranh thiên nhiên, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:

Văn mẫu 11 319 tài liệu

Môn:

Ngữ Văn 11 1.2 K tài liệu

Thông tin:
7 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cảm nhận bài thơ Chiều tối chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11

Bài thơ “Chiều tối” của tác giả Hồ Chí Minh được viết trong tập thơ Nhật ký trong tù, ghi lại những ngày tháng tác giả chịu cảnh tù đày ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch. Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không. Bức tranh hoàng hôn được tác giả Hồ Chí Minh phác họa lên một bức tranh thiên nhiên, Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

49 25 lượt tải Tải xuống
Cảm nhận bài thơ Chiều tối chọn lọc hay nhất
Bài thơ Chiều tối có sự kết hợp hài hòa giữ cổ điển và hiện đại, thiên nhiên và tâm hồn người thi sĩ.
Sau đây Luật Minh Khuê xin gửi đến bạn đọc những bài cảm nhận Chiều tối chọn lọc hay nhất.
Mục lục bài viết
1.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 1
Bài thơ “Chiều tối” của tác giả Hồ Chí Minh được viết trong tập thơ Nhật ký trong tù, ghi lại những
ngày tháng tác giả chịu cảnh tù đày ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch.
Chim mỏi về rừng m chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn được tác giả Hồ Chí Minh phác họa lên một bức tranh thiên nhiên, với đầy nh
thi vị, không gian bao la mênh mông trên bầu trời những đàn chim sau một ngày mỏi mệt m kiếm
mưu sinh chúng đang vội vã m về tổ của mình để nghỉ ngơi
Những chòm sao lơ lửng lững lờ trôi trong không trung thể hiện sự an nhàn thảnh thơi của mình khác
hẳn với sự vội vã của đàn chim. Cảnh vật thiên nhiên khiến cho người chiến sĩ cách mạng, người tù
tuy mệt mỏi về thể xác sau những hành trình áp giải, vẫn không thể nào làm ngơ trước cảnh vật thiên
nhiên, núi non hùng vĩ, con người thi vị.
Thiên nhiên chính là nét chấm phá độc đáo gợi lên khung cảnh vô cùng tươi đẹp, bát ngát, trong sáng
êm đềm của cảnh hoàng hôn nơi rừng núi, hoang sợ. Thiên nhiên đẹp trong trẻo, một vẻ đẹp nên thơ
nhưng gợi chút buồn man mác trong lòng người lữ khách.
Hai câu thơ sử dụng bút pháp cổ điển làm chấm phá nhiều nét vừa quen vừa lạ trong thơ cổ điển. Tác
giả Hồ Chí Minh lấy cánh chim làm cảnh động cho buổi chiều hoàng hôn, đối lập với sự nh lặng của
không gian, nó làm cho bức tranh chiều tối của tác giả thêm lung linh, say đắm lòng người.
Trong khong gian bao la đó, con người dường như cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn. Tác giả cảm
thấy nhớ nhà nhớ quê hương của mình, biết bao muộn phiền lo lắng đang chất chứa trong tâm hồn
của tác giả.
Tác giả cảm thấy nhớ quê hương, nhớ những người đồng bào đồng chí của mình. Tác giả lo lắng cho
vận mệnh của quê hương dân tộc mình, khi nơi xa kia quê hương của chúng ta vẫn chìm trong sự chèn
ép, áp bức của bọn thực dân. Những người dân của ta vẫn đang chịu cảnh ” Một cổ hai tròng” chịu
nhiều thiệt thòi, sống khổ cực, bị bóc lột, mất quyền bình đẳng.
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp cổ điển từ “Hồng” chính là nhãn tự của bài thơ. nó là hình ảnh bị dị
nhưng vô cùng chân thực được tác giả ghi lại một cách nh tế, sâu sắc. Hình ảnh con người hiện lên
khi đang làm việc gợi lên sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp giản dị của cô gái khi đang làm việc thể hiện một
cuộc sống thanh bình, yên vui của núi rừng sơn cước.
Hình ảnh bếp lửa lò than rực hồng mang lại cho bài thơ một luồng sinh khí mới, nó làm cho cả bài thơ
như sáng bừng lên, ấm áp sự sống mới tươi vui, bình yên của nhịp sống con người.
Đồng thời nó cũng thể hiện nh thần lạc quan yêu đời trong thơ của Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh
bị tù đày mệt mỏi, bởi sự áp giải của chế đởng Giới Thạch nhưng Bác không hề nao núng hay tỏ
thái độ lo lắng sợ hãi
Trong tâm thế nào thì tác giả vẫn luôn yêu đời n tưởng vào con đường tương lai mà mình đã lựa
chọn. Đó chính là con đường cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, giải phóng dân tộc khỏi ách
thống trị của thực dân đế quốc, giành quyền độc lập về tay người dân lao động vô sản.
Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ êu biểu cho phong cách thơ hiện đại xen lẫn cổ điển trong thơ của Hồ
Chí Minh. Bài thơ đã mang tới người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động tươi đẹp.
2.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 2
Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí
Minh. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù
bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm
xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.
Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên, hai câu sau là bức tranh sinh
hot.
Tn con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi:
Chim mỏi về rừng m chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời
bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải
miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm
phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên
nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn
xao xuyến yêu thương của Bác.
Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ đin:
lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối vi
người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:
Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Tn sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng.
Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm vi tâm sự của
con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau
một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân. Tứ thơ
cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên
nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự
do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà
chứa nh, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ đin.
Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Buồn vì xa Tquốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ
đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng m được niềm vui thư thái.
Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại
được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng
gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do
thì cảnh y trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã
từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời
bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung
động mãnh liệt hồn thơ.
Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi
m bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống
con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng
hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung Thông cho
rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu
cuộc sống. nh thần lạc quan của Bác.
Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát
m về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn
ớc, nh yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà
chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm
vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều y đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp
của nhà thơ.
Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận
được là nhờ ánh lửa lò than. Ly ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.
Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum
vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hin
niềm n yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ny đau khổ nht.
Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm
hồn lớn.
3.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 3
Trong thế gii nh cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa,
hẳn có một chỗ dành cho nh cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước
mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.
Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên
đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải y, một chiều kia. Người
chợt nhận thấy cánh chim chiều.
“Chim mỏi về rừng m chốn ngủ”
Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà thơ. Làm sao biết
được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim là về rừng m chốn ngủ, như thế
ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là n hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày
đã mệt, đã đến lúc m chốn nghỉ ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở i:
“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng khôngCâu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với
nguyên tác Hán. Nó bỏ mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai
từ trôi nhẹ cũng không lột tđược ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bới vì độ là hoạt động nhằm đi từ bờ
này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nht ở cho qua ngày, độ thiên không là
chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời và vô hạn biết chừng
nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân
trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi tri
tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường
xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm nh cảm thương mình
cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả cảnh người,
tả nh người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ đin.
Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng m chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi
nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chon ngủ của con người:
“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ chmuốn người đọc t
cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực ếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ.
Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình
thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng
trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng . Cho công việc và nghỉ ngơi.
Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm,
nóng chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không phải
sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ ba là nhà thơ đứng
ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được
cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt – Ngô hạt say xong bếp đã hồng? Đây chỉ là
bài thơ trên đường. Vy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất
hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy
không sáng bừng lên màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vn ấm áp nh người
làm cho nỗi lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. nh mịch. Cùng với hình ảnh y, một ước mơ thầm kín về
mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường.
“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền:
Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị: tối thường ăn, thừa cỏ rét, rệp xông vào đánh,
oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu.
Nó chứng tỏ trái m của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường gần gũi
với mọi người.
4.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 4
“Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh khi nói về hình ảnh của con người
trước những cảnh thiên nhiên, cụ thể hơn là trước cảnh đất trời đang giao chuyển. Bài thơ đã ghi lại
cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường Hồ Chí Minh từ trại giam Thiên Bảo đến Long Tuyền vào thu
tháng 10/1942.
“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Tm dịch là: “Chim mỏi về rừng m chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ gia từng không
Hai câu thơ đầu nay đã miêu tả bầu trời lúc ngày tàn. Con chim tỏ cho ta thấy sự mỏi mệt sau một
ngày dài kiếm ăn, m về tổm để nghỉ ngơi. Một chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời như đối nghịch với
