Câu hỏi lý thuyết ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao nắmgiữ quyền lực của nhà nước. Hình thức chính thể phân thành: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân tích bản chất của Nhà nước ta là NN pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Điều 2 Hiến pháp năm 2003 khẳng định:
“Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN là nhà nước pháp quyền xhcn của Nhân dân,
do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Chxhcn Vn do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà
nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa hai giai cấp công nhân với giai
cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công,
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Bản chất của nhà nước chxhcn VN theo Hiến pháp 2003 là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể: -
Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước; -
Nhà nước Chxhcn VN được tổ chức và hoạt động trên cơ sở nguyên tắc bình đẳng
trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân; -
Nhà nước chxhcn VN là nhà nước dân chủ và pháp quyền; -
Bảo vệ quyền lợi của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; -
Nhà nước đảm bảo cho nhân dân thực sự tham gia vào quản lý nhà nước;
Câu 2: Nêu khái quát hệ thống các cơ quan trong Bộ máy NN VN?
Bộ máy Nhà nước Việt Nam bao gồm ba loại cơ quan: Cơ quan lập pháp, Cơ quan
hành pháp và cơ quan tư pháp. -
Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất
ở Trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp - cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. -
Cơ quan hành chính nhà nước gồm Chính phủ - cơ quan hành chính nhà nước cao
nhất ở Trung ương và Ủy ban nhân nhân các cấp – cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. -
Cơ quan tư pháp, thực hành quyền tư pháp, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật thuộc
về hệ thống Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp.
Ngoài ra, theo Hiến pháp 2013, còn có 2 cơ quan nhà nước là Hội đồng bầu cử quốc
gia và Kiểm toán nhà nước.
Câu 3: Phân tích các yếu tố hình thể chính thể, hình thức cấu trúc của nhà nước.
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao nắm
giữ quyền lực của nhà nước. Hình thức chính thể phân thành: chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa: -
Quân chủ: Tuyệt đối (chuyên chế), Tương đối (hạn chế, lập hiến).
+ Quyền lực tập trung vào vua, nữ hoàng.
+ Chế độ cha truyền con nối. -
Cộng hòa: Quý tốc, Dân chủ.
+ Quyền lực tập trung cơ quan do nhân dân bầu ra: Quốc hội, Nghị viện.
+ Chệ độ bầu cử, theo nhiệm kì.
Hình thức cấu trúc nhà nước là cách thức tổ chức và phân chia dân cư theo các dạng địa
giới hành chính – lãnh thổ. Hình thức cấu trúc chia thành 2 loại: đơn nhất và liên bang: -
Nhà nước đơn nhất: VN, Campuchia, Lào, TQ,..
+ 1 hệ thống cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương đến địa phương.
+ 1 hệ thống pháp luật duy nhất áp dụng trên phạm vi lãnh thổ quốc gia. -
Nhà nước liên bang: Liên bang Nga, Hợp chủng Hoa Kỳ, Liên bang Malaysia, Đức, Ấn Độ,…..
+ 2 hệ thống cơ quan nhà nước: cơ quan nhà nước của bang và cơ quan nhà nước của liên bang.
+ 2 hệ thống pháp luật: pháp luật của bang và pháp luật của liên bang; pháp luật
của bang không được trái với pháp luật của liên bang và hiến pháp.
+ Nhà nước liên bang khác hình thức nhà nước liên minh.
Câu 4: Pháp luật là gì?
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận) để
điều chỉnh các quan hệ xã hội phù hợp với ý chí của giai cấp thống trị và được nhà nước đảm bảo thực hiện.
Câu 5: Pháp luật có các thuộc tính cơ bản nào?
Thuộc tính quy phạm phổ biến: PL do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nên đương
nhiên PL sẽ là khuôn mẫu, là chuẩn mực cho hành vi của con người, là hệ thống quy tắc
xử sự mang tính bắt buộc chung. PL được ban hành để điều chỉnh và áp dụng đối với tất
cả các cá nhân, tổ chức trong phạm vi cả nước.
Thuộc tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Thuộc tính này thể hiện: (i) Nội dung của
PL được thể hiện bằng hình thức xác định, như là các văn bản quy phạm pháp luật, các
bản án của tòa án (án lệ) và các tập quán được nhà nước thừa nhận; (ii) Nội dung của PL
được thể hiện bằng ngôn ngữ phải chính xác, phổ thông, cách diễn đạt phải rõ ràng, dễ
hiểu và có khả năng áp dụng trực tiếp, không thể diễn đạt bằng ngôn ngữ mập mờ, khó hiểu, hoặc đa nghĩa.
Thuộc tính được đảm bảo bằng nhà nước: Chỉ có PL mới được nhà nước đảm bảo thực
hiện bằng nhiều hình thức và biện pháp khác nhau. Đó là các biện pháp tuyên truyền,
giáo dục hoặc cưỡng chế khi cần thiết.
