Cảng hàng không sân bay - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Cảng hàng không sân bay - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
CHƯƠNG 4: CẢNG HÀNG KHÔNG SÂN BAY
1.Khái quát về cảng hàng không, sân bay
1.1.Khái niệm cảng hàng không, sân bay
Là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công
trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không
Như vậy cảng hàng không là một khái niệm rộng hơn sân bay. Khái
niệm cảng hàng không có thể hiểu dưới 3 khía cạnh: 1) Về mặt địa lý,
cảng hàng không là phần mặt đất, mặt nước (bao gồm cả các công trình
kiến trúc, các trang thiết bị kỹ thuật); 2) Về công năng, cảng hàng không
là nơi diễn ra việc chuyển đổi từ một hình thức giao thông đường không
sang các hình thức giao thông khác và ngược lại (là cửa khẩu quốc gia
đối với các cảng hàng không quốc tế); 3) Về bản chất kinh tế, cảng hàng
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
không là một tổ hợp kinh tế - kỹ thuật các dịch vụ liên quan đến hàng không và phi hàng không.
Sân bay là khu vực xác định được xây dựng để bảo đảm cho tàu bay
cất cánh, hạ cánh và di chuyển
Như vậy, sân bay là một phần của cảng hàng không. Cảng hàng
không không chỉ hoạt động để phục vụ cho việc vận chuyển hành khách
của tàu bay mà còn thực hiện các hoạt động vận tải hàng không khác.
Trong các sân bay dân dụng nói chung có sân bay chuyên dụng và
sân bay dùng chung dân dụng lẫn quân sự. Sân bay chuyên dụng là sân
bay chỉ phục vụ mục đích khai thác hàng không chung hoặc mục đích
vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu phẩm, bưu kiện, thư mà
không phải vận chuyển công cộng. Trong khi đó, sân bay dùng chung
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
dân dụng và quân sự là sân bay phục vụ cho cả hoạt động dân dụng và
quân sự. Sân bay dùng chung dân dụng và quân sự bao gồm các khu vực: a)
Khu vực sử dụng riêng cho hoạt động quân sự b)
Khu vực sử dụng cho hoạt động dân dụng c)
Khu vực sử dụng chung cho hoạt động dân dụng và quân sự
Cảng hàng không, sân bay có một vai trò quan trọng trong ngành
HKDD. Nó đảm bảo hạ tầng khai thác tại các điểm đi và điểm đến cho
hoạt động vận tải hàng không cũng như hoạt động hàng không chung.
Máy bay chỉ có thể bay từ điểm này đến điểm khách khi có cảng hàng
không, sân bay ở những điểm đó. Tương tự hành khách hay khách hàng
muốn đi hay vận chuyển hàng hóa từ điểm này đến điểm khác khi ở đó
có cảng hàng không, sân bay.
Cảng hàng không, sân bay có khu vực lân cận để bảo đảm an toàn
cho hoạt động hàng không dân dụng và dân cư trong khu vực đó. Theo
quy định hiện hành ở Việt nam Cảng hàng không, sân bay phải được
đăng ký vào Sổ đăng bạ cảng hàng không, sân bay. Cảng hàng không,
sân bay chỉ được khai thác sau khi Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy
chứng nhận khai thác cảng hàng không, sân bay.
1.2 Phân loại cảng hàng không sân bay
Bao gồm 2 loại cảng hàng không:
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
- Cảng hàng không quốc tế: Cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển
quốc tế và vận chuyển nội địa;
- Cảng hàng không nội địa: Cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển nội địa.
Nếu phân loại theo tiêu chí mục đích hoạt động, có thể phân loại sân bay thành 2 loại:
+ Sân bay quân sự: Là sân bay phục vụ cho các hoạt động vận chuyển quân sự;
+ Sân bay dân sự: Là sân bay phục vụ cho các hoạt động vận chuyển dân sự;
- Nếu phân loại theo tiêu chí phạm vi hoạt động, có thể phân loại sân bay thành 2 loại:
+ Sân bay nội địa: Sân bay phục vụ cho hoạt động vận chuyển nội địa;
+ Sân bay quốc tế: Sân bay phục vụ cho hoạt động vận chuyển nội địa và quốc tế;
1.3 Các công trình cơ bản và đầu tư cảng hàng không
Các công trình cơ bản trong Cảng hàng không gồm: Sân bay, nhà ga
và trang bị, thiết bị, công trình cần thiết khác.
