Câu hỏi nhận định luật lao động - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động.ĐÁP ÁN=> Nhận định SAI. Vì ngành luật lao động không phải điều chỉnh các quan hệ lao động mà luật này chỉ điều chỉnh quan hệ lao động của người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LUẬT LAO ĐỘNG – CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT LAO ĐỘNG VIỆT NAM
Câu 1: Luật lao động là ngành luật điều chỉnh các quan hệ lao động. ĐÁP ÁN
=> Nhận định SAI. Vì ngành luật lao động không phải điều chỉnh các quan hệ lao động mà luật này chỉ điều chỉnh
quan hệ lao động của người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động.
Câu 2: Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh trong các HTX. ĐÁP ÁN
Nhận định SAI. Vì trong trường hợp mà HTX sử dụng lao động không phải là xã viên thì sẽ phải thực hiện giao kết
hợp đồng lao động. Khi đó quan hệ lao động dựa trên hợp đồng lao động này sẽ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.
Câu 3: Mọi quan hệ học nghề do Luật lao động điều chỉnh. ĐÁP ÁN
Nhận định SAI. Vì hợp đồng học nghề là hình thức pháp lý của quan hệ học nghề do luật lao động điều chỉnh. Vì
vậy chỉ những quan hệ học nghề phát sinh trên cơ sở hợp đồng học nghề mới thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động.
Câu 4: Luật Lao động không điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở và người sử dụng lao động. ĐÁP ÁN
=> Nhận định sai: Cơ sở pháp lý: Điều 1 Bộ luật lao động 2019 về phạm vi điều chỉnh: Bộ luật Lao động quy định
tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện
người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác
liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động. Như vậy Luật lao động điều chỉnh cả quan
hệ giữa tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở – tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở với người sử dụng lao động.
Câu 5: Luật Lao động chỉ điều chỉnh các quan hệ lao động tại các doanh nghiệp. ĐÁP ÁN
=> Nhận định sai. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 3 BLLĐ 2019: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan,
tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động làm việc cho mình theo thỏa
thuận; trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Như vậy luật lao
động không chỉ điều chỉnh các quan hệ lao động tại doanh nghiệp mà còn điều chỉnh quan hệ lao động tại cơ quan,
tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động.
Câu 6: Người nước ngoài làm việc ở Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. ĐÁP ÁN
=> Nhận định sai. CSPL: điểm d khoản 1 Điều 151 BLLĐ 2019: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là
người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng điều kiện có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. Như vậy các trường hợp người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc quy định tại Điều 154 thì không thuộc diện phải có giấy phép lao động.
Câu 7: Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ít nhất phải đủ 18 tuổi. ĐÁP ÁN
=> Nhận định sai. CSPL: điểm d khoản 1 Điều 151 BLLĐ 2019: Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là
người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng điều kiện có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này. Như vậy các trường hợp người
nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc quy định tại Điều 154 thì không thuộc diện phải có giấy phép lao động.
CHƯƠNG 2: CÁC QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Câu 1: Quan hệ lao động của cán bộ công chức nhà nước thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật lao động. ĐÁP ÁN
=> Nhận định SAI. Vì quan hệ lao động của cán bộ công chức thì sẽ do các văn bản pháp luật khác quy định. Cụ
thể, trong quan hệ xã hội giữa cán bộ, công chức với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức được nhà nước trao
một phần quyền lực nhà nước và họ được thừa hành một phần quyền lực đó. Công việc của cán bộ, công chức
mang tính chất quản lý, do đó, quan hệ lao động của họ với cơ quan Nhà nước là một loại quan hệ quản lý, do
ngành luật hành chính điều chỉnh. Quan hệ giữa viên chức với đơn vị sử dụng công lập có nhiều điểm tương đồng
với quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động nhưng đây cũng là đối tượng điều chỉnh của pháp luật hành chính.
