-
Thông tin
-
Quiz
Cảm nhận về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh | Bài thu hoạch Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết được một lần nữa hiểu thêm về con người Bác và hệ thống những tư tưởng đạo lý của Người. Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) 69 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Cảm nhận về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh | Bài thu hoạch Tư tưởng Hồ Chí Minh
Trước hết được một lần nữa hiểu thêm về con người Bác và hệ thống những tư tưởng đạo lý của Người. Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) 69 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:






Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
__________________________________ BÀI THU HOẠCH
MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Đề bài: Cảm nhận về môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh
Họ và tên: Nguyễn Linh Anh Mã sinh viên: 2251070006
Lớp: Truyền thông quốc tế K42
Lớp tín chỉ: TH01001_K42.10 Hà Nội – 2023
NHỮNG BÀI HỌC MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH MANG LẠI
1. Trước hết được một lần nữa hiểu thêm về con người Bác và hệ thống
những tư tưởng đạo lý của Người:
- Hồ Chí Minh - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách
mạng Việt Nam, được tổ chức UNESCO công nhận hai danh hiệu: Anh hùng
giải phóng dân tộc và danh nhân văn hóa thế giới. Hồ Chí Minh là một tấm
gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức. Ở Người, đạo đức đã đạt tới một
sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công và đời tư, giữa đạo đức
cách mạng và đạo đức đời thường. Chính vì thế, bất cứ người Việt Nam nào
cũng có thể tìm thấy những vấn đề đạo đức mà Hồ Chí Minh đặt ra rất gần gũi với mình.
- Suốt cả cuộc đời mình, Người luôn một lòng vì dân, vì nước, đấu tranh không
mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong kho tàng tri thức quý giá mà
Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta, điều có giá trị lớn nhất chính là tư tưởng của Người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo
và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta; đồng thời
là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
2. Học được nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chính là việc nghiên cứu và vận dụng hệ thống
các quan điểm của Hồ Chí Minh, bao gồm các tư tưởng chủ yếu như: giải
phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;
về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ
của nhân dân, xây dựng Nhà nước của dân do dân và vì dân; về quốc phòng
toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế văn hóa,
không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức
Cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ
Cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ,
đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân; …
- Học tập tư tưởng Hồ Chí Minh chúng ta phải nắm bắt được yếu tố cốt lõi trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, đó là: tư tưởng về độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa
xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội nhằm giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh mang ý nghĩa hết sức to lớn: trang bị hệ
thống quan điểm và phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, nâng cao thêm lòng
yêu nước, tinh thần phục vụ nhân dân, đạo đức cách mạng cả mỗi người, để
làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh thực sự trở thành nền
tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta.
3. Ý nghĩa của môn học đối với sinh viên:
- Trong huấn thị gửi Đại hội Hội Liên hiệp Sinh viên Việt Nam lần thứ II, Người
viết: “Thanh niên bây giờ là một thế hệ vẻ vang, vì vậy, cho nên phải tự giác, tự
nguyện mà tự động cải tạo tư tưởng của mình để xứng đáng với nhiệm vụ của
mình. Tức là thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một
anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những
không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức
mà không có tài ví như ông bụt không làm hại gì nhưng cũng không lợi gì cho loài người.”
- Điều này cho thấy Người luôn quan tâm đến thanh niên – những người chủ
tương lai của đất nước. Là sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, không
chỉ là những người chủ tương lai của đất nước, mà còn là lực lượng nòng cốt
xây dựng và phát triển cơ quan ngôn luận của nước nhà, chúng ta cần phải luôn
quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng của mỗi sinh viên Báo chí ngay từ trong ghế nhà trường.
- Rèn luyện TÀI: Tự giác trau dồi kiến thức pháp luật, tận dụng triệt để những
điều kiện mà xã hội đang tạo ra, không để làm phí hoài tuổi trẻ. Học phải có lý
tưởng, phải trả lời được hai câu hỏi của người “Học để làm gì? Học để phục vụ
ai?”. Mặt khác, phải thường xuyên tham khảo nhiều phương pháp học trong và
ngoài nước để tìm hiểu, đóng góp cho nước nhà.
