Câu hỏi ôn tập cuối kỳ - Lịch sử ngoại giao Việt Nam | Học viện Ngoại giao Việt Nam

Câu 1 (6 điểm): Trình bày và đánh giá về chính sách ngoại giao của triều Mạc. Phân tích những bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại giao của triều Mạc.

Câu 1 (6 điểm): Trình bày đánh giá về chính sách ngoại giao của triều Mạc. Phân tích
những bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại giao của triều Mạc.
Bài làm
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước giữ nước. Trong các triều
đại phong kiến, chúng ta không thể không kể đến nhà Mạc - một triều đại với nhiều rối ren
cho tới ngày nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng nghiên cứu lịch sử. Tuy vậy, công
lao của nhà Mạc, đặc biệt là những đóng góp về ngoại giao của triều đại này đối với đất nước là
không thể phủ nhận, những bài học kinh nghiệm ông cha ta đã gây dựng cho tới ngày nay
vẫn vô cùng quý giá, là tiền đề, chuẩn mực cho ngoại giao Việt Nam thời hiện đại.
Nhà Mạc một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, trải qua 5 đời vua tồn tại trong
vòng 65 năm, từ năm 1527 đến năm 1592. Triều đại này ra đời sau khi đất nước Đại Việt ta vừa
trải qua một cuộc khủng hoảng kéo dài hần hai thập kỉ, với chiến tranh và loạn lạc liên miên, trật
tự xã hội bị đảo lộn. Trong tình thế đó, Mạc Đăng Dung đã được lựa chọn để đứng ra giải quyết
khủng hoảng, làm yên dân, trở thành người đứng đầu triều đại Mạc. Từ những ngày đầu thành
lập, nhà Mạc đã gặp nhiều khó khăn, cả bên trong bên ngoài lãnh thổ. Nhưng, chỉ sau hơn
một năm, triều Mạc đã dần phục hồi và phát triển, tình hình đất nước tạm ổn, hoạt động kinh tế,
giáo dục và văn hoá dần được chú tâm hơn, đất nước đã từng bước được tái định hình sau gần 30
năm hứng chịu khủng hoảng và tổn thất.
Ngoại giao Việt Nam dưới thời nhà Mạc tập trung chủ yếu vào mối bang giao với Trung Quốc,
cụ thể nhà Minh. Cùng giai đoạn với triều Mạc, đất nước láng giềng của ta dưới sự trịcủa
ba vị hoàng đế là Minh Thế Tông, Minh Mục Tông và Minh Thần Tông phát triển ổn định, quốc
thái dân an
Mối quan hệ chính trị phức tạp nhất giữa triều Mạc và triều Minh xảy ra chủ yếu ở thời kỳ Minh
Thế Tông - Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, tức từ năm 1527 đến năm 1541.
Hai sự kiện lẽ chưa từng xuất hiện trong các triều đại tiền nhiệm chính việc Mạc Đăng
Dung đã ít nhất hai lần cắt đất Đại Việt cho nhà Minh vào năm 1528 và năm 1540.
Trong lần dâng đất năm 1528, trước sự đe doạ của nhà Minh, Mạc Đăng Dung sợ bị hỏi tội bèn
cắt đất hai châu Quy, Thuận và dâng của cải cho nhà Minh. Hành động này từng bị nhiều nhà sử
học phê phán gay gắt và Mạc Đăng Dung bị lên án nặng nề như trong cuốn “Việt Nam sử lược”,
Mạc Đăng Dung từng bị coi là phản quốc, việc dâng đất này cũng không khác gì một chính sách
ngoại giao bất lực của nhà Mạc. Tuy nhiên, hai châu Quy Hoá và châu Thuận An, trước kia còn
gọi với cái tên Vật Dương và Vật Ác, đã thuộc về Trung Hoa, bị các bộ lạc vùng đất Phên Dậu
nộp cho nhà Tống khi chúng xâm lược Đại Việt.
