-
Thông tin
-
Quiz
Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11
Đây thôn Vỹ Dạ là khát khao yêu đời, yêu cuộc sống của Hàn Mặc Tử khi sắp từ giã cõi đời. Hãy cùng tham khảo mẫu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Luật Minh Khuê ngay trong bài viết dưới đây nhé. Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ nhưng ảm đạm, u buồn nhuốm màu tâm trạng của thi nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Văn mẫu 11 295 tài liệu
Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc hay nhất | Ngữ văn 11
Đây thôn Vỹ Dạ là khát khao yêu đời, yêu cuộc sống của Hàn Mặc Tử khi sắp từ giã cõi đời. Hãy cùng tham khảo mẫu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Luật Minh Khuê ngay trong bài viết dưới đây nhé. Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ nhưng ảm đạm, u buồn nhuốm màu tâm trạng của thi nhân. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Văn mẫu 11 295 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 11 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ chọn lọc hay nhất
Đây thôn Vỹ Dạ là khát khao yêu đời, yêu cuộc sống của Hàn Mặc Tử khi sắp từ giã cõi đời. Hãy cùng
tham khảo mẫu cảm nhận bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Luật Minh Khuê ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục bài viết
Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử là một bức tranh thiên nhiên xứ Huế mộng mơ nhưng ảm đạm, u
buồn nhuốm màu tâm trạng của thi nhân.
1. Dàn ý cảm nhận bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử A. Mở bài
+ Giới thiệu tác giả, tác phẩm
+ Cảm nhận chung về tác phẩm Đây thôn Vỹ Dạ B. Thân bài
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm
2. Cảm nhận, nội dung của từng khổ thơ
* Bức tranh miêu tả thiên nhiên thôn Vỹ
- Câu hỏi mở đầu bài thơ: có thể là người thôn Vỹ hỏi tác giả hoặc tự tác giả hỏi bản thân mình.
Câu hỏi thể hiện nỗi nhớ da diết thôn Vỹ
- Các hình ảnh "nắng hàng cau", "xanh như ngọc", "lá trúc" đó là sự miêu tả một không gian tràn đầy
ánh nắng sức sống, tươi mới mát mẻ, sau hình ảnh đó là khuôn mặt chữ điền gợi ra vẻ hiền lành, phúc
hậu của người con gái.
* Bức tranh sông nước trong đêm trăng
- Những hình ảnh thiên nhiên thể hiện sự chia lìa, dòng sông như nhuốm màu tâm trạng, buồn bã, thê
lương., hình ảnh hoa bắp khẽ lay như cuộc đời của mỗi con người
=> Hình ảnh thiên nhiên trong đêm trăng đượm buồn, mờ ảo và hư không.
=> Một sự đối lập giữa hai bức tranh thiên nhiên nơi làng quê thôn Vỹ và đêm trăng.
* Tâm trạng của thi nhân
- Khung cảnh diễn tả từ thực đến ảo, từ vườn thôn Vỹ đến sông trăng và cuối cùng chìm vào sương khói.
- Câu hỏi tu từ vừa để hỏi người vừa hỏi mình, vừa gần gũi, xa xăm, hoài nghi vừa như giận hờn, trách móc
- Đại từ phiếm chỉ "ai" làm tăng thêm sự cô đơn, trống vắng của một tâm hồn khát khao được sống và được yêu C. Kết bài
Nêu cảm nhận về bài thơ
2. Mẫu bài văn nêu cảm nhận về bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử
Đến với cuộc đời như một ngôi sao băng ngắn ngủi, nhưng những gì mà Hàn Mặc Tử đã để lại cho nền
thơ ca Việt Nam những giá trị to lớn. Thơ của ông thể hiện niềm yêu đời, yêu sự sống đến tột cùng
của một con người đang đi tới cuối đường hầm của cái chết. Thơ của ông giúp chúng ta thêm yêu cuộc
đời, yêu cuộc sống tha thiết và những cảm xúc thẩm mĩ mới lạ. Những dòng thơ của ông luôn sống
mãi trong dòng chảy của Thơ mới và trong đời sống văn học mọi thời đại. Tất cả được chiêm nghiệm
qua thi phẩm nổi tiếng đó là Đây thôn Vỹ Dạ.
