Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa hay nhất | Ngữ văn 9

a. Mở bài. • Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa; • Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động, tuổi còn trẻ nhưng đã hi sinh vì sự nghiệp cống hiến thầm lặng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Chủ đề:
Môn:

Ngữ Văn 9 0.9 K tài liệu

Thông tin:
3 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa hay nhất | Ngữ văn 9

a. Mở bài. • Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa; • Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động, tuổi còn trẻ nhưng đã hi sinh vì sự nghiệp cống hiến thầm lặng. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

89 45 lượt tải Tải xuống
Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa hay nhất
Anh thanh niên mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, nh thần trách nhiệm với công việc. Đây
là hình tượng rất đẹp trong văn học, và để cảm nhận về nhân vật này, cùng Luật Minh Khuê tham khảo
bài viết sau đây.
Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa
a. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lng lẽ Sa Pa
Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện êu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao
động, tuổi còn trẻ nhưng đã hi sinh vì sự nghiệp cống hiến thầm lặng.
b. Thân bài
b1. Khái quát công việc của anh thanh niên:
- Nghề nghiệp: kỹ sư khí tượng thủy văn
- Địa điểm: trên đỉnh “trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m”.
- Nhiệm vụ của anh thanh niên: đo gió, đo mưa, đo nắng, nh mây, đo chấn động mặt đất, dự báo
trước thời ết hằng ngày để phc vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
- Tầng trách nhiệm: Công việc của anh thanh niên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và tác động trực ếp
tới mọi hoạt động trong đời sống của con người.
b2. Tính chất công việc: một công việc đầy gian khổ, thách thức.
Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, phải chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng
đồng.
Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào bốn mốc thời gian là bốn giờ sáng, mười một giờ
trưa, bảy giờ tối và một giờ sáng.
Anh làm việc trong điều kiện thời ết khắc nghiệt
b3. Thái độ của anh với công việc:
Anh vui vẻ, h hởi khi chia sẻ về công việc của mình. Anh kể rất chi ết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
Anh vẫn luôn cần mẫn, chăm chỉ, đu đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình dù ở bất cứ hoàn
cảnh nào.
Cảm nhận: Anh thanh niên là một người say mê công việc, đam mê lao động; mang nh thần trách
nhiệm cao, có lí tưởng sống cao đẹp và nh thần vượt khó, sẵn sàng đương đầu để ợt qua thử
thách. Chính anh đã trả lời cho câu hỏi “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.
b4. Đặc sắc thủ pháp nghệ thuật
Sử dụng đối thoại, để nhân vật tự kể về công việc của mình một cách tỉ mỉ, chân thực, khiến
người đọc dễ hình dung.
Các biện pháp nhân hóa, so sánh được dùng rất sinh động và sáng tạo.
c. Kết Bài
Anh thanh niên là tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo về nh thần yêu lao động, sẵn sàng cống hiến.
2. Bài mẫu cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị về
cuộc sống của người dân trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong câu chuyện
của mình, tác giả đã bộc lộ vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên đi làm nhiệm vụ trên núi cao và khát
vọng sống, khát vọng cống hiến cho đời của anh.
Với chất liệu văn chương mềm mi, trữ nh và sâu lắng, những trang viết mộc mạc, chân chất của
Nguyễn Thành Long đã làm trái m người đọc thổn thức, xao xuyến. Hình ảnh anh thanh niên được
khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có được cái nhìn mới mẻ và khách quan hơn về
những người lao động đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho quê hương đất nước. Anh thanh niên
không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi đơn giản là “anh thanh niên, có lẽ cũng chính là dụng ý nghệ thuật
của nhà văn.
Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một hình tượng đẹp về tui
trẻ lao động trong văn học Việt Nam. Nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc sự yêu
mến và khâm phục sâu sắc. Làm sao mà không yêu và ngưỡng mộ một con người cởi mở, thân thiện,
ngăn nắp… và hơn hết là tâm huyết, yêu nghề và có trách nhiệm với công việc của mình.