Sự kiện “cắt đất” thứ hai được ghi chép lại diễn ra vào năm 1540. Lần này, đứng trước cục diện
Nam – Bắc triều, nhà Minh thấy cơ hội thôn tính Đại Việt nên cho tướng Mao Bá Ôn đem 20 vạn
quân tiến sát biên giới nước ta. Đứng trước tình hình đó, Mạc Đăng Dung một lần nữa xin dâng
6 động ở Vĩnh An, để tránh nạn tai ương. Nhưng trên thực tế, nhưng chính kí sử nhà Minh cũng
ghi nhận rằng Mạc Đăng Dung đã dâng những tên đất không có thực, hoặc những vùng đó là đất
00:45 7/8/24
Lsngvn - CK1 - cuối kì
about:blank
1/4
vốn có của họ rồi, chứ không phải là đất Đại Việt cắt sang. Như vậy, trên thực tế là trả lại những
phần đất khống ấy mà thôi. Từ năm 1990, giáo sư Trần Quốc Vượng qua nghiên cứu đã kết luận
rằng sự thần phục của nhà Mạc khi ấy là để có được sự độc lập thực sự cho đất nước mà thôi
Hoạt động ngoại giao với nhà Minh được ghi chép thông qua hai giai đoạn, từ năm 1528 đến
năm 1541 và từ 1542 đến năm 1592.
Trong giai đoạn thứ nhất (1528-1541) kéo dài 13 năm, ngoại giao Đại Việt tập trung chủ yếu vào
ba phương diện: quan hệ lễ triều, kinh tế vấn đề biên giới. Từ khi Mạc Đăng Dung thiết lập
vương triều Mạc, các vua nhà Mạc đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các nước láng
giềng, đặc biệt Trung Quốc. Bên cạnh ổn định tình hình trong nước, Mạc Đăng Dung đã cho
sứ sang trình bày với nhà Minh và đút lót vàng bạc để tránh bị hạch sách đe dọa. Về kinh tế, nhà
Mạc đã chính sách cởi mở hơn với nền kinh tế công thương nghiệp, việc giao lưu với các
nước láng giềng, đặc biệt với nhà Minh, cũng thuận lợi hơn trước. Về vấn đề biên giới, nhà
Trung Hưng đã từng ý muốn thu phục vùng Bắc Hà, năm 1533 đã cử Trịnh Duy Liệu sang
Trung Quốc xin nhà Minh đánh nhà Mạc nhưng không được đồng thuận. Đến năm 1536, nhà Lê
Trung Hưng cử Trịnh Duy Liêu, lần nữa “tha thiết xin viện binh của nhà Minh” (Quốc sử quán
triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, tập 2, Nxb. Giáo dục – 2007, tr. 111). Năm 1538,
nhà Mạc cho sứ sang Trung Quốc quy thuận. Nhân cơ hội, nhà Minh tổ chức một đạo quân gồm
22 vạn quân, giao cho Mao Bá Ôn xâm lược biên giới nước ta. Đứng trước nguy cơ đất nước lâm
nguy, Mạc Đăng Dung cùng các quan lại triều thần đã kết hợp giữa sách lược quân sự và ngoại
giao, tích cực chuẩn bị kháng chiến song song với phương sách đàm phán, tránh chiến tranh xảy
ra, dân chúng khỏi rơi vào khổ đau, thảm hoạ. Bằng phương sách trá hàng khi Mạc Đăng Dung
cử một đoàn hơn 40 người đến quân doanh của MaoÔn xin dâng 6 động Vĩnh An, ta đã
tránh được thảm hoạ xâm lăng của nhà Minh bấy giờ.
