Câu hỏi ôn tập Luật Hành Chính - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng

Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính? ( phương pháp điểu chỉnh của ngành luật hành chính Việt Nam là cách quy phạm pháp luật hành chính tác động lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước, làm cho chúng phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, theo đó các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia quan hệ quản lý được thực hiện ) và cho biết phương pháp nào là phương pháp chủ yếu? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH
Phần 1: Lý thuyết
Câu 1: Anh (chị) hãy phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính? ( phương
pháp điểu chỉnh của ngành luật hành chính Việt Nam là cách quy phạm pháp luật hành
chính tác động lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước, làm cho chúng
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, theo đó các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia
quan hệ quản lý được thực hiện ) và cho biết phương pháp nào là phương pháp chủ yếu?
Giải thích tại sao? ( phương pháp điều chỉnh chú yếu của luật hành chính là phương pháp
mệnh lệnh, mang tính bắt buộc. Phương pháp này xuất phát từ tính chất quyền lực – phục
tùng trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quan hệ quản lý
nhà nước )
Câu 2: Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh
họa.
1. Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện vi phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể kiềm chế, không thực hiện những hành vi mà pháp luật
cấm .
Ví dụ : không vượt đèn đỏ khi điều khiển phương tiện giao thông, không đi quá
tốc độ, hoặc không xây dựng khi không có giấy phép v.v
2. Thi hành quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực,
tức là làm việc phải theo yêu cầu của quy phạm pháp luật.
Ví dụ : hành vi thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ khai
báo tạm trú v.v
3. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện pháp luật hành chính
theo đó chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chủ thể của mình được
quy phạm pháp luật hành chính quy định .
Ví dụ : thực hiện quyền khiếu nại quyết định hành chính, quyền xuất cảnh ra nước ngoài, quyền
dự thi tuyển công chức v.v…
4. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể có thẩm quyền quản lý ban hành các quyết định hành
chính hoặc có hành vi hành chính nhằm giải quyết các yêu cầu cụ thể.
Ví dụ : áp dụng quy phạm của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, áp dụng
quy phạm cụ thể để ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra quyết định giao đất, thu hồi đất, ra
quyết định kỉ luật công chức v.v…
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức,
viên chức
1. Cán bộ : quy phạm quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong
những hành thức kỉ luật sau đây :
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Cách chức
+ Bãi nhiệm
Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kì
2. Công chức : quy phạm quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong số
những hình thức kỉ luật sau đây :
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Hạ bậc lương
+ Giáng chức
+ Cách chức
+ Buộc thôi việc
Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo phải quản
3. Viên chức : vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc,
nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỉ
luật sau :
+ Khiển trách
+ Cảnh cáo
+ Cách chức
+ Buộc thôi việc
Ngoài ra, viên chức bị kỉ luật bằng một trong các hình thức nói trên còn có thể bị hạn chế thực
hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan . Hình thức kỉ luật cách
chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý ( điều 52 Luật Viên chức năm 2010 )
Phần 2: Câu hỏi nhận định đúng sai
a. Theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ CP, công chức loại C, loại D mới được -
tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự.
( đúng => Điều 40 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của
Chính phủ.
Theo đó, chế độ tập sự được áp dụng với công chức loại C là công chức được bổ nhiệm
vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; công chức loại D là công chức được bổ nhiệm
vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên mới được tuyển dụng.
b. Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước
( đúng => Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam
có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn,
lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng ban quản lý Lăng.)
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
(đúng => Tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức 2019 quy định về những cơ quan sau đây thực
hiện tuyển dụng công chức:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.)
d. Người có thẩm quyền xử phạt thì đương nhiên có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc
phục hậu quả.
( đúng => theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật năm 2012)
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật năm 2012)
với các hành vi VPHC có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm bằng
hình thức xử phạt thì còn cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả
do VPHC gây ra thì mới thực sự loại trừ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi
vi phạm)
e. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của Luật Hành chính.
(sai=> nguồn của luật hành chính việt nam chỉ có 1 hình thức duy nhất đó là các văn bản vi
phạm pháp luật. )
f. Bí Thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là
cán bộ cấp xã.