1 Thông thường một sân bay gồm có đường cất hạ cánh (đường
băng cho tàu bay cất hạ cánh), đường lăn dẫn để dẫn máy bay từ đường
băng vào sân đậu hoặc nhà ga và ngược lại, sân đỗ để đỗ tàu bay, đài
kiểm soát không lưu và các công trình, khu phụ trợ khác của sân bay. 2)
Nhà ga hàng không là khu vực cung cấp dịch vụ hàng không
để làm thủ tục cho hành khách, hành lý, hàng hóa. Có những nhà ga
hành khách, nhà ga hàng hóa và nhà ga dùng chung cho cả hành khách
và hàng hóa. Một nhà ga hành khách thông thường sẽ có khu vực làm
thủ tục đi (check-in), đến (check-out), phòng chờ, khu nhận hành lý, nhà
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
hàng ăn uống, bán hàng lưu niệm, khu vực vệ sinh và các khu vực công cộng khác
3)Trong cảng hàng không còn có các trang thiết bị khai thác tàu bay,
vận chuyển hành khách, hành lý từ nhà ga đến tàu bay và ngược lại, và
các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy cũng như các trang thiết bị cần
thiết khác để đảm bảo an toàn và an ninh hàng không. Một số cảng hàng
không lớn còn còn có các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động
bay; cơ sở cung cấp dịch vụ kỹ thuật mặt đất; khu suất ăn hàng không;
khu dịch vụ bảo dưỡng tàu bay; cơ sở an ninh hàng không; khu xăng dầu
hàng không, trụ sở các cơ quan quản lý nhà nước hoạt động thường
xuyên tại cảng hàng không, sân bay, nhà hàng và các công trình cung cấp dịch vụ khác
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
1.4 Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không sân bay
Các dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay bao gồm:
1) Dịch vụ khai thác nhà ga hành khách: Phòng chờ, dịch vụ ăn
uống, giải trí, bán hàng miễn thuế, lưu niệm, dịch vụ đưa đón hành
khách từ nhà ga lên máy bay và ngược lại…
2) Dịch vụ khai thác nhà ga, kho hàng hoá: Chất xếp, lưu kho, bến
bãi, đóng gói, vận chuyển hàng hóa trong nhà ga, sân bay…
3) Dịch vụ khai thác khu bay: Đánh tín hiệu máy bay, lái xe kéo, xe
đẩy và xe hướng dẫn tàu bay tại sân đậu ra điểm cất cánh và ngược lại.
4) Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay tại cảng hàng không, sân bay:
Điều hành tàu bay cất cánh, hạ cánh và các dịch vụ thông tin, dẫn
đường, giám sát… tàu bay tại cảng hàng không, sân bay.
5) Dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không: Soi, chiếu anh ninh cho
hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện, kiểm tra tàu bay…
6) Dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất: Thủ tục check-in,
check-out, vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa từ nhà ga ra máy
bay và ngược lại, và các dịch vụ kỹ thuật mặt đất cho tàu bay như vệ
sinh, nạp điện, thổi khí lạnh…
7) Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay: Bảo dưỡng, kiểm
tra trước và sau chuyến bay…
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
8) Dịch vụ kỹ thuật, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị hàng không:
Các phương tiện vận chuyển mặt đất, thiết bị tại nhà ga hàng không,
thiết bị đảm bảo hoạt động bay…
9) Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không: đồ ăn, uống cho hành
khách, tổ lái… trên các chuyến bay
10) Dịch vụ cung cấp xăng dầu hàng không và các dịch vụ hàng
không khác tại cảng hàng không, sân bay.
2. Khai thác cảng hàng không sân bay 2.1.Khái quát
Khai thác cảng hàng không, sân bay là các tổ chức, cá nhân kinh
doanh tại cảng hàng không, sân bay và được chia thành 3 loại:
1) Doanh nghiệp cảng hàng không;
2) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không;
3) Tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh tại cảng hàng không, sân bay có trách
nhiệm thực hiện các quy định về an toàn hàng không, an ninh hàng
không, đồng thời chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho Cảng vụ hàng
không kiểm tra các hoạt động khai thác và cung cấp dịch vụ.