cảnh vật hiện hữu. Chòm mây trôi vô định, mây bay đi đâu hoặc bay đến đâu đều phụ thuộc bởi gió.
Hình ảnh ấy cũng giống như tâm trạng của Bác lúc này, nh thần không nhụt chí nhưng vẫn luôn cô
đơn lẻ bóng. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ nhàng và thoáng buồn. Những con vật
còn được về đoàn tụ, nghỉ ngơi sau một ngày dài mà Bác lúc ấy vẫn ở xứ người, vẫn xa quê và đơn
độc. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ
mà lòng man mác. Tác giả đã khéo léo vẽ lên một không gian mà trong ấy thể hiện được tâm cảnh.
Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít nhưng lại gợi nhiều. Chỉ hai nét chấm phá đã gợi lên hồn
của cảnh vật và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh chim mỏi cũng như đám mây thường xuất hiện trong
các sáng tác của các nhà nho, chúng được dùng làm tư liệu cũng như thi hứng trong sáng tác của
mình. Cảnh chiều tối ở xóm núi còn mang nh ước lệ, mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm m.
“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc/ Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
Tm dịch là: “Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng
Đó là hai câu thơ cuối của bài thơ. Tbầu trời chuyển sang con người, cuộc sống nơi xóm núi với công
việc hàng ngày, một nét vẽ bình dị mà đáng yêu. Thiếu nữ ếp tục với công việc của mình, cụm từ “Ma
bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy sự luân chuyển, những vòng quay của cối xay và
những công việc thường ngày của thôn nữ. Những động tác nhịp nhàng thành thói quen, sự chăm chỉ
cùng với đức nh cần mẫn là một hình ảnh đẹp của cô gái vùng xóm núi. Cô gái làm công việc của
mình có lẽ từ sáng sớm, khi củi chất đầy bếp và chiều tối là thời gian mà cô vừa hoàn thành công việc
của mình khi củi trong bếp cũng cháy hết và chỉ còn than đỏ.
Sự vật hiện lên qua dòng chảy thời gian cùng với hành động xay ngô của cô gái, cô xay ngô và hoàn
thành nó. Nó cũng giống như việc những viên than hồng một cách rực lên., vô cùng ấm áp. Khi màn
đêm buông xuống, cảnh tối đen đã bao mịt mù, lò than đỏ rực lên, cảnh vật y thu hút trong tâm trí
người tù – Hồ Chí Minh đang bị giải đi. Hình ảnh cô thiếu nữ đang lao động, đang cố gắng hoàn thiện
nốt công việc trong ngày của mình, hình ảnh đó tượng trưng cho mái ấm của gia đình, một mái ấm
làm gợi đi bao cái giá lạnh, bao nỗi buồn trong cảnh sắc nh lặng ấy.
Ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo được tác giả uyển chuyển sử dụng giúp cho việc tạo nên vòng quay của
cối xay ngô những vòng liền mạch, không có sự ngt quãng. Cảnh chiều tối là không gian chủ yếu của
bài thơ do Hồ Chí Minh sáng tác, nó đã làm nổi bật cảnh chuyển lao trong buổi chiều tàn, cảnh chiều
thật buồn nhưng vẫn có những điểm sáng gợi chút vui tươi.
5.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 5
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ
là một nhà cách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, Người đã để lại một kho tàng văn
học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhân văn to lớn. Tiêu biểu trong đó là bài Chiều tối.
Chim mỏi về rừng m chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Bài thơ nằm trong tập “Nhật ký trong tù” được viết trong khoảng thời gian Người bị chính quyền
ởng Giới Thạch bắt giam ở nhà lao tỉnh Quảng Tây. Chiều tối là bài thơ thứ 31, được gợi cảm hứng
trong lần chuyển lao từ Qung Tây sang Thừa Bảo. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Chim mỏi về rừng m chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Ở hai câu thơ đầu bài thơ miêu tả cảnh chiều tối, và người đọc bắt gp ở đây bút pháp chấm phá quen
thuộc của Hồ Chí Minh. Chỉ vài nét nhỏ, mà người đọc có thể thấy được cả một không gian rộng mở.
Trong bức tranh buổi chiều đấy, Hồ Chí Minh chỉ vẽ một con chim bay về rừng m chốn ngủ. Vi
những áng mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cánh chim và áng mây đó luôn mang trong mình nét cổ thi,
được Hồ Chí Minh sử dụng miêu tả cảnh chiều tối, đây là thi liệu quen thuộc, ám chỉ thời gian. Và chỉ
cần bấy nhiêu đấy thôi, cũng đủ để gợi ra một bầu trời cao rộng, trong trẻo gợi nên nổi bâng khuâng
xao xuyến của lòng người. Cánh chim nhỏ nhoi khiến cho bầu trời rộng thêm, vạn vật đang vận hành
theo quy luật của muôn đời. Chim thì bay về m chốn ngủ sau một ngày kiếm ăn. Mây thì cứ lững lờ
trôi trên bầu trời chỉ có người đi là chưa được dừng chân, người tù ngục dường như đồng cảm trước
sự mệt mỏi của cánh chim kia và cũng khao khát được dừng chân nghỉ lại sau một ngày dài đầy ải.
Cảnh vậy đã làm cho con người trở nên xao xuyến bồi hồi. Câu thơ tả cảnh những người đọc vẫn nhận
ra một thoáng nao nao của lòng người mang nỗi nhớ quê hương.
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Bài thơ đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống một cách thật tự nhiên với hình
ảnh cô em xóm núi xay ngô với ánh lửa chiều hồng làm cho bức tranh không còn hiu quạnh nao nào
buồn như trước mà nó mang hơi thở ấm áp của cuộc sống. Hình ảnh con người với công việc bình
thường gợi nên một vẻ đẹp bình dị tươi tắn như cuộc sống hàng ngày hết sức gần gũi, tạo nên một vẻ
đẹp khỏe khoắn.
Bài thơ được tả theo hướng vận động từ chiều cho đến tối, từ ngày sang đêm nhưng không gợi sự tối
tăm, bi quan, trái lại đầy hơi ấm và ánh sáng được hắt lên từ ánh lửa chiều hôm. Thể hiện nhịp sống
của con người được toát lên từ trái m lạc quan yêu đời của Hồ Chí Minh.
Bài thơ Chiều tối toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong trạng thái bị áp giải, bị đau đớn về
thchất nhưng vẫn vươn lên trên cảnh ngộ cũng để cảm nhận sự tươi đẹp của cuộc sống.
Trên đây Luật Minh Khuê đã cung cấp một số thông n xoay quanh về văn mẫu cảm nhận bài thơ
Chiều tối Nếu bạn đọc có bất kỳ ớng mắc nào liên quan về vấn đề trên.
| 1/7

