-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập môn luật đất đai - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Câu hỏi ôn tập môn luật đất đai - Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Câu hỏi ôn tập môn luật đất đai
Câu 1. Anh (chị) hãy trình bày khái niệm Luật đất đai? Phân tích, làm rõ
nguyên tắc: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo pháp luật và theo quy hoạch. Trả lời
*Khái niệm Luật đất đai
Luật đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật mà Nhà nước ban hành nhằm
thiết lập quan hệ đất đai trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân về đất đai và sự bảo hộ
đầy đủ của Nhà nước đối với các quyền của người sử dụng đất tạo thành một
ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Nhà nước ta.
*Phân tích, làm rõ nguyên tắc: Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất
đai theo pháp luật và theo quy hoạch
Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 54 Hiến pháp 2013 và tại Chương 2
của Luật Đất Đai 2013 thể hiện chức năng của Nhà nước XHCN là người quản lý
mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, trong đó có quản lý đất đai. Nhà nước là đại
diện chủ thể sở hữu đất đai, là người xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch sử
dụng đất và phê duyệt các chương trình quốc gia về sử dụng, khai thác các nguồn
tài nguyên có phong phú, đa dạng đến đâu thì nó vẫn không phải là vô tận mà là
đại lượng hữu hạn. Trong khi đóm nhu cầu của xã hội trong việc sử dụng đất đai
không có xu hướng giảm mà ngày càng tăng lên. Nhà nước không thể cho phép các
nhu cầu đó phát triển một cách tự phát mà có kế hoạch, điều tiết nó phù hợp với
quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, quy hoăchj sử dụng đất là cơ sở khoa
học của quá trình xây dựng các chiến lược về khai thác, sử dụng đất, là tiền đề cho
việc thực hiện đúng đắn các nội dung quản lý nhà nước về đất đai. Mặt khác, quy
hoạch không thể đi sau như thực tế ở nước ta mà phải đi trước một bước. Có như
vậy, từ chính sách chủ trương của Đảng và Nhà nước đến quá trình khai thác sử
dụng hợp lý tài nguyên đất đai mới hài hòa, thống nhất giữa quan hệ cung cầu và
vai trò điều tiết của Nhà nước.
Sự thống nhất của Nhà nước đối với đất đai được thể hiện ở 4 mặt sau:
- Đất đai được xem là một chính thể của đổi tượng quản lý
- Sự thống nhất về nội dung quản lý đất đai, coi đất là một tài sản đặc biệt,
điều này quyết định những việc làm cụ thể của Nhà nước khi thực hiện chức năng quản lý của mình
- Sự thống nhất về cơ chế quản lý, nhất là thống nhất trong việc phân công,
phân cấp thực hiện các dung quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả
nước, từng vùng và trong những tình huống quản lý cụ thể, thống nhất này
đảm bảo cho việc quản lý cụ thể, thống nhất này đảm bảo cho việc quản lý
Nhà nước về đất đai được nhất quán và không trùng sót
- Thống nhất về cơ quan quản lý đất đai
Câu 2. Anh (chị) hãy nêu các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai? Phân tích,
làm rõ nguyên tắc: ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp? Trả lời
*Các nguyên tắc cơ bản của Luật đất đai:
- Nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu
- Nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lí đất đai theo quy hoạch và pháp luật
- Nguyên tắc ưu tiên bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp
- Nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lí và tiết kiệm
- Nguyên tắc thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai
*Phân tích, làm rõ nguyên tắc ưu tiên bảo vệ quỹ đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là loại đất phù hợp cho trồng cây lương thực, cây hoa màu
và chỉ trồng trên đất noong nghiệp thì mới cho hiệu quả cao, đảm bảo cho sự tồn
tại, duy trì và phát triển. Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông
nghiệp và tính chất đó là yếu tố nền tảng để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên diện
tích đất nông nghiệp có hạn, do giới hạn của từng nông trại, từng hộ nông dân,
từng vùng và phạm vi lãnh thổ của từng quốc gia ảnh hưởng đến khả năng duy trì
và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Việt Nam là một nước còn chậm phát triển với hơn 70% dân số còn tập trung
ở khu vực nông thôn, đất đai là điều kiện sống còn của một bộ phận lớn dân cư. Vì
vậy, để bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, đáp ứng nhu cầu về lương thực, thực
phẩm cho xã hội thì vấn đề bảo vệ và phát triển quỹ đất nông nghiệp có vai trò vô
cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước.
Từ trước đến nay, các quy định của pháp luật đất đai và các chính sách về
nông nghiệp luôn dành sự ưu tiên đối với phát triển nông nghiệp, nông thông và
nông dân. Được bảo vệ và mở rộng vốn đất nông nghiệp, cần phải xuất phát từ 2
phương diện. Thứ nhất, cần coi trọng việc thâm canh, tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu
mùa vụ trên diện tích hiện có. Thứ hai, tích cực khai hoang mở rộng ruộng đồng từ
vốn đất chưa sử dụng có khả năng nông nghiệp.
Pháp luật đất đai thể hiện nguyên tắc này qua việc:
- Nhà nước có chính sách tạo điều kiện cho người làm nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi trồng thủy sản và làm muối có đất để sản xuất.
- Đối với tổ chức, bộ gia đình và cá nhân sử dụng đất vào mục đích nông
nghiệp trong hạn mức sử dụng đất thì không phải trả tiền sử dụng đất, nếu sử
dụng vào mục đích khác phải xin phép chuyển mục đích sử dụng đất và trả triền sử dụng đất.
- Việc chuyển mục đích từ đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác
hoặc từ loại đất không thu tiền sang loại đất có thu tiền phải đúng quy hoạch
và kế hoạch được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Luật đất đai
2013 quy định tại Điều 57 phân loại thành trường hợp chuyển mục đích phải
xin phép nhằm xác đingj trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và người sử dụng vào mục đích khác, người sử dụng đất phải nộp tiền sử
dụng theo quy định của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất
- Nhà nước có quy định vụ thể về đất chuyên trồng lúa nước, điều kiện nhận
chuyển nhượng đất trong lúa nước và nghiêm cấm mọi hành vi chuyển mục
đích từ loại đất này sang sử dụng vào mục đích khác khi chưa được sự đồng
ý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Nhà nước khuyến khích mọi tổ chức và cá nhân khai hoang, phục hóa lấn
biển, phủ xanh đất trống, đồi trọc sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
- Nghiêm cấm việc mở rộng một cách tùy tiện các khu dân cư từ đất nông
nghiệp, hạn chế việc lập vườn từ đất trồng lúa.
