-
Thông tin
-
Quiz
Cảm nhận về khổ 2 Viếng Lăng Bác - Ngữ Văn 9
Cuộc đời thanh cao, giản dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài lớn, là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Mỗi tác phẩm viết về Người không chỉ xuất phát từ tình yêu nghệ thuật, lòng biết ơn mà còn là kết tinh của tình yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Cảm nhận về khổ 2 Viếng Lăng Bác - Ngữ Văn 9
Cuộc đời thanh cao, giản dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là đề tài lớn, là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Mỗi tác phẩm viết về Người không chỉ xuất phát từ tình yêu nghệ thuật, lòng biết ơn mà còn là kết tinh của tình yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ đề: Tài liệu chung Ngữ Văn 9 101 tài liệu
Môn: Ngữ Văn 9 830 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CẢM NHẬN VỀ KHỔ 2,3 VIẾNG LĂNG BÁC
Cuộc đời thanh cao, giản dị và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của chủ tịch Hồ Chí
Minh luôn là đề tài lớn, là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Mỗi tác phẩm viết
về Người không chỉ xuất phát từ tình yêu nghệ thuật, lòng biết ơn mà còn là kết
tinh của tình yêu lãnh tụ, yêu quê hương đất nước. Nhưng nổi bật hơn cả là bài thơ
Viếng Lăng Bác của Viễn Phương. Viễn Phương là nhà thơ gắn bó với cuộc sống
chiến đấu của bà con quê hương trong hai cuộc kháng chiến Pháp và chống Mỹ.
Thơ ông dung dị, cảm xúc sâu lắng. Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc
động sâu sắc của nhà thơ và của mọi người đối với Bác Hồ khi vào lăng.
Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương được viết vào tháng 4 năm
1976,trong dịp nhà thơ ra miền Bắc viếng lăng Bác. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân
cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt
ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như
đồng bào và chiến sĩ miền Nam, nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến
lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy.
Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.
Nếu như khổ đầu nhà thơ bộc lộ cảm xúc gần gũi, thân thương với cảnh vật bên
ngoài lăng, ấn tượng sâu sắc với hình ảnh hàng tre thì đến khổ 2 nhà thơ lại bộc lộ
cảm xúc của mình với dòng người vào lăng và bộc lộ lòng thành kính, chân thành,
tự hào và lòng biết ơn vô hạn của mình đối với Bác.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
Nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật điệp ngữ, hai hình ảnh mặt trời sóng đôi nhau
xuất hiện. “Mặt trời đi qua trên lăng” là mặt trời thật, là mặt trời của thiên nhiên,
vũ trụ ấm áp, rực rỡ chiếu sáng, mang lại nguồn sống cho muôn vật muôn loài trên
trái đất. Viễn Phương là đã kết hợp ẩn dụ với nghệ thuật nhân hóa. Mặt trời của tự
nhiên vốn đã đẹp, vốn đã rực rỡ chói lóa, ấy vậy mà vẫn phải ngưỡng mộ trước vẻ
đẹp tài năng và nhân cách của Hồ Chí Minh. “Mặt trời trong lăng” chính là 1 hình
ảnh ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Sở dĩ nhà thơ ví Bác như mặt trời là vì giữa Bác và mặt trời
có nhiều điểm tương đồng. Mặt trời đem lại nguồn sáng cho muôn loài, nếu không
có mặt trời thì sự sống cũng không tồn tại. Bác Hồ cũng vậy, Bác là người cha già
vĩ đại, cũng chính là người đem lại ánh sáng cho nền cách mạng VN, xua tan bóng
đêm nô lệ, mang lại cuộc sống tự do và hạnh phúc cho người dân. Và hơn cả mặt
trời không bao giờ biến mất trên trời xanh cũng như Bác sống mãi trong lòng nhân
dân. Với việc ví Bác như mặt trời, đặt Bác sống đôi với mặt trời là 1 sáng tạo độc
đáo trong cách thể hiện của nhà thơ. Viễn Phương vừa ca ngợi được sự vĩ đại của