Preview text:

Cảm nhận bài thơ Chiều tối chọn lọc hay nhất
Bài thơ Chiều tối có sự kết hợp hài hòa giữ cổ điển và hiện đại, thiên nhiên và tâm hồn người thi sĩ.
Sau đây Luật Minh Khuê xin gửi đến bạn đọc những bài cảm nhận Chiều tối chọn lọc hay nhất.

Mục lục bài viết
1.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 1
Bài thơ “Chiều tối” của tác giả Hồ Chí Minh được viết trong tập thơ Nhật ký trong tù, ghi lại những
ngày tháng tác giả chịu cảnh tù đày ở nhà lao của Tưởng Giới Thạch.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn được tác giả Hồ Chí Minh phác họa lên một bức tranh thiên nhiên, với đầy tính
thi vị, không gian bao la mênh mông trên bầu trời những đàn chim sau một ngày mỏi mệt tìm kiếm
mưu sinh chúng đang vội vã tìm về tổ của mình để nghỉ ngơi

Những chòm sao lơ lửng lững lờ trôi trong không trung thể hiện sự an nhàn thảnh thơi của mình khác
hẳn với sự vội vã của đàn chim. Cảnh vật thiên nhiên khiến cho người chiến sĩ cách mạng, người tù
tuy mệt mỏi về thể xác sau những hành trình áp giải, vẫn không thể nào làm ngơ trước cảnh vật thiên
nhiên, núi non hùng vĩ, con người thi vị.

Thiên nhiên chính là nét chấm phá độc đáo gợi lên khung cảnh vô cùng tươi đẹp, bát ngát, trong sáng
êm đềm của cảnh hoàng hôn nơi rừng núi, hoang sợ. Thiên nhiên đẹp trong trẻo, một vẻ đẹp nên thơ
nhưng gợi chút buồn man mác trong lòng người lữ khách.

Hai câu thơ sử dụng bút pháp cổ điển làm chấm phá nhiều nét vừa quen vừa lạ trong thơ cổ điển. Tác
giả Hồ Chí Minh lấy cánh chim làm cảnh động cho buổi chiều hoàng hôn, đối lập với sự tĩnh lặng của
không gian, nó làm cho bức tranh chiều tối của tác giả thêm lung linh, say đắm lòng người.

Trong khong gian bao la đó, con người dường như cảm thấy mình thật nhỏ bé, cô đơn. Tác giả cảm
thấy nhớ nhà nhớ quê hương của mình, biết bao muộn phiền lo lắng đang chất chứa trong tâm hồn của tác giả.

Tác giả cảm thấy nhớ quê hương, nhớ những người đồng bào đồng chí của mình. Tác giả lo lắng cho
vận mệnh của quê hương dân tộc mình, khi nơi xa kia quê hương của chúng ta vẫn chìm trong sự chèn
ép, áp bức của bọn thực dân. Những người dân của ta vẫn đang chịu cảnh ” Một cổ hai tròng” chịu
nhiều thiệt thòi, sống khổ cực, bị bóc lột, mất quyền bình đẳng.

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp cổ điển từ “Hồng” chính là nhãn tự của bài thơ. nó là hình ảnh bị dị
nhưng vô cùng chân thực được tác giả ghi lại một cách tinh tế, sâu sắc. Hình ảnh con người hiện lên

khi đang làm việc gợi lên sức sống mãnh liệt, vẻ đẹp giản dị của cô gái khi đang làm việc thể hiện một
cuộc sống thanh bình, yên vui của núi rừng sơn cước.

Hình ảnh bếp lửa lò than rực hồng mang lại cho bài thơ một luồng sinh khí mới, nó làm cho cả bài thơ
như sáng bừng lên, ấm áp sự sống mới tươi vui, bình yên của nhịp sống con người.

Đồng thời nó cũng thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời trong thơ của Hồ Chí Minh, dù trong hoàn cảnh
bị tù đày mệt mỏi, bởi sự áp giải của chế độ Tưởng Giới Thạch nhưng Bác không hề nao núng hay tỏ
thái độ lo lắng sợ hãi

Trong tâm thế nào thì tác giả vẫn luôn yêu đời tin tưởng vào con đường tương lai mà mình đã lựa
chọn. Đó chính là con đường cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lê Nin, giải phóng dân tộc khỏi ách
thống trị của thực dân đế quốc, giành quyền độc lập về tay người dân lao động vô sản.

Bài thơ “Chiều tối” là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ hiện đại xen lẫn cổ điển trong thơ của Hồ
Chí Minh. Bài thơ đã mang tới người đọc một bức tranh thiên nhiên vô cùng sinh động tươi đẹp.

2.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 2
Nhật kí trong tù (1942 - 1943) tỏa sáng tâm hồn cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản vĩ đại Hồ Chí
Minh. Trên đường bị giải đi trong chiều buồn ở tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc lòng nhà thơ - người tù
bỗng ấm lên và phấn chấn vui vẻ trước thiên nhiên đẹp và hình ảnh cuộc sống bình dị ấm cúng. Cảm
xúc nhà thơ viết bài thơ Mộ. Bài thơ được sáng tác cuối thu 1942.