Với các quy định như vậy, bên cạnh việc hạn chế tới mức tối đa mọi hành vi
chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang mục đích khác thì việc khuyến
khích mở rộng thêm từ vốn đất chưa sử dụng vào mục đích nông nghiệp là rất quan trọng.
Câu 3. Anh (chị) hãy so sánh các vấn đề liên quan đến giá đất giữa Luật đất
đai 2003 và Luật đất đai 2013? Trả lời *Khái niệm
Khoản 19 Điều 3 Luật đất đai năm 2013 có quy định: “Giá đất là giá trị của
quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất”. Trước đó, Luật đất đai 2003
cũng từng quy định về giá đất tại khoản 23 Điều 4: “Giá quyền sử dụng đất (giá
đất) là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được
hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất”. Có thể thấy, so với Luật đất đai
2003 thì Luật đất đai 2013 đã có sự khái quát hóa khái niệm về giá đất hơn trước,
để phù hợp với sự phát triển đa dạng của gí đất hiện nay. Nhưng xét về phương
diện tổng quát, giá đất là giá bán, quyền sử dụng đất chính là mệnh giá của quyền
sở hữu mảnh đất đó trong không gian và thời gian xác định. Từ đó, giá đất có thể
được hiểu là biểu hiện mặt giá trị của quyền sở hữu đất đai.
*Quy định về khung giá đất, bảng giá đất và giá đất cụ thể
Nếu như Luật đất đai 2003 quy định giá đấtcho nhiều mục đích khác nhau dẫn
đến không dung hòa giữa các chủ thể, thiệt thòi cho người sử dụng đất thì Luật đất
đai 2013 quy định cụ thể về: khung giá đất (Điều 113); Bảng giá đất và giá đất cụ
thể (Điều 114) được áp dụng cho từng mục đích nhất định.
Luật Đất đai 2013 bỏ quy định bảng giá đất ban hành và công bố vào ngày 1/1
hàng năm. Theo đó, “bảng giá đất được xây dựng định kì 05 năm một lần và công
bố công khia vào ngày 01/01 của năm đầu kì” đây là quy định tạo ra tính ổn định của giá đất.
Câu 4. Anh (chị) hãy chỉ ra những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra
trên thực tế thời gian qua và chỉ ra nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đó. Trả lời
*Khái niệm tranh chấp đất đai
Theo khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013: “tranbh chấp đất đai là tranh chấp
về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất đai giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”
Đối tượng của tranh chấp đất đai là quyền quản lí, quyền sử dụng và những
lợi ích phát sinh từ quá trình sử dụng một loại tài sản đặc biệt không thuộc quyền
sở hữu của các bên tranh chấp
Các chủ thể tranh chấp đất đai chỉ là chủ thể quản lí và sử dụng đất không có
quyền sở hữu đối với đất đai
Tranh chấp đất đai luôn gắn liền với quá trình sử dụng đất của các chủ thể nên
không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích trực tiếp của các bên tham gia tranh chấp mà còn
ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước. Vì trước hết, khi xảy ra tranh chấp, một bên
không thực hiện được những quyền của mình, do đó ảnh hưởng đến việc thực hiện
các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
*Những dạng tranh chấp đất đai điển hình xảy ra trên thực tế thời gian
qua và nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đó
Sự tồn tại của các dạng tranh chấp đất đai tự thân nó là sự phản ánh những
đặc trưng của quan hệ pháp luật đất đai ở từng thời kỳ nhất định. Căn cứ cào tính
chất pháp lí của các tranh chấp có một số dạng chủ yếu sau:
- Tranh chấp về quyền sử dụng đất
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
- Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
Tuy nhiên, trên thực tế xuất hiện dạng tranh chấp đất đai phổ biến sau đây:
Một là, tranh chấp hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất. Dạng tranh chấp
đất này thường xảy ra ở vùng nông thôn, việc phá sinh thường là do lúc chuyển đổi
đất đai hai bên không làm hợp đồng hoặc hợp đồng có được soạn thảo nhưng nội
dung rất sơ sài đơn giản. Vì thế, sau một thời gian một bên cảm thấy quyền lợi bị
thiệt thòi nên phát sinh tranh chấp, mặc dù vào thời điểm chuyển đổi hai bên đều
đã nhất trí về các điều kiện để chuyển đổi quyền sử dụng đất.
Hai là, tranh chấp hợp đồng chuyueenr nhượng quyền sử dụng đất. Dạng
tranh chấp đất đai này xảy ra khá phổ biến, việc phát sinh thường là do một bên
hoặc cả hai bên thực hiện không đúng giao kết nhưng trả tiền hoặc không giao đất,
cũng có trường hợp do bị lừa dối hoặc sau khi ký kết hợp đồng thấy bị thiệt trong
điều khoản thỏa thuận về giá cả nên rút lại không thực hiện hợp đồng
Nhiều trường hợp, nội dung hợp đồng không đề cập rõ ràng về mục đích của
hợp đồng, không xác định bên bán hay bên mua có nghĩa vụ đóng thuế chuyển
quyền sử dụng đất, làm thủ tục,... đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tranh chấp
Ba là, tranh chấp hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Việc phát sinh dạng
tranh chấp đất này là do một bên hoặc cả hai bên vi phạm các điều khoản của hợp đồng như:
- Hết thời hạn thuê đất nhưng không chịu trả lại đất cho bên thuê
- Không trả tiền thuê đất
- Sử dụng đất không đúng mục đích thuê
- Đòi lại đất trước thời hạn hợp đồng
Bốn là, tranh chấp hợp đồng thế chấp quyềng sử dụng đất. Dạng tranh chấp
này thường phát sinbh sau khi thời hạn thực hiện nghĩa vụ đã hết, nhưng bên vay
đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã cam kết
Năm là, tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Dạng tranh chấp đất đai này
thường xảy ra do các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Người có quyền sử dụng đất chết không để lại di chúc và những người
thừa kế theo pháp luật không thỏa thuận được với nhau về việc phân
chia tài sản thừa kế hoặc không hiểu biết về các quy định của pháp luật
thừa kế, nên đãn đến việc phát sinh tranh chấp.
- Người sử dụng đất trước khi chết có lập di chúc để lại thừa kế quyền sử
dụng đất nhưng di chúc đó trái pháp luật
Sáu là, tranh chấp do lấn, chiếm đất. Loại trangh chấp này xảy ra do một hoặc
cả hai bên đã chiếm dụng đất của nhau. Có trường hợp trước đây khi thi hành
chính sách cải tạo nông nghiệp, Nhà nước đã giao đất cho người khác sử dụng, nay
chủ cũ tự động chiếm lại đất canh tác dẫn đến việc phát sinh tranh chấp. Ngoài ra,
còn tồn tại một số dạng tranh chấp đất đai cụ thể trên thực tế như: tranh chấp về
việc làm thiệt hại đến việc sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp
tài sản gắn liền với đất, tranh chấp đất trong vụ án ly hôn, tranh chấp về cản trở
việc thực hiện quyền sử dụng đất.