Hàn Mặc Tử quê ở Quảng Bình, sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo, cha mất sớm. Tuổi thơ
ông sống phiêu bạt, ở nhiều nơi. Ông viết thơ từ rất sớm. Cuộc đời ông thật ngắn ngủi nhưng với khả
năng sáng tạo ông đã để lại cho thế hệ sau nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Thơ của ông
mang một tình yêu cuộc sống thiết tha. Nhà thơ Huy Cận nhận xét: "Theo tôi thơ đời Hàn Mặc Tử sẽ
còn lại rất nhiều. Ông là người có tài, đóng góp xứng đáng vào Thơ mới". Một số tác phẩm tiêu biểu
của ông như Gái Quê, Thơ Điên, Xuân Như ý,...
Bài thơ Đây thôn Vỹ Dạ được in trong tập thơ Điên với cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc tử với một
cô gái quê ở Vĩ Dạ, là một xóm nhỏ bên dòng sông Hương. Lê Thị Hồ Quang nhận xét: "Rõ ràng có một
thế giới thiên nhiên rất thực đã và đang tồn tại trong Đây thôn Vĩ Dạ. Đó là một thế giới của "vườn ai
mướt quá", của "lá trúc che ngang" và "thuyền ai đậu bến sông trăng đó" đầy tình tứ. Một thế giới
xôn xao của ánh sáng và sắc màu song vẫn gợi lên những sắc thái cổ điển: mỗi hình ảnh, mỗi sự vật
đều rất nổi nét trong những hình vẽ cụ thể, trong cả những câu tất thảy như bị nhòe mờ đi sau một
làn sương khói mông lung vô tình hay hữu ý. Những "nắng" những "vườn" nhưng "con thuyền",
"vầng trăng" tất cả đã tạo nên một bức tranh sống về cuộc đời trong tâm trí Hàn Mặc Tử, khi ông
trong một cảnh ngộ riêng có tính bi kịch, bị gạt ra ngoài guồng quay của nó và chỉ có thể đứng từ xa,
hướng tới cuộc đời để ngưỡng mộ và khao khát".
"Sao anh không về chơi thôn Vỹ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Mở đầu tác phẩm chính là câu hỏi tu từ "sao anh không về chơi thôn Vĩ?" Câu hỏi ấy như là một lời
trách cứ nhẹ nhàng nhưng cũng như một lời mời nhẹ nhàng. Đó có thể là câu hỏi của người ở thôn Vĩ
những cũng có thể là câu hỏi mà chính tác giả đang tự hỏi bản thân.
"Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc"
Những câu thơ tiếp theo mở ra bức tranh thôn Vĩ thật đẹp, thật nên thơ. Thôn Vĩ Dạ là một làng nhỏ
nằm ở ngoại ô thành phố Huế mộng mơ. Qua ngòi bút tinh tế của tác giả, vẻ đẹp thôn Vĩ Dạ hiện lên
càng lấp lánh như một điểm nhấn của thiên nhiên. Đến với thôn Vĩ, hình ảnh đầu tiên chúng ta thấy
được đó là hình ảnh "hàng cau" trong nắng sớm. Cau đại diện cho tinh thần thủy chung, thanh nhã,
những hàng cau tạo nên vẻ đẹp chuẩn mực, ngay ngắn, giàu tính tạo hình, gây ấn tượng đẹp đối với
người đọc. Từ "nắng" được lặp lại hai lần khiến cho ta như cảm nhận được ánh nắng lan tỏa khắp mọi
nơi, tạo nên sức sống cho thôn Vĩ dạ.
Câu thơ thứ ba như một sự bất ngờ, bức tranh thiên nhiên ấy không chỉ có màu nắng mà còn có cả
màu xanh căng tràn nhựa sống. Màu xanh đó khiến cho tâm hồn ta được xoa dịu, tâm hồn ta cảm thấy
như được trẻ hơn. Màu xanh được so sánh với "ngọc" khiến cho bức tranh thiên nhiên càng cao quý, thuần khiết hơn.
"Lá trúc che ngang mặt chữ điền"
Hình bóng con người hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên khiến cho bức tranh càng trở lên sinh
động. Thấp thoáng sau khu vườn xanh mướt lá là một khuôn mặt chữ điền phúc hậu vừa thực vừa
ảo. Gương mặt trong câu thơ như đang dõi theo người khách, dịu dàng, e ấp. Chỉ với vài câu thơ ngắn
nhưng Hàn Mặc Tử đã phác họa được cảnh vật và con người ở thôn Vĩ một cách sinh động. Đoạn thơ
chính là những tâm sự trong lòng thi nhân.
