-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi nhận định đúng sai - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa
Câu hỏi nhận định đúng sai - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh Tế Chính Trị (KTCT_K06) 12 tài liệu
Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Câu hỏi nhận định đúng sai - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa
Câu hỏi nhận định đúng sai - Kinh tế chính trị | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh Tế Chính Trị (KTCT_K06) 12 tài liệu
Trường: Đại học Khánh Hòa 399 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Khánh Hòa
Preview text:
1.Tiền thông thường và tiền là tư bản khác nhau về mục đích vận động.
Đúng. Tiền thông thường vận động theo công thức H-T-H, mục đích
là giá trị sử dụng; còn tiền tư bản vận động theo ct T-H-T’, mục đích
là giá trị tăng thêm hay giá trị thặng dư.
2.Tư bản được phân chia thành tư bản bất biến và tư bản
khả biến là dựa vào sự khác nhau của chúng về hình thức tồn tại.
Sai. Dựa vào vai trò, chức năng của từng bộ phận tư bản.
3.Tư bản lưu động bao gồm tất cả tư liệu sản xuất và tiền lương.
Sai. Tư bản lưu động (c2+v) bao gồm sức lao động, nguyên nhiên
vật liệu phụ, tức là một phần của tư liệu sản xuất.
4. Để giảm hao mòn vô hình thì phải giảm hao mòn hữu hình tư bản cố định.
Sai. Để giảm hao mòn vô hình thì phải sử dụng hết công suất, tức là
tìm mọi cách khấu hao nhanh tư bản cố định.
5.Mọi tiền tệ đều là tư bản nếu chúng vận động theo công
thức lưu thông hàng hóa.
Sai. Mọi tiền tệ đều là tư bản nếu chúng vận động theo công thức lưu thông tư bản T-H-T’.
6. Để rút ngắn thời gian lao động tất yếu cần phải tăng thời
gian lao động để làm tăng tổng giá trị hàng hóa được sản xuất ra.
Sai. Tăng năng suất lao động.
7. Tư bản cố định chỉ bị hao mòn do quá trình sử dụng.
Sai. Tư bản cố định bị hao mòn hữu hình và vô hình, tròn đó hao
mòn hữu hình là về mặt giá trị và giá trị sử dụng, còn hao mòn vô
hình là về mặt giá trị.
8. Bần cùng hoá tương đối biểu hiện ở phần thu nhập phân
phối cho giai cấp công nhân giảm cả về lượng tuyệt đối và
giảm tương đối so với phần dành cho giai cấp tư sản.
Sai. Bần cùng hoá tương đối biểu hiện ở phần sản phẩm phân phối
cho giai cấp công nhân tăng tuyệt đối và giảm tương đối so với
phần dành cho giai cấp tư sản.
9. Cấu tạo hữu cơ của tư bản sẽ tăng lên khí giá cả TLSX
tăng nhanh hơn giá cả SLĐ còn cấu tạo kỹ thuật không đổi.
Sai. Cấu tạo hữu cơ là cấu tạo về hình thái giá trị do cấu tạo kỹ
thuật quyết định, khi cấu tạo kĩ thuật thay đổi thì cấu tạo hữu cơ mới thay đổi.
10. Hao mòn tư bản cố định bao gồm cả sự hao mòn về vật chất và giá trị.
Đúng. Hao mòn về vật chất và giá trị là hao mòn cả về hữu hình và vô hình.
11. Giá trị sử dụng đặc biệt của hàng hóa sức lao động được
thể hiện ở chỗ khi sử dụng nó tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của hàng hóa.
Sai. Tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của hàng hóa sức lao động.
12. Sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó được sử
dùng làm vật ngang giá chung cho tất cả các loại hàng hóa khác.
Sai. Vì: - Có yếu tố tinh thần và lịch sử.
- Có giá trị sử dụng đặc biệt: tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của nó.
13. Tư bản khả biến khác với tư bản lưu động về phương
thức chu chuyển giá trị.
Sai.Tư bản khả biến định giống với tư bản lưu động về phương thức
chu chuyển giá trị: chuyển hết một lần.
14. Đặc điểm của sản xuất tư bản chủ nghĩa là sản xuất giá
trị thặng dư do đó thời gian lao động phải lớn hơn thời gian
công nhân lao động để tạo ra giá trị mới.
Sai. Thời gian lao động thặng dư lớn hơn thời gian lao động tất yếu.
15.Tư liệu sản xuất và sức lao động đều có vai trò như nhau
đối với việc tạo ra giá trị thặng dư.
Sai.Tư liệu sản suất là điều kiện cần, còn sức lao động là nguồn gốc
trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư.
16.Giá trị lao động luôn nhỏ hơn hoặc bằng giá trị thặng dư.