( đúng => (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ CP/ Bí Thư, Phó -
Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là cán bộ cấp xã)
g. Văn phòng Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(đúng => Hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có 17 cơ quan chuyên môn, bao gồm: Sở Nội
vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở
Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao -
và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh;
Văn phòng Ủy ban nhân dân.Ở một số địa phương, có thể được tổ chức các sở đặc thù như: Sở
Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch Kiến trúc- .
h. Sở Nội Vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các đơn vị
hành chính cấp tỉnh.(đúng )
i. Khi viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với họ.
( đúng => Tại điểm c, khoản 3, Điều 29 Luật Viên chức quy định: Người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong
trường hợp viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36
tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.)
j. Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ là Thủ tướng Chính phủ.
( đúng => theo Nghị định 112/2020/NĐ CP quyđịnh cụ thể như sau: Cấp có thẩm quyền phê -
chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối
với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ
tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật. )
k. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì không được
dự tuyển công chức.
( đúng => Theo khoản 7 điều 3 120/2021/NĐ-CP Chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần
thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công
dân có ích cho xã hội.)
l. Hình thức kỷ luật giáng chức có thể áp dụng với mọi công chức khi thực hiện vi
phạm bị kỷ luật.
=> vì ( sai Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Hạ bậc lương;
+ Buộc thôi việc.
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
+ Khiển trách;
+ Cảnh cáo;
+ Giáng chức;
+ Cách chức;
+ Buộc thôi việc.
m. Cơ quan hành chính nhà nước luôn có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
pháp luật hành chính
( đúng => theo khái niệm của quy phạm pháp luật hành chính, các quy phạm pháp luật hành
chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành Ở nước ta, theo quy định của pháp
luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành quy phạm pháp luật
hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước.)
n. Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc bổ nhiệm .
( sai =.> vì phó tổng giám đốc đài truyền hình vn do thủ tướng bổ nhiệm )
o. Luật Đất đai không phải là nguồn của Luật Hành chính.
(đúng => vì Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội
dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối
tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước . Và Luật đất đai
2013 số 45/2013/QH13 Căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được Quốc hội ban hành.)
p. Nguyên tắc trực thuộc hai chiều chỉ được áp dụng đối với các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
( Sai. Vì nguyên tắc trực thuộc 2 chiều áp dụng cho mọi cơ quan
hành chính nhà nước )
Phần 3: Bài tập
Bài tập 1: Bà Trần Thị B là công chức tư pháp – hộ tịch của phường VL, thành phố RG,
tỉnh KG. Ngày 20/10/2020, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân,
bà Trần Thị B có hành vi lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ
lợi. Thông qua camera an ninh của cơ quan, ngày 30/10/2020, lãnh đạo phường VL đã
phát hiện vi phạm của bà Trần Thị B.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ căn cứ pháp lý:
a. Chủ thể nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B? Giải thích.
( lãnh đạo của phường VL => Đối với công chức không gi ức vụ lãnh đạch o,
quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp
quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công
chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định
hình thức kỷ luật.)
b. Theo Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B gồm có
5 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường VL, 01 ủy viên là
Chủ
tịch Công đoàn phường VL, 01 ủy viên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc phường
VL, 01 ủy viên là đại diện Đảng ủy phường VL, 01 ủy viên Thư ký hội đồng là công chức
Văn phòng – thống kê của phường VL. Thành phần hội đồng kỷ luật nêu trên có phù hợp
với quy định của pháp luật không? Tại sao.
( thành phần hội đồng kỷ luật trên phù hợp với quy định của pháp luật vì Đối với công chức
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành
viên, bao gồm:
• Chủ tịch Hội đông là người đứng đâu hoặc câp phó của người đứng đâu cơ quan quản lý công
chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
• Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức
hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
• Một Úy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật,
ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác đó lựa chọn và cử ra;
• Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
• Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức,
cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.
c. Giả sử vi phạm của bà Trần Thị B thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật
hạ bậc lương, tuy nhiên bà Trần Thị B đang hưởng lương bậc 1 thì người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật giải quyết như thế nào?