Câu 6: Phân tích vai trò của pháp luật trong đời sống
Phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý mọi mặt đời sống.
Phương tiện bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức.
Cơ sở hoàn thiện bộ máy nhà nước.
Cơ sở tạo lập quan hệ đối ngoại.
Câu 7: Quy phạm PL là gì?
Quy phạm PL là những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành
trong văn bản quy phạm pháp luật và được đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ
xã hội theo định hướng của Nhà nước.
Câu 8: Văn bản quy phạm PL là gì?
Văn bản quy phạm PL là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng
thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 9: Quan hệ pháp luật là gì?
Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bằng pháp luật, các bên tham gia
quan hệ đó có các quyền và nghĩa vụ pháp lý do PL quy định, thừa nhận và được Nhà
nước bảo đảm thực hiện.
Câu 10: Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật với văn bản áp dụng luật. Cho ví dụ.
Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản áp dụng luật Khái niệm
Văn bản quy phạm pháp luật là
Văn bản áp dụng pháp luật là
văn bản có chứa quy phạm pháp
văn bản chứa đựng các quy tắc
luật, được ban hành theo đúng
xử sự cá biệt, do cơ quan, cá
thẩm quyền, hình thức, trình tự,
nhân có thẩm quyền ban hành,
thủ tục quy định trong Luật này.
được áp dụng một lần trong đời
(Điều 2 Luật Ban hành văn bản
sống và bảo đảm thực hiện bằng
quy phạm pháp luật năm 2015)
sự cưỡng chế Nhà nước. Thẩm quyền
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Do các cơ quan Nhà nước có ban hành
ban hành (Chương II Luật ban
thẩm quyền hoặc các tổ chức, cá
hành văn bản quy phạm pháp luật nhân được Nhà nước trao quyền 2015)
ban hành, dựa trên các quy
phạm pháp luật cụ thể để giải
quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
Ví dụ: Chánh án Tòa án căn cứ
các quy định của Bộ luật dân sự
và Bộ luật tố tụng dân sự để
tuyên án đối với cá nhân tổ chức
liên quan thông qua bản án. Nội dung ban
Chứa đựng các quy tắc xử sự
Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp hành
chung được Nhà nước bảo đảm
dụng một lần đối với một tổ
thực hiện và được áp dụng nhiều
chức cá nhân là đối tượng tác
lần trong thực tế cuộc sống, được
động của văn bản, nội dung của
áp dụng trong tất cả các trường
văn bản áp dụng pháp luật chỉ
hợp khi có các sự kiện pháp lý
rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức
tương ứng xảy ra cho đến khi nó
nào phải thực hiện hành vi gì. hết hiệu lực.
Đảm bảo tính hợp pháp (tuân
Ví dụ: Nếu có tranh chấp hợp
thủ đúng các văn bản quy phạm
đồng mua bán đất thì dựa trên tình pháp luật), phù hợp với thực tế
huống thực tế áp dụng Luật đất đai (đảm bảo việc thi hành). Mang và Bộ luật Dân sự
tính cưỡng chế nhà nước cao.
Ví dụ: Bản án chỉ rõ cá nhân
nào phải thực hiện nghĩa vụ gì:
Nguyễn Văn A phải bồi thường
cho Lê Văn B 20 triệu đồng.
Đối tượng ở đây là cụ thể A và
B không áp dụng cho bất kỳ cá nhân tổ chức nào khác. Hình thức tên
Các hình thức quy định tại điều 4
Chưa được pháp luật hóa tập gọi Luật ban hành VBQPPL 2015
trung về tên gọi và hình thức thể
(Hiến pháp, Bộ luật, Luật,…) hiện.
(Thường được thể hiện dưới
hình thức: Quyết định, bản án, …) Phạm vi áp
Rộng rãi. Áp dụng là đối với tất cả Đối tượng nhất định được nêu dụng
các đối tượng thuộc phạm vi điều trong văn bản.
chỉnh trong phạm vi cả nước hoặc
đơn vị hành chính nhất định.
Cơ sở ban hành Dựa trên Hiến pháp, Luật, các văn
Thường dựa vào một văn bản
bản quy phạm pháp luật cao hơn
quy phạm pháp luật hoặc dựa
với văn bản quy phạm pháp luật là vào văn bản áp dụng pháp luật nguồn của luật.
của chủ thể có thẩm quyền. Văn
bản áp dụng pháp luật hiện tại
không là nguồn của luật Trình tự ban
Theo quy định Luật Ban hành văn Luật không có quy định trình tự hành
bản quy phạm pháp luật 2015. Thời gian có Lâu dài.
Thời gian có hiệu luật ngắn theo hiệu lực vụ việc.