Sai. Lao động không phải là hàng hóa, do đó không có giá trị lao động.
17.Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh thì hao mòn vô
hình của tư bản cố định càng lớn.
Sai. Tốc độ chu chuyển của tư bản càng nhanh thì hao mòn vô hình
của tư bản cố định càng nhỏ.
18. Căn cứ vào vai trò các bộ phận tư bản trong quá trình
sản xuất giá trị thặng dư để chia tư bản ra thành tư bản cố
định và tư bản lưu động?
Sai. Căn cứ vào phương thức chu chuyển tư bản.
19. Tích tụ và tập trung tư bản tăng lên không ảnh hưởng
đến quy mô tích luỹ tư bản?
Sai. Tích tụ và tập trung tư bản tăng lên đều làm tăng quy mô của
tư bản cá biệt nên tích lũy tư bản cũng tăng lên.
20. Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi: Người lao động
muốn làm việc để kiếm tiền nuôi sống anh ta và gia đình.
Sai. Khi người lao động tự do về thân thể và họ không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết.
21. Ngày lao động là: Độ dài của thời gian lao động cần thiết.
Sai. Là độ dài của thời gian lao động cần thiết và thặng dư.
22. Mục đích của lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị thặng dư.
Đúng. Vì ở đây là lưu thông hàng hóa, mục đích của nó là giá trị sử dụng.
23. Giá trị thặng dư thu được bằng cách giảm bớt thời gian
lao động cần thiết của công nhân là phương pháp sản xuất
giá trị thặng dư siêu ngạch.
Sai. Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối.
24.Đặc điểm của giá trị thặng dư siêu ngạch trong sản xuất
công nghiệp là: Năng suất lao động cá biệt của doanh
nghiệp cao hơn năng suất lao động xã hội.
Đúng. Muốn thu giá trị thặng dư siêu ngạch thì giá trị cá biệt phải
nhỏ hơn giá trị xã hội, do đó năng suất lao động cá biệt của doanh
nghiệp cao hơn năng suất lao động xã hội.
25. Điểm giống nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là
chung một bản chất, là kết quả lao động được trả công.
Sai. Là kết quả lao động không được trả công.
26. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh: Hiệu quả của việc đầu tư tư bản.
Đúng. Tỷ suất lợi nhuận phản ánh mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.
27. Nguồn gốc của lợi nhuận thương nghiệp: Do tài kinh doanh buôn bán mà có.
Sai. Do 1 phần của lợi nhuận công nghiệp nhường cho, hay bằng giá
bán hàng hóa trừ giá mua hàng hóa.
28. Tư bản mà giá trị của nó chuyển dần từng phần vào sản
phẩm trong nhiều chu kỳ sản xuất là: Tư bản lưu động.
Sai. Tư bản cố định.
29. Tư bản thương nghiệp dưới CNTB ra đời từ: Tư bản hàng hóa.
Sai. TB thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghệp tách
ra và hoạt động độc lập.
33. Tư bản dưới mọi hình thức đều có thể phân chia thành tư
bản cố định và tư bản lưu động.
Sai. Chỉ có TB sản xuất mới phân chia thành TB cố định và TB lưu động.
34. Tư bản cố định khác với tư bản lưu động ở chỗ chúng có
vai trò khác nhau đối với việc tạo ra giá trị thặng dư.
Sai. Khác ở phương thức chu chuyển.
36.Về mặt lượng, chi phí thực tế để sản xuất hàng hóa luôn
lớn hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Đúng. Chi phí sx hàng hóa = c + v + m; Chi phí sản xuất tư bản = k = c + v
37. Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và sản xuất giá trị
thặng dư tương đối đều phải làm giảm giá trị sức lao động.
Sai. Giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng thời gian lao động vượt qua
thời gian lao động tất yếu, các yếu tố khác không đổi.
38. Trong chủ nghĩa tư bản tư do cạnh tranh, khi tỷ suất lợi
nhận bình quân hình thành thì giá cả hàng hóa sẽ vận động
xoay quanh giá trị của nó.
Sai. Giá cả sản xuất = chi phí sx + lợi nhuận bình quân.
39. Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian
chu chuyển tư bản đó.
Đúng. (viết công thức ra)
40. Chỉ cần người công nhân được tự do về thân thể thì sức
lao động của họ sẽ trở thành hàng hóa.
Sai. Được tự do về thân thể và không đủ tư liệu sản xuất cần thiết.
41. Lợi tức là một phần của lợi nhuận trung bình mà các nhà
tư bản công nghiệp phải trả.
Sai. Tư bản đi vay phải trả.
42. Tư bản lưu động là bộ phận của tư bản sản xuất và tồn
tại dưới hình thức tiền tệ.