Bài thơ có hai bức tranh rõ nét: hai câu đầu là bức tranh thiên nhiên, hai câu sau là bức tranh sinh hoạt.
Trên con đường thanh vắng, thiên nhiên như một hồng thơ đang đón đợi:
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Bức tranh hoàng hôn đã được xác định thời gian lúc chiều đang trôi chậm và không gian là bầu trời
bao la lúc ánh nắng chỉ còn le lói rồi nhường chỗ cho bóng tối lan dần. Phía xa là cánh chim bay mải
miết về tổ, trên cao là chòm mây trắng lẻ loi trôi lơ lửng. Thiên nhiên được miêu tả với vài nét chấm
phá nhưng đã gợi ra khung cảnh bát ngát, trong sáng êm đềm của hoàng hôn vùng rừng núi. Thiên
nhiên có vẻ đẹp trong trẻo, thơ mộng nhưng quạnh quẽ đượm buồn. Vẻ đẹp ấy rung cảm bởi tâm hồn
xao xuyến yêu thương của Bác.

Hai câu thơ sử dụng bút pháp chấm phá miêu tả, nhất là cách sử dụng thi liệu mang đậm sắc cổ điển:
lấy cánh chim biểu tượng cho hoàng hôn, còn hoàng hôn thì biểu tượng cho nỗi buồn, nhất là đối với
người tha hương càng gợi thêm nỗi buồn xa xứ, lòng thương nhớ cố hương, Thôi Hiệu viết:

Quê hương khuất bóng hoàng hôn
Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai.
Và người đi trên đường xa trong cảnh hoàng hôn ấy dễ cảm thấy cô đơn và chạnh lòng.
Bài thơ có cách cảm thụ thế giới quen thuộc của thơ xưa, thiên nhiên như đồng cảm với tâm sự của
con người. Hình ảnh con chim sau một ngày kiếm ăn vất vả như ẩn dụ hình ảnh người tù mỏi mệt sau
một ngày đường bị áp giải. Chòm mây buồn như ẩn dụ tâm trạng cô đơn buồn bã của tù nhân. Tứ thơ
cổ điển mà vẫn hiện đại, vì thiên nhiên với con người có sự đồng cảm chứ không đồng nhất. Thiên
nhiên mệt mỏi còn có chốn nghỉ, cô đơn mà được tự do, còn người tù không biết đi về đâu và mất tự
do không biết đến bao giờ. Nên nhà thơ đang khao khát tự do và một mái ấm gia đình. Tả cảnh mà
chứa tình, hàm ý sâu xa, đó là vẻ đẹp hàm súc dư ba của thơ cổ điển.

Tóm lại, hai câu thơ gợi tả cảnh thiên nhiên đẹp mà buồn, vì ‘‘người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Buồn vì xa Tổ quốc, buồn vì bị bắt tù oan, buồn vì mất tự do không biết đến bao giờ. Nhưng trước vẻ
đẹp của cảnh ấy lòng người ít nhiều cũng tìm được niềm vui thư thái.

Không gian thay đổi, khung cảnh sinh hoạt của một bản làng miền núi được mở ra một cách tự nhiên:
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Hai câu thơ sử dụng bút pháp điểm nhãn của thơ cổ điển, nhưng hình ảnh thơ bình dị, chân thực lại
được ghi bởi bút pháp hiện thực. Hình ảnh cô gái mải miết xay ngô và xay xong bên lò lửa rực hồng
gợi bức tranh đời sống có vẻ đẹp bình dị, ấm cúng, yên vui. Riêng đối với người tù mệt mỏi, mất tự do
thì cảnh ấy trở nên vô cùng hấp dẫn, quý giá, thiêng liêng, vì nó lệ thuộc về thế giới tự do. Chỉ có ai đã
từng trải qua những cánh đời đau khổ đầy giông bão mới thấy hết giá trị của từng phút giây cảnh đời
bình yên. Do đó bức tranh đời sống trở thành nguồn thơ dạt dào, thể hiện niềm xao xuyến, sự rung
động mãnh liệt hồn thơ.

Lò lửa hồng là hình ảnh nổi bật trung tâm của bức tranh thơ, làm nổi rõ hình ảnh của cô gái. Nó sưởi
ấm bức tranh thiên nhiên hiu hắt. lạnh lẽo và sưởi ấm tâm hồn nhà thơ. Vậy là, hình ảnh cuộc sống
con người là điểm hội tụ vẻ đẹp bài thơ, tỏa sáng ánh và hơi ấm xung quanh. Hình ảnh lò lửa hừng
hực đặt bên cạnh cô gái tạo ra vẻ đẹp trẻ trung, đầy sức sống của cảnh thơ. Hoàng Trung Thông cho
rằng chữ hồng là nhãn tự của bài thơ là vì vậy. Ý thơ cuối khỏe, đẹp bộc lộ niềm vui, lòng yêu đời, yêu
cuộc sống. tinh thần lạc quan của Bác.

Như vậy hai câu thơ là sự quan sát của người đi đường nhưng là cái nhìn của người đang khao khát
tìm về cuộc sống bình yên giản dị. Thế nên khi bắt gặp hình ảnh cuộc sống con người giữa miền sơn
cước, tình yêu và niềm vui đã tràn ngập cõi lòng. Không phải ngoại cảnh tác động đến con người mà
chính cảm xúc của con người trùm lên ngoại cảnh. Thiên nhiên đẹp nhưng chưa đủ mang đến niềm
vui. Cuộc sống đẹp đã mang đến niềm vui chan chứa. Điều ấy đã thể hiện phẩm chất nhân văn cao đẹp của nhà thơ.