2.2. Doanh nghiệp cảng hàng không
Doanh nghiệp cảng hàng không là doanh nghiệp kinh doanh có điều
kiện, được tổ chức khai thác cảng hàng không, sân bay. Hiện nay vốn
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
pháp định đối với doanh nghiệp cảng hàng không là 100 tỷ đồng Việt
Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế và 30 tỷ đồng Việt
Nam nếu kinh doanh tại cảng hàng không nội địa. Doanh nghiệp được
Bộ Giao thông vận tải cấp Giấy phép kinh doanh cảng hàng không khi
đáp ứng các điều kiện sau đây: 1)
Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 2)
Có tổ chức bộ máy và nhân viên được cấp giấy phép, chứng
chỉ phù hợp, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, khai thác cảng hàng không, sân bay 3)
Đáp ứng điều kiện về vốn pháp định 4)
Có phương án về trang bị, thiết bị và các điều kiện cần thiết
khác để bảo đảm an toàn hàng không, an ninh hàng không.
Doanh nghiệp cảng hàng không có các quyền và nghĩa vụ sau: 1)
Quản lý, tổ chức khai thác kết cấu hạ tầng, trang bị, thiết bị
của cảng hàng không, sân bay. 2)
Lập kế hoạch đầu tư phát triển, cải tạo, mở rộng cảng hàng
không, sân bay theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt và phù hợp với nhu cầu phát triển, phù hợp với việc
khai thác cảng hàng không, sân bay.
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH 3)
Tổ chức cung cấp dịch vụ bảo đảm an ninh hàng không, an
toàn hàng không, dịch vụ hàng không và các dịch vụ công cộng khác tại cảng hàng không, sân bay. 4)
Báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền các số liệu về kế hoạch và kết quả sản xuất kinh doanh hằng
năm, dài hạn và các số liệu thống kê về khai thác cảng hàng không, sân bay. 5)
Bố trí nơi làm việc cho các cơ quan quản lý nhà nước hoạt
động thường xuyên tại cảng hàng không, sân bay theo yêu cầu của Cảng vụ hàng không. 6)
Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp
3.Hệ thống cảng hàng không sân bay ở Việt Nam
Hiện nay ngành HKVN đang quản lý, khai thác 22 cảng hàng
không, sân bay, trong đó có 03 cảng hàng không quốc tế có khả năng
tiếp thu được các loại máy bay lớn nhất hiện nay như B747 hay A380.
Các cảng hàng không được chia theo 03 khu vực: Bắc, Trung và Nam, ở
mỗi khu vực có 01 cảng hàng không quốc tế đóng vai trò trung tâm và
các cảng hàng không nội địa vây quanh tạo thành một Cụm cảng hàng
không. Trong năm 2008 các Cụm cảng Hàng không sân bay miền Bắc,
Trung, Nam được tổ chức lại thành Tổng công ty Cảng hàng không miền
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH
Bắc, Trung, Nam trực thuộc Bộ giao thông vận tải và các Cảng vụ hàng
không miền Bắc, Trung, Nam trực thuộc Cục HKVN.
Nhìn chung hệ thống cảng HKVN phân bố đều trên lãnh thổ tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển mạng đường bay đến khắp các
vùng, miền trong cả nước. Các cảng hàng không quốc tế có vị trí địa lý
thuận lợi để phát triển thành các trung tâm trung chuyển của khu vực.
Quy mô và năng lực khai thác của các Cảng hàng không về cơ bản đã
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hiện tại. Định hướng đến năm 2020,
Việt nam sẽ có khoảng 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác
thương mại, trong đó có khoảng 10 Cảng hàng không quốc tế là Nội bài,
Cát bi, Phú bài, Đà nẵng, Chu lai, Cam ranh, Tân Sơn Nhất, Long thành,
Cần thơ, Phú quốc và 16 Cảng hàng không nội địa là Điện biên phủ, Sơn
la, Lào cai, Quảng ninh, Gia lâm, Vinh, Đồng hới, Phù cát, Tuy hòa,
Buôn ma thuột, Liên khương, Rạch giá, Cà mau, Côn sơn, Vũng tàu.
22ĐHKL02-2258420053-LÊ THỊ THUÝ QUỲNH