Câu 5. Anh(chị) hãy chỉ rõ các hành vi vi phạm hành chính của người sử
dụng đất khi thực hiện các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất? Cho ví dụ đối với từng hành vi vi phạm. Trả lời
Câu 6. Anh (chị) hãy chỉ rõ sự khác biệt giữa hình thức giao đất có thu tiền
với hình thức cho thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Trả lời Tiêu
Giao đất có thu tiền Cho thuê đất chí CSPL
Theo Luật đất đai 2013, Luật số 45/2013/QH13 Khái
“Nhà nước giao quyền sử dụng đất Quy định tại khoản 8 Điều 3 niệm
có thu tiền sử dụng đất (sau đây gọi Luật đất đai 2013: “Nhà nước
là Nhà nước giao đất) là việc Nhà cho thuê quyền sử dụng đất (sau nước b
đây gọi là Nhà nước cho thuê
an hành quyết định giao đất cho đối đất) là việc Nhà nước quyết định
tượng có nhu cầu sử dụng đất mà trao quyền sử dụng đất cho đối
phải nộp tiền sử dụng đất.
tượng có nhu cầu sử dụng đất
thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất. Hình
Giao đất có thu tiền sử dụng đất Có hai hình thức; thức
Thuê đất trả tiền hằng năm thu
Thuê đất trả tiền một lần cho cả tiền thời gian thuê
- Chuyển đổi quyền sử dụng đất - Bán tài sản thuộc sở hữu của
nông nghiệp ở trong cùng một xã, mình gắn liền với đất thuê; người
phường, thị trấn với hộ gia đình, cá mua tài sản gắn liền với đất thuê nhân khác
được Nhà nước tiếp tục cho thuê
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục đích đã được xác
đất theo quy định của pháp luật định
Quyền - Cho tổ chức, hộ gia đình, các cá - Để thừa kế, tặng cho các tài sản và
nhân khác, người Việt Nam định cư thuộc sở hữu của mình gắn liền nghĩa
ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam với đất thuê, người được nhận
vụ của thuê quyền sử dụng đất
thừa kế, người được tặng cho tài người
- Cá nhân sử dụng đất có quyền để sản sẽ được Nhà nước tiếp tục sử
lại thừa kế quyền sử dụng đất của cho thuê đất theo mục đích đã dụng
mình theo di chúc hoặc theo PL được xác định đất là
- Tặng cho quyền sử dụng đất
- Cho thuê tài sản thuộc sở hữu
hộ gia - Thế chấp quyền sử dụng đất
của mình gắn liền với đất thuê đình,
- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất
theo quy định của pháp luật về cá dân sự nhân
- Thế chấp bằng tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với đất thuê
- Góp vốn bằng tài sản thuộc sở
hữu của mình gắn liền với đất thuê Các
Nhà nước giao đất có thu tiền sử Nhà nước cho thuê đất thu tiền
trường dụng đất trong các trường hợp sau hàng năm hoặc thuê đất thu tiền hợp áp đây:
thuê đất một lần cho cả thời gian dụng
- Hộ gia đình, cá nhân được giao thuê trong các trường hợp sau: đất ở
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
- Tổ chức kinh tế được giao đất để đất để sản xuất nông nghiệp, lâm
thực hiện những dự án đầu tư xây nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết muối hợp cho thuê
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu
- Người Việt Nam định cư ở nước cầu tiếp tục được sử dụng đất
ngoài được giao đất để thực hiện dự nông nghiệp vượt hạn mức được
án đầu tư xây dựng nhà ở để bán giao theo quy định của pháp luật
hoặc để bán kết hợp cho thuê
- Hộ gia đình, cá nhân sử dunghj
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước đất cho hoạt động khoáng sản
ngoài được giao đất để thực hiện dự - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
án đầu tư xây dựng nhà ở để bán đất sản xuất vật liệu xây dựng,
hoặc để bán kết hợp cho thuê làm đồ gốm
- Tổ chức kinh tế được giao đất - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
thực hiện dự án đầu tư hạ tầng đất cơ sở sản xuất phi nông
nghĩa trang, nghĩa địa với mục đích nghiệp
để chuyển nhượng quyền sử dụng - Hộ gia đình, cá nhân sử dụng
đất gắn liền với hạ tầng (sau đây đất để xây dựng công trình công
được gọi tắt là nghĩa trang, nghĩa cộng có mục đích kinh doanh địa)
- Tổ chức kinh tế, người Việt
- Tổ chức kinh tế được giao đất để Nam định cư ở nước ngoài,
xây dựng công trình hỗn hợp cao doanh nghiệp có vốn đầu tư của
tầng, trong đó có cả diện tích nhà ở nước ngoài:
để bán hoặc để bán kết hợp cho
+ Sử dụng đất để thực hiện thuê
dự án đầu tư sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
+ Sử dụng đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
+ Sử dụng đất xây dựng
công trình công cộng có mục đích kinh doanh
+ Sử dụng đất để thực hiện
dự án đầu tư nhà ở để cho thuê
- Những đối tượng sau sử dụng
đất để xây dựng công trình sự nghiệp: + Tổ chức kinh tế
+ Tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính
+ Người VN định cư ở nước ngoài
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Tổ chức nước ngoài có chức
năng ngoại giao sử dụng đất để
xây dựng trụ sở làm việc
Nhà nước cho thuê đất trả tiền
thuê đất hàng năm trong các trường hợp sau:
- Đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng đất để:
+ Sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, nuôi tròng thủy sản, làm muối
Hạn+ Sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, nuôi tròng thủy san,
làm muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh
- Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá
nhân sử dụng đất sông, ngòi,
kênh rạch, suối để nuôi trồng thủy sản
- Người Việt Nam định cư ở
nước ngoài, doanh nghiệp mà có
vốn đầu tư nước ngoài sử dụng
đất dông, ngòi, kênh, rạch, suối
để thực hiện các dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản
- Nhà nước quy định về hạn mức - Không có quy định về hạn mức
giao đất nông nghiệp và hạn mức cho thuê đất giao đất ở
- Diện tích đất cho thuê sẽ phụ Hạn
- Tùy theo tình hình cụ thể của địa thuộc vào hai yếu tố:
mức sử phương thì UBND cấp tỉnh sẽ quy Nhu cầu sử dụng đất dụng
định hạn mức cụ thể giao đất ở Quỹ đất đáp ứng đất
- Đối với hạn mức giao đất nông - Diện tích cụ thể cho thuê đất sẽ
nghiệp đã được quy định tại Điều được ghi rõ trong Quyết định cho 129 Luật đất đai 2013
thuê đất hoặc hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất Thời
- Thời hạn sử dụng đất khi Nhà - Người sử dụng đất thông qua
nước giao đất có thu tiền sử dụng hình thức thuê đất đều có quy đất có 2 hình thức:
định về thời hạn và không có
+ Sử dụng đất ổn định lâu dài
hình thức sử dụng ổn định lâu
+ Sử dụng đất có thời hạn dài
- Nhà nước giao đất sử dụng ổn - Thời hạn thuê đất sẽ tùy thuộc
hạn sử định lâu dài cho những người sử từng trường hợp được quy định dụng
dụng vào các mục đích được quy tối đa là 50 năm, 70 năm và 99 đất
định tại Điều 125 Luật Đất đai năm 2013
- Thời gian thuê với trường hợp
- Trường hợp Nhà nước giao đất có lâu nhất là 99 năm
thu tiền sử dụng đất được sử dụng
lâu nhất là sử dụng ổn định lâu dài
Câu 7. Anh (chị) hãy phân tích nội dung của quy định: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu”? Trả lời
Điều 53 HP 213 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”. Sở hữu toàn dân
về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật Đất đai 2013 như sau: “Đất đai thuộc sở
hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Nhà nước
trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo đúng quy định của Luật này.
