Câu hỏi ôn tập 3 điểm - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Khao khát là từ ngữ diễn tả … mạnh mẽ của một cá nhân mong muốn, cố gắng đạt được các kết quả và mục tiêu mà mình đã đặt ra.A. Quan điểmB. Ý thứcC. Hành độngD. Ý muốn. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
I. Câu hỏi
Câu hỏi 3 điểm:
Câu 1: Khao khát là từ ngữ diễn tả … mạnh mẽ của một cá nhân mong
muốn, cố gắng đạt được các kết quả và mục tiêu mà mình đã đặt ra. A. Quan điểm B. Ý thức C. Hành động D. Ý muốn
Câu 2: Tiền bạc là thứ thỏa mãn những nhu cầu … cơ bản nhất A. Vật chất B. Ý thức C. Cá nhân D. Sinh hoạt
Câu 3: Tuổi trẻ là gì?
A. Là thanh xuân, là quãng thời gian tươi đẹp nhất trong cuộc đời của một con người
B. Là giai đoạn con người mang trong mình tất thảy sức mạnh, tất thảy vẻ đẹp,
từ thể xác đến tinh thần và cả trí tuệ để sẵn sàng dấn thân thực hiện những ước mơ của cuộc đời mình. C. Là vô giá
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu hỏi 5 điểm:
Câu 4: Tiền bạc có mua được hạnh phúc không?
A. Có, tiền bạc có thể mua được hạnh phúc
B. Không, tiền bạc không mua được hạnh phúc nhưng tiền bạc có thể được
dùng làm công cụ để mua hạnh phúc một cách hiệu quả nhất.
C. Tùy vào từng trường hợp mà tiền bạc có thể mua được hoặc không mua được hạnh phúc
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 5: Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất có trước hay ý thức có trước? A. Ý thức B. Vật chất
Câu 6: Theo Aristotle, điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta quá chú trọng vào tiền bạc và tài sản?
A. Sẽ dẫn đến mất mát của những giá trị quan trọng khác trong cuộc sống, đánh
mất những khoảnh khắc đáng quý trong cuộc sống, bao gồm cả tuổi trẻ.
B. Khiến chúng ta bỏ lỡ những cơ hội để thưởng thức cuộc sống và kết nối với những người xung quanh.
C. Không có gì xảy ra cả
D. Cả A và B đều đúng
Câu hỏi 10 điểm:
Câu 7: Đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối quan hệ giữa vật chất và ý thức là gì?
A. Vật chất và ý thức không có mối quan hệ nào với nhau
B. Chưa xác định được mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
C. Ý thức là nguồn gốc của vật chất và quyết định vật chất nhưng không thụ
động mà có thể tác động trở lại ý thức qua hoạt động của con người.
D. Vật chất là nguồn gốc của ý thức và quyết định ý thức nhưng không thụ động
mà có thể tác động trở lại vật chất qua hoạt động của con người.
Câu 8: Điều gì sẽ xảy ra nếu ý thức phản ánh sai lầm các dạng vật chất, sai hiện tượng?
A. Không có gì xảy ra cả
B. Nó có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải biến các đối tượng vật chất.
C. Nó có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người trong việc cải biến các đối tượng ý thức.
D. Cả B và C đều đúng
Câu 9: Tiền bạc và khao khát tiền bạc là vật chất hay ý thức?
A. Tiền bạc là vật chất, khao khát tiền bạc là ý thức
B. Tiền bạc là ý thức, khao khát tiền bạc là vật chất
C. Tiền bạc và khao khát tiền bạc là vật chất
D. Tiền bạc và khao khát tiền bạc là ý thức
II. Giải thích luật chơi:
Mỗi nhóm tùy chọn 3 câu hỏi, trả lời đúng câu hỏi sẽ nhận được số đá với số
điểm tương ứng với câu hỏi trả lời đúng, sau đó thả đá vào trong 1 chiếc ly.
Nhóm nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng. Tuy nhiên nếu đá trong ly bị tràn ra
ngoài thì nhóm sẽ bị loại. III. Ý nghĩa trò chơi
Khi nhóm lựa chọn gói câu hỏi đều phải cân nhắc số điểm đạt được để đá không
tràn ly. Những viên đá ấy cũng đại biểu cho tiền bạc, khao khát tiền bạc không
hẳn là xấu, nó giúp bạn có động lực để tạo ra nhiều của cải vật chất, cải thiện
mức sống bản thân và đạt được hạnh phúc. Tuy nhiên giống như chiếc ly này
vậy, bạn cần phải biết giới hạn, điểm dừng của nó nằm ở đâu, biết thế nào là đủ.
Nếu bạn cứ để mặc khao khát tiền bạc trong bạn lớn dần, con thú tham lam
trong bạn sẽ dần trỗi dậy, rồi đến một ngày nào đó viên đá tràn ly, bạn sẽ nhận
ra rằng bạn đã bỏ lỡ và đánh mất nhiều giá trị hạnh phúc đích thực trong cuộc sống như thế nào.