Nếu như khổ thơ thứ nhất cho ta thấy được bức tranh thiên nhiên thơ mộng của xứ Huế. Thì đến với
khổ thơ thứ hai, chúng ta thấy được một thế giới khác của Huế, đó là sự chuyển biến hoàn toàn về
tâm trạng của nhân vật trữ tình:
"Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay"
Hai câu thơ gợi tả sự chia ly. Gió với mây thường là những hình ảnh song hành nhưng trong thơ của
Hàn Mặc Tử lại khác "gió theo lối gió, mây đường mây". Phải chăng đó là kết quả của mối tình đơn
phương chưa một lần gặp gỡ đã phải chia xa. Điệp từ "gió" và "mây" càng nhấn mạnh thêm khoảng
cách. Hai câu thơ mang một nét êm đềm, trầm tư, man mác buồn.
"Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay"
Ta có thể thấy trăng là hình ảnh được xuất hiện trong rất nhiều các tác phẩm nghệ thuật. Trăng chính
là biểu tượng cho cái đẹp, tượng trưng cho hạnh phúc, có lẽ chính vì vậy mà khi đứng trước trăng, ai
cũng muốn bộc lộ hết tấm lòng của mình. Hình ảnh trăng trong thơ của Hàn Mặc Tử gợi cho người đọc
một niềm tin, niềm hi vọng. Hình ảnh ẩn dụ của tác giả khiến cho ta niềm khao khát đợi chờ. "Có chở
trăng về kịp tối nay" câu hỏi đó không bao giờ có đáp án, câu thơ thể hiện tâm trạng khát khao gặp gỡ
nhưng cũng thể hiện nỗi lo lắng.
Khổ thơ cuối chính là sự thức tỉnh của nhà thơ, trở về với thực tại:
"Mơ khách đường xa khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra"
Điệp ngữ "khách đường xa" thể hiện tâm trạng nhớ thương khắc khoải nhưng cũng là sự vô vọng của
mối tình đơn phương. Tác giả trở về thực tại đối mặt với căn bệnh hiểm nghèo, tách biệt với thế giới
loài người. Tác giả không mơ được về thăm thôn Vĩ mà mong muốn có một người tới thăm. Nhưng
giấc mơ ấy thật mờ nhòe "nhìn không ra". Tác giả mơ về một người con gái nhưng chỉ thấy áo chứ
nhìn không ra. Tác giả chỉ biết đó là hình ảnh gần gũi, thân thuộc, nó đã ăn vào tiềm thức. Câu thơ
nhắc tới chiếc áo trắng gọi cho ta nghĩ đến hình ảnh những nữ sinh Huế mặc chiếc áo dài trắng thướt tha.
Trong nỗi nhớ, nỗi buồn bã cô đơn, nhà thơ khát khao được sống đến tột cùng:
" Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà"
Tại khoảnh khắc tình cảm không rõ ràng, sự tha thiết mong đợi của tác giả như đọng lại "ai biết tình ai
có đậm đà", đại từ phiếm chỉ "ai" như là một sự nghi ngờ cũng chính là một tiếng thở dài vô vọng.
Khi viết tác phẩm Đây thôn Vĩ Dạ, tác giả đang trong giai đoạn bệnh nặng, đau đớn cả về thể xác và
tinh thần nhưng đọc xong tác phẩm, ta không hề thấy trong đó có sự u buồn của một người sắp xa lìa
cõi sống mà ngược lại đó là những hình ảnh nhẹ nhàng, một hồn thơ khát khao yêu thương, yêu cuộc
sống. Với những hình ảnh miêu tả nội tâm, hình ảnh gợi tả, ngôn ngữ tinh tế giàu liên tưởng. Đây thôn
Vĩ dạ chính là bức tranh đẹp về một miền quê Việt Nam đồng thời gửi gắm tiếng lòng tha thiết yêu
đời, yêu người của tác giả.
Đây thôn Vĩ Dạ đã ra đời từ lâu nhưng vẫn để lại cho chúng ta rất nhiều cảm xúc. Bài thơ vừa là bức
tranh thiên nhiên đẹp rực rỡ mà nó còn ẩn chứa những tâm sự sâu lắng chất chứa trong lòng của tác
giả và khát khao được sống, khát khao yêu đời.
Trên đây là mẫu bài văn nêu cảm nhận về Đây thôn Vỹ Dạ của Luật Minh Khuê muốn gửi tới bạn đọc.
Hy vọng đó là những thông tin hữu ích dành cho bạn. Chúc các bạn học tốt.