Anh thanh niên hiện lên qua phần đầu câu chuyện của người lái xe với ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ.
Anh là chàng trai trẻ hai mươi bảy, một mình làm công tác khí tượng, địa vật lý trên đỉnh Yên Sơn cao
hơn hai nghìn mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh với độc giả chính là câu
chuyện "thèm người" của anh chàng được coi là "cô độc nhất thế gian". Không phải vì “sợ người” mà
anh đến đây làm việc, mà ngược lại, có lần anh đã chặt một gốc cây ngáng ngàn đường không cho xe
đi để gặp người cốt chỉ "nhìn trông" và "nói chuyện một hồi”.
Từ ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên với tư cách là một người làm công tác
khí tượng thủy văn, đo gió, đo mây. Hơn hết, anh là người yêu nghề, tâm huyết với nghề, không ngi
khó khăn để thực hiện công việc được giao. Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “ sống một
mình trên đnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo. Với vài chi ết này,
chúng ta có thể ởng tượng ra cuộc sống buồn tẻ và nhàm chán của anh. Một con người còn tràn đầy
sức trẻ, nhưng sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi cả tui thanh xuân của mình để mang lại ấm no,
hạnh phúc cho người khác. Chi ết người tài xế gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng khá đúng
với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự điềm nh và yên bình trong công việc là thái độ đim
nh, nhiệt nh và yêu công việc sâu sắc. Đây là phẩm chất đáng quý của chàng trai trẻ trong mắt mọi
người.
Anh tâm sự với mọi người: “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết
mất”. Qua chi ết này, anh thanh niên hiện lên với đc nh đáng trân trọng, anh không ngại khó khăn
thử thách, luôn dấn thân vào công việc khó khăn dù biết rằng không có nhiều bình yên. Bởi với anh
thanh niên, đó chính là lẽ sống. Anh ấy m thấy thú vui của riêng mình trong những trang sách. Có lẽ
đó là điều mà rất nhiều bạn trẻ cần học hỏi. Không chùn bước, luôn ngẩng cao đầu và đam mê với
công việc.
Khi sống một mình quá lâu, con người thường rơi vào nh trạng cô đơn tột độ, sống thu mình, ngi
giao ếp với mọi người. Trái lại, anh thanh niên lại rất khát “hơi người”. Chính đức nh này đã tạo
nên sự hiếu khách muốn chia sẻ, sự nhiệt nh mỗi khi ai đó đến chơi ở đây. Tấm lòng này đã để lại
trong lòng người họa sĩ, người kỹ sư trẻ nhiều nh cm đặc biệt. Anh hào hứng kể lại cuộc sống của
mình, của đồng nghiệp, vẻ đẹp của sự yên bình của Sa Pa.
Theo lời kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên cũng là một người rất khiêm tốn. Dù công việc vất
vả, khó khăn nhưng anh không bao giờ than phiền hay tự kiêu. Anh luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé
trước người khác, nhất là khi họa sĩ mời anh vẽ chân dung, anh nói "bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ gii
thiệu cho bác một người xứng đáng hơn". Đó là nh thần học tập rất đáng quý cho thế hệ trẻ. Kết
thúc cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, anh thanh niên lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ và tặng những gói trà cho
người họa sĩ già. Tất cả những cchỉ ân cần y đều khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
bởi tấm lòng hiếu khách, sẵn sàng trao đi chẳng màng lợi ích cá nhân của anh. Trong xã hội mà thói vị
kỷ lên ngôi, những đức nh ấy của anh, cả trong đời sống lẫn công việc, thật khiến người ta phải nể
phục và ngm lại bản thân.
Như vậy, với cốt truyện ngọt ngào, xúc động, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng
người đọc niềm xúc động về hình ảnh người "chiến sĩ thi đua trong lao động" âm thầm hi sinh nơi
vắng vẻ cô độc, cống hiến cho tổ quốc. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng và nh cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh
của anh thanh niên với nh thần luôn ch cực trong công việc đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm
nay ếp tục noi gương để nối ếp bước chân dũng cảm, cao đẹp và nh thần lao động hăng say quên
mình của cha anh ngày trước.
| 1/3

Preview text:

Cảm nhận về nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa hay nhất
Anh thanh niên mang trong mình những phẩm chất tốt đẹp, tinh thần trách nhiệm với công việc. Đây
là hình tượng rất đẹp trong văn học, và để cảm nhận về nhân vật này, cùng Luật Minh Khuê tham khảo bài viết sau đây.

