Câu hỏi lý thuyết chương 1 - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 2: Những phát minh khoa học tự nhiên thế kỷ XIX nào được xem là cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩaduy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử?Học thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hoá của Darwin. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1
Các bạn trả lời thật ngắn gọn các câu hỏi sau
Câu 1: Chủ nghĩa xã hội khoa học theo nghĩa rộng là gì? theo nghĩa hẹp là gì?
Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa xã hội khoa học là chủ nghĩa Mác – Lênin, luận giải từ các giác độ triết học, kinh tế học
chính trị, và chính trị xã hội về sự chuyển biến tất yếu của xã hội loài người từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản. Lê nin đã đánh giá khải quát bộ “Tư bản”-“... tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ
nghĩa xã hội khoa học... những yếu tố từ đó nảy sinh ra chế độ tương lai”.
Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa xã hội khoa học là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ
nghĩa xã hội khoa học là bộ phận thể hiện tập trung nhất tính chính trị – thực tiễn sinh động của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Câu 2: Những phát minh khoa học tự nhiên thế kỷ XIX nào được xem là cơ sở khoa học cho sự ra đời của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử?
Học thuyết tế bào, định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thuyết tiến hoá của Darwin
Câu 3: Những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là những ai?
Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, Rôbớt Ôoen
Câu 4: C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa tư tưởng triết học nổi bật nào của Hêghen? Của Phoiơbac?
C.Mác và Ph.Ăngghen đã kế thừa tư tưởng triết học phép biện chứng của Hêghen và chủ nghĩa duy vật củaPhoiơbac.
Câu 5: Chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa là vũ khí lý luận của giai cấp nào?
Chủ nghĩa xã hội khoa học có ý nghĩa là vũ khí lý luận của giai cấp công nhân
Câu 6: Nội dung cơ bản nhất qua đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học, đó là gì?
Nội dung cơ bản nhất qua đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học là phát hiện ra giai cấp công
nhân là lực lượng xã hội có thể thủ tiêu CNTB, xây dựng CNXH. Đó là thể hiện tinh thần nhân đạo, thể hiện tinh
thần phê phán, lên án chế độ bóc lột người, chế độ tư bản chủ nghĩa
Câu 7: Các bộ phận lý luận cơ bản cấu thành chủ nghĩa Mác – Lênin đó là gì?
Chủ nghĩa Mác - Lênin bao gồm ba bộ phận cấu thành là: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin
và Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 8: C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán và loại bỏ tư tưởng triết học nào của Hêghen?
C. Mác và Ph. Ăngghen đã kế thừa “cái hạt nhân hợp lý”, cải tạo và loại bỏ cái vỏ thần bí duy tâm của triết học Hêghen
Câu 9: C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán và loại bỏ tư tưởng triết học nào của Phoiơbắc?
C.Mác và Ph.Ăngghen đã phê phán, loại bỏ tư tưởng triết học siêu hình của Phoiơbắc
Câu 10: Tiền đề tư tưởng lý luận TRỰC TIẾP hình thành bộ phận chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Là Triết học cổ điển Đức; Kinh tế chính trị học cổ điển Anh; Chủ nghĩa xã hội không tưởng – phê phán
Câu 11: Học thuyết Tiến hoá; Định luật Bảo toàn và chuyển hoá năng lượng và Học thuyết Tế bào được xem là cơ sở
khoa học cho sự ra đời của học thuyết nào?
Học thuyết Triết học Mác Lênin
Câu 12: Bộ phận nào trong chủ nghĩa Mác – Lênin nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản, điều kiện, con đường, hình
thức và phương pháp đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân nhằm thực hiện sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư
bản lên chủ nghĩa cộng sản? Triết học Mác Lênin
Câu 14: Nhà tư tưởng xã hội chủ nghĩa Sáclơ Phuriê đã phân chia lịch sử phát triển của nhân loại thành các giai đoạn nào?
S.Phuriê đã chia lịch sử loài người thành bốn giai đoạn, tạo thành bốn thời đại khác nhau là: mông muội, dã man, gia trưởng, văn minh.