Với quy định này, Luật đất đai đã làm rõ 3 nội dung mang tính nội hàm của
hình thức sở hữu đất đai tại VN:
Thứ nhất, đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Hình thức sở hữu này không chỉ phù
hợp với một trong những đặc điểm của mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa (chế độ
công hữu được xác lập đối với các tư liêu sản xuất chủ yếu) mà còn phù hợp với
thực tế lịch sử toàn dân ta đã đoàn kết đấu tranh để giành lại toàn vẹn lãnh thổ của nước ta.
Thứ hai, Nhà nước là chủ thể
Câu 8. Anh (chị) hãy trình bày quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất? Trả lời
*Quyền chung của người sử dụng đất
Cụ thể tại Điều 166 Luật Đất Đai 2013 quy định về quyền chung của người sử dụng đất như sau:
- Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất
- Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất
- Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.
- Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp
- Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp
pháp về đất đai của mình.
- Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định Luật đất đai 2013
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng
đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai
*Nghĩa vụ chung của người sử dụng đất
Người sử dụng đất được quy định tại mục 1 phải có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ chung sau đây:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công
trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi,
chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng
đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất
- Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến
lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử
dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng
(Điều 170 Luật đất đai 2013)
Câu 9. Anh (chị) hãy phân tích các nguyên tắc sử dụng đất theo pháp luật đất
đai hiện hành? Đánh giá việc thực thi của người sử dụng đất đối với các nguyên tắc đó trên thực tế. Trả lời
*Phân tích các nguyên tắc sử dụng đất theo pháp luật đất đai hiện hành
+ Các nguyên tắc sử dụng đất
Theo Điều 6 Luật đất đai 2013, có 3 nguyên tắc sử dụng đất
- Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
- Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi
ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
- Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn
sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật liên quan. + Phân tích
Nguyên tắc sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất
Quy hoạch đất đai là sự tính toán, phân bổ đất đai cụ thể về số lượng và chất
lượng, vị trí, không gian,... cho các mục tiêu kinh tế - xã hội. Nó đảm bảo cho việc
sử dụng đất đạt hiệu quả cao nhất phù hợp với các điều kiện về đất đai, khí hậu, thổ
nhưỡng và từng ngành sản xuất
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với chiến lược, quy hoạch
tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất của cấp dưới phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
của cấp trên; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu
sử dụng đất của cấp dưới; kế hoạch sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử
dụng đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
Người sử dụng đất có nghĩa vụ sử dụng đất theo đúng mục đíc được thể hiện
trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp để tránh tình trạng sử dụng
đất sai mục đích làm thoái hóa, xuống cấp tình trạng thực tế của đất đai.
Pháp luạt đất đai hiện hành thể hiện nguyên tắc này như sau:
- Nghiêm cấm hành vi: vi phạm quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được
tuyên bố; không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích
- Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải tuân theo các nguyên
tắc tại Điều 35 Luật Đất đai 2013 như: Phù hợp với chiến lược, quy
hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh; được lập từ tổng thể đến chi tiết; khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên và bảo vệ môi trường; thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ, tôn
tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; sử dụng tiết kiệm vả
có hiệu quả; dân chủ và công khai; bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục
đích quốc phòng, an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, công cộng, an ninh
lương thực và bảo vệ môi trường,...
- Sử dụng đất đứng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về
sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công
trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Mục đích sử dụng đất được thể hiện trong Giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất; các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Luật Đất
đai 2013; quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích
sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Trường hợp sử dụng đất không đúng mục đích bị xử phạt vi phạm hành
chính theo Nghị định 91/2019 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Nguyên tắc sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm
tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh
Cần hiểu việc sử dụng đất đai hợp lý và tiết kiệm trên tinh thần tận dụng mọi
diện tích sẵn có dùng đúng vào mục đích quy định theo quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất được phê duyệt.
Nước ta còn rất lãng phí trong việc khai thác và sử dụng tiềm năng đất đai. Vì
vậy, với quá trình phát triển của đất nước, công tác quy hoạch, kế joachj sử dụng
đất cần đi trước một bước tạo cơ sở khoa học cho việc sử dụng đất một cách hợp lý
và tiết kiệm. Việc giữ gìn bảo vệ nguồn tài nguyên đất nhắc nhở con người khai
thác nhưng cũng thường xuyên cải tạo và bồi bổ đất đai vì mục tiêu trước mắt và lợi ích lâu dài.
Pháp luật thể hiện nguyên tắc này như sau:
- Về mặt chủ thể, có vai trò quan trọng nhất trong việc thựuc hiện
nguyên tắc này là Nhà nước với vai trò là người đại diện của nhân dân
trong quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước đóng vai trò quan trọng từ
việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Nội dung này sẽ xác định
cách thức và mục đích sử dụng đất có phù hợp với thực tiễn, có tính
khả thi và có lợi ích hiệu quả hay không, từ đó tạo tiền đề cho việc sử
dụng đất có hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, thích hợp với tính chất của từng
loại đất, phù hợp với yêu cầu chung của xã hội.
