Câu hỏi ngắn ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Hình thức cấu trúc nhà nước được phân thành mấy loại?3 loại: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang, nhà nước liên minhCâu 2: Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?Quốc hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Hình thức cấu trúc nhà nước được phân thành mấy loại?
3 loại: nhà nước đơn nhất, nhà nước liên bang, nhà nước liên minh
Câu 2: Cơ quan nào là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Quốc hội
Câu 3: Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Chính phủ
Câu 4: Hệ thống các cơ quan xét xử bao gồm các cơ quan nào?
Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Toà án nhân dân các cấp địa phương.
Câu 5: Cơ quan nào sau đây có thẩm quyền “giải thích Hiến pháp”?
Uỷ ban thường vụ quốc hội
Câu 6: Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp có quyền ban hành văn
bản quy phạm pháp luật có tên loại là gì?
Câu 7: Tổng Kiểm toán nhà nước có quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật có tên loại là gì? Quyết định
Câu 8: Quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có phải là văn bản quy phạm pháp luật không? Vì sao?
Câu 9: Pháp luật có những thuộc tính cơ bản nào?
tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức;
tính được bảo đảm thực hiện bằng nhà nước
Câu 11: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào?
Từ khi người đó sinh ra
Câu 12: Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi nào?
Chấm dứt khi người đó chết
Câu 13: Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp
không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, được gọi là gì?
?? Không chịu trách nhiệm hình sự
Câu 14: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là gì?
tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.
Câu 15: Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều
khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì:
Vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự
Câu 16: Theo pháp luật hình sự, yếu tố lỗi được xác định như thế nào?
Lỗi là thái độ tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã
hội và hậu quả nguy hiểm cho xã hội của mình cũng như khả năng gây ra hậu quả từ hành vi đó
Câu 17: Người nào sao đây được xem là có năng lực hành vi dân sự?
người có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ dân sự liên quan đến mình.
Câu 18: Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp nào?
A. Khi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên
tắc cơ bản của pháp luật dân sự
B. Khi trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự C. A, B đúng. D. A, B sai
Câu 19: A chết để lại phần tài sản 1 tỷ đồng. Biết A có vợ là B và 2 con là C và D (D có
vợ là H và con là E). Hỏi hàng thừa kế thứ nhất của A là ai? Vợ và 2 con
Câu 20: Theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành thì ngày 30/4 và 1/5 dương lịch,
người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? 2 ngày
Câu 21: “Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức
của người lao động tại doanh nghiệp”. Nhận định trên đúng hay sai? Đúng.
Câu 22: Quan hệ nào sau đây là quan hệ lao động?
A. Quan hệ giữa người lao động và người thuê mướn lao động nhằm hoàn thành một
công việc chỉ tính đến kết quả công việc (quan hệ khoán việc).
B. Quan hệ về giải quyết các tranh chấp lao động và các cuộc đình công.
C. Quan hệ giữa người sử dụng lao động với tổ chức Công đoàn, đại diện của tập thể người lao động.
D. Quan hệ về quản lý lao động.
Câu 23: Hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động?
A. Xử lý vi phạm kỷ luật đối với người lao động.
B. Thành lập, gia nhập tổ chức công đoàn.
C. Phân biệt đối xử trong lao động.
D. Thành lập, gia nhập tổ chức nghề nghiệp.
Câu 24: Chọn nhận định đúng nhất trong các nhận định sau:
A. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc của người sử dụng lao động là hành vi có tính chất
tình dục của người sử dụng lao động đối với người lao động tại nơi làm việc mà không
được người lao động chấp nhận.
B. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận
hoặc phân công của người sử dụng lao động.
C. Phân biệt đối xử trong lao động bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương
thì vẫn bị xem là phân biệt đối xử.
D. Cưỡng bức lao động là việc dùng các thủ đoạn để ép người lao động phải làm việc tự
nguyện làm việc cho người sử dụng lao động.
Câu 25: Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã có tên gọi là gì?
Câu 26: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm?
Gồm bộ và cơ quan ngang bộ
Câu 27: Cơ cấu thành viên của Chính phủ bao gồm?
Có 27 thành viên, gồm: Thủ tướng Chính phủ; 4 Phó Thủ tướng Chính phủ; 18 Bộ
trưởng các bộ; 4 Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
Câu 28: Nhận định nào sau đây sai?
A. Giữa người truy cứu và người bị truy cứu trách nhiệm hành chính không có quan hệ
công tác, không lệ thuộc về mặt tổ chức.
B. Kết quả của việc truy cứu trách nhiêm hành chính được thể hiện thông qua bản án
hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
C. Trách nhiệm hành chính không đặt ra đối với các tổ chức, cá nhân không vi phạm hành chính.
D. Luật xử lý vi phạm hành chính chỉ quy định nguyên tắc chung trong việc phát hiện,
ngăn chặn và xử lý vi phạm hành chính
Câu 29: Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty cổ phần là bao nhiêu? 3 cổ đông
Câu 30: Chủ thể nào sau đây có quyền cao nhất trong công ty hợp danh? Thành viên hợp danh
Câu 31: Trong các loại hình công ty, công ty nào thành viên sáng lập phải có chứng chỉ hành nghề? Công ty hợp danh
Câu 32: Cổ phần nào trong công ty cổ phần không được chuyển nhượng trong trường hợp thông thường?
Cổ phần ưu đãi biểu quyết
Câu 33: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong khái niệm sau: “Thuế là một khoản
nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của “ nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân” theo
quy định của các luật thuế”.
Câu 34: Đối tượng chịu thuế xuất nhập khẩu theo luật thuế xuất, nhập khẩu của Việt Nam là:
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. Hàng hóa xuất
khẩu từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan, hàng hóa nhập khẩu từ khu phi thuế
quan vào thị trường trong nước.
Câu 35: So với thuế gián thu, thuế trực thu là loại thuế có ý nghĩa như thế nào?
A. Không bình đẳng giữa người sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.
B. Công bằng vì phần đóng góp phù hợp với kết quả thu nhập của từng đối tượng.
C. Không hợp lý với thu nhập của từng đối tượng.
D. Chưa công bằng giữa những đối tượng có thu nhập khác nhau.
Câu 36: Từ ngày 01/7/2020, người nộp thuế chậm nộp tiền thuế so với thời hạn quy định
thì mức tính tiền chậm nộp như thế nào?
số tiền chậm nộp được tính từ ngày tiếp theo ngày phát sinh tiền chậm nộp đến ngày
liền kề trước ngày số tiền thuế chậm chuyển đã nộp vào ngân sách nhà nước. Ngoài ra, số
tiền chậm nộp được tính bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.
Câu 37: Tài sản tham nhũng là tài sản có từ đâu?
Là tài sản có được từ việc tham nhũng
Câu 38: Hoạt động nào sau đây có mục đích phòng ngừa tham nhũng?
A. Chuyển đổi vị trí công tác. B. Biệt phái. C. Điều động. D. A, B, C đều đúng.
Câu 39: Chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện bằng hình thức nào sau đây? A. Văn bản. B. Lời nói. C. Thông điệp dữ liệu. D. A, B, C đúng.
Câu 40: Nhận định nào sau đây sai?
A. Đại biểu Quốc hội là cán bộ bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên mất
quyền Đại biểu Quốc hội khi phán quyết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
B. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt đối với
các khoản chi lương, thưởng và chi khác có tính chất thường xuyên.
C. Chủ thể của hành vi tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn làm việc trong khu vực công.
D. Người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu cơ quan, tổ chức,
đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.