Bác vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Người, lại vừa thể hiện được
lòng thành kính của nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ. Không chỉ có Viễn
Phương, Tố Hữu cũng có những vần thơ viết về Bác như thế:
“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng
Còn đế quốc là loài dơi hốt hoảng
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người”
Nếu như ở hai câu thơ trên nhà thơ mượn hình ảnh “mặt trời” để nói về sự vĩ
đại của Bác thì ở 2 câu thơ tiếp theo ông lại miêu tả dòng người vào thăm lăng Bác
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
Lời thơ được bắt đầu bằng trạng từ “ngày ngày’ qua đó diễn tả hoạt động lặp đi
lặp lại. Nó cho người đọc hình dung được cảnh tượng mõi ngày đều có những dòng
người vào lăng viếng Bác với nỗi xúc động nghẹn ngào và niềm nhớ thương vô
hạn. Ở 2 câu thơ này, nhà thơ tiếp tục sáng tạo thêm 1 hình ảnh ẩn dụ vô cùng đẹp
đẽ, đó là hình ảnh “tràng hoa”. Hình ảnh ấy gợi lên trong ta biết bao nhiêu liên
tưởng thú vị. nó khiến ta nghĩ đến những vòng hoa tươi thắm mà mỗi đoàn viếng
thăm dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân”- 79 năm cuộc đời của Bác. Tuy nhiên
không chỉ có thế, hình ảnh này còn là ẩn dụ cho những dòng người đang nối tiếp
nhau không dứt vào lăng viếng Bác. Trong đoàn người ấy, có thể có một người con
của thủ đô Hà Nội, 1 người từ vùng đất Nam Bộ xa xôi, 1 cụ già, 1 em nhỏ hay 1
du khách nước ngoài. Và trong đoàn người ấy chắc chắn không thể thiếu nhà thơ.
Ông mượn hình ảnh “tràng hoa” để miêu tả cảnh dòng người vào lăng viếng Bác.
Nhà thơ ví mỗi người như một đóa hoa, dòng người kết thành “tràng hoa”. Đó là
“tràng hoa” của lòng thương nhớ, tràng hoa tượng trưng cho những chiến công
thành tựu, cho những điều gì tốt đẹp nhất mà nhân dân muốn dâng lên tặng Bác. Ở
hai câu thơ này, nhịp thơ chậm, trải dài vừa diễn tả không khí thiêng liêng thầm
kín, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào Lăng. Nhà thơ đã giúp người
đọc cảm nhận được niềm kính yêu, sự ngưỡng mộ, biết ơn của cả dân tộc và cả
nhân loại đối với Bác. Và tình cảm ấy tiếp tục được thể hiện ở khổ 3: (Nếu như ở
2 khổ thơ đầu, Viễn Phương đã giúp người đọc cảm nhận được những nỗi
niềm xúc động, lòng thành kính và niềm biết ơn vô hạn của nhà thơ và nhân
dân VN đói với Bác, thì tình cảm ấy tiếp tục được thể hiện ở khổ thơ 3)
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
Chỉ với hai dòng thơ đơn giản ấy nhưng nhà thơ đã làm hiện hữu trước mắt
người đọc một khung cảnh và không khí trang nghiêm và yên tĩnh. Vào lăng viếng
Bác, Viễn Phương đã thực sự xúc động khi được chiêm ngưỡng di hài chủ tịch
HCM. Bác xuất hiện trong hình ảnh đã yên giấc, như một người đang dừng chân
nghỉ ngơi sau 1 chặng đường dài. Câu thơ “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên”
được nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh rằng ông không thừa nhận
là Bác đã ra đi mãi mãi, càng không muốn để người đọc cảm thấy đau lòng trước
sự thật này. Với Viễn Phương, sự ra đi của Bác thực sự chỉ là “giấc ngủ bình yên”
giữa một “vầng trăng sáng dịu hiền”. Hình ảnh “vầng trăng” gợi cho ta nhiều liên
tưởng. Hình ảnh ấy khiến ta nghĩ đến một cuộc dời giản dị, trong sáng và lối sống
thanh bạch của Người. Không chỉ thế, cũng từ hình ảnh ấy, ta còn có thể liên tưởng
đến những bài thơ tràn đầy ánh trăng của Bác. Đột nhiên những câu thơ được Bác
viết trong những ngày bị Chính quyền Tưởng Giới Thạch giam như vang lên trong lòng người đọc:
“ Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”
Trăng từng vượt mình vào nhà lao ngắm Bác, trăng cùng Bác bàn việc nước
việc quân, giờ đây trăng còn ru giấc ngàn thu cho Bác.