- Pháp luật quy định về việc lấy ý kiến về quy hoạch và kế hoạch sử
dụng đất tại Điều 43 Luật đất đai 2013
- Quy định cụ thể về các vấn đề giao đất, cho thuê đất, sử dụng các loại
đất có hiệu quả, tiết kiệm
- Quy định về việc giám sát, theo dõi và đánh giá của các chủ thể. Luật
đất đai định hướng tăng cường hơn sự theo dõi, giám sát, đánh giá.
- Nguyên tắc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất được quy định tại
Điều 35 Luật đất đai, theo đó, ta có thể thấy rằng, những nguyên tắc
này là sự cụ thể rõ ràng về nguyên tắc sử dụng đất đai hợp lý và tiết
kiệm, nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.
- Quy định về chuyển mục đích sử dụng (Điều 57)
- Quy định về hạn mức giao đất nông nghiệp, hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân (Điều 129, 130)
- Quy định khuyến khích khai thác, đưa vào sử dụng diện tích đất chưa sử dụng.
Hiện nay, ở nhiều tỉnh phía Nam có diện tích trồng lúa nước không mang lại
hiệu quả kinh tế cao, trong khi đó nếu sử dụng để nuôi trồng thủy sản mang lại lợi
nhuận lớn cho người sản xuất nông nghiệp và cho nhu cầu xuất khẩu, cho thấy việc
sử dụng đất chưa hiệu quả. Vì vậy phải chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho
phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của từng vùng. Ngoài ra, vẫn xảy ra các
hiện tượng lấn đất gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng đất khác.
Nguyên tắc người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời
hạn sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người sử dụng đất cần tuân thủ các quy định của pháp luật để bảo vệ nguồn
tài nguyên đất. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đất đai sẽ bị xử lý nghiêm minh.
Theo Điều 206 Luật Đất đai 2013 về xử lý đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai thì tùy theo tính chất, mức độ
vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc bị truy cứu TNHS theo quy định của pháp luật
2. Người có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai mà gây thiệt hại cho Nhà
nước, cho người khác, ngoài việc bị xử lý theo quy định của pháp luật còn
phải bồi dưỡng theo mức thiệt hại thực tế cho Nhà nước hoặc cho người bị thiệt hại.
Như vậy, những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai có thể bị xử lý hành
chính theo quy định tại Nghị định 91/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong
lĩnh vực đất đai và Nghị định 04/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ dung một số điều của
các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên
nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đạc và bản đồ. Nếu mức độ nghiêm
trọng thì còn có thể bị truy cứu TNHS theo quy định của BLHS.
Ngoài ra, người có hành vi gây thiệt hại cho người khác thì còn có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại theo mức thiệt hại thực tế cho người bị hại.
Câu 10. Anh (chị) hãy phân tích các điều kiện cụ thể để các tổ chức trong
nước được thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất.
Câu 11. Pháp luật hiện hành quy định mấy loại giá đất? Phân tích cơ chế áp
dụng giá đất trong các trường hợp cụ thể? Trả lời
Giá đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất.
Pháp luật hiện hành quy định có 2 loại giá đất bao gồm:
- Giá đất do Nhà nước quy định - Giá đất thị trường
*Cơ chế áp dụng giá đất trong các trường hợp cụ thể
1. Giá đất do Nhà nước xác định có 2 loại:
+ Khung giá đất và bảng giá đất
Chính phủ ban hành khung giá đất định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại
đất, theo từng vùng. Trong thời gian thực hiện khung giá đất mà giá đất phổ biến
trên thị trường tăng từ 20% trở lên so với giá tối đa hoặc giảm từ 20% trở lên so
với giá tối thiểu trong khung giá đất thì Chính phủ điều chỉnh khung giá đất cho phù hợp.
Căn cứ vào nguyên tắc, phương pháp định giá đất và khung giá đất của Chính
phủ, UBND cấp tỉnh xây dựng bẳng giá đất của tỉnh. Bảng giá đất của tỉnh xây
dựng 05 năm một lần. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp:
Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ
gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức
Cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất khác sang đất ở đối với phần
diện tích trong hạn mức giao đát ở cho hộ gia đình, cá nhân
Tính thuế sử dụng đất
Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai
Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai
Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà
nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử
dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả
tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
+ Giá đất cụ thể
UBND cấp tỉnh quyết định giá đất cụ thể. Cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có
trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể. Trong quá
trình thực hiện việc xác định giá đất cụ thể, cơ quan quản lý dất đai cấp tỉnh được
thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất để tư vấn giá đất cụ thể. Căn cứ
kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình nội dung hội
đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định.
Giá đất cụ thể được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp:
Tính tiền sử dụng đất khi công nhận quyền sử dụng đất ở vượt hạn mức
Cho phép chuyển mục đích từ đất khác sang đất ở cho hôh gia đình, cá nhân
đối với phần diện tích đất ở vượt hạn mức
Tính tiền thuê đất nông nghiệp vượt hạn mức giao đất, vượt hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất
Công nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối
với tổ chức mà phải nộp tiền sử dụng đất Tính tiền thuê đất
Tính giá trị quyền sử dụng đất khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
2. Giá đất thị trường
Giá đất thị trường là giá hình thành thông qua các hoạt động của thị trường,
không phụ thuộc vào giá của Nhà nước (thường là cao hơn nhiều lần so với giá do
Nhà nước quy định) bao gồm: giá hình thành do các giao dịch trên thị trường, giá
hình thành do đấu giá quyền sử dụng đất.
Được hình thành từ các giao dịch thực tế đã hình thành
Mang tính phổ biến giữa những người chuyển nhượng và người nhận chuyển
nhượng trong điều kiện thương mại bình thường
Không chịu tác động của các yếu tố gây tăng hoặc giảm giá đột biến, không
hợp lý (đầu cơ, thiên tai, khung hoảng kinh tế).
Câu 12. Phân tích các điều kiện cụ thể để hộ gia đình, cá nhân được thực
hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất?
Câu 13.Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hay một phần dự án đầu tư theo
quy định pháp luật đất đai hiện hành?
Điều 49. Điều kiện chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản
1. Dự án bất động sản được chuyển nhượng phải có các điều kiện sau đây:
a) Dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đã có quy hoạch chi tiết
1/500 hoặc quy hoạch tổng mặt bằng được phê duyệt;
b) Dự án, phần dự án chuyển nhượng đã hoàn thành xong việc bồi thường,
giải phóng mặt bằng. Đối với trường hợp chuyển nhượng toàn bộ dự án đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng thì phải xây dựng xong các công trình hạ tầng kỹ thuật tương
ứng theo tiến độ ghi trong dự án đã được phê duyệt;
c) Dự án không có tranh chấp về quyền sử dụng đất, không bị kê biên để bảo
đảm thi hành án hoặc để chấp hành quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Không có quyết định thu hồi dự án, thu hồi đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền; trường hợp có vi phạm trong quá trình triển khai dự án thì chủ đầu tư
phải chấp hành xong quyết định xử phạt.