Câu 2: Trong các cơ quan nhà nước không tồn tại các quan hệ lao động thuộc đối tượng điều chỉnh Luật lao động. ĐÁP ÁN
Câu 3: Mọi quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng lao động do ngành Luật lao động điều chỉnh. ĐÁP ÁN
Câu 4: Quan hệ lao động phát sinh trên cơ sở hợp đồng thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành Luật lao động. ĐÁP ÁN
Câu 5: Quan hệ giữa nhân viên và trưởng phòng tại một doanh nghiệp là quan hệ lao động cá nhân do luật lao động điều chỉnh. ĐÁP ÁN
Câu 6: Luật lao động không điều chỉnh các quan hệ lao động phát sinh trong các HTX. ĐÁP ÁN
Câu 7: Mọi quan hệ học nghề do Luật lao động điều chỉnh. ĐÁP ÁN
Câu 8: Luật Lao động không điều chỉnh quan hệ giữa tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở và người sử dụng lao động. ĐÁP ÁN
CHƯƠNG 3: HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Câu 1.Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện. ĐÁP ÁN
Câu 2. Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau. ĐÁP ÁN
Câu 3.Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp. ĐÁP ÁN
Câu 4. Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng. ĐÁP ÁN
Câu 5. Người lao động bị thương tật vĩnh viễn không thể tham gia quan hệ lao động là một loại sự kiện pháp lý làm
chấm dứt quan hệ lao động. ĐÁP ÁN
Câu 6. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động không cần phải thông báo trước. ĐÁP ÁN
Câu 7. Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc. ĐÁP ÁN
Câu 8. HĐLĐ có thể được áp dụng trong các cơ quan nhà nước và đơn vị hành chính sự nghiệp. ĐÁP ÁN
Câu 9. Nếu HĐLĐ hết thời hạn thì có thể sửa đổi về thời hạn của HĐLĐ tại phụ lục của hợp đồng. ĐÁP ÁN
Câu 10. Trong quá trình thử việc thì NLĐ và NSDLĐ không cần phải giao kết hợp đồng thử việc. ĐÁP ÁN
Câu 11.Trong mọi trường hợp, NSDLĐ không được yêu cầu NLĐ thử việc quá 30 ngày. ĐÁP ÁN
Câu 12. Tiền lương trong thời gian thử việc của NLĐ hoàn toàn là do NLĐ và NSDLĐ tự thỏa thuận với nhau. ĐÁP ÁN
Câu 13. Chỉ có người chủ của doanh nghiệp mới có quyền giao kết HĐLĐ với NSDLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 14. NLĐ chưa đủ 15 tuổi khi giao kết HĐLĐ cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật. ĐÁP ÁN
Câu 15. Khi đã giao kết xong HĐLĐ thì NSDLĐ không được phép điều chuyển NLĐ làm công việc khác so với công
việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 16. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, dịch bệnh mà NSDLĐ đã áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc
phục thì NLĐ có quyền điều chuyển NSDLĐ làm công việc khác so với HĐLĐ thì không cần phải báo trước cho
NLĐ ít nhất 3 ngày làm việc. ĐÁP ÁN
Câu 17. Trong mọi trường hợp, NSDLĐ không được quyền tạm hoãn việc thực hiện HĐLĐ đối với NLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 18. Sau khi hết thời gian tạm hoãn thực hiện HĐLĐ thì NSDLĐ bắt buộc phải nhận NLĐ quay trở lại làm việc. ĐÁP ÁN
Câu 19. Sau khi đã ký kết HĐLĐ thì NSDLĐ và NLĐ không được phép sửa đổi, bổ sung bản hợp đồng mà hai bên đã ký với nhau. ĐÁP ÁN
Câu 20. Khi bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ và
không cần báo trước cho NSDLĐ biết. ĐÁP ÁN
Câu 21.Trong mọi trường hợp, nếu không được trả lương đúng hạn thì NLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 22. NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật thì được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NSDLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 23. NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc theo HĐLĐ thì NSDLĐ có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 24. NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 5 ngày làm việc trở lên thì NSDLĐ có quyền đơn
phương chấm dứt HĐLĐ với NLĐ mà không cần phải báo trước cho NLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 25. NLĐ nữ mang thai thì NLĐ được quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho NLĐ biết
30 ngày trước khi chấm dứt hợp đồng. ĐÁP ÁN
CHƯƠNG IV: THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ
Câu 1. Doanh nghiệp sử dụng từ 10 NLĐ trở lên phải ký kết thỏa ước LĐTT. ĐÁP ÁN
Câu 2. Thỏa ước LĐTT không cần gửi về cơ quan nhà nước có thẩm quyền. ĐÁP ÁN
Câu 3.Thời hạn của TƯLĐTT tối thiểu là 1 năm. ĐÁP ÁN
Câu 4. TƯLĐTT có giá trị pháp lý cao hơn HĐLĐ. ĐÁP ÁN
Câu 5. TƯLĐTT doanh nghiệp được ký kết khi chưa tiến hành lấy ý kiến của tập thể LĐ thì có thể bị tuyên bố vô hiệu. ĐÁP ÁN
Câu 6. TƯLĐTT được ký kết không đúng thẩm quyền sẽ bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố vô hiệu. ĐÁP ÁN
Câu 7. Ngày có hiệu lực của thỏa ước lao động tập thể là ngày các bên ký kết. ĐÁP ÁN
Câu 8. Khi thỏa ước lao động tập thể hết hạn thì hai bên phải tiến hành thương lượng để ký kết thỏa ước lao động tập thể mới. ĐÁP ÁN