Mục lục bài viết
1. Dàn ý cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa a. Mở bài
Giới thiệu khái quát tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
Khái quát về nhân vật anh thanh niên: đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao
động, tuổi còn trẻ nhưng đã hi sinh vì sự nghiệp cống hiến thầm lặng. b. Thân bài
b1. Khái quát công việc của anh thanh niên:
- Nghề nghiệp: kỹ sư khí tượng thủy văn
- Địa điểm: trên đỉnh “trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m”.
- Nhiệm vụ của anh thanh niên: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự báo
trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.

- Tầng trách nhiệm: Công việc của anh thanh niên rất quan trọng vì nó ảnh hưởng và tác động trực tiếp
tới mọi hoạt động trong đời sống của con người.

b2. Tính chất công việc: một công việc đầy gian khổ, thách thức.
Làm việc một mình trên đỉnh núi cao, phải chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào bốn mốc thời gian là bốn giờ sáng, mười một giờ
trưa, bảy giờ tối và một giờ sáng.
Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
b3. Thái độ của anh với công việc:
Anh vui vẻ, hồ hởi khi chia sẻ về công việc của mình. Anh kể rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
Anh vẫn luôn cần mẫn, chăm chỉ, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào.
Cảm nhận: Anh thanh niên là một người say mê công việc, đam mê lao động; mang tinh thần trách
nhiệm cao, có lí tưởng sống cao đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng đương đầu để vượt qua thử
thách. Chính anh đã trả lời cho câu hỏi “Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai?”.

b4. Đặc sắc thủ pháp nghệ thuật
Sử dụng đối thoại, để nhân vật tự kể về công việc của mình một cách tỉ mỉ, chân thực, khiến
người đọc dễ hình dung.
Các biện pháp nhân hóa, so sánh được dùng rất sinh động và sáng tạo. c. Kết Bài
Anh thanh niên là tấm gương sáng cho lớp trẻ noi theo về tinh thần yêu lao động, sẵn sàng cống hiến.
2. Bài mẫu cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sapa
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một câu chuyện đẹp, nhẹ nhàng và bình dị về
cuộc sống của người dân trong thời kỳ xây dựng đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Trong câu chuyện
của mình, tác giả đã bộc lộ vẻ đẹp hiếm có của anh thanh niên đi làm nhiệm vụ trên núi cao và khát
vọng sống, khát vọng cống hiến cho đời của anh.

Với chất liệu văn chương mềm mại, trữ tình và sâu lắng, những trang viết mộc mạc, chân chất của
Nguyễn Thành Long đã làm trái tim người đọc thổn thức, xao xuyến. Hình ảnh anh thanh niên được
khắc họa đậm nét trong từng trang viết. Người đọc có được cái nhìn mới mẻ và khách quan hơn về
những người lao động đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho quê hương đất nước. Anh thanh niên
không có tên cụ thể, tác giả chỉ gọi đơn giản là “anh thanh niên”, có lẽ cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn.

Anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long là một hình tượng đẹp về tuổi
trẻ lao động trong văn học Việt Nam. Nhân vật anh thanh niên đã để lại trong lòng người đọc sự yêu
mến và khâm phục sâu sắc. Làm sao mà không yêu và ngưỡng mộ một con người cởi mở, thân thiện,
ngăn nắp… và hơn hết là tâm huyết, yêu nghề và có trách nhiệm với công việc của mình.

Anh thanh niên hiện lên qua phần đầu câu chuyện của người lái xe với ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ.
Anh là chàng trai trẻ hai mươi bảy, một mình làm công tác khí tượng, địa vật lý trên đỉnh Yên Sơn cao
hơn hai nghìn mét so với mực nước biển. Tuy nhiên, điều gây ấn tượng mạnh với độc giả chính là câu
chuyện "thèm người" của anh chàng được coi là "cô độc nhất thế gian". Không phải vì “sợ người” mà
anh đến đây làm việc, mà ngược lại, có lần anh đã chặt một gốc cây ngáng ngàn đường không cho xe
đi để gặp người cốt chỉ "nhìn trông" và "nói chuyện một hồi”.

