Câu hỏi Chủ nghĩa xã hội | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Tại sao vấn đề tôn giáo lại là vấn đề có tính thời sự và phức tạp? CNXHKH đưa ra các nguyên tắc nào khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo? Chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam. Tại sao phải chú ý đến xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (CN211)
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Tại sao vấn đề tôn giáo lại là vấn đề có tính thời sự và phức tạp? Nguồn gốc:
Nguồn gốc nhận thức: Khi khoảng cách giữa “biết” và “chưa biết” vẫn tồn
tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều đó thường
được giải thích thông qua lăng kính các tôn giáo. Ngay cả những vấn đề đã
được khoa học chứng minh, nhưng do trình độ dân trí thấp, chưa thể nhận
thức đầy đủ, thì đây vẫn là điều kiện, là mảnh đất cho tôn giáo ra đời, tồn tại và phát triển
Nguồn gốc kinh tế - xã hội: Sự xuất hiện tôn giáo là để phục vụ cho những
yêu cầu kinh tế - xã hội cụ thể. Điều này thể hiện rõ nét ở một số tôn giáo,
khi những yêu cầu, mục đích kinh tế - xã hội bị “tôn giáo hoá” qua những
nội dung giáo lý, cách thức hành lễ, tu trì
Nguồn gốc tâm lý: ấn đề ảnh hưởng của yếu tố tâm lý, tình cảm của con
người đối với sự ra đời và tồn tại của tôn giáo đã được các nhà vô thần cổ
đại nghiên cứu. Họ thường đưa ra những luận điểm: “sự sợ hãi sinh ra thần
linh”. Ngay cả những nét tâm lý như tình yêu, lòng biết ơn, sự kính trọng,…
trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và con người với con người
nhiều khi cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tôn giáo Bản chất:
Bản chất tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội.
Về mặt hình thức biểu hiện, mõi tôn giáo bao gồm hệ thống các quan niệm
tín ngưỡng (giáo lý), các quy định về kiêng cữ, cấm kỵ (giáo luật), các hình
thức về thờ cúng, lễ bái (giáo lễ) và những cơ sở vật chất để thực hiện các
nghi lễ tôn giáo (giáo đường - cơ sở thờ tự) Chức năng: Chức năng thế giới quan
Chức năng đền bù hư ảo Chức năng điều chỉnh Chức năng liên kết
Câu 2: CNXHKH đưa ra các nguyên tắc nào khi giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo?
- Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo pahir gắn liền với
quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới
- Phân biệt hai mặt chính trị và tư tưởng; tín ngưỡng, tôn giáo và lợi dụng tín
ngưỡng, tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đề tôn giáo
- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Câu 3: Chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam
Một là, tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang
và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Hai là, Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết dân tộc, không phân
biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Lấy
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh làm điểm
tương đồng để gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung. Mọi công dân
không phân biệt tín ngưỡng, tôn giáo đều có quyền, nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh
đạo của Đảng. Nước ta hiện nay có hàng chục triệu tín đồ, chức sắc, nhà tu hành
của các tôn giáo, phân bổ ở mọi vùng, miền, địa phương trong cả nước. Vì vậy,
công tác tôn giáo có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội và nhiều cấp, nhiều ngành.
Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo. Mọi tín đồ đều có quyền tự do hành đạo tại
gia đình và cơ sở thờ tự hợp pháp theo quy định của pháp luật. Việc truyền đạo
cũng như mọi hoạt động tôn giáo khác đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;
không được lợi dụng tôn giáo tuyên truyền tà đạo, hoạt động mê tín dị đoan, không
được ép buộc người dân theo đạo. Nghiêm cấm các tổ chức truyền đạo, người
truyền đạo và các cách thức truyền đạo trái phép, vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Câu 4: Tại sao phải chú ý đến xây dựng gia đình trong thời kỳ quá độ lên CNXH?
Bởi vì: Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt được hình thành, duy
trì và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ
nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ các thành viên trong gia đình * Về vai trò
Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại, vận động và phát triển của xã hội
Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã hội không thể tồn tại và phát triển
được; muốn có một xã hội lành mạnh thì phải quan tâm xây dựng một gia đình tốt
Mức độ tác động của gia đình đối với xã hội phụ thuộc vào bản chất của từng chế
độ xã hội, đường lối, chính sách của giai cấp cầm quyền
* Vị trí của gia đình trong xã hội, đó là:
- Gia đình là tế bào của xã hội. Gia đình có vai trò quyết định đối với sự tồn tại,
vận động và phát triển của xã hội. Không có gia đình để tái tạo ra con người thì xã
hội không thể tồn tại và phát triển được; muốn có 1 xã hội lành mạnh thì phải quan
tâm, xây dựng một gia đình tốt.
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống cá
nhân của mỗi thành viên. Gia đình là môi trường phát triển tốt nhất để mỗi cá nhân
được yêu thương, nuôi dưỡng, chăm sóc, trưởng thành và phát triển toàn diện cho
thành viên thành công dân tốt của xã hội
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội. Gia đình là cộng đồng xã hội đầu tiên
đáp ứng nhu cầu quan hệ xã hội của mỗi cá nhân. Là môi trường đầu tiên giúp cá
nhân học và thực hiện quan hệ xã hội.
* Chức năng của gia đình:
- Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng trong xã hội
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm, sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
- Chức năng văn hóa, chính trị
Câu 5: Xu hướng biến đổi của gia đình Việt nam hiện nay
Gia đình là giá trị quan trọng hàng đầu
Gia đình Việt Nam trong quá trình vừa bảo lưu các giá trị truyền thống, vừa tiếp thu yếu tố hiện đại
Các giá trị truyền thống và xu hướng dịch chuyển sang các giá trị hiện đại trong
tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời
Gia đình truyền thống và mức độ chấp nhận cởi mở dần với một số hiện tượng hôn nhân gia đình mới
Gia đình hiện đại và xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng
1. Các tiêu chí của gia đình Việt Nam hiện nay và Những yếu tố tác ảnh hưởng
đến xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay