-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi bài tập học phần Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội
Câu hỏi bài tập học phần Kinh tế chính trị | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu 20: Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức
độc quyền trong nền KTTT? Thảo luận để làm rõ tính quy luật của sự hình thành các
TCĐQ trong nền KTTT? Cho VD?
a, Những hệ lụy kinh tế gì sẽ xảy ra khi xuất hiện sự cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền trong nền KTTT
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tất yếu dẫn đến độc quyền. Khi xuất hiện các
tổ chức độ quyền đã đánh dấu chủ nghĩa tư bản chuyển sang một giai đoạn mới cao
hơn – giai đoạn độc quyền.
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền diễn ra theo nhiều hình thức: cạnh tranh giữa
các tổ chức độc quyền trong cùng một ngành, cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền khác ngành.
Xét về bản chất, nếu không có sự định hướng và điều chỉnh, cạnh tranh sẽ phát triển
theo quá trình: từ cạnh tranh lành mạnh sang cạnh tranh không lành mạnh, đi tới cạnh
tranh mang tính độc quyền, cuối cùng là xuất hiện độc quyền làm triệt tiêu cạnh tranh
trên thị trường và gây ra một số hệ lụy cho nền kinh tế và đời sống xã hội như:
+ Hạn chế, kiểm soát mức sản xuất, mức đầu tư cải tiến kỹ thuật
+ Nâng giá thu lợi nhuận độc quyền
+ Sự phá sản của một số doanh nghiệp
+ Dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc
+ Không hiệu quả về mặt kỹ thuật cũng như phân bổ, dẫn đến tổn thất phúc lợi nghiêm trọng + Tài nguyên bị lãng phí
+ Có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường cạnh tranh độc quyền làm cho sự
tiếp cận với nền kinh tế có quy mô bị hạn chế. Đồng thời, việc có nhiều doanh nghiệp
tham gia cũng dẫn đến quá nhiều lựa chọn cho người tiêu dùng, điều này khiến cho chi phí tìm kiếm cao hơn.
+ Quảng cáo đánh lừa người tiêu dùng. Chi phí cho việc quảng cáo thường sẽ được
cộng vào giá thành sản phẩm hàng hóa
+ Không có lợi nhuận siêu ngạch dẫn đến sự hạn chế đổi mới và đầu tư vào R&D
(nghiên cứu và phát triển)
b, Tính quy luật của sự hình thành các TCĐQ trong nền KTTT?
Trong nền KTTT, độc quyền có thể được hình thành một cách tự nhiên, cũng có thể
được hình thành bởi ý chí của nhà nước tạo ra các tổ chức độc quyền.
Các tổ chức độc quyền xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu:
Một là, do dự phát triển của lực lượng sản xuất. Tác động của tiến bộ khoa học – kĩ
thuật đòi hỏi các doanh nghiệp phải ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất
kinh doanh. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có nguồn vốn lớn, tuy nhiên một số
doanh nghiệp phải đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các doanh nghiệp quy mô lớn.
Hai là, do cạnh tranh. Cạnh tranh gat gắt làm cho các doanh nghiệp vừa và nhỉ bị phá
sản hàng loạt; còn doanh nghiệp lớn tồn tại cũng bị suy yếu. Để tiếp tục phát triển, các
doanh nghiệp còn tồn tại phải tăng cường tích tụ, tập trung sản xuất, liên kết với nhau
thành các doanh nghiệp với quy mô ngày càng lớn. Lê nin khẳng định: “...tự do cạnh
tranh đẻ ra tập trung sản xuất và sự tập trung sản xuất này, khi phát triển tới một mức
độ nhất định lại dẫn tới độc quyền”
Ba là, do khủng hoảng và sự phát triển của hệ thống tín dụng. Sự phát triển của hệ
thống tín dụng trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đẩy tập trung sản xuất, nhất là việc
hình thành, phát triển các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.