Nguyên tác chữ Hán không có từ tối, bản dịch thơ thừa từ. Không miêu tả đêm tối mà vẫn cảm nhận
được là nhờ ánh lửa lò than. Lấy ánh sáng để làm nổi bóng tối, nghệ thuật là ở đó.

Hình tượng thơ vận động rất tự nhiên, bất ngờ, khỏe khoắn: từ lạnh lẽo, hắt hiu đến ấm nóng, sum
vầy, từ tối đến sáng, từ buồn sang vui... đó là điểm đặc sắc trong phong cách thơ của Bác, thể hiện
niềm tin yêu cuộc đời dù đang ở trong những tháng ngày đau khổ nhất.

Bài thơ đã cho người đọc thưởng thức bức tranh thiên nhiên đẹp và cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn lớn.
3.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 3
Trong thế giới tình cảm bao la của Người dành cho nhân dân cho các cháu nhỏ, cho bầu bạn gần xa,
hẳn có một chỗ dành cho tình cảm gia đình. Bài Chiều tối có lẽ hé mở cho ta nhìn thấy một thoáng ước
mơ thầm kín một mái nhà ấm, một chỗ dừng chân trên con đường dài muôn dặm.

Chiều tối là bài thơ thứ ba mươi mốt trong tập Nhật kí trong tù, ghi lại cảm xúc của nhà thơ trên
đường bị giải đi qua hết nhà lao này đến nhà lao khác. Trên con đường khổ ải ấy, một chiều kia. Người
chợt nhận thấy cánh chim chiều.

“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ”
Câu thơ không giản đơn chỉ tái hiện cảnh vật mà còn bộc lộ cảm nhận của nhà thơ. Làm sao biết rõ
được là chim đang mỏi, và làm sao nói chắc được mục đích của chim là về rừng tìm chốn ngủ, như thế
ở trong lòng chim mà ra? Câu thơ chỉ là tín hiệu cho thấy là trời đã chiều, mọi vật hoạt động ban ngày
đã mệt, đã đến lúc tìm chốn nghỉ ngơi. Câu thơ tương phản với hình ảnh chòm mây cô đơn ở dưới:

“Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ hơn so với
nguyên tác Hán. Nó bỏ mất chữ cô trong cô vân, nghĩa là chòm mây cô đơn, trơ trọi rất có ý nghĩa. Hai
từ trôi nhẹ cũng không lột tả được ý của mấy chữ mạn mạn độ. Bới vì độ là hoạt động nhằm đi từ bờ
này sang bờ kia, ví như độ thuyền đi từ thuyền sang sông, độ nhật ở cho qua ngày, độ thiên không là
chuyển dịch từ chân trời này sang chân trời kia, con đường của mây mới xa vời và vô hạn biết chừng
nào! Còn mạn mạn là dáng vẻ trì hoãn, chậm chạp. Chòm mây cô đơn đi từ chân trời này sang chân
trời kia, mà lại còn chậm chạp, trì hoãn nữa thì không biết bao giờ mới tới nơi? Và hiển nhiên khi trời
tối nó vẫn còn lửng lơ bay giữa tầng không, là hình ảnh ẩn dụ về người tù đang bị giải đi trên đường
xa vạn dặm, chưa biết đâu là điểm đừng! Trong hình ảnh ấy hẳn còn gửi gắm tình cảm thương mình
cô đơn sốt ruột và khao khát có một mái nhà. Chỉ hai câu thơ mà vừa tả cảnh vật, vừa tả cảnh người,
tả tình người. Đó là cái hàm súc, dư ba của thơ cổ điển.

Nếu hai dòng đầu đã nói tới chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ và chòm mây cô đơn chưa biết dừng nơi
nào, thì hai câu thơ của bài thơ sau hiện diện một chon ngủ của con người:

“Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.”
Trong bản dịch, người dịch đã đưa vào chữ tối lộ liễu trong khi thi pháp thơ cổ chỉ muốn người đọc tự
cảm thấy chiều tối phủ xuống mà không cần một sự thông báo trực tiếp nào. Điều đó làm lộ tứ thơ.
Nhưng đó là cái khó của người dịch. Điều đáng chú ý là một cảnh lao động gia đình, rất đỗi bình
thường, dân dã: Cô em xóm núi xay ngô hạt, ngô hạt xay xong, bếp đã hồng. Cô em, bếp lửa, tượng
trưng cho cảnh gia đình. Ngô hạt xay xong, bếp đỏ hồng lại tượng trưng . Cho công việc và nghỉ ngơi.
Một không khí ấm cúng đối với người lữ thứ. Điều chú ý thứ hai là trong nguyên tác chữ hồng là ấm,
nóng chứ không phải là đỏ, càng chứng tỏ điều nhà thơ nghĩa đến là sức ấm nóng, chứ không phải
sáng hồng. Bếp lạnh, tro tàn là tượng trưng cho sự cô quạnh, lẻ loi. Điều chú ý thứ ba là nhà thơ đứng