(người xử kỷ luật bà Trần Thị B sẽ không thể tiến hành hạ bậc lương của bà Trần Thị B vì chỉ hạ
bậc lương công chức hưởng lương từ bậc 2 trở lên )
d. Bà Trần Thị B có quyền làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu cho rằng
việc kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối với mình không đúng quy định?
( bà Trần Thị B có quyền khiếu nại nếu cho rằng việc bị kỉ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối
với bà không đúng quy định )
Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận việc xử lý kỷ luật bà bà Trần Thị B tiến hành không
đúng quy định thì vụ việc sẽ được giải quyết như thế nào?
( hội đồng kỉ luật sẽ đưa ra phương án bác bỏ quyết định kỉ luật đối với bà B trong trường hợp
việc xử lý kỷ luật không đúng quy định)
Bài tập 2: Ngày 13/8/2018, lực lượng cảnh sát kinh tế thành phố CT đã lập Biên bản vi
phạm hành chính số 57/BB VPHC đối với anh Nguyễn Cà R do đã thực hiện hành vi-
mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Sau khi bị lập biên bản,
anh Nguyễn Cà R đã đề nghị được thực hiện quyền giải trình theo quy định nhưng không
được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mà không nêu rõ lý do. Ngày 04/09/2018, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Tp. CT đã ban hành Quyết định số 2284/QĐ XPVPHC xử phạt ông-
Nguyễn Cà R số tiền 90.000.000 đồng (Chín mươi triệu đồng), đồng thời tịch thu
2.260.1 đồng là tang vật vụ vi phạm.
a. Xác định các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống trên.
(Quan hệ giữa lực lượng cảnh sát kinh tế thành phố CT và anh Nguyễn Cà R Quan
hệ giữa cơ quan có thẩm quyền và anh Nguyễn Cà R Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Tp. CT và anh Nguyễn Cà R )
b. Cơ quan có thẩm quyền từ chối quyền giải trình của anh Nguyễn Cà R đúng
hay sai? Tại sao?
( sai Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời
gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu của người vi phạm.)
c. Chỉ ra hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong tình huống
trên.
( sau khi bị lập biên bản, anh Nguyễn Cà R đã đề nghị được thực hiện quyền
giải trình với cơ quan có thẩm quyền )
d. Nếu không đồng ý với quyết định xử phạt, anh Nguyễn Cà R có thể làm gì để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
( Anh Nguyễn Cà r có quyền khiếu nại quyết định xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân tp CT
Người dân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt của CSGT Theo trình tự khiếu nại quy định tại
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có quyền: khiếu nại và
khởi kiện vụ án hành chính )
Bài tập 3: Ngày 12/01/2020, Công chức địa chính xã CB, thị xã BH, tỉnh ĐL phát hiện
ông X có hành vi lấn, chiếm 0,02 héc ta đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn. Biết
rằng, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, hành vi
nêu trên bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm” và
“Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm”.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của ông X?
( Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng, đồng thời áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước phạm. khi vi
Theo quy định của khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91, khi xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực
đất đai)
b. Giả sử, trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt, ông X bị tai nạn giao thông
trở thành người thực vật thì người có thẩm quyền sẽ giải quyết thế nào?
( không xử phạt nữa vì đây là thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất
khả kháng)
Bài tập 4: Ngày 19/7/2019, Trưởng Công an huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ban
hành Quyết định số 46/QĐ XPHC để xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngô Thị Thu-
Thảo (sinh ngày 03/11/2003) vì đã thực hiện hành vi mượn chứng minh nhân dân để thực
hiện hành vi trái quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Xác định hình thức và mức xử phạt áp dụng đối với Ngô Thị Thu Thảo?
( phạt hànhchính đối với Ngô Thị Thu Thảo và áp dụng mức xử phạt Theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 167/2013/NĐ CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định Phạt tiền từ-
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử
dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; b) Tẩy
xóa, sửa chữa CMND; c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực
hiện hành vi trái quy định của pháp luật.)
b. Giả sử, khi bị phát hiện vi phạm, Ngô Thị Thu Thảo có hành vi “Lăng mạ, phỉ
báng người đang thi hành công vụ” thì người có thẩm quyền sẽ xử phạt Ngô Thị
Thu Thảo như thế nào?
( Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xử phạt VPHC quy định: Những tình tiết sau đây là
tình tiết tăng nặng: Lăng mạ,phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính
chất côn đồ; > người có thẩm quyền sẽ tăng nặng mức xử phạt của Ngô Thị Thu Thảo)--
Bài tập 5: Ngày 20/12/2021, ông Nguyễn Văn A là Thạc sĩ luật được tuyển dụng vào làm
việc tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh BL. Trong nội dung quyết định tuyển dụng có
quy định ông A phải thực hiện thời gian tập sự là 12 tháng kể từ ngày được tuyển dụng và
hưởng 85% mức lương bậc 1.
Trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ông A như trên đúng hay sai?
Tại sao?
(Sai , Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ông A như trên là sai. theo
Nghị định số 138/2020/NĐ CP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020. Thông thường,-
trong thời gian tập sự, công chức tập sự sẽ được hưởng 85% của mức lương bậc 01
ngạch tuyển dụng, trừ trường hợp công chức có trình độ thạc sĩ thì sẽ được hưởng
85% lương bậc 02; công chức có trình độ tiến sĩ thì sẽ được hưởng 85% lương bậc
03 của ngạch tuyển dụng.)
b. Nếu ông A thực hiện hành vi vi phạm bị kỷ luật thì ai sẽ là người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với ông A?
( người đứng đầu cơ quan tổ chức ( chủ tịch UBND )
c. Xác định thành phần họp hội đồng kỷ luật đối với ông A.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05
thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan
quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng
công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý
công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ
chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức
d. Việc xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định tuyển dụng của ông
A?
( việc xử lý kỉ luật có thể ảnh hưởng tới quyết định có tuyển dụng ông A hay không )
| 1/8

Preview text:

CÂU HỎI ÔN TẬP THI HỌC KỲ MÔN LUẬT HÀNH CHÍNH Phần 1: Lý thuyết
Câu 1:
Anh (chị) hãy phân tích phương pháp điều chỉnh của Luật Hành chính? ( phương
pháp điểu chỉnh của ngành luật hành chính Việt Nam là cách quy phạm pháp luật hành
chính tác động lên các quan hệ xã hội trong hoạt động quản lý nhà nước, làm cho chúng
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt, theo đó các quyền và nghĩa vụ của chủ thể tham gia
quan hệ quản lý được thực hiện ) và cho biết phương pháp nào là phương pháp chủ yếu?
Giải thích tại sao? ( phương pháp điều chỉnh chú yếu của luật hành chính là phương pháp
mệnh lệnh, mang tính bắt buộc. Phương pháp này xuất phát từ tính chất quyền lực – phụ c
tùng trong mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý trong quan hệ quản lý nhà nước )
Câu 2: Phân tích các hình thức thực hiện quy phạm pháp luật hành chính. Cho ví dụ minh họa.
1. Tuân thủ quy phạm pháp luật hành chính :
là hình thức thực hiện vi phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể kiềm chế, không thực hiện những hành vi mà pháp luật cấm .
Ví dụ : không vượt đèn đỏ khi điều khiển phương tiện giao thông, không đi quá
tốc độ, hoặc không xây dựng khi không có giấy phép v.v
2. Thi hành quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực,
tức là làm việc phải theo yêu cầu của quy phạm pháp luật.
Ví dụ : hành vi thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thực hiện nghĩa vụ khai báo tạm trú v.v
3. Sử dụng quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện pháp luật hành chính
theo đó chủ thể có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyền chủ thể của mình được
quy phạm pháp luật hành chính quy định .
Ví dụ : thực hiện quyền khiếu nại quyết định h
ành chính, quyền xuất cảnh ra nước ngoài, quyền
dự thi tuyển công chức v.v…
4. Áp dụng quy phạm pháp luật hành chính : là hình thức thực hiện quy phạm pháp luật
hành chính, theo đó các chủ thể có thẩm quyền quản lý ban hành các quyết định hành
chính hoặc có hành vi hành chính nhằm giải quyết các yêu cầu cụ thể.