Từ ngòi bút của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên hiện lên với tư cách là một người làm công tác
khí tượng thủy văn, đo gió, đo mây. Hơn hết, anh là người yêu nghề, tâm huyết với nghề, không ngại
khó khăn để thực hiện công việc được giao. Cuộc sống của anh vốn bình lặng và giản dị, “ sống một
mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m, bốn bề chỉ có cây cỏ và mây mù lạnh lẽo”. Với vài chi tiết này,
chúng ta có thể tưởng tượng ra cuộc sống buồn tẻ và nhàm chán của anh. Một con người còn tràn đầy
sức trẻ, nhưng sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng đánh đổi cả tuổi thanh xuân của mình để mang lại ấm no,
hạnh phúc cho người khác. Chi tiết người tài xế gọi anh là “người cô độc nhất thế gian” cũng khá đúng

với cuộc sống hiện tại của anh. Đối lập với sự điềm tĩnh và yên bình trong công việc là thái độ điềm
tĩnh, nhiệt tình và yêu công việc sâu sắc. Đây là phẩm chất đáng quý của chàng trai trẻ trong mắt mọi người.

Anh tâm sự với mọi người: “ Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết
mất”. Qua chi tiết này, anh thanh niên hiện lên với đức tính đáng trân trọng, anh không ngại khó khăn
thử thách, luôn dấn thân vào công việc khó khăn dù biết rằng không có nhiều bình yên. Bởi với anh
thanh niên, đó chính là lẽ sống. Anh ấy tìm thấy thú vui của riêng mình trong những trang sách. Có lẽ
đó là điều mà rất nhiều bạn trẻ cần học hỏi. Không chùn bước, luôn ngẩng cao đầu và đam mê với công việc.

Khi sống một mình quá lâu, con người thường rơi vào tình trạng cô đơn tột độ, sống thu mình, ngại
giao tiếp với mọi người. Trái lại, anh thanh niên lại rất khát “hơi người”. Chính đức tính này đã tạo
nên sự hiếu khách muốn chia sẻ, sự nhiệt tình mỗi khi ai đó đến chơi ở đây. Tấm lòng này đã để lại
trong lòng người họa sĩ, người kỹ sư trẻ nhiều tình cảm đặc biệt. Anh hào hứng kể lại cuộc sống của
mình, của đồng nghiệp, vẻ đẹp của sự yên bình của Sa Pa.

Theo lời kể của Nguyễn Thành Long, anh thanh niên cũng là một người rất khiêm tốn. Dù công việc vất
vả, khó khăn nhưng anh không bao giờ than phiền hay tự kiêu. Anh luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé
trước người khác, nhất là khi họa sĩ mời anh vẽ chân dung, anh nói "bác đừng vẽ cháu, cháu sẽ giới
thiệu cho bác một người xứng đáng hơn". Đó là tinh thần học tập rất đáng quý cho thế hệ trẻ. Kết
thúc cuộc gặp gỡ ngắn ngủi, anh thanh niên lặng lẽ tặng hoa cho cô kỹ sư trẻ và tặng những gói trà cho
người họa sĩ già. Tất cả những cử chỉ ân cần ấy đều khiến người khác phải khâm phục và ngưỡng mộ
bởi tấm lòng hiếu khách, sẵn sàng trao đi chẳng màng lợi ích cá nhân của anh. Trong xã hội mà thói vị
kỷ lên ngôi, những đức tính ấy của anh, cả trong đời sống lẫn công việc, thật khiến người ta phải nể
phục và ngẫm lại bản thân.

Như vậy, với cốt truyện ngọt ngào, xúc động, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long đã gieo vào lòng
người đọc niềm xúc động về hình ảnh người "chiến sĩ thi đua trong lao động" âm thầm hi sinh nơi
vắng vẻ cô độc, cống hiến cho tổ quốc. Nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa" của
Nguyễn Thành Long đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng và tình cảm thật tốt đẹp. Hình ảnh
của anh thanh niên với tinh thần luôn tích cực trong công việc đã và đang động viên thế hệ trẻ hôm
nay tiếp tục noi gương để nối tiếp bước chân dũng cảm, cao đẹp và tinh thần lao động hăng say quên
mình của cha anh ngày trước.