Câu 1 - Tài liệu | Báo chí và truyền thông | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM

Lịch sử và phát triển của báo chí và truyền thông: Nắm bắt được quá trình hình thành và phát triển của ngành báo chí và truyền thông từ quá khứ đến hiện tại, cũng như vai trò của chúng trong xã hội và văn hóa.

lOMoARcPSD| 39651089
Câu 1 - Tài liu
Báo chí và Truyền thông (Đại hc Khoa hc Xã hội và Nhân văn, Đại hc Quc gia
Thành ph H Chí Minh)
lOMoARcPSD| 39651089
1. Vì sao nói cải chính, xin lỗi là một trong những nghĩa vụ quan trọng của nhà báo
và cơ quan báo chí?
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông tin xác thực một cách
nhanh chóng đến công chúng. Điều 4 Luật báo chí 2016 đã khẳng định vai trò của
báo chí: “Báo chí ớc Cộng hòa hội chnghĩa Việt Nam phương tiện thông tin
thiết yếu đối với đời sống hội; quan ngôn luận của quan Đảng, quan nhà
nước, tổ chức chính trị - hội, tổ chức chính trị hội - nghề nghiệp, tổ chức hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”
Cũng theo điều luật này, phương tiện thông tin thiết yếu, báo chí nhiều nhiệm vụ
quan trọng, đặc biệt trong việc “thông tin trung thực về tình hình đất nước thế giới
phù hợp với lợi ích của đất nước của Nhân dân”. Từ việc đưa tin chính xác, ràng,
báo chí mới thể trở thành “diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”,
thực hiện các chức năng quan trọng khác như: chức năng giáo dục, chức quản lí, giám sát
và phản biện xã hội,... Như vậy, hoạt động báo chí là hoạt động thông tin có tính chính trị
hội. vậy, khi báo chí thông tin sai, việc cải chính vừa tính pháp vừa trách
nhiệm của báo chí trước công chúng.
Điều 9 Luật báo chí 2016 khẳng định việc đăng tải các thông tin sai lệch, thiếu chính
xác hành vi bị nghiêm cấm của báo chí. Điều 25 Luật báo chí 2016 quy định việc
“cải chính, xin lỗi” khi đăng, phát những thông tin có sai sót là nghĩa vụ của nhà báo:
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất
nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phát hiện, tuyên truyền bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các
tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp
luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội
dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo.
lOMoARcPSD| 39651089
Việc cải chính, xin lỗi khi những thông tin đăng, phát có sai sót là nghĩa vụ quan
trọng của nhà báo và cơ quan báo chí.
* Trước những thông tin đăng, phát có sai sót, ai người chịu trách nhiệm đứng ra
cải chính, xin lỗi? Nếu bị kiện thì quan báo chí những ai phải ra hầu toà
(giải thích)?
Theo Điều 42 Luật báo chí 2016:
1. quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi
trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay
thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ
để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của
Luật này.
Trước những thông tin đăng, phát có sai sót, quan báo chí phải chịu trách nhiệm đứng
ra cải chính, xin lỗi ngay trên báo chí thông báo đến quan, tổ chức, nhân bị nh
hưởng bởi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống của mình.
Nếu bị kiện thì người đứng đầu cơ quan báo chí sẽ phải ra hầu tòa. Người đứng đầu
quan báo chí Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), Tổng giám đốc hoặc giám
đốc (đối với báo nói, báo hình). (Theo Điều 23 Luật Báo chí 2016).
Điều 24 Luật Báo chí 2016 quy định về nhiệm vụ của người đứng đầu quan o
chí: “Chịu trách nhiệm trước quan chủ quản báo chí trước pháp luật về mọi hoạt
động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.”
| 1/3

Preview text:

lOMoAR cPSD| 39651089 Câu 1 - Tài liệu
Báo chí và Truyền thông (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 39651089
1. Vì sao nói cải chính, xin lỗi là một trong những nghĩa vụ quan trọng của nhà báo và cơ quan báo chí?
Báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải những thông tin xác thực một cách
nhanh chóng đến công chúng. Điều 4 Luật báo chí 2016 đã khẳng định rõ vai trò của
báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin
thiết yếu
đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà
nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.”

Cũng theo điều luật này, là phương tiện thông tin thiết yếu, báo chí có nhiều nhiệm vụ
quan trọng, đặc biệt trong việc “thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới
phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân”
. Từ việc đưa tin chính xác, rõ ràng,
báo chí mới có thể trở thành “diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân”,
thực hiện các chức năng quan trọng khác như: chức năng giáo dục, chức quản lí, giám sát
và phản biện xã hội,... Như vậy, hoạt động báo chí là hoạt động thông tin có tính chính trị
xã hội. Vì vậy, khi báo chí thông tin sai, việc cải chính vừa có tính pháp lý vừa là trách
nhiệm của báo chí trước công chúng.
Điều 9 Luật báo chí 2016 khẳng định việc đăng tải các thông tin sai lệch, thiếu chính
xác là hành vi bị nghiêm cấm của báo chí. Điều 25 Luật báo chí 2016 quy định rõ việc
“cải chính, xin lỗi” khi đăng, phát những thông tin có sai sót là nghĩa vụ của nhà báo:
3. Nhà báo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất
nước và của Nhân dân; phản ánh ý kiến, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân;
b) Bảo vệ quan Điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà
nước; phát hiện, tuyên truyền và bảo vệ nhân tố tích cực; đấu tranh phòng, chống các
tư tưởng, hành vi sai phạm;
c) Không được lạm dụng danh nghĩa nhà báo để sách nhiễu và làm việc vi phạm pháp luật;
d) Phải cải chính, xin lỗi trong trường hợp thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống,
xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
đ) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan báo chí về nội
dung tác phẩm báo chí của mình và về những hành vi vi phạm pháp luật;
e) Tuân thủ quy định về đạo đức nghề nghiệp của người làm báo. lOMoAR cPSD| 39651089
Việc cải chính, xin lỗi khi những thông tin đăng, phát có sai sót là nghĩa vụ quan
trọng của nhà báo và cơ quan báo chí.

* Trước những thông tin đăng, phát có sai sót, ai là người chịu trách nhiệm đứng ra
cải chính, xin lỗi? Nếu có bị kiện thì ở cơ quan báo chí những ai phải ra hầu toà (giải thích)?

Theo Điều 42 Luật báo chí 2016:
1. Cơ quan báo chí thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ
quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phải đăng, phát lời cải chính, xin lỗi
trên báo chí và thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Đối với báo chí điện tử, ngoài việc đăng, phát lời cải chính, xin lỗi còn phải gỡ bỏ ngay
thông tin sai sự thật đã đăng, phát nhưng phải lưu giữ nội dung thông tin trên máy chủ
để phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 52 của Luật này.
Trước những thông tin đăng, phát có sai sót, cơ quan báo chí phải chịu trách nhiệm đứng
ra cải chính, xin lỗi ngay trên báo chí và thông báo đến cơ quan, tổ chức, cá nhân bị ảnh
hưởng bởi thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống của mình.
Nếu bị kiện thì người đứng đầu cơ quan báo chí sẽ phải ra hầu tòa. Người đứng đầu cơ
quan báo chí là Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám
đốc (đối với báo nói, báo hình). (Theo Điều 23 Luật Báo chí 2016).
Điều 24 Luật Báo chí 2016 quy định rõ về nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan báo
chí: “Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt
động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.”