Ví dụ : áp dụng quy phạm của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với chủ thể vi phạm, áp dụng
quy phạm cụ thể để ra quyết định giải quyết khiếu nại, ra quyết định giao đất, thu hồi đất, ra
quyết định kỉ luật công chức v.v…
Câu 3: Anh (chị) hãy phân tích các đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
1. Cán bộ :
quy phạm quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong
những hành thức kỉ luật sau đây : + Khiển trách + Cảnh cáo + Cách chức + Bãi nhiệm
Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kì
2. Công chức : quy phạm quy định của Luật cán bộ, công chức và các quy định khác của
pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong số
những hình thức kỉ luật sau đây : + Khiển trách + Cảnh cáo + Hạ bậc lương + Giáng chức + Cách chức + Buộc thôi việc
Việc giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo phải quản lý
3. Viên chức : vi phạm các quy định của pháp luật trong quá trình thực hiện công việc,
nhiệm vụ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải chịu một trong các hình thức kỉ luật sau : + Khiển trách + Cảnh cáo + Cách chức + Buộc thôi việc
Ngoài ra, viên chức bị kỉ luật bằng một trong các hình thức nói trên còn có thể bị hạn chế thực
hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan . Hình thức kỉ luật cách
chức chỉ áp dụng đối với viên chức quản lý ( điều 52 Luật Viên chức năm 2010 )
Phần 2: Câu hỏi nhận định đúng sai
a. Theo quy định của Nghị định số 138/2020/NĐ CP
-
, công chức loại C, loại D mới được
tuyển dụng đều phải thực hiện chế độ tập sự.
( đúng => Điều 40 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 nêu rõ:
Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, chế độ tập sự được áp dụng với công chức loại C là công chức được bổ nhiệm
vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương; công chức loại D là công chức được bổ nhiệm
vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch nhân viên mới được tuyển dụng.
b. Ban quản lý lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là cơ quan hành chính nhà nước
( đúng => Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là một cơ quan thuộc Chính phủ Việt Nam
có chức năng chỉ đạo, phối hợp các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc giữ gìn nguyên vẹn,
lâu dài và bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư lệnh Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh kiêm chức vụ Trưởng ban quản lý Lăng.)
c. Ủy ban nhân dân cấp huyện không có thẩm quyền tuyển dụng công chức.
(đúng => Tại Điều 39 Luật cán bộ, công chức 2019 quy định về những cơ quan sau đây thực
hiện tuyển dụng công chức:
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ
chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.)
d. Người có thẩm quyền xử phạt thì đương nhiên có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
( đúng => theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật năm 2012)
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (Luật năm 2012)
với các hành vi VPHC có gây thiệt hại thực tế thì ngoài việc xử phạt người vi phạm bằng
hình thức xử phạt thì còn cần phải áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục hậu quả
do VPHC gây ra thì mới thực sự loại trừ được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm)
e. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ luôn là nguồn của Luật Hành chính.
(sai=> nguồn của luật hành chính việt nam chỉ có 1 hình thức duy nhất đó là các văn bản vi phạm pháp luật. )
f. Bí Thư, Phó Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là cán bộ cấp xã.
( đúng => (Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2009/NĐ-CP/ Bí Thư, Phó
Bí thư Đoàn Thanh niên cộng sản Phường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 là cán bộ cấp xã)
g. Văn phòng Sở là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(đúng => Hiện nay, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gồm có 17 cơ quan chuyên môn, bao gồm: Sở Nội
vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Công Thương; Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn; Sở Giao thông vận tải; Sở Xây dựng; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở
Thông tin và Truyền thông; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Văn hóa, Thể thao
và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Y tế; Thanh tra tỉnh;
Văn phòng Ủy ban nhân dân.Ở một số địa phương, có thể được tổ chức các sở đặc thù như: Sở
Ngoại vụ, Ban Dân tộc, Sở Quy hoạch K - iến trúc.
h. Sở Nội Vụ, Sở Ngoại vụ, Sở Du lịch, Ban Dân tộc được tổ chức ở tất cả các đơn vị
hành chính cấp tỉnh.(đúng )
i. Khi viên chức nữ đang trong thời gian nghỉ thai sản thì người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập không thể đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với họ.