Giai đoạn ngoại giao thứ hai giữa nhà Mạc với nhà Minh kéo dài 50 năm, từ năm 1542 đến năm
1592. Trong giai đoạn này, nhà Mạc tiếp tục hoạt động thông sứ, triều cống đối với nhà Minh.
Sau thời vua Mạc Hiến Tông, ngoại giao giữa hai nước đã có nhiều thay đổi, khi nhà Mạc cử sứ
thần sang nước thiên tử nhiều mục đích khác nhau, dẫn tới sự kiện năm 1542, nhà Minh đã
phong cho Mạc Đăng Dung và các vị vua nhà Mạc chức vụ An Nam đô thống sứ. Sự kiện này là
một dấu mốc đánh dấu bước khởi sắc của ngoại giao Đại Việt, song nhà Minh vẫn chỉ coi nước
ta một đơn vị hành chính do Trung Quốc cai quản, chứ chưa phải một quốc gia độc lập với
một vị hoàng đế riêng. Sau ba đời vua triều Mạc, cuối cùng 1548, nhà Minh đã bình thường hoá,
giảm bớt không khí căng thẳng trong mối quan hệ với nhà Mạc. Chính bởi những chính sách
ngoại giao gây nhiều tranh cãi, các vua nhà Mạc đã tập trung xây dựng lực lượng quân đội vững
mạnh để đề phòng mất ngôi hay trường hợp xảy ra xung đột. Triều đình đã ban bố nhiều ân huệ,
đặc quyền cho binh hay các thanh niên nguyện vọng nhập ngũ. Sau sự kiện dâng đất cho
nhà Minh, nhà Mạc đã cho lập nhiều chốt kiểm soát nơi biên giới giáp với phương Bắc
phương Tây, tránh xảy ra những biến cố tại biên giới. Dưới thời Mạc, chiến lược hướng biển
cũng được thể hiện rõ rệt với mục đích vừa phát triển, vừa bảo vệ giang sơn lâu bền. Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhìn thấu Biển Đông “vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững
trị bình”. Dám dựng kinh đô ven biển một điều táo bạo, đó là tầm nhìn, duy của một triều
00:45 7/8/24
Lsngvn - CK1 - cuối kì
about:blank
2/4
đại phóng khoáng với khao khát vươn ra biển lớn, một tiềm tăng to lớnchưa aithể khám
phá hết.
Trước đây trong mối quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh, nhiều nhà sử học cho rằng nhà Mạc đã
đầu hàng và cắt đất cho nhà Mình, coi Mạc Đăng Dung là kẻ nghịch thần, phản quốc. Nếu trong
khi trước đây các sử gia khi nói về mối quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh thái độ lên án
việc Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, thì ngày nay các nhà sử học đã sự nhìn nhận
đánh giá khách quan, đúng với lịch sử. Trong Chuyên đề về nhà Mạc, PGS-TS Nguyễn Minh
Tường đãbài nghiên cứu “Quan hệ giữa nhà Mạc nhà Minh thế kỷ XVI” đề cập đến thái
độ giả vờ đầu hàng của vua Mạc. Giáo sư Phan Huy khẳng định trong hội Khoa học lịch sử
Việt Nam năm 1994: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội
và đối ngoại của nhà Mạc”. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã nhấn mạnh: “hành động đầu
hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại để khoe khoang, hành động ấy vua Lê
sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại không bị sử gia nhà nêu lên để phê phán [...].
thực sự ở thời Mạc không có bóng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình
thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần cũng không. Thế tại sao người này thì
khen là khôn khéo, người khác lại chê là hèn hạ?”. Những nghiên cứu của các học giả lớn đều đã
chỉ ra rằng nhà Mạc thực chất không hèn hạ đầu hàng quân địch, các vua nhà Mạc cũng không
mắc tội phạn quốc. Về vấn đề dâng đất, trong khi nhiều người cho rằng nhà Mạc “bán nước”,
quy phục dễ dàng trước quân địch, thì nhiều nhà sử học đã chứng minh điều ngược lại, rằng đó
không phải lỗi nhà Mạc, và hành động của vua Mạc Đăng Dung không phải là bán nước. Nếu so
sánh với bối cảnh nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren với nông dân nổi dậy khắp nơi thì chỉ
chưa đầy 10 năm sau, Mạc Đăng Dung đã xuất hiện dẹp yên tình hình Đại Việt. Việc nhà
Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực là tất yếu lịch sử. Thời kỳ thịnh trị của Mạc
Thái Tông cho thấy năng lực trị nước không kém nhà Lê với đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn
định, không xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần trong lịch sử từng chứng kiến.