Sai. Tồn tại dưới hình thức sức lao động, nguyên nhiên liệu, vật liệu phụ.
43. Để tư bản vận động liên tục thì số lượng tư bản ở các
giai đoạn vận động phải bằng nhau và vận động kế tiếp nhau.
Sai. Phải trải qua ba giai đoạn, ba chức năng, ba hình thái tuần hoàn. Các hình thái
tư bản đó phải không ngừng vận động.
44. Mục đích của lưu thông hàng hóa là giá trị thặng dư.
Sai. Là giá trị sử dụng.
45. Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ phụ thuộc vào giá trị thặng
dư mà không phụ thuộc vào giá trị sức lao động. Sai. m’ = m/v*100
46. Không phải tư bản tồn tại dưới bất cứ hình thức nào
cũng được phân chia thành tư bản cố định, tư bản lưu động.
Đúng. Vì chỉ có tư bản sản xuất mới phân chia thành tư bản cố định, tư bản lưu động.
47. Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ phụ thuộc vào thời gian lao
động thặng dư mà không phụ thuộc vào thời gian lao động tất yếu. Sai. m’ = t’/t*100
48. Trong sản xuất TBCN, người lao động làm thuê bị chiếm
đoạt toàn bộ giá trị mà họ tạo ra.
Sai. Chỉ chiếm đoạt phần giá trị thặng dư.
49. Tuần hoàn tư bản phản ánh mặt chất và lượng của tư
bản trong quá trình vận động không ngừng.
Sai. Chỉ phản ánh mặt chất (chu chuyển tư bản mới phản ánh mặt lượng).
50. Tư bản sản xuất tồn tại dưới nhiều hình thức như: tư bản
tiền tệ, các tư liệu sản xuất, tiền lương và hàng hóa.
Sai. Tồn tại dưới hình thức tư bản cố định và tư bản lưu động.
51. Tuần hoàn và chu chuyển của tư bản đều là sự vận động
liên tục của tư bản hết chu kỳ này đến chú kỳ khác.
Sai. Tuần hoàn tư bản là sự vận động của tư bản trải qua ba giai đoạn dưới ba hình
thái kế tiếp nhau: tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng
hoá. Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản lặp đi lặp lại và đổi mới theo thời gian.
52. Tích tụ và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư
bản cá biệt do đó đều làm tăng quy mô tư bản xã hội.
Sai. Tập trung tư bản không làm tăng quy mô tư bản xã hội.
53. Cổ phiếu và trái phiếu đều có được hoàn vốn và thu nhập
của chúng đều phụ thuốc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
Sai. Chỉ có cổ phiếu mới được hoàn vốn và thu nhập của chúng phụ
thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần.
54. Tỷ suất lợi nhuận biến đổi ngược chiều tỷ suất giá trị
thặng dư và thay đổi cùng chiều với cấu tạo hữu cơ của tư bản.
Sai. Tỷ suất lợi nhuận biến đổi cùng chiều tỷ suất giá trị thặng dư và
thay đổi ngược chiều với cấu tạo hữu cơ của tư bản.
55. Tư bản cố định chỉ bị hao mòn do quá trình sử dụng.
Sai. Hao mòn về giá trị và giá trị sử dụng
56. Trong chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi nhuận là chỉ số phản
ánh mức độ bóc lột sức lao động công nhân làm thuê.
Sai. Phản ánh mức độ sinh lời. (tỉ suất giá trị thặng dư phản ánh
trình độ khai thác sức lao động)
57. Giá trị của các tư liệu sản xuất được sử dụng trong quá
trình sản xuất có phương thức chuyển dịch giá trị vào sản phẩm khác nhau.
Đúng. Tư liệu sản xuất có c1 và c2, trong đó c1 chuyển dịch từng phần nhiều lần
còn c2 chuyển dịch toàn bộ vào 1 lần.
58.Lợi nhuận bình quân cũng là giá trị thặng dư do công
nhân làm thuê tạo ra nên chúng không phụ thuộc vào số
lượng tư bản đầu tư.
Sai. Dựa vào công thức lợi nhuận bình quân, tỉ suất lợi nhuận bình
quân được chia đều có các nhà tư bản, do đó lợi nhuận bình quân sẽ
phụ thuộc vào chi phí sản xuất hay còn gọi là số lượng tư bản đầu tư.
59. Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được quan niệm là con
đẻ của tư bản ứng trước tức là nó có nguồn gốc do tư bản tạo ra.
Sai. Có nguồn gốc do sức lao động của người công nhân tạo ra.
60. Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư tức là tất cả
các loại tư bản đều tạo ra giá trị thặng dư.
Sai. Chỉ có sức lao động của công nhân mới tạo ra giá trị thặng dư.