( đúng => Tại điểm c, khoản 3, Điều 29 Luật Viên chức quy định: Người đứng đầu đơn vị sự
nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong
trường hợp viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36
tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động.)
j. Theo pháp luật hiện hành, người có thẩm quyền xử lý kỷ luật Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ là Thủ tướng Chính phủ.
( đúng
=> theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP quyđịnh cụ thể như sau: Cấp có thẩm quyền phê
chuẩn, quyết định phê duyệt kết quả bầu cử thì có thẩm quyền xử lý kỷ luật, trừ trường hợp đối
với các chức vụ, chức danh trong cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội phê chuẩn thì Thủ
tướng Chính phủ ra quyết định xử lý kỷ luật. )
k. Người đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn thì không được dự tuyển công chức.
( đúng
=> Theo khoản 7 điều 3 120/2021/NĐ-CP Chỉ áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên trong trường hợp cần
thiết nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.)
l. Hình thức kỷ luật giáng chức có thể áp dụng với mọi công chức khi thực hiện vi phạm bị kỷ luật. ( sai => vì
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Hạ bậc lương; + Buộc thôi việc.
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý + Khiển trách; + Cảnh cáo; + Giáng chức; + Cách chức; + Buộc thôi việc.
m. Cơ quan hành chính nhà nước luôn có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật hành chính
( đúng => theo khái niệm của quy phạm pháp luật hành chính, các quy phạm pháp luật hành
chính chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành Ở nước ta, theo quy định của pháp
luật hiện hành thì các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm
quyền ban hành quy phạm pháp luật
hành chính có thể là chủ thể lập pháp hoặc chủ thể quản lí hành chính nhà nước.)
n. Phó Tổng giám đốc Đài truyền hình Việt Nam do Tổng giám đốc bổ nhiệm .
( sai
=.> vì phó tổng giám đốc đài truyền hình vn do thủ tướng bổ nhiệm )
o. Luật Đất đai không phải là nguồn của Luật Hành chính.
(đúng
=> vì Nguồn của luật hành chính là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục và dưới những hình thức nhất định, có nội
dung là các quy phạm pháp luật hành chính, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối
tượng có liên quan và được bảo đảm thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước . Và Luật đất đai
2013 số 45/2013/QH13 Căn cứ theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
được Quốc hội ban hành.)
p. Nguyên tắc trực thuộc hai chiều chỉ được áp dụng đối với các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.
( Sai.
Vì nguyên tắc trực thuộc 2 chiều áp dụng cho mọi cơ quan hành chính nhà nước ) Phần 3: Bài tập
Bài tập 1:
Bà Trần Thị B là công chức tư pháp – hộ
tịch của phường VL, thành phố RG,
tỉnh KG. Ngày 20/10/2020, trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính cho người dân,
bà Trần Thị B có hành vi lợi dụng vị trí công tác, cố ý làm trái pháp luật với mục đích vụ
lợi. Thông qua camera an ninh của cơ quan, ngày 30/10/2020, lãnh đạo phường VL đã
phát hiện vi phạm của bà Trần Thị B.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ căn cứ pháp lý:
a. Chủ thể nào có thẩm quyền xử lý kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B? Giải thích.

( lãnh đạo của phường VL => Đối với công chức không giữ c ức vụ lãnh đạ h o,
quản lý, người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp
quản lý công chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật. Đối với công
chức cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.)
b. Theo Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật đối với vi phạm của bà Trần Thị B gồm có
5 thành viên: Chủ tịch Hội đồng là Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường VL, 01 ủy viên là Chủ

tịch Công đoàn phường VL, 01 ủy viên là Phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc phường
VL, 01 ủy viên là đại diện Đảng ủy phường VL, 01 ủy viên Thư ký hội đồng là công chức Văn phòng – thống k

ê của phường VL. Thành phần hội đồng kỷ luật nêu trên có phù hợp
với quy định của pháp luật không? Tại sao.