2. Chủ đầu tư chuyển nhượng đã có giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất
đối với toàn bộ hoặc một phần dự án chuyển nhượng.
3. Chủ đầu tư nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động
sản phải là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, phải có đủ năng lực tài chính và
cam kết tiếp tục việc triển khai đầu tư xây dựng, kinh doanh theo đúng quy định
của pháp luật, bảo đảm tiến độ, nội dung dự án.
Câu 14. Luật đất đai đã có những quy định nào nhằm bảo đảm tính khả thi
của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và giải quyết tình trạng quy hoạch treo, dự án treo hiện nay? Trả lời
*Quy định của luật đất đai nhằm đảm bảo tính khả thi của quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất
Thứ nhất, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phải tôn trọng, tuần thủ,
quán triệt các nguyên tắc, đảm bảo tính thống nhất, liên kết của quy hoạch, phản án
các điều kiện tự nhiên, tính đặc thù của từng vùng, quan tâm đến bảo vệ lương
thực, an ninh lương thực quốc gia, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững – Điều 35
Thứ hai, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải được thẩm định để đảm bảo
tính chặt chẽ, phù hợp, khách quan của nó. Cơ quan thẩm định không phải là cơ
quan lập mà là một cơ quan độc lập để bảo đảm tính khách quan, đồng thời rà soát
lại để xem xét tính phù hợp, khả thi trên thực tế - Điều 44 quy định nội dung thẩm
định là xét tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Thứ ba, điều chỉnh khi thấy không còn phù hợp hoặc nhu cầu của thực tiễn có
sự thay đổi. Khi có sự thay đổi mà cảm thấy quy hoạch đã được phê duyệt không
còn tính khả thi, phù hợp thì cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh – Điều 46. Điều
chỉnh quy hoạch cấp huyện có 3 căn cứ: có sự điều chỉnh chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch của quốc gia, vùng, tỉnh mà sự điều
chỉnh đó làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất; tác động của thiên tai, chiến tranh làm
thay đổi cơ cấu, mục đích, vị trí, diện tích sử dụng đất; có sự điều chỉnh địa giới
hành chính của địa phương. Điều chỉnh kế hoạch được thực hiện khi có sự điều
chỉnh quy hoạch sử dụng đất hoặc có sự thay đổi về khả năng thực hiện kế hoạch sử dụng đất.
Thứ tư, phải đảm bảo được tính minh bạch, dân chủ, công khai để hướng tới
người dân, tôn trọng người dân, tranh thủ ý kiến của người dân thì mới được đưa
vào tổ chức thực thi, tự giác thực hiện. Nếu không có sự thực hiện của người dân
thì quy hoạch cũng chỉ trên trang giấy, không được triển khai trên thực tế.
Thứ năm, phải đưa ra tổ chức thực hiện bởi hệ thống cơ quan có thẩm quyền
và sự phối hợp giữa các cơ quan đó một cách đồng bộ - Điều 49.
Thứ sáu, cơ chế giám sát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Một
cơ chế điều chỉnh quy định rõ để giải quyết dứt điểm tình trạng quy hoạch treo, dự
án treo. Quy hoạch đã được phê duyệt mà sau 03 năm không đưa vào tổ chức thực
thi thì phải bị điều chỉnh, hủy bỏ - khoản 8 Điều 49.
*Giải quyết tình trạng quy hoạch treo, dự án treo
- Rà soát kỹ lưỡng lại thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã công bố
để nắm rõ được tình hìn từng quy hoạch giảm thiểu các dự án treo cũng như
có các cách xử lý, xóa bỏ quy hoạch treo sớm nhất, hạn chế thiệt hại cho
người dân và sử dụng tốt nguồn tài nguyên đất,...
- Các quy hoạch có thể thực hiện sớm thì tập trung để thực hiện ngay
- Các quy hoạch chưa có khả năng thực hiện ngay thì diều chỉnh thời gian
thực hiện quy hoạch phù hợp
- Các quy hoạch không hợp lý, không khả thi thì cần xóa bỏ
- Kiên quyết xóa quy hoạch treo bằng cách ra quyết định thu hồi xóa bỏ quy
haochj treo mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện để giao lại đất cho tổ
chức, cá nhân khác có năng lực thực hiện dự án
- Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc điều chỉnh,
hủy bỏ quy hoạch treo, quy định về xóa quy hoạch treo cụ thể
- Rà soát, sử đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn cụ
thể về quản lý đất đai, về giá đất, về vận dụng thực hiện chính sách bồi
thường, hỗ trợ, giải quyết việc làm và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương
- Đôn đốc việc sử dụng đất của các chủ đầu tư, yêu cầu đẩy đúng và nhanh
tiến độ trong các hợp đồng xây dựng để đảm bảo không chậm tiến đôh, tránh dự án treo
- Thực hiện đúng chính sách bồi thường, hỗ trợ, gaiir quyết việc làm và tái
định cư khi Nhà nước thu hồi đất giúp giải phóng mặt bằng nhanh, tăng khả
năng thực thi dự án, tránh tạo quy hoạch treo
- Đẩy mạnh nghiên cứu và tăng cường nghiệp vụ trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch
- Kiểm tra sát vấn đề lập thẩm định, xét duyệt và công bố quy hoạch
- Xử lý nghiêm vi phạm liên quan đến quy hoạch treo, dự án treo
Câu 15. Anh(chị) hãy phân tích các căn cứ để Nhà nước thu hồi đất sử dụng
vào mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia
công cộng? Giải thích vì sao phải tuân thủ căn cứ đó khi thu hồi đất? Trả lời
Theo quy định tại Điều 63 Luật đất đai 2013 thì việc thu hồi đất vì mục đích
quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải
dựa trên các căn cứ sau:
Căn cứ 1: Dự án phải thuộc các trường hợp thu hồi đất tùy thuộc vào mục đích thu hồi
Trường hợp Nhà nước thu hồi vi mục đích quốc phòng, an ninh
Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh trong các trường hợp
được quy định tại Điều 61 Luật Đất đai năm 2013, bao gồm:
- Làm nơi đóng quân, trụ sở làm việc
- Xây dựng căn cứ quân sự
- Xây dựng công trình phòng thủ quốc gia, trận địa và công trình đặc biệt về quốc phòng an ninh
- Xây dựng ga, cảng quân sự
- Xây dựng công trình công nghiệp, khoa học và công nghệ, văn hóa, thể thao
phục vụ trực tiếp cho quốc phòng, an ninh
- Xây dựng kho tàng của lực lượng vũ trang nhân dân
- Làm trường bắn, thao trường, bãi thử vũ khí, bãi hủy vũ khí
- Xây dựng cơ sở đào tạo, trung tâm huấn luyện, bệnh viện, nhà an dưỡng của
lực lượng vũ trang nhân dân
- Xây dựng nhà công vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
- Xây dựng cơ sở giam giữ, cơ sở giáo dục do Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý
Trường hợp Nhà nước thu hồi vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
Căn cứ Điều 62 Luật Đất đai 2013 quy định về thu hồi đất để phát triển kinh
tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng cụ thể như sau;
- Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương
đầu tư mà phải thu hồi đất
- Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư
mà phải thu hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu
kinh tế, khu đô thị mơi, dự án đầu tư bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
+ Dự án xây dựng trụ sở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội ở trung ương; trụ sở của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại
giao; công trình di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp
hạng, công viên, quảng trường, tượng đài, bia tưởng niệm, công trình sự
nghiệp công cấp quốc gia
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ tghuaatj cấp quốc gia gồm giao thông,
thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc; hệ thống dẫn,
chứa xăng dầu, khí đốt; kho dự trữ quốc gia; công trình thu gom, xử lý chất thải.