Những chính sách ngoại giao nhà Mạc, cũng như của các triều đại phong kiến Việt Nam, đúc kết
lại đã được chuẩn mực hoá thành bản sắc chung của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, ngoại
giao Hồ Chí Minh, trở thành kim chỉ nam cho đường lối, cũng như trong thế ứng phó với các
nước lớn, không chỉ gói gọn trong những nước láng giềng mà còn trên toàn thế giới.
Câu 2 (4 điểm): Câu 2 (4 điểm): Trình bày quan điểm về nhận định của Phan Huy Chú
đưa ra các dẫn chứng chứng minh: “Nước Việtcả cõi đất phía Nam thông hiếu với
Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế mà ngoài
thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét thế thực phải như thế” (Phan Huy Chú, Lịch
triều hiến chương loại chí).
kiến trúc thượng tầng bao gồm Các tư tưởng xã hội ( như chính trị, triết học, tôn giáo,
nghệ thuật) và các thiết chế tương ứng ( như đảng phái, Nhà nước, giáo hội…) Trong
đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố
00:45 7/8/24
Lsngvn - CK1 - cuối kì
about:blank
3/4
Đường lối đối ngoại, ngoại giao của một quốc gia quyết định bản lĩnh, bản sắc cả sự suy
thịnh, tồn vong của quốc gia đó. Trong quá trình dựng nước giữ nước của lịch sử dân tộc,
Trung Hoa - quốc gia láng giềng với sức mạnh to lớn đã là một phần không nhỏ trong chính sách
ngoại giao của cha ông ta. Phác hoạ chính sách đối ngoại chung của Đại Việt với nước này, Phan
Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã từng lời nhận xét: “Nước Việt cả cõi
đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng
trong thì xưng đế mà ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế”
Ý nghĩa của câu nói trên thật dõng dạc, ràng, ta chủ đất phía Nam, khác với Trung Hoa
nhưng vìláng giềng nên phải cùng nhau tồn tại hoà bình trên tinh thần “trong xưmg đế ngoài
xưng vương” của Đại Việt, kính trọng và nể trọng nhau trên mọi phương diện, đó là một thực tế
khách quan lãnh đạo hai nước cần hiểu tôn trọng. Câu nói này cũng đậm tầm quan
trọng của ngoại giao nước ta, với vai trò to lớn như bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh
đem lại sự hưng thịnh, phát triển cho đất nước. Ví như trong trận đánh bên bờ sông Như Nguyệt,
Lý Thường Kiệt đã chặn mười vạn quân của Quách Quì rồi dùng “biện sĩ bàn hoà” để quân địch
rút quân về nước. Hay trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần,
những biện pháp ngoại giao cứng rắn nhưng mềm mỏng, linh hoạt nhưng không hề chịu thua
thiệt đã giúp ta ba lần chiến thắng “vó ngựa Mông Cổ” - đế chế vững mạnh nhất thời bấy giờ về
quân sự, giữ vững chế độ nhà Trần.
00:45 7/8/24
Lsngvn - CK1 - cuối kì
about:blank
4/4
| 1/4

Preview text:

00:45 7/8/24 Lsngvn - CK1 - cuối kì
Câu 1 (6 điểm): Trình bày và đánh giá về chính sách ngoại giao của triều Mạc. Phân tích
những bài học kinh nghiệm từ chính sách ngoại giao của triều Mạc.