( thành phần hội đồng kỷ luật trên phù hợp với quy đ
ịnh của pháp luật vì Đối với công chức
không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp lu
ật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
• Chủ tịch Hội đông là người đứng đâu hoặc câp phó của người đứng đâu cơ quan quản lý công
chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
• Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý công chức
hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
• Một Úy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị công tác có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật,
ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị công tác đó lựa chọn và cử ra;
• Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của
công chức bị xem xét xử lý kỷ luật;
• Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức,
cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có công chức bị xem xét xử lý kỷ luật.
c. Giả sử vi phạm của bà Trần Thị B thuộc trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương, tu
y nhiên bà Trần Thị B đang hưởng lương bậc 1 thì người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật giải quyết như thế nào?
(người xử kỷ luật bà Trần Thị B sẽ không thể tiến hành hạ bậc lương của bà Trần Thị B vì chỉ hạ
bậc lương công chức hưởng lương từ bậc 2 trở lên )
d. Bà Trần Thị B có quyền làm gì để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình nếu cho rằng
việc kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối với mình không đúng quy định?
( bà Trần Thị B có quyền khiếu nại nếu cho rằng việc bị kỉ luật bằng hình thức hạ bậc lương đối
với bà không đúng quy định )
Nếu cơ quan có thẩm quyền kết luận việc xử lý kỷ luật bà bà Trần Thị B tiến hành không
đúng quy định thì vụ việc sẽ được giải quyết n hư thế nào?
( hội đồng kỉ luật sẽ đưa ra phương án bác bỏ quyết định kỉ luật đối với bà B trong trường hợp
việc xử lý kỷ luật không đúng quy định)
Bài tập 2:
Ngày 13/8/2018, lực lượng cảnh sát kinh tế thành phố CT đã lập Biên bản vi
phạm hành chính số 57/BB-VPHC đối với anh Nguyễn Cà R do đã thực hiện hành vi
mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đổi ngoại tệ. Sau khi bị lập biên bản,
anh Nguyễn Cà R đã đề nghị được thực hiện quyền giải trình theo quy định nhưng không
được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mà không nêu rõ lý do. Ngày 04/09/2018, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân Tp. CT đã ban hành Quyết định số 2284/QĐ-XPVPHC xử phạt ông
Nguyễn Cà R số tiền 90.000.000 đồng (Chín mươi triệu đồng), đồng thời tịch thu
2.260.1 đồng là tang vật vụ vi phạm.
a. Xác định các quan hệ pháp luật hành chính phát sinh trong tình huống trên.
(Quan hệ giữa lực lượng cảnh sát kinh tế thành phố CT và anh Nguyễn Cà R Quan
hệ giữa cơ quan có thẩm quyền và anh Nguyễn Cà R Quan hệ giữa Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Tp. CT và anh Nguyễn Cà R )
b. Cơ quan có thẩm quyền từ chối quyền giải trình của anh Nguyễn Cà R đúng hay sai? Tại sao?
( sai vì Người có thẩm quyền xử phạt phải thông báo bằng văn bản cho người vi phạm về thời
gian và địa điểm tổ chức phiên giải trình trực tiếp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được
yêu cầu của người vi phạm.)
c. Chỉ ra hoạt động áp dụng quy phạm pháp luật hành chính trong tình huống trên.
(
sau khi bị lập biên bản, anh Nguyễn Cà R đã đề nghị được thực hiện quyền
giải trình với cơ quan có thẩm quyền )
d. Nếu không đồng ý với quyết định xử phạt, anh Nguyễn Cà R có thể làm gì để
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
( Anh Nguyễn Cà r có quyền khiếu nại quyết định xử phạt của Chủ tịch ủy ban nhân dân tp CT
Người dân có quyền khiếu nại quyết định xử phạt củ
a CSGT Theo trình tự khiếu nại quy định tại
Điều 7 Luật Khiếu nại 2011, khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính là trái pháp luật,
xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người dân có quyền: khiếu nại và
khởi kiện vụ án hành chính )
Bài tập 3: Ngày 12/01/2020, Công chức địa chính xã CB, thị xã BH, tỉnh ĐL phát hiện
ông X có hành vi lấn, chiếm 0,02 héc ta đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn. Biết
rằng, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP, hành vi
nêu trên bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, đồng thời áp dụng biện pháp
khắc phục hậu quả “Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm” và
“Buộc trả lại đất đã lấn, chiếm”.