- Thực hiện các dự án do Hội đông nhân dân cấp tỉnh chấp thuận mà phải thu hồi đất, bao gồm:
+ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của địa phương gồm giao thông,
thủy lợi, cấp nước, thoát nước, điện lực, thông tin liên lạc, chiếu sáng đô thị;
công trình thu gom, xử lý chất thải
+ Dự án xây dựng công trình phục vụ sinh hoạt chung của cộng đồng dân
cư; dự án tái định cưi, nhà ở cho sinh viên, nhà ở xã hội, nhà ở công vụ; xây
dựng công trình của cơ sở tôn giáo; khu văn hóa, thể thao, vui chơi gaiir trí
phục vụ công cộng; chợ; nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
+ Dự án xây dựng khu đô thị mới, khu dân cư nông thôn mới; chỉnh trang đô
thị, khu dân cư nông thôn; cụm công nghiệp; khu sản xuất, chế biến nông
sản, lâm sản, thủy sản, hải sản tập trung; dự án phát triển rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
+ Dự án khai thác khoáng sản được cơ quan có thẩm quyền cấp phép, trừ
trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than
bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ và khai thác tận thu khoáng sản
Căn cứ 2: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật sử đổi, bổ sung một số điều của 37
Luật có liên quan đến quy hoạch thì Hội đồng nhân dân cấp huyện sẽ thông qua
quy haochj sử dụng đất cấp huyện trước khi trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Còn
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cấp huyện là UBND cấp tỉnh.
Căn cứ 3: Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án
Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án được hiểu là thời gian được phác họa
trong bản dự án thể hiện mục đích thu hồi đất vì quốc phòng, an ninh, phát triển
kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Tuy nhiên, trên thực tế tiến độ sử
dụng đất này thường bị chậm vì một số lý do sau: - Đền bù giải tỏa - Xử lý kỷ luật - Điều chỉnh thiết kế
- Nguồn vốn không đáp ứng
- Thiếu thốn nhân lực hay nhà thầu
- Ban điều hành dự án còn nhiều han chế
- Ngoài ra còn có các nguyên nhân bất khả kháng khác,...
Câu 16. Thực trạng hiện nay người dân thường bất đồng và khiếu nại với cơ
quan chức năng về tình trạng thu hồi đất còn nhiều khuất tất, ảnh hưởng tới đời
sống của người dân. Anh (chị) hãy chỉ rõ những biểu hiện của những dạng sai
phạm trong thu hồi đất mà người dân khiếu nại và nhận xét về vấn đề đó. Trả lời
*Biểu hiện của những dạng sai phạm trong thu hồi đất mà người dân khiếu nại
Sai phạm trong việc áp dụng các căn cứ thu hồi đất, dẫn đến việc thu hồi
đất trở nên “vô tội vạ”
Nhiều nước trên thế giới hiện nay chỉ quy định khi thật cần thiết vì mục đích
công cộng thì nhà nước mới thu hồi đất. Trong khi đó, khoản 1 Điều 16 Luật đất
đai nước ta hiện nay quy định 3 trường hợp nhà nước thu hồi đất. Đây cũng là một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thu hồi đất có tính chất “vô tội vạ”,
không để ý đến bảo vệ tài sản ở trên đất của người dân, dẫn đến lạm dụng trong thu
hồi đất, dễ xảy ra tiêu cực. Tại một số địa phương, tình trạng thu hồi đất không
đúng mục đích nhằm trục lợi cá nhân vẫn xảy ra. Do một số dự án khó chứng minh
được tính vì lợi ích quốc gia, lợi ích doanh nghiệp, vì vậy một số doanh nghiệp lợi
dụng điểm này khiến một số hộ dân mất đất ở để “đổi” lấy những dự án treo
Mới đây, chính quyền quận Long Biên, Thành phố Hà Nội đã bị phát hiện
“núp bòng” dự án công để thu hồi gần 4ha “đất vàng”. Nhận định về vấn đề này,
luật sư Nguyễn Văn Nghi (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: “Hiểu nôm na thì ban
đầu thành phố Hà Nội có dự định xây dựng một trường học chất lượng cao nên
giao cho quận Long Biên tổ chức mời thầu và lựa chọn nhà đầu tư thực hiện. Tôi
hiểu rằng ban đầu đây là một dự án xây dựng trường công lập nên nhà nước đứng
ra thu hồi đất là phù hợp với các quy định của pháp luật. Đáng ra sau khi lựa chọn
được nhà đầu tư thì quận Long Biên và nhà đầu tư phải kí hợp tác đầu tư theo
những hình thức đầu tư được quy định tại Luật đầu tư 2005. Nhưng quận Long
Biên không làm như thế mà thu hồi đất xong rồi giao cho doanh nghiệp xây dựng,
kinh doanh kiếm lợi. Nếu thực sự như vậy, tôi nghĩ quận Long Biên đã núp bóng
dự án đầu tư công để thu hồi đất không đúng quy định của Luật đất đai”. Trong
trường hợp này, xây dựng trường học tư kinh doanh để kiếm lời không nằm trong
mục đích thu hồi đất của nhà nước nhưng việc thu hồi đất và việc bồi thường
không thỏa đáng cho người dân vẫn xảy ra. Có thể thấy cơ quan địa phương đã
không có trách nhiệm, trục lợi cá nhân dẫn đến mất quyền lợi của người dân, họ
mất đất, mất ruộng, không được hưởng lợi ích gì ngoài một khoản tiền vô cùng rẻ mạt.