Bài làm
Đất nước Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Trong các triều
đại phong kiến, chúng ta không thể không kể đến nhà Mạc - một triều đại với nhiều rối ren và
cho tới ngày nay vẫn gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng nghiên cứu lịch sử. Tuy vậy, công
lao của nhà Mạc, đặc biệt là những đóng góp về ngoại giao của triều đại này đối với đất nước là
không thể phủ nhận, những bài học kinh nghiệm mà ông cha ta đã gây dựng cho tới ngày nay
vẫn vô cùng quý giá, là tiền đề, chuẩn mực cho ngoại giao Việt Nam thời hiện đại.
Nhà Mạc là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam, trải qua 5 đời vua và tồn tại trong
vòng 65 năm, từ năm 1527 đến năm 1592. Triều đại này ra đời sau khi đất nước Đại Việt ta vừa
trải qua một cuộc khủng hoảng kéo dài hần hai thập kỉ, với chiến tranh và loạn lạc liên miên, trật
tự xã hội bị đảo lộn. Trong tình thế đó, Mạc Đăng Dung đã được lựa chọn để đứng ra giải quyết
khủng hoảng, làm yên dân, trở thành người đứng đầu triều đại Mạc. Từ những ngày đầu thành
lập, nhà Mạc đã gặp nhiều khó khăn, cả bên trong và bên ngoài lãnh thổ. Nhưng, chỉ sau hơn
một năm, triều Mạc đã dần phục hồi và phát triển, tình hình đất nước tạm ổn, hoạt động kinh tế,
giáo dục và văn hoá dần được chú tâm hơn, đất nước đã từng bước được tái định hình sau gần 30
năm hứng chịu khủng hoảng và tổn thất.
Ngoại giao Việt Nam dưới thời nhà Mạc tập trung chủ yếu vào mối bang giao với Trung Quốc,
cụ thể là nhà Minh. Cùng giai đoạn với triều Mạc, đất nước láng giềng của ta dưới sự trị vì của
ba vị hoàng đế là Minh Thế Tông, Minh Mục Tông và Minh Thần Tông phát triển ổn định, quốc thái dân an
Mối quan hệ chính trị phức tạp nhất giữa triều Mạc và triều Minh xảy ra chủ yếu ở thời kỳ Minh
Thế Tông - Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh, Mạc Phúc Hải, tức từ năm 1527 đến năm 1541.
Hai sự kiện có lẽ chưa từng xuất hiện trong các triều đại tiền nhiệm chính là việc Mạc Đăng
Dung đã ít nhất hai lần cắt đất Đại Việt cho nhà Minh vào năm 1528 và năm 1540.
Trong lần dâng đất năm 1528, trước sự đe doạ của nhà Minh, Mạc Đăng Dung sợ bị hỏi tội bèn
cắt đất hai châu Quy, Thuận và dâng của cải cho nhà Minh. Hành động này từng bị nhiều nhà sử
học phê phán gay gắt và Mạc Đăng Dung bị lên án nặng nề như trong cuốn “Việt Nam sử lược”,
Mạc Đăng Dung từng bị coi là phản quốc, việc dâng đất này cũng không khác gì một chính sách
ngoại giao bất lực của nhà Mạc. Tuy nhiên, hai châu Quy Hoá và châu Thuận An, trước kia còn
gọi với cái tên Vật Dương và Vật Ác, đã thuộc về Trung Hoa, bị các bộ lạc vùng đất Phên Dậu
nộp cho nhà Tống khi chúng xâm lược Đại Việt.