Câu 9. NSDLĐ phải tổ chức đối thoại với NLĐ định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần tại doanh nghiệp. ĐÁP ÁN
Câu 10. Việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoàn toàn do NSDLĐ yêu cầu khi xét thấy có việc cần thiết. ĐÁP ÁN
Câu 11. Thương lượng tập thể là việc đàm phán, thỏa thuận giữa một bên là một hoặc nhiều tổ chức đại diện
người lao động với một bên là một hoặc nhiều người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao
động nhằm xác lập điều kiện lao động, quy định về mối quan hệ giữa các bên và xây dựng quan hệ lao động tiến
bộ, hài hòa và ổn định. ĐÁP ÁN
Câu 12. Tổ chức đại diện NLĐ tại cơ sở không có quyền yêu cầu NSDLĐ cho thương lượng tập thể mà chỉ được
tiến hành khi NSDLĐ yêu cầu. ĐÁP ÁN
Câu 13.Số người tham gia thương lượng tập thể của mỗi bên chỉ được tối đa là 10 người. ĐÁP ÁN
Câu 14.Thời gian thương lượng tập thể không được diễn ra quá 90 ngày kể từ ngày bắt đầu thương lượng. ĐÁP ÁN
Câu 15. Nội dung của việc thương lượng tập thể không bắt buộc phải được lập thành biên bản. ĐÁP ÁN
Câu 16. Nếu như hai bên thương lượng không thành thì có thể nộp đơn yêu cầu tòa án giải quyết như một tranh chấp lao động. ĐÁP ÁN
CHƯƠNG V: THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
Câu 1. Người lao động có quyền từ chối khi người sử dụng lao động yêu cầu làm thêm giờ. ĐÁP ÁN
Câu 2. Ngày nghỉ hàng tuần là thứ bảy hoặc chủ nhật hoặc cả thứ bảy và chủ nhật ĐÁP ÁN
Câu 3. Chỉ có những người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động mới được nghỉ
hàng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. ĐÁP ÁN
Câu 4. Thời gian làm việc tối đa của NLĐ là 8 giờ 1 ngày. ĐÁP ÁN
Câu 5. Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị
giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối trong trường hợp thực hiện lệnh động viên, huy
động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật. ĐÁP ÁN
Câu 6. Người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút liên tục, làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục. ĐÁP ÁN
Câu 7. Trong một ngày làm việc thì NLĐ chỉ được nghỉ giữa giờ và thời gian nghỉ cụ thể theo quy định của pháp luật. ĐÁP ÁN
Câu 8. NLĐ mà nghỉ việc để kết hôn trong 3 ngày thì không được hưởng lương trong 3 ngày nghỉ đó. ĐÁP ÁN
Câu 9. Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau. ĐÁP ÁN
Câu 10. Khi tổ chức làm thêm giờ thì người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên
môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. ĐÁP ÁN
CHƯƠNG VI: KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
Câu 1. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương phải chấp hành kỷ luật 06 tháng. ĐÁP ÁN
Câu 2. Người lao động có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật lao động thì sẽ phải chịu các hình thức kỷ luật lao động
tương ứng với mỗi hành vi. ĐÁP ÁN
Câu 3. Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ
ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động. ĐÁP ÁN
Câu 4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng;
nghỉ việc được sự đồng ý của người sử dụng lao động. ĐÁP ÁN
Câu 5. Thời hiệu xử lý kỷ luật lao động tối đa là 06 tháng kể từ ngày xảy ra hành vi vi phạm. ĐÁP ÁN
Câu 6. NSDLĐ phải đăng ký lao động tại cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi
người sử dụng lao động đăng ký kinh doanh. ĐÁP ÁN
Câu 7. Nội quy lao động có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận được đầy đủ
hồ sơ đăng ký nội quy lao động. ĐÁP ÁN
Câu 8. Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp người lao động có
hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc. ĐÁP ÁN
Câu 9. NSDLĐ có thể áp dụng biện pháp phạt tiền đối với NLĐ vi phạm kỷ luật lao động. ĐÁP ÁN
Câu 10. Trong thời gian bị tạm đình chỉ công việc thì người lao động không được hưởng lương. ĐÁP ÁN
CHƯƠNG VII: TRANH CHẤP LAO ĐỘNG
Câu 1. Tất cả những tranh chấp lao động cá nhân đều phải thông qua thủ tục hòa giải của
hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. ĐÁP ÁN
Câu 2. Các tranh chấp lao động cá nhân chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết khi hòa giải viên lao động hòa giải không thành. ĐÁP ÁN
Câu 3. Trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động, chỉ khi nào hòa giải không thành thì hòa giải viên lao động
mới được lập biên bản hòa giải không thành. ĐÁP ÁN
Câu 4. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà
mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm. ĐÁP ÁN
Câu 5. Các tranh chấp lao động tập thể về quyền chỉ được yêu cầu Tòa án giải quyết khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân
cấp huyện không giải quyết trong thời hạn luật định. ĐÁP ÁN
Câu 6. Khi có tranh chấp lao động xảy ra thì chỉ có người lao động mới có quyền tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp. ĐÁP ÁN