ở núi như thế, y như thể đứng gần gũi bên cạnh. Lại nữa, nhà thơ phải đứng rất lâu mới thấy được
cảnh thời gian trôi trong câu: Cô em xóm núi xay ngô hạt – Ngô hạt say xong bếp đã hồng? Đây chỉ là
bài thơ trên đường. Vậy đó chỉ là cảnh tưởng tượng trong tâm tưởng, trước xóm núi bên đường xuất
hiện như là biểu trưng của mái ấm gia đình, nơi đoàn tụ của những người thân thuộc. Cái kết này tuy
không sáng bừng lên màu hồng lạc quan của cách mạng như ái đó hiểu, cũng vẫn ấm áp tình người
làm cho nỗi lòng người vơi bớt nỗi cô đơn. tĩnh mịch. Cùng với hình ảnh ấy, một ước mơ thầm kín về
mái ấm gia đình thấp thoáng đâu đó. Nếu ta chú ý tới bài thơ trước này là bài Đi đường.

“Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng.
Một con đường vô tận, và bài sau đó là bài Đêm ngủ ở Long Tuyền:
Đôi ngựa ngày đi chẳng nghỉ chân. Món Gà năm vị: tối thường ăn, thừa cỏ rét, rệp xông vào đánh,
oanh sớm, mừng nghe hót xóm gần. Thì ta sẽ thấy sự xuất hiện khung cảnh gia đình kia là rất dễ hiểu.
Nó chứng tỏ trái tim của nhà cách mạng vẫn đập theo những nhịp của con người bình thường gần gũi với mọi người.

4.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 4
“Chiều tối” là một trong những bài thơ xuất sắc của Hồ Chí Minh khi nói về hình ảnh của con người
trước những cảnh thiên nhiên, cụ thể hơn là trước cảnh đất trời đang giao chuyển. Bài thơ đã ghi lại
cảnh xóm núi lúc ngày tàn trên con đường Hồ Chí Minh từ trại giam Thiên Bảo đến Long Tuyền vào thu tháng 10/1942.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ/ Cô vân mạn mạn độ thiên không”
Tạm dịch là: “Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không”
Hai câu thơ đầu nay đã miêu tả bầu trời lúc ngày tàn. Con chim tỏ cho ta thấy sự mỏi mệt sau một
ngày dài kiếm ăn, tìm về tổ ấm để nghỉ ngơi. Một chòm mây trôi nhẹ giữa bầu trời như đối nghịch với
cảnh vật hiện hữu. Chòm mây trôi vô định, mây bay đi đâu hoặc bay đến đâu đều phụ thuộc bởi gió.
Hình ảnh ấy cũng giống như tâm trạng của Bác lúc này, tinh thần không nhụt chí nhưng vẫn luôn cô
đơn lẻ bóng. Cấu trúc hai câu thơ đăng đối, âm điệu thơ nhẹ nhàng và thoáng buồn. Những con vật
còn được về đoàn tụ, nghỉ ngơi sau một ngày dài mà Bác lúc ấy vẫn ở xứ người, vẫn xa quê và đơn
độc. Người chiến sĩ bị lưu đày ngước mắt nhìn bầu trời, dõi theo cánh chim bay và áng mây trôi nhẹ
mà lòng man mác. Tác giả đã khéo léo vẽ lên một không gian mà trong ấy thể hiện được tâm cảnh.

Hai câu thơ đầu mang vẻ đẹp cổ điển, tả ít nhưng lại gợi nhiều. Chỉ hai nét chấm phá đã gợi lên hồn
của cảnh vật và tâm trạng của tác giả. Hình ảnh chim mỏi cũng như đám mây thường xuất hiện trong
các sáng tác của các nhà nho, chúng được dùng làm tư liệu cũng như thi hứng trong sáng tác của
mình. Cảnh chiều tối ở xóm núi còn mang tính ước lệ, mở rộng liên tưởng và cảm xúc thẩm mỹ.

“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc/ Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”
Tạm dịch là: “Cô em xóm núi xay ngô tối/ Xay hết lò than đã rực hồng”
Đó là hai câu thơ cuối của bài thơ. Từ bầu trời chuyển sang con người, cuộc sống nơi xóm núi với công
việc hàng ngày, một nét vẽ bình dị mà đáng yêu. Thiếu nữ tiếp tục với công việc của mình, cụm từ “Ma
bao túc” được lặp lại ở đầu câu thơ thứ 4 cho thấy sự luân chuyển, những vòng quay của cối xay và
những công việc thường ngày của thôn nữ. Những động tác nhịp nhàng thành thói quen, sự chăm chỉ
cùng với đức tính cần mẫn là một hình ảnh đẹp của cô gái vùng xóm núi. Cô gái làm công việc của
mình có lẽ từ sáng sớm, khi củi chất đầy bếp và chiều tối là thời gian mà cô vừa hoàn thành công việc
của mình khi củi trong bếp cũng cháy hết và chỉ còn than đỏ.