Sự kiện “cắt đất” thứ hai được ghi chép lại diễn ra vào năm 1540. Lần này, đứng trước cục diện
Nam – Bắc triều, nhà Minh thấy cơ hội thôn tính Đại Việt nên cho tướng Mao Bá Ôn đem 20 vạn
quân tiến sát biên giới nước ta. Đứng trước tình hình đó, Mạc Đăng Dung một lần nữa xin dâng
6 động ở Vĩnh An, để tránh nạn tai ương. Nhưng trên thực tế, nhưng chính kí sử nhà Minh cũng
ghi nhận rằng Mạc Đăng Dung đã dâng những tên đất không có thực, hoặc những vùng đó là đất about:blank 1/4 00:45 7/8/24 Lsngvn - CK1 - cuối kì
vốn có của họ rồi, chứ không phải là đất Đại Việt cắt sang. Như vậy, trên thực tế là trả lại những
phần đất khống ấy mà thôi. Từ năm 1990, giáo sư Trần Quốc Vượng qua nghiên cứu đã kết luận
rằng sự thần phục của nhà Mạc khi ấy là để có được sự độc lập thực sự cho đất nước mà thôi
Hoạt động ngoại giao với nhà Minh được ghi chép thông qua hai giai đoạn, từ năm 1528 đến
năm 1541 và từ 1542 đến năm 1592.
Trong giai đoạn thứ nhất (1528-1541) kéo dài 13 năm, ngoại giao Đại Việt tập trung chủ yếu vào
ba phương diện: quan hệ lễ triều, kinh tế và vấn đề biên giới. Từ khi Mạc Đăng Dung thiết lập
vương triều Mạc, các vua nhà Mạc đã nhanh chóng thiết lập mối quan hệ với các nước láng
giềng, đặc biệt là Trung Quốc. Bên cạnh ổn định tình hình trong nước, Mạc Đăng Dung đã cho
sứ sang trình bày với nhà Minh và đút lót vàng bạc để tránh bị hạch sách đe dọa. Về kinh tế, nhà
Mạc đã có chính sách cởi mở hơn với nền kinh tế công thương nghiệp, việc giao lưu với các
nước láng giềng, đặc biệt với nhà Minh, cũng thuận lợi hơn trước. Về vấn đề biên giới, nhà Lê
Trung Hưng đã từng có ý muốn thu phục vùng Bắc Hà, năm 1533 đã cử Trịnh Duy Liệu sang
Trung Quốc xin nhà Minh đánh nhà Mạc nhưng không được đồng thuận. Đến năm 1536, nhà Lê
Trung Hưng cử Trịnh Duy Liêu, lần nữa “tha thiết xin viện binh của nhà Minh” (Quốc sử quán
triều Nguyễn: Việt sử thông giám cương mục, tập 2, Nxb. Giáo dục – 2007, tr. 111). Năm 1538,
nhà Mạc cho sứ sang Trung Quốc quy thuận. Nhân cơ hội, nhà Minh tổ chức một đạo quân gồm
22 vạn quân, giao cho Mao Bá Ôn xâm lược biên giới nước ta. Đứng trước nguy cơ đất nước lâm
nguy, Mạc Đăng Dung cùng các quan lại triều thần đã kết hợp giữa sách lược quân sự và ngoại
giao, tích cực chuẩn bị kháng chiến song song với phương sách đàm phán, tránh chiến tranh xảy
ra, dân chúng khỏi rơi vào khổ đau, thảm hoạ. Bằng phương sách trá hàng khi Mạc Đăng Dung
cử một đoàn hơn 40 người đến quân doanh của Mao Bá Ôn xin dâng 6 động ở Vĩnh An, ta đã
tránh được thảm hoạ xâm lăng của nhà Minh bấy giờ.
Giai đoạn ngoại giao thứ hai giữa nhà Mạc với nhà Minh kéo dài 50 năm, từ năm 1542 đến năm