- Rèn luyện ĐỨC: Ngành chính trị, báo chí ngôn luận, truyền thông là chuyên
ngành xương sống của quốc gia hiện nay nhưng cũng vô cùng nhạy cảm cả
trong nghề lẫn trong chính trị. Sinh viên phải tự nhắc nhở đạo đức nghề nghiệp,
đạo đức với quốc gia dân tộc. Kết hợp với Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh, hội sinh viên, thường xuyên tổ chức tham gia các buổi học về tư tưởng
chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh; cùng nhau thảo luận vai trò của sinh viên và
để thấm nhuần hơn nữa tư tưởng Hồ Chí Minh trong thế kỉ mới.
- Kế thừa tư tưởng đó của chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên Việt Nam nói chung
và sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng trong thời đại mới
đang ra sức học tập, để đưa nước nhà “sánh vai cùng các cường quốc năm châu”. -
4. Bài học tâm đắc nhất bản thân tự đúc kết được qua môn học
- Một trong những bài học quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn đối với nước ta
hiện nay là tư tưởng của Người về Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
- Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, những phẩm chất đạo đức được
Người nêu ra là phù hợp với từng đối tượng, có khi Người nhấn mạnh phẩm
chất này hay phẩm chất khác là nhằm đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ cách
mạng Việt Nam ở từng giai đoạn nhất định. Từ đó Người đã khái quát thành
những phẩm chất chung, cơ bản nhất của con người Việt Nam trong thời đại
mới là: trung với nước, hiếu với dân; yêu thương con người; Cần, Kiệm, Liêm,
Chính, Chí công vô tư; tinh thần quốc tế trong sáng. Trong những phẩm chất đó
thì phẩm chất Cần, Kiệm, Liêm, Chính được Người đề cập nhiều nhất bởi
phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa
lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong đời công
cũng như trong đời tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác.
- Cần, Kiệm, Liêm, là gốc rễ của Chính. Nhưng một cây cần có gốc rễ, lại cần có
ngành, lá, hoa, quả, mới là hoàn toàn. Một người phải Cần, Kiệm, Liêm nhưng
còn phải Chính mới là người hoàn toàn.
- Hồ Chí Minh viết: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là
vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay vẫn được mọi người yêu
mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá
nhân”. Người cũng phân biệt lợi ích cá nhân và chủ nghĩa cá nhân. - Liên hệ bản thân:
+ Trước hết, mỗi sinh viên phải thấm nhuần giá trị đạo đức tấm Hồ Chí Minh.
Điều này không chỉ dừng ở việc chi đọc lý thuyết suông mà cần phải bằng hành
động thực tế chứng minh. Việc học tập Bác không ở đâu xa mà thể hiện ở ngày
những hành động cụ thể, những việc tốt trong cuộc sống: như sinh viên trước
khi tan học thì tắt điện, giữ vệ sinh, bảo vệ của công, không đi học muộn, chăm
chỉ học tập, không gian lận trong thi cử, nói không với các tệ nạn xã hội... Như
thế thì sinh viên sẽ dễ hình dung mình cần phải làm gì và như thế nào, và chắc
chắn phong trào sẽ đi vào chiều sâu và có hiệu quả hơn. Đồng thời, mỗi người
khi đã rèn cho mình lối sống đạo đức, thì mình thử soi xem đã làm được bao
nhiêu phần trăm, tự đánh giá, từ đó giúp đỡ những người xung quanh, những
người còn chưa làm tốt.
+ Là sinh viên chúng ta phải thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm, chính”
nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới.
+ "Cần, kiệm, liêm, chính" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ
"đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển
phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của
đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về “cần, kiệm, liêm,
chính”. Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính
o Cần: là sinh viên của một trưởng đại học thì nhiệm vụ của một người sinh
viên là tích cực học tập nâng cao trình độ bản thân để sau này ra trường
trang bị được những kiến thức phục vụ cho bản thân và xã hội. Không phải
học để đối phó, học để lấy điểm mà cái chủ yếu là lấy kiến thức cho mình,
không được nhìn bài, không hiểu thì phải hỏi không giỏi thì phải học. Sinh
viên là thế hệ trẻ, thế hệ của đất nước cũng phải cần cù, như Bác đã nói”
cần cù bù thông minh” nếu không cần củ thì là một con người lười nhác,
không làm được việc gì.