Đặc biệt hơn cả trong khổ thơ 3 đó là hình ảnh ẩn dụ “ trời xanh”. Đây là một
hình ảnh độc đáo và rất giàu ý nghĩa. Nhà thơ mượn hình ảnh “trời xanh” để nói
về sự bất tử của Người. Tố Hữu cũng từng có những vần thơ như vậy:
“Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa”
Như thế có nghĩa là không chỉ với Viễn Phương mà còn với nhiều nhà thơ
khác, với cả dân tộc thì Bác vẫn còn sống mãi mãi. Dù lí trí khẳng định như vậy
nhưng tình cảm xót thương không thể chấp nhận sự mất mác thực tế, trái tim nhà
thơ vẫn nhói đau khi nghĩ về Bác không còn nữa. “Nhói” là động từ diễn tả cảm
xúc trực tiếp, có nghĩa là đau đớn, quặn thắt đến tột độ. đây là nỗi đau không gì bù
đắp nỗi, đây không phải là nỗi đau riêng của nhà thơ mà là của nhân dân cả nước.
Nghĩ về sự ra đi của Bác, không ít người đã rơi lệ bởi đó là nỗi đau thương mất
mác quá lớn đối với dân tộc Vn. Có thể thấy rằng ở khổ thơ 3 đã diễn tả đầy đủ và
trọn vẹn nỗi niềm xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ khi được vào lăng Bác và sự
đau đớn xót xa khi Bác đã ra đi. Những cảm xúc ấy chính là minh chứng cho lòng
yêu mến và sự biết ơn vô hạn của nhà thơ đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN.
Chỉ với 2 khổ thơ ngắn 8 câu bằng thể thơ 8 chữ, ngôn ngữ bình dị, nhịp thơ
chậm rãi, giọng điệu trang trọng và cảm xúc thiết tha kết hợp nhiều hình ảnh ẩn dụ,
điệp ngữ, nhân hóa, Viễn Phương đã diễn tả trọn vẹn về cảm xúc chân thành, thành
kính và lòng biết ơn vô hạn của nhân dân đói với Bác Hồ kính yêu. Vậy nên, là thế
hệ trẻ, chúng ta nên tiếp bước, kế thừa và phát huy những bài học và phẩm chất
quý báu mà Bác đã để lại góp phần hoàn thiện bản thân và trở thành người có ích cho đất nước.
Xã hội ngày phát triển, nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tăng. Mạng
Facebook được tạo ra giúp mọi người dễ dàng kết nối. Tuy nhiên, ngỡ tưởng
Facebook mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích nhưng càng ngày nhiều người
sử dụng khiến cho Facebook mang nhiều tác hại xấu bởi hiện tượng nghiện
Facebook lại càng phổ biến.Facebook là mạng xã hội tiện ích do Mark Zuckerberg
sáng tạo ra ho phép mọi người kết nối với nhau mà không bị cản trở bởi khoảng
cách địa lý. Dù hai người ở hai đầu của địa cầu, chỉ cần có mạng Internet, họ có thể
sử dụng Facebook để liên lạc. Nghiện Facebook là hiện tượng người sử dụng luôn
chăm chăm vào mạng Facebook, không thể rời ra và cảm thấy thiếu thốn, không
thể sống được nếu thiếu Facebook. Facebook ngày càng phổ biến với những tiện
ích nhất định nên lượng người sử dụng gia tăng rất nhanh và cao. Theo như thống
kê, Việt Nam là nước có số lượng người sử dụng Facebook nhiều nhất, và thời gian
đăng nhập sử dụng lâu nhất đứng hàng đầu thế giới. Nghiện mạng xã hội khiến tuổi
trẻ tiêu tốn thời gian vô ích. Ngoài công việc phải làm hằng ngày, tuổi trẻ dành hết
thời gian còn lại vào mạng xã hội. Thậm chí, nhiều bạn trẻ còn tiêu phí cả thời gian
nghỉ ngơi, thời gian vui vẻ với gia đình, thời gian nâng cao năng lực bản thân vào mạng xã hội.