Sự vật hiện lên qua dòng chảy thời gian cùng với hành động xay ngô của cô gái, cô xay ngô và hoàn
thành nó. Nó cũng giống như việc những viên than hồng một cách rực lên., vô cùng ấm áp. Khi màn
đêm buông xuống, cảnh tối đen đã bao mịt mù, lò than đỏ rực lên, cảnh vật ấy thu hút trong tâm trí
người tù – Hồ Chí Minh đang bị giải đi. Hình ảnh cô thiếu nữ đang lao động, đang cố gắng hoàn thiện
nốt công việc trong ngày của mình, hình ảnh đó tượng trưng cho mái ấm của gia đình, một mái ấm
làm gợi đi bao cái giá lạnh, bao nỗi buồn trong cảnh sắc tĩnh lặng ấy.

Ngôn ngữ linh hoạt sáng tạo được tác giả uyển chuyển sử dụng giúp cho việc tạo nên vòng quay của
cối xay ngô những vòng liền mạch, không có sự ngắt quãng. Cảnh chiều tối là không gian chủ yếu của
bài thơ do Hồ Chí Minh sáng tác, nó đã làm nổi bật cảnh chuyển lao trong buổi chiều tàn, cảnh chiều
thật buồn nhưng vẫn có những điểm sáng gợi chút vui tươi.

5.Cảm nhận về bài thơ Chiều tối chọn lọc và hay nhất – Mẫu 5
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam, là một danh nhân văn hóa thế giới. Người không chỉ
là một nhà cách mạng kiệt xuất mà còn là một nhà thơ, nhà văn lớn, Người đã để lại một kho tàng văn
học đồ sộ với những tác phẩm có giá trị nhân văn to lớn. Tiêu biểu trong đó là bài Chiều tối.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không
Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng.
Bài thơ nằm trong tập “Nhật ký trong tù” được viết trong khoảng thời gian Người bị chính quyền
Tưởng Giới Thạch bắt giam ở nhà lao tỉnh Quảng Tây. Chiều tối là bài thơ thứ 31, được gợi cảm hứng
trong lần chuyển lao từ Quảng Tây sang Thừa Bảo. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không.
Ở hai câu thơ đầu bài thơ miêu tả cảnh chiều tối, và người đọc bắt gặp ở đây bút pháp chấm phá quen
thuộc của Hồ Chí Minh. Chỉ vài nét nhỏ, mà người đọc có thể thấy được cả một không gian rộng mở.
Trong bức tranh buổi chiều đấy, Hồ Chí Minh chỉ vẽ một con chim bay về rừng tìm chốn ngủ. Với
những áng mây trôi nhẹ giữa tầng không. Cánh chim và áng mây đó luôn mang trong mình nét cổ thi,
được Hồ Chí Minh sử dụng miêu tả cảnh chiều tối, đây là thi liệu quen thuộc, ám chỉ thời gian. Và chỉ
cần bấy nhiêu đấy thôi, cũng đủ để gợi ra một bầu trời cao rộng, trong trẻo gợi nên nổi bâng khuâng

xao xuyến của lòng người. Cánh chim nhỏ nhoi khiến cho bầu trời rộng thêm, vạn vật đang vận hành
theo quy luật của muôn đời. Chim thì bay về tìm chốn ngủ sau một ngày kiếm ăn. Mây thì cứ lững lờ
trôi trên bầu trời chỉ có người đi là chưa được dừng chân, người tù ngục dường như đồng cảm trước
sự mệt mỏi của cánh chim kia và cũng khao khát được dừng chân nghỉ lại sau một ngày dài đầy ải.
Cảnh vậy đã làm cho con người trở nên xao xuyến bồi hồi. Câu thơ tả cảnh những người đọc vẫn nhận
ra một thoáng nao nao của lòng người mang nỗi nhớ quê hương.

Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng
Bài thơ đã chuyển từ bức tranh thiên nhiên sang bức tranh đời sống một cách thật tự nhiên với hình
ảnh cô em xóm núi xay ngô với ánh lửa chiều hồng làm cho bức tranh không còn hiu quạnh nao nào
buồn như trước mà nó mang hơi thở ấm áp của cuộc sống. Hình ảnh con người với công việc bình
thường gợi nên một vẻ đẹp bình dị tươi tắn như cuộc sống hàng ngày hết sức gần gũi, tạo nên một vẻ đẹp khỏe khoắn.

Bài thơ được tả theo hướng vận động từ chiều cho đến tối, từ ngày sang đêm nhưng không gợi sự tối
tăm, bi quan, trái lại đầy hơi ấm và ánh sáng được hắt lên từ ánh lửa chiều hôm. Thể hiện nhịp sống
của con người được toát lên từ trái tim lạc quan yêu đời của Hồ Chí Minh.

Bài thơ Chiều tối toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh trong trạng thái bị áp giải, bị đau đớn về
thể chất nhưng vẫn vươn lên trên cảnh ngộ cũng để cảm nhận sự tươi đẹp của cuộc sống.

Trên đây Luật Minh Khuê đã cung cấp một số thông tin xoay quanh về văn mẫu cảm nhận bài thơ
Chiều tối Nếu bạn đọc có bất kỳ vướng mắc nào liên quan về vấn đề trên.