-
Thông tin
-
Hỏi đáp
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN | Đại học Ngoại Ngữ - Tin Học Thành Phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem
Môn: Lịch sử văn minh thế giới (2021)
Trường: Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN
1. Cái đẹp và cái bi
Bạn sẽ thấy những mảnh đời không lành lặn trôi dạt nay đây mai đó theo con nước
bị số phận run rủi gặp nhau, tưởng rằng đã có thể nương tựa lẫn nhau nhưng lại
không thể ghép thành một gia đình trọn vẹn vì những mặc cảm cá nhân và trái ngang của số phận. Cái đẹp
Cái đẹp trong "Cánh đồng bất tận" được thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Nhưng nổi bật nhất đó là vẻ đẹp của thiên nhiên miền sông nước Nam Bộ được
khắc họa vô cùng đẹp đẽ và thơ mộng, góp một phần không nhỏ tạo nên sức hấp
dẫn cho bộ phim. Từ những cánh đồng lúa bạt ngàn ngập sắc vàng trải dài phủ kín
màn hình, những lạch sông nhỏ hẹp giữa những cánh rừng cô độc bóng người,
những trảng cỏ khô và những hồ sen, ao sen rực rỡ khoe hương sắc. Những vẻ đẹp
riêng của miền quê dân dã, bình yên với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt,
nếp sống sinh hoạt giản dị của người dân miền sông nước. Cảnh có ở đâu xa đâu, ở
Việt Nam mình thôi, nhưng cách lấy góc quay và có lẽ có sự trợ giúp rất lớn của
phần kỹ xảo, đã khiến từng hình ảnh đều trở nên đắt giá, đầy đặn, thuyết phục và
rung động. Tính nghệ thuật của hình ảnh chính là điểm giá trị nhất của Cánh đồng bất tận. Cái bi:
Cánh đồng đầu tiên chính là bi kịch của Sương (Hải Yến), thân làm gái từ miền
Bắc dạt vào Sài thành, sau lại trôi vào miền Tây Nam Bộ và lênh đênh sông nước
cùng 3 cha con ông Võ (Dustin Nguyễn). Cũng chính từ đây cô cảm nhận ở ông
Võ ngoài gương mặt đàn ông, nam tính là trái tim bị tổn thương và một sự chối bỏ
tình thương vì lòng thù hận che mất. Từ đó cô dành tình cảm của mình cho ông và
2 đứa con ông đang trong tuổi trưởng thành. Có thể nói, chính trường đoạn cô
chăm sóc Điền, Nương, ông Võ chính là trường đoạn yên bình nhất của bộ phim.
Tưởng chừng như khi ấy cô đã có một gia đình thực thụ: cùng cô con gái đi mua
đồ, dạy cho Nương những điều cần biết về một người phụ nữ, băn khoăn về tâm lý
ở tuổi mới lớn của Điền, nấu cơm cho chồng và con... Để rồi sau cái đêm định
mệnh ấy, cô nhận ra cảm xúc của Võ khi lúng túng, ngại ngùng không ăn hết bữa
cơm nhưng cố tỏ vẻ cứng rắn mà quăng ra đống tiền và nghẹn ngào câu “Ba mấy
cưng sộp quá”. Bản lĩnh đàn bà là thế đấy, vui mà buồn, buồn mà vui, khóc mà
cười, cười mà khóc; biết rằng người ta có tình cảm mà vẫn tệ bạc với mình, hiểu
nhau hết đấy mà vẫn thể hiện gai góc như thế. Nhưng sức chịu đựng của con người
bao giờ cũng có giới hạn, Sương đã trải lòng vậy mà điều cô nhận được chỉ là sự
khô cằn tới mức gần như tàn khốc của thù hận và sự ghen tuông. Và rồi cô bỏ đi
trong một buổi chiều trên một cánh đồng dài xa xa, là một “bức tường chắn” cũng
như số phận đang đi vào ngõ cụt của cô, tất cả những gì mà cô để lại chính là câu
nói “Mẹ mấy cưng ác một nhưng ba mấy cưng ác mười” đã xóa tan gần hết lòng thù hận của ông Võ.