Câu 15: Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Là những quy luật và tính quy luật chính trị – xã hội của quá trình phát sinh, hình thành và phát triển hình thái
kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Câu 16: Điều kiện kinh tế - xã hội dẫn đến sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Điều kiện kinh tế - xã hội Về kinh tế
- Trong những năm 40 của thế kỷ 19, dưới sự tác động của Cách mạng Công nghiệp, Chủ nghĩa tư bản đã có sự
phát triển quan trọng làm bộc lộ bản chất và những mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
- Sự phát triển quan trọng ở đây đó là chủ nghĩa tư bản hình thành chưa đầy 1 thế kỉ nhưng nó đã tạo ra một khối
lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.
- Chính sự phát triển rất nhanh của lực lượng sản xuất đã tác động tới phương thức sản xuất dẫn tới mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sản xuất.
- Bằng chứng thể hiện một cách rõ nhất mâu thuẫn này chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kì
(1825, 1836, 1847, 1857) cho thấy mâu thuẫn ngày càng nhanh hơn, gay gắt hơn.
- Các cuộc khủng hoảng là minh chứng cho sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường. Khi cung lớn hơn cầu
thì dẫn tới khủng hoàng thừa, sau khủng hoảng thừa thì người ta lại hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất
dẫn tới cung nhỏ hơn cầu và dẫn tới khủng hoảng thiếu.
- Qua đó ta thấy được học thuyết kinh tế bàn tay vô hình (để thị trường tự điều tiết) không còn phù hợp nữa. Tất
yếu nó cần được thay thế bằng một học thuyết kinh tế khác.
- Đó là lý do các nhà kinh tế đã đưa ra các quan điểm về sự điều tiết của nhà nước dưới góc độ vĩ mô để tránh
các tổn thất của các cuộc khủng hoảng. Về xã hội
- Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giai cấp vô sản, là những người trực tiếp vận hành trong
các dây chuyền sản xuất và cũng là người đại diện cho lực lượng sản xuất. Đến thời điểm này, giai cấp công
nhân đã có sự phát triển về số lượng và chất lượng.
- Cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đã hình thành nên những mâu thuẫn của giai cấp công nhân
với giai cấp tư sản. Mâu thuẫn này không chỉ thể hiện một cách đơn thuần như trước mà đã biểu hiện một cách
gay gắt và những mâu thuẫn này là những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được, thể hiện thông qua 3
phòng trào đấu tranh, khởi nghĩa trên quy mô lớn của giai cấp công nhân ở Pháp Đức và ở Anh
- Địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa đều là những nước đã và đang chịu sự tác động của cách mạng công
nghiệp và giai cấp công nhân đã trưởng thành, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chống lại giai
cấp tư sản để đòi hỏi những lợi ích về kinh tế và chính trị cho giai cấp của mình.
- Tất cả phong trào đấu tranh có thể diễn ra 1 lần, 2 lần hay diễn ra trong 1 thời gian dài nhưng tóm lại đều là đấu
tranh tự phát, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, sớm hay muộn cũng bị giai cấp tư sản đàn áp và thất bại.
- Chính những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã đi đến một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn là để
giai cấp công nhân có thể đấu tranh chiến thắng giai cấp tư sản thì họ cần có một lý luận cách mạng soi đường.
- Đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học nghiên cứu thực tiễn để khái quát thành lý luận. Từ đó, Mác và Ăngghen
trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về kinh tế, sự phát triển của phong trào công nhân đã tạo ra những điều kiện
khách quan để cho ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học.
→ Chính những điều kiện Kinh Tế - Xã Hội này là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Câu 17: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu nói của V.I.Lênin về học thuyết Mác: “Học thuyết
của Mác là học thuyết (...) vì nó là học thuyết chính xác”.
Học thuyết của Mác là học thuyết VẠN NĂNG vì nó là học thuyết chính xác
Câu 18: Thông qua tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen -Lời nói đầu (1844)”, C.Mác đã
có sự chuyển biến lập trường như thế nào?