Sai phạm trong việc thu hồi đất không đúng thẩm quyền
Do thẩm quyền thu hồi đất giao cho địa phương, pháp luật đất đai lại còn
thiếu chặt chẽ, dẫn đến một số cá nhân lợi dụng chức vụ quyền hạn, dẫn đến việc
thu hồi đất không đúng thẩm quyền. Theo quy định pháp luật về đất đai, thẩm
quyền thu hồi đất thuộc về UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện nhưng có rất
nhiều trường hợp thu hồi đất không đúng thẩm quyền.
Vừa qua, UBND tỉnh Thái Bình đã ra kết luận thanh tra dố 191/KL-UBND
liên quan tới tố cáo về sai phạm trong việc thu hồi quyền sử dụng đất của người
dân tại huyện Kiến Xương. Trong đó, nội dung công dân tố cáo ông Bùi Đức
Hạnh, nguyên Chủ tịch UBND huyện Kiến Xương “không trả lời đơn khiếu nại
của công dân” là tố cáo đúng. Nội dung kết luận còn chỉ rõ, nguyên Chủ tịch
UBND huyện Kiến Xương nay là Phó Giám đốc Sở Công thương từng ký 03 quyết
định không đúng thẩm quyền. Qua công tác kiểm tra và thanh tra, UBND huyện
Kiến Xương đã ban hành các quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất và chỉ đạo việc cắm mốc thu hồi đất thổ cư của bố mẹ công dân sai quy định,
trục lợi cá nhân. UBND tỉnh Thái Bình đã yêu cầu ông Bùi Đức hạnh, nguyên Chủ
tịch UBND huyện Kiến Xương (nay là Phó Giám đốc Sở Công thương) nghiêm túc
kiểm điểm trách nhiệm trong việc để xảy ra những sai phạm.
Sai phạm trong trình tự, thủ tục thu hồi đất
Điều 69 Luật Đất đai 2013 đã quy định cụ thể trình tự, thủ tục thu hồi đất.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay, các vi phạm do các chủ thể quản lý thực hiện do làm
trái các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất diễn ra rất đa dạng
như: định giá đất sai, phân loại đất không sát theo luật định, khai tăng diện tích đất,
tăng hộ để lấy tiền đền bù hay bớt xen tiền đền bù,...
Có thể kể đến trường hợp thu hồi đất tại thông Minh Khai, thị trấn Như
Quỳnh, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để thực hiện dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp Minh Khai mở rộng. Cơ quan có thểm quyền
không tiến hành gửi thông báo đến từng hộ có đất bị thu hồi; không tổ chức lấy ý
kiến trực tiếp của người dân về phương án bồi thường, hỗ trợ; không tổ chức kiểm
điểm, thống kê hoa màu trên đất; ra quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt
phương án chi tiết bồi thường hỗ trợ không trong cùng một ngày,... Lợi dụng việc
những người nông dân kém hiểu biết pháp luật cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất
đã bỏ qua những bước cơ bản cho thấy sự yếu kém về quản lý, thiếu công khai,
minh bạch giữa các cơ quan công quyền với người nông dân.
Sai phạm trong việc thực hiện các chính sách bồi thường, tái định cư cho
người dân bị thu hồi đất
Với người nông dân thì nguồn thu nhập chính cũng được tạo ra trên những
mảnh đất nông nghiệp nên khi mất đất họ phải chuyển đổi ngành nghề, cuộc sống
gặp vo vàn khó khăn. Tuy nhiên, người dân được bồi thương, hỗ trợ với mức rất
thấp, không đảm bảo cuộc sống cho bản thân, gia đình. Có thể kể đến việc thu hồi
đất nông nghiệp tại phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh để thực
hiện dự án xây nhà ở để bán. Thu hồi đất, người dân được bồi thường đất với giá
vô cùng rẻ mạt nhưng cán bộ lại tiến hành mua đi bán lại với giá cao để hưởng
chênh lệch. Sự việc gây bức xúc lớn trong nhân dân dẫn đến khiếu kiện lên các cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền để đòi quyền lợi của mình nhưng cán bộ bao che
nhau, yêu cầu của người dân không những không được giải quyết mà còn bị đe
dọa, xúc phạm. Hay việc thu hồi đất tại thôn Minh Khai, thị trấn Như Quỳnh,
huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên đã có nhiều hộ không đồng ý với mức bồi thường,
hỗ trợ đó chính quyền không tiến hành lấy ý kiến của dân về phương án bồi
thường. Do đó, khi tiến hành bồi thường đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân.
Hoặc nghiêm trọng hơn lại có một số sai phạm nghiêm trọng trong việc xác
định hộ gia đình được hưởng chính sách tái định cư khi bị thu hồi đất tại một số địa
phương. Trong đơn gửi Báo Nhân dân, nhiều hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi
để thực hiện 6 dự án (gồm: dự án xây dựng Khu đô thị mới Hạ Đình; dự án Xây
dựng chợ Yên Xá; dự án xây dựng Trường Tiểu học Tân Triều; dự án Nhà ở giãn
dân tại điểm dân cư nông thôn Triều Khúc; dự án Indeco Complex và dự án hạ
ngầm đường điẹn 110kV; dự án Khu đô thị Tây Nam Kim Giang I) đều có chung
bức xúc: việc thi hồi đất của UBND thành phố Hà Nội là chủ trương đúng đắn
nhằm phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên, trong quá trình lập phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư, các cơ quan chức năng của huyện Thanh Trì đã
không thực hiện đúng quy định. Cụ thể: theo quy định của UBND thành phố Hà
Nội, đối với các hộ dân khi thu hồi hơn 30% diện tích đất nông nghiệp thì sẽ được
hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm bằng 60m2 đất ở.
Trong danh sách 124 hộ được cấp đất tái định cư theo Quyết định số 1939/QĐ-
UBND ngày 23/4/2014 của UBND huyện Thanh Trì khi bị thu hồi đất tại sáu dự án
nêu trên thì 10 hộ không có đất bị thu hồi và ba hộ chưa bị thu hồi đến 30% đất
nông nghiệp vẫn được bố trí tái định cư.
Bên cạnh đó, giải quyết việc làm cho người nông dân bị thu hồi đất vẫn còn
nhiều tồn tại. Sự phối hợp giữa cơ quan nhà nước và địa phương trong đào tạo
chuyển đổi việc làm cho người nông dân chưa chặt chẽ; dẫn tới người nông dân
còn ngần ngại với việc học nghề mới, khó khăn trong việc tiếp nhận công nghệ hiện đại.