1592. Trong giai đoạn này, nhà Mạc tiếp tục hoạt động thông sứ, triều cống đối với nhà Minh.
Sau thời vua Mạc Hiến Tông, ngoại giao giữa hai nước đã có nhiều thay đổi, khi nhà Mạc cử sứ
thần sang nước thiên tử vì nhiều mục đích khác nhau, dẫn tới sự kiện năm 1542, nhà Minh đã
phong cho Mạc Đăng Dung và các vị vua nhà Mạc chức vụ An Nam đô thống sứ. Sự kiện này là
một dấu mốc đánh dấu bước khởi sắc của ngoại giao Đại Việt, song nhà Minh vẫn chỉ coi nước
ta là một đơn vị hành chính do Trung Quốc cai quản, chứ chưa phải một quốc gia độc lập với
một vị hoàng đế riêng. Sau ba đời vua triều Mạc, cuối cùng 1548, nhà Minh đã bình thường hoá,
giảm bớt không khí căng thẳng trong mối quan hệ với nhà Mạc. Chính bởi những chính sách
ngoại giao gây nhiều tranh cãi, các vua nhà Mạc đã tập trung xây dựng lực lượng quân đội vững
mạnh để đề phòng mất ngôi hay trường hợp xảy ra xung đột. Triều đình đã ban bố nhiều ân huệ,
đặc quyền cho binh sĩ hay các thanh niên có nguyện vọng nhập ngũ. Sau sự kiện dâng đất cho
nhà Minh, nhà Mạc đã cho lập nhiều chốt kiểm soát nơi biên giới giáp với phương Bắc và
phương Tây, tránh xảy ra những biến cố tại biên giới. Dưới thời Mạc, chiến lược hướng biển
cũng được thể hiện rõ rệt với mục đích vừa phát triển, vừa bảo vệ giang sơn lâu bền. Trạng Trình
Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nhìn thấu Biển Đông “vạn dặm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững
trị bình”. Dám dựng kinh đô ven biển là một điều táo bạo, đó là tầm nhìn, tư duy của một triều about:blank 2/4 00:45 7/8/24 Lsngvn - CK1 - cuối kì
đại phóng khoáng với khao khát vươn ra biển lớn, một tiềm tăng to lớn mà chưa ai có thể khám phá hết.
Trước đây trong mối quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh, nhiều nhà sử học cho rằng nhà Mạc đã
đầu hàng và cắt đất cho nhà Mình, coi Mạc Đăng Dung là kẻ nghịch thần, phản quốc. Nếu trong
khi trước đây các sử gia khi nói về mối quan hệ của nhà Mạc với nhà Minh có thái độ lên án
việc Mạc Đăng Dung đầu hàng nhà Minh, thì ngày nay các nhà sử học đã có sự nhìn nhận và
đánh giá khách quan, đúng với lịch sử. Trong Chuyên đề về nhà Mạc, PGS-TS Nguyễn Minh
Tường đã có bài nghiên cứu “Quan hệ giữa nhà Mạc và nhà Minh thế kỷ XVI” đề cập đến thái
độ giả vờ đầu hàng của vua Mạc. Giáo sư Phan Huy Lê khẳng định trong hội Khoa học lịch sử
Việt Nam năm 1994: “Đã đến lúc chúng ta phải thay đổi về cách đánh giá các chính sách đối nội
và đối ngoại của nhà Mạc”. Cố Giáo sư Trần Quốc Vượng cũng đã nhấn mạnh: “hành động đầu
hàng” của nhà Mạc do Minh sử chép là một sự phóng đại để khoe khoang, hành động ấy vua Lê
sau này cũng lặp lại gần nguyên xi thì lại không bị sử gia nhà Lê nêu lên để phê phán [...]. Mà
thực sự ở thời Mạc không có bóng một tên xâm lược nào trên đất nước ta, quan bảo hộ, dù hình
thức như chức “Đạt lỗ hoa xích” ở Thăng Long triều Trần cũng không. Thế tại sao người này thì
khen là khôn khéo, người khác lại chê là hèn hạ?”. Những nghiên cứu của các học giả lớn đều đã
chỉ ra rằng nhà Mạc thực chất không hèn hạ đầu hàng quân địch, các vua nhà Mạc cũng không
mắc tội phạn quốc. Về vấn đề dâng đất, trong khi nhiều người cho rằng nhà Mạc “bán nước”,
quy phục dễ dàng trước quân địch, thì nhiều nhà sử học đã chứng minh điều ngược lại, rằng đó
không phải lỗi nhà Mạc, và hành động của vua Mạc Đăng Dung không phải là bán nước. Nếu so
sánh với bối cảnh nhà Hậu Lê suy thoái, triều chính rối ren với nông dân nổi dậy khắp nơi thì chỉ
chưa đầy 10 năm sau, Mạc Đăng Dung đã xuất hiện và dẹp yên tình hình Đại Việt. Việc nhà
Mạc thay thế một nhà Hậu Lê không còn đủ năng lực là tất yếu lịch sử. Thời kỳ thịnh trị của Mạc
Thái Tông cho thấy năng lực trị nước không kém nhà Lê với đời sống nhân dân no đủ, xã hội ổn
định, không xáo trộn như khi nhà Hồ thay thế nhà Trần trong lịch sử từng chứng kiến.