C.Mác đã có sự chuyển biến lập trường trị Thoạt đầu
Câu 19: Học thuyết nào của C.Mác và Ph.Ănghen bàn về “hình thái kinh tế - xã hội” và chỉ ra bản chất của sự vận
động, phát triển xã hội loài người?
Học thuyết hình thái kinh tế- xã hội
Câu 20: Ba Phát kiến vĩ đại thứ nhất của C.Mác và Ph. Ăngghen, đó là gì?
Đó là chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư, sứ mệnh lịch sử toàn TG của giai cấp công nhân.
Câu 21: Học thuyết nào của C.Mác và Ph.Ănghen là cơ sở về mặt triết học để khẳng định về sự sụp đổ của chủ
nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội đều tất yếu như nhau?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử là phát kiến vĩ đại thứ nhất của C. Mác và Ph. Ăngghen, là cơ sở về mặt triết học để
nghiên cứu xã hội tư bản chủ nghĩa và khẳng định sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa
xã hội, chủ nghĩa cộng sản là tất yếu như nhau.
Câu 22: Học thuyết giá trị thặng dư đã khẳng định sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa xã
hội là tất yếu như nhau về phương diện nào? Phương diện kinh tế
Câu 23: Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân khẳng định sự diệt vong của chủ nghĩa
tư bản và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là tất yếu như nhau về phương diện nào?
Phương diện chính trị-xã hội
Câu 24: Tác phẩm của C.Mác và Ăngghen được xem là Cương lĩnh chính trị, kim chỉ nam hành động của toàn bộ
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, đó là gì?
Đó là Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
Câu 25: Khách thể nghiên cứu chủ nghĩa xã hội khoa học là lĩnh vực nào?
Lĩnh vực Chính trị- xã hội
Câu 26: Tên gọi khác của Quốc tế cộng sản là gì? Đệ Tam Quốc tế
Câu 27: Cống hiến vĩ đại của C.Mác mà nhờ đó chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học là gì?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử C âu 2
8 : Tác phẩm đánh dấu sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Tác phẩm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
Câu 29: Phương pháp nghiên cứu chung của Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Phương pháp luận chung nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – Lênin.
Phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, đồng thời cũng dựa trên những cơ sở lý luận
khoa học về các quy luật kinh tế, quan hệ kinh tế...
Câu 30: Phương pháp nghiên cứu cụ thể của Chủ nghĩa xã hội khoa học là gì?
Những phương pháp nghiên cứu cụ thể hơn và những phương pháp có tính liên ngành, tổng hợp.
Phương pháp kết hợp lịch sử - lôgíc: Phải trên cơ sở những tư liệu thực tiễn của các sự thật lịch sử mà
phân tích để rút ra những nhận định, những khái quát về lý luận có kết cấu chặt chẽ, khoa học – tức là rút ra
được lôgíc của lịch sử, không dừng lại ở sự liệt kê sự thật lịch sử.
Phương pháp khảo sát và phân tích về mặt chính trị - xã hội dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội cụ thể:
Khi nghiên cứu, khảo sát thực tế, thực tiễn một xã hội cụ thể, phải luôn có sự nhạy bén về chính trị - xã hội trước
tất cả các hoạt động và quan hệ xã hội, trong nước và quốc tế.
Phương pháp so sánh: nhằm làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt trên phương diện chính trị-
xã hội giữa phương thức sản xuất TBCN và XHCN; giữa các loại hình thể chế chính trị và giữa các chê độ dân
chủ, dân chủ TBCN và XHCN… phương pháp so sánh còn được thực hiện trong việc so sánh các lý thuyết, mô hình xã hội chủ nghĩa.
Các phương pháp có tính liên ngành: để nghiên cứu những khía cạnh chính trị - xã hội của các mặt hoạt
động trong một xã hội còn giai cấp, đặc biệt là trong CNTB và trong CNXH, trong đó có thời kỳ quá độ lên CNXH.
Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn: từ thực tiễn được tổng kết, đúc ra những kết luận về lý luận. Để
từ đó quay lại chỉ đạo các hoạt động thực tiễn.