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Xác định chủ thể có thẩm quyền xử phạt đối với vi phạm của ông X?

( Chủ tịchỦy ban nhân dân cấp xã có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng, đồng thời áp dụng
biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Theo quy định của khoản 1 Điều 38 Nghị định số 91, khi xử lý viphạm hành chính trong lĩnh vực đất đai)
b. Giả sử, trong thời gian chờ ra quyết định xử phạt, ông X bị tai nạn giao thông
trở thành người thực vật thì người có thẩm quyền sẽ giải quyết thế nào?

( không xử phạt nữa vì đây là thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng)
Bài tập 4: Ngày 19/7/2019, Trưởng Công an huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước ban
hành Quyết định số 46/QĐ-XPHC để xử phạt vi phạm hành chính đối với Ngô Thị Thu
Thảo (sinh ngày 03/11/2003) vì đã thực hiện hành vi mượn chứng minh nhân dân để thực
hiện hành vi trái quy định của pháp luật (quy định tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP).
Anh (chị) hãy trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Xác định hình thức và mức xử phạt áp dụng đối với Ngô Thị Thu Thảo?

( phạt hànhchính đối với Ngô Thị Thu Thảo và áp dụng mức xử phạt Theo quy định tại Điều 9
Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định Phạt tiền từ
1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Sử
dụng CMND của người khác để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật; b) Tẩy
xóa, sửa chữa CMND; c) Thuê, mượn hoặc cho người khác thuê, mượn CMND để thực
hiện hành vi trái quy định của pháp luật.)
b. Giả sử, khi bị phát hiện vi phạm, Ngô Thị Thu Thảo có hành vi “Lăng mạ, phỉ
báng người đang thi hành công vụ” thì người có thẩm quyền sẽ xử phạt Ngô Thị
Thu Thảo như thế nào?

( Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xử phạt VP
HC quy định: Những tình tiết sau đây là
tình tiết tăng nặng: Lăng mạ,phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính
chất côn đồ; --> người có thẩm quyền sẽ tăng nặng mức xử phạt của Ngô Thị Thu Thảo)
Bài tập 5:
Ngày 20/12/2021, ông Nguyễn Văn A là Thạc sĩ luật được tuyển dụng vào làm
việc tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh BL. Trong nội dung quyết định tuyển dụng có
quy định ông A phải thực hiện thời gian tập sự là 12 tháng kể từ ngày được tuyển dụng và
hưởng 85% mức lương bậc 1.
Trả lời các câu hỏi sau và nêu rõ cơ sở pháp lý:
a. Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ông A như trên đúng hay sai?
Tại sao?
(Sai , Việc quy định tiền lương trong thời gian tập sự của ông A như trên là sai. theo
Nghị định số 138/2020/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2020. Thông thường,
trong thời gian tập sự, công chức tập sự sẽ được hưởng 85% của mức lương bậc 01
ngạch tuyển dụng, trừ trường hợp công chức có trình độ thạc sĩ thì sẽ được hưởng
85% lương bậc 02; công chức có trình độ tiến sĩ thì sẽ được hưởng 85% lương bậc
03 của ngạch tuyển dụng.)
b. Nếu ông A thực hiện hành vi vi phạm bị kỷ luật thì ai sẽ là người có thẩm quyền
xử lý kỷ luật đối với ông A?

( người đứng đầu cơ quan tổ chức ( chủ tịch UBND )
c. Xác định thành phần họp hội đồng kỷ luật đối với ông A.
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
+ Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan
quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ
quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng công chức;
+ 01 Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban chấp hành công đoàn của cơ quan quản lý
công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức;
+ 01 Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là đại diện cơ quan tham mưu về công tác tổ
chức, cán bộ của cơ quan quản lý công chức hoặc cơ quan được phân cấp quản lý công chức
d. Việc xử lý kỷ luật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến quyết định tuyển dụng của ông A?
( việc xử lý kỉ luật có thể ảnh hưởng tới quyết định có tuyển dụng ông A hay không )