Những chính sách ngoại giao nhà Mạc, cũng như của các triều đại phong kiến Việt Nam, đúc kết
lại đã được chuẩn mực hoá thành bản sắc chung của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại, ngoại
giao Hồ Chí Minh, trở thành kim chỉ nam cho đường lối, cũng như trong thế ứng phó với các
nước lớn, không chỉ gói gọn trong những nước láng giềng mà còn trên toàn thế giới.
Câu 2 (4 điểm): Câu 2 (4 điểm): Trình bày quan điểm về nhận định của Phan Huy Chú và
đưa ra các dẫn chứng chứng minh: “Nước Việt có cả cõi đất phía Nam mà thông hiếu với
Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở trong thì xưng đế mà ngoài
thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế” (Phan Huy Chú, Lịch
triều hiến chương loại chí).
kiến trúc thượng tầng bao gồm Các tư tưởng xã hội ( như chính trị, triết học, tôn giáo,
nghệ thuật) và các thiết chế tương ứng ( như đảng phái, Nhà nước, giáo hội…) Trong
đó, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố about:blank 3/4 00:45 7/8/24 Lsngvn - CK1 - cuối kì
Đường lối đối ngoại, ngoại giao của một quốc gia quyết định bản lĩnh, bản sắc và cả sự suy
thịnh, tồn vong của quốc gia đó. Trong quá trình dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc,
Trung Hoa - quốc gia láng giềng với sức mạnh to lớn đã là một phần không nhỏ trong chính sách
ngoại giao của cha ông ta. Phác hoạ chính sách đối ngoại chung của Đại Việt với nước này, Phan
Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã từng có lời nhận xét: “Nước Việt có cả cõi
đất phía Nam mà thông hiếu với Trung Hoa, tuy nuôi dân dựng nước có quy mô riêng, nhưng ở
trong thì xưng đế mà ngoài thì xưng vương, vẫn chịu phong hiệu, xét lý thế thực phải như thế”
Ý nghĩa của câu nói trên thật dõng dạc, rõ ràng, ta là chủ đất ở phía Nam, khác với Trung Hoa
nhưng vì là láng giềng nên phải cùng nhau tồn tại hoà bình trên tinh thần “trong xưmg đế ngoài
xưng vương” của Đại Việt, kính trọng và nể trọng nhau trên mọi phương diện, đó là một thực tế
khách quan mà lãnh đạo hai nước cần hiểu rõ và tôn trọng. Câu nói này cũng tô đậm tầm quan
trọng của ngoại giao nước ta, với vai trò to lớn như bảo vệ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh và
đem lại sự hưng thịnh, phát triển cho đất nước. Ví như trong trận đánh bên bờ sông Như Nguyệt,
Lý Thường Kiệt đã chặn mười vạn quân của Quách Quì rồi dùng “biện sĩ bàn hoà” để quân địch
rút quân về nước. Hay trong ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên của vua tôi nhà Trần,
những biện pháp ngoại giao cứng rắn nhưng mềm mỏng, linh hoạt nhưng không hề chịu thua
thiệt đã giúp ta ba lần chiến thắng “vó ngựa Mông Cổ” - đế chế vững mạnh nhất thời bấy giờ về
quân sự, giữ vững chế độ nhà Trần. about:blank 4/4