Câu hỏi ôn tập giữa kì - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Hãy phân tích các thành phần của quy phạmpháp luật sau.1) Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vậtđể ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạmthi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữđến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Hãy phân tích các thành phần của quy phạm pháp luật sau.
1) Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật
để ở trong mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm
thi thể, mồ mả, hài cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ
đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
1. Xác định các hành vi xâm phạm mồ mả:
1.1. Đối với mồ mả của người chết:
Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai táng
xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ, tôn giáo
của cộng đồng dân cư. Mồ mả và vùng không gian xung quanh cần
được bảo vệ, không được xâm phạm theo tính chất phá hoại. Hành vi
xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết.
Đối với mồ mả, hài cốt hay tro cốt của người chết thuộc về các giá trị
tâm linh, trong đời sống tinh thần và văn hóa. Cho nên các hành vi
xâm phạm này phải được hiểu một cách thống nhất.
1.2. Bao gồm cả không gian xung quanh ngôi mộ:
Khi xác định hành vi xâm phạm mồ mả còn cần hiểu theo nghĩa rộng là
hành vi xâm phạm đến không gian (phạm vi), hình dáng, tường rào bao
bọc xung quanh ngôi mộ. Bởi vị trí ngôi mộ được xây dựng có mối liên
hệ hữu cơ với mục đích giữ gìn, bảo vệ xác, hài cốt, tro hài cốt của
người có ngôi mộ đó, do vậy mọi hành vi làm biến dạng kiến trúc liên
quan đến mục đích bảo vệ người đã chết được nguyên vẹn, đều bị coi
là hành vi xâm phạm mồ mả.
Ở một số đồng bào dân tộc nước ta như người Gia Rai, M’Nông, Cơ Tu…
có phong tục bỏ mả. Hành vi xâm phạm mồ mả không phụ thuộc vào
nghi lễ và phong tục mai táng cá nhân qua đời do vậy hành vi xâm
phạm đến những ngôi mộ đã bị bỏ theo phong tục cũng được xác định
là hành vi trái pháp luật.
1.3. Đối với cả các ngôi mộ không có tử thi:
Không chỉ vậy, những ngôi mộ không có tử thi do hài cốt người chết
trận, chết đuối hay do thú dữ vồ… không tìm thấy tử xác.
Thân nhân làm hình nhân và làm lễ an táng theo như lễ an táng thông
thường mà dân gian thường gọi là hình thức chiêu hồn nạp táng nếu bị
xâm phạm thì vẫn coi như hành vi xâm phạm mồ mả như trường hợp bình thường.
Vì những ngôi mộ đó được dựng lên, con cháu ho hàng của người đã
khuất cũng đã gửi vào đó một ý niệm tâm linh sâu sắc đồng thời họ
cũng đã phải bỏ ra những chi phí cần thiết để xây dựng lên ngôi mộ đó.
Không thể coi việc xâm phạm đến mộ có tử thi thì phải bồi thường còn
xâm phạm đến mộ không có tử thi thì không.
Gắn với các hành vi vi phạm trên, luật có điều chỉnh tội danh đối với
người thực hiện. Bên cạnh đó là các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực
tôn giáo hay chuẩn mực xã hội có liên quan. Cho nên mỗi người cần
nhận thức đúng đắn trách nhiệm, hành vi của mình. Đặc biệt không
được xâm phạm đến mồ mả, tro cốt, hài cốt của người đã chết.
1.4.Dấu hiệu pháp lý của tội phạm:
Khách thể của tội phạm:
Tội phạm xâm phạm vào trật tự an toàn xã hội, xâm phạm vào phong
tục tập quán của dân tộc ta đối với thi thể, mồ mả, hài cốt của người
đã chết. Từ đó gây bất an, ảnh hưởng đến người thân của người chết.
Cũng như ảnh hưởng phong tục, tập quán, các chuẩn mực được xây
dựng và áp dụng trong cộng đồng.
Mặt khách quan của tội phạm:
Tội phạm được thể hiện bằng nhiều hành vi cụ thể. Như những hành vi sau:
+ Đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ
hoặc có hành vi xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
+ Phá hủy, làm hư hỏng các tượng đài, bia đá xây trên mồ mả.
+ Chiến đoạt những đồ vật để trên mồ, trong mộ hoặc đào mồ mả.
+ Khai quật xác người, khai quật hài cốt.
+ Lấy đi tài sản được chôn theo người chết (quần áo, đồ trang sức kim khí, đá quý,..).
+ Hoặc có những hành vi khác xâm phạm thi thể người chết như: mổ
để lấy các bộ phận trên cơ thể khi không được phép, chặt thi thể ra
làm nhiều khúc để trả thù hả giận,…
Thi thể được hiểu là thân thể người chết chưa được an táng, chưa được
chôn hoặc hỏa táng. Ví dụ:
+ Người chết đang để trong nhà xác.
+ Người chết do tai nạn ở trên đường giao thông, người chết đuối,…
Tội phạm hoàn thành khi người phạm tội thực hiện một trong những hành vi nêu trên.
Mặt chủ quan của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý, có chủ đích. Thông
thường tội phạm có chuẩn bị trước về công cụ, thời gian cũng như xây
dựng trước các mục tiêu sẽ thực hiện khi xâm phạm mồ mả, hài cốt, thi
hài của người mất. Do các động cơ, mục đích khác nhau như do vụ lợi,
trả thù cá nhân,…nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc.
Trên thực tế, các hành vi được thực hiện cụ thể, xác định trong mặt
khách quan của tội phạm là căn cứ. Trong Quy định tội danh của Bộ
luật hình sự cũng chỉ xác định về hành vi thực hiện trên thực tế mà
không xác định đến yếu tố lỗi.
Chủ thể của tội phạm:
Tội phạm được thực hiện bởi những người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên. Đối tượng phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội danh gây ra cũng được quy định cụ thể.