Bi kịch nhưng vẫn toát lên niềm hy vọng cho một tương lai tươi sáng hơn, chính là
số phận của Nương (Lan Ngọc), một cô bé lớn lên trong nỗi ám ảnh của việc
chứng kiến “chuyện bậy” của má và sự thù hận của ba với phụ nữ. Hình ảnh đáng
nhớ nhất về Nương chính là lúc cô ngồi một mình nghịch với bóng hình của mình
in trên mặt nước, trong trẻo và lung linh như những giọt nước. Có thể tạm coi
Nương là nhân vật chính duy nhất trong tiến trình của bộ phim, khi em đã lênh
đênh số phận cùng ba, lo âu và chỉ biết dựa vào đôi vai chưa đủ lớn của em trai,
xót lòng khi chia tay người mẹ Sương trên cánh đồng không lối thoát. Chính số
phận cay nghiệt cùng tình cảm của con gái dành cho ba đã thức tỉnh toàn bộ tình
thương trong con người Võ, khi ông chứng kiến cảnh con gái mình bị làm nhục
ngay lúc ông trao chiếc nhẫn hồi môn. Kết phim, khi cánh đồng thứ hai xuất hiện
ta thấy rất rõ ý đồ của đạo diễn khi quay một cánh đồng xanh ngát và một đường
chân trời gần như vô tận chứ không bị chắn ngang như cánh đồng của Sương. Lúc
này ý chính của bộ phim đã toát lên rõ ràng “trẻ con đôi khi cũng cần tha thứ lỗi lầm của người lớn”.
Cuối cùng là cánh đồng không xuất hiện trong phim: bi kịch của Út, vợ ông Võ,
một hình ảnh điển hình của phụ nữ miền Tây Nam Bộ. Có thể nói, Tăng Thanh Hà
đã thành công khi hóa thân vào vai diễn của người phụ nữ với một vẻ đẹp mặn mà,
thế nhưng chính vì sắc đẹp đó mà cô lại bị số phận nghiệt ngã khi người chồng đi
làm ăn biền biệt, ở nhà thiếu ăn, một thương gia ba Tàu giàu có tán tỉnh và cô đành
phải bỏ lại 2 đứa con khi đắng lòng nghe câu “Chắc tại nó nhìn thấy chuyện bậy
đó, má. Trưa nay, nó ngủ kẹt bồ lúa”. Đây được xem như nút thắt của bộ phim và
cũng chính sự ra đi của cô đã kéo theo một loạt những bi kịch cho những số phận về sau.
Phim đã vẽ nên được hình ảnh cuộc sống miền Tây sông nước, những chiếc
thuyền, những cánh đồng và đậm nét trong đó là số phận của những mảnh đời
không lành lặn. Phần hình ảnh trong phim đều rất đẹp nhưng lại mang sắc thái
buồn. Buồn cũng là cảm xúc chủ đạo xuyên suốt chiều dài bộ phim, khiến người
xem xúc động và trăn trở cùng những nhân vật. Chúng ta có thể trách ông Võ sao
quá độc ác ích kỷ nhưng vẫn có thể thông cảm cho ông. Chúng ta thương cho số
phận bấp bênh, khao khát hạnh phúc của những đứa trẻ như Nương, Điền hay cuộc
đời trôi nổi, bị chà đạp đến tận cùng của cô gái bán hoa tên Sương. Về phần âm
thanh là một điểm vô cùng đáng khen. Thứ âm thanh ngay từ những thước phim
đầu tiên đã mang đến một cảm giác chân chất Nam Bộ, ngọt ngào, nhung nhớ
nhưng cũng có chút gì đó thê lương đau đớn. Âm thanh vang lên từng tiếng, từng
nốt một, du dương như sợ vỡ òa cho một cái gì đó bị đè nén.
Có hai cảnh trong phim mà t đặc biệt thích. Đầu tiên là hình ảnh Sương ngồi lau
sạch từng quả trứng vịt mà đàn vịt cho ra. Nương đã nói với cô: “Người ta mua thì
đếm chục đếm trăm chứ ai mà quan tâm nó đẹp hay xấu, sạch hay dơ”. Cô bảo kệ,
cô thích sạch sẽ cũng như đó là khát khao của chính bản thân cô.
Cảnh thứ hai đó là cảnh khi Sương bỏ đi, Điền bỏ đi, chỉ còn Út võ và Nương lênh
đênh trên những dòng sông, khi ấy, Út Võ lần đầu cảm nhận dc sự mất mát. Và nỗi
mất mát ấy khiến ông trân quý những gì còn lại. Lần đầu tiên sau 7 năm trời, ông
Võ lấy chiếc nhẫn mà người vợ bạc tình bỏ lại, chiếc nhẫn gói trong lá thư chia tay
ra và trao nó cho Nương, dành cho cô bé sau này lấy chồng. Hình ảnh lá thư nhàu
nhĩ đó, bao nhiêu năm dc ông giữ bên cạnh, nay đặt hờ hững trên sạp, rồi gió thổi
bay nó, cuốn nó rơi khỏi chiếc sập tại căn chòi tạm của hai cha con. Lần đầu tiên,
ông đã để thù hận rời xa mình, như chính lá thư kia bị gió cuốn bay.