o Kiệm: cần phải tiết kiệm tránh chi tiêu hoang phí, dành thời gian rảnh rỗi để
làm những việc có ích hơn như: đi làm thêm làm tình nguyện, thể dục thể
thao, tìm kiếm thông tin để tăng hiểu biết hơn... Không để lãng phí thời gian
với những công việc vô bổ.
o Liêm: là một đức tính tốt của con người cũng như trong xã hội hiện nay,
đức tính này thể hiện một con người có tính cách liêm chính từ đó như sinh
viên chúng ta cần phải rèn luyện đức tính này để sau này phục vụ cho đất
nước cũng như bản thân: khi mà trong môi trường học đường hiện nay phục
vụ cho việc đào tạo con người mới, con người của xã hội hiện đại vật chất
quyết định đến tính cách mỗi con người. liêm chính, hay liêm khiết đã được
bác nhắc đến đặc biệt với những cán bộ đảng viên thi đức tính liêm thể hiện
được một đất nước giàu mạnh. Là sinh viên thì chúng ta không nên nịnh hót
ưa nịnh cũng như quá tự kiêu dẫn đến mọi người xem thường đó là việc
chúng ta không nên làm, việc cần làm là sống một cách giản dị nhưng
không thể thiếu những thủ quan trọng khác.
o Chính: là bản thân thì cần phải làm là tôn trọng người khác không xem
thường những người dưới những người kém may mắn mà cần phải giúp đỡ
họ hơn nữa, mặt khác cũng nịnh hót để được lợi từ việc này. Hãy sống với
đúng khả năng của mình từ việc rèn luyện học tập không ngừng trau dồi đạo
đức kiến thức thực tế hơn làm cho mỗi sinh viên là một công dân tốt của xã hội
- Rất nhiều bạn sinh viên đang có hoàn cảnh khó khăn, chúng ta có thể tìm hiểu
và giúp đỡ nhau qua các hành động cụ thể: quyên góp ủng hộ bạn, giới thiệu
việc làm thêm... Rất nhiều cảnh đời xung quanh chúng ta cần được cảm thông
và chia sẻ: những em bé mồ côi, người khuyết tật, người già neo đơn... Sự giúp
đỡ của chúng ta đối với họ không chỉ có ý nghĩa về mặt vật chất mà quan trọng
hơn là động viên họ về mặt tinh thần, để họ có thêm nghị lực và tình yêu vào
cuộc sống. Chiến dịch Mùa hè xanh, Sinh viên tình nguyện,... chúng ta đã,
đang và sẽ làm tốt hơn nữa. Hay, học tập tốt cũng chính là nhiệm vụ của sinh
viên như lời dạy của Bác Hồ.
- Học tập đạo đức của Bác Hồ, chúng ta còn có thể học tập qua chính những tấm
gương thầy cô, bè bạn xung quanh. Và hãy để việc học tập đó đi vào chính
cuộc sống hàng ngày của thanh niên, sinh viên, chứ không phải là những hoạt
động có tính chất phong trào. Bởi học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh là để giúp chúng ta sống tốt hơn, đẹp hơn. 5. Kết luận
- Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cách mạng, đối với Đảng ta, đối với mỗi
công dân về nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, về
đảng viên đi trước, làng nước theo sau... là không bao giờ cũ. Nếu có cái gì gọi
là cũ thì đó chính là nhận thức của chúng ta về các lời dạy của Bác không đến
nơi, đến chốn, không thật đầy đủ và nhuần nhuyễn, nhất là chúng ta nói mà
không đi đôi với làm, hoặc nói nhiều làm ít, khiến cho đời sống văn hóa trong
Đảng, nhất là đời sống về đạo đức, có những biểu hiện suy thoái nghiêm trọng.
- Với những ý nghĩa hết sức to lớn như trên, tại Đại hội đại biểu Toàn quốc lần
thứ VII (tháng 6/ 1991), Đảng đã trân trọng ghi vào Cương lĩnh và Điều lệ của
mình: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền
tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Và từ đó tới nay, tư tưởng Hồ Chí
Minh luôn là ngọn đèn soi sáng cho con đường của chúng ta, là vũ khí lý luận
có giá trị khoa học sâu sắc và có ý nghĩa thực tiễn to lớn; là tư tưởng chỉ đạo, là
kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân ta, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay và mai
sau, nhất là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.