-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập môn lý luận văn học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kể tên một số hình thái ý thức xã hội tiêu biểu. Hãy cho biết văn học thuộc hình thái ý thức nào và có mối quan hệ như thế nào với các hình thái ý thức xã hội khác. Anh/chị hãy nêu sự khác biệt của văn học so với các hình thái ý thức xã hội khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
lý luận văn học(llvh) 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập môn lý luận văn học | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Kể tên một số hình thái ý thức xã hội tiêu biểu. Hãy cho biết văn học thuộc hình thái ý thức nào và có mối quan hệ như thế nào với các hình thái ý thức xã hội khác. Anh/chị hãy nêu sự khác biệt của văn học so với các hình thái ý thức xã hội khác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: lý luận văn học(llvh) 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN LÍ LUẬN VĂN HỌC (2 tín chỉ)
A. Nhóm các câu hỏi đánh giá khả năng tái hiện kiến thức (3 điểm/câu)
Câu 1: Kể tên một số hình thái ý thức xã hội tiêu biểu. Hãy cho biết văn học thuộc
hình thái ý thức nào và có mối quan hệ như thế nào với các hình thái ý thức xã hội khác.
Các hình thái ý thức xã hội: Ý thức chính trị Ý thức pháp quyền Ý thức đạo đức Ý thức khoa học Ý thức thẩm mỹ Ý thức tôn giáo
Văn học thuộc hình thái ý thức thẩm mỹ.
Câu 2: Anh/chị hãy nêu sự khác biệt của văn học so với các hình thái ý thức xã hội khác.
Sự khác biệt của văn học so với các hình thức xã hội khác:
1, về đặc trưng của đối tượng và nội dung
Đối tượng của văn học: Những sự vật hiện tượng nào đó mang ý nghĩa gắn
bó và tương thông sâu sắc với con người. Lấy con người làm đối tượng chủ yếu đề
chiêm nghiệm, phản ánh, nhìn nhận, đánh giá.
Nội dung văn học: là cuộc sống đã được ý thức trong tác phẩm gắn liền với
một quan niệm nào đó của chủ thể sáng tạo về chân lý cuộc sống với những cảm
hứng thẩm mỹ và xu hướng đánh giá nhất định. Nhận thức được tính đặc thù của
nội dung văn học so với các hình thái ý thức khác sẽ ý thức được ưu thế riêng của
văn học trong việc đáp ứng nhu cầu nhận thức thẩm mỹ của xã hội mà trong giới
hạn của mình các hình thái ý thức xã hội khác không thể đáp ứng được.
2, đặc trưng tư duy nghệ thuật + tư duy hình tượng
+ tư duy nghệ thuật: thể nghiệm, trực giá và hư cấu
+ khái quát hóa nghệ thuật + điển hình nghệ thuật
3, cấu trúc chỉnh thể của hình tượng nghệ thuật
+ hình tượng nghệ thuật là một khách thể thẩm mỹ mang tính tinh thần, mọi
phương tiện biểu hiện trong tác phẩm chỉ có ý nghĩa khi nó có khả năng khắc họa
một cách ấn tượng cái khách thể tinh thần đó. Người đọc tác phẩm chỉ có thể tìm
được sự đồng cảm chân thành khi hòa nhập được vào thế giới khách thể tinh thần trong tác phẩm.
Là một thế giới tinh thần hoàn chỉnh, độc lập, không còn phụ thuộc vào người sáng
tạo, có giá trị thưởng thức và chiêm nghiệm. Đằng sau mỗi hình tượng là những ý
nghĩa nhân sinh, thế sự được bày tỏ để hướng con người tới chân- thiện- mỹ
+ tính tạo hình và biểu hiện của hình tượng: sự kết hợp này làm cho hình
tượng có được một hình thức độc đáo. Đó là 1 thể thống nhất sinh động giữa thực
và hư, trực tiếp và gián tiếp, thống nhất và đa dạng, mang đầy nội dung cuộc sống, tư tưởng và cảm xúc.
+ hình tượng chứa đựng tình cảm xã hội và lý tưởng thẩm mỹ
+ tính quy ước và sáng tạo của hình tượng
Câu 3: Anh/ chị hãy kể tên các loại hình nghệ thuật trong tổng thể các hoạt động
văn nghệ của đời sống văn hóa xã hội cộng đồng. Chỉ ra khả năng tổng hợp đặc
biệt của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. Điêu khắc Kiến trúc Hội họa Âm nhạc Sân khấu Điện ảnh Văn học
* Văn học- điêu khắc, kiến trúc
Văn học cũng mang trong mình những đường nét, tỷ lệ, hình khối như những công
trình kiến trúc khác. Vd: tp “nhà thờ đức bà paris” của victohuygo, khi ta đọc và
ngẫm nghĩ từng dòng miêu tả ngôi thánh đường, ta như được tận mắt trông thấy
từng chi tiết, kiến trúc của nhà thờ. * Văn học- hội họa
Trong văn thơ cũng có màu sắc như tranh
Vd: bài thơ màu thời gian của đoàn phú tứ
Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngát
Hương thời gian không nồng
Hương thời gian thanh thanh * Văn học- âm nhạc
Đặc trưng của âm nhạc là tiết tấu, giai điệu, nhịp và ở trong thơ cũng có những
điều đó, thậm chí có bài thơ đã đc phổ thnahg bài hát Vd: hạt gại làng ta
*Văn học- sân khấu, điện ảnh -Tình tiết
- thế giới nội tâm nhân vật
Kích thích trí tưởng tượng, liên tưởng nơi người đọc
Câu 4: Trình bày tính phi vật thể của hình tượng văn học. Cho ví dụ cụ thể.
*Phi vật thể có nghĩa là không tồn tại ở vật chất hữu hình khiến cho con người
không thể nhìn thấy được bằng mắt, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận bằng các giác quan khác.
Nói đến tính phi vật thể của hình tượng văn học là nói đến đặc điểm thiếu tính chất
trực quan của nó. Đây cũng là cách phân biệt tính hình tượng văn học với hình
tượng của các loại hình nghê thuật khác.
Các loại hình nghệ thuật khác: màu sắc, nhạc điệu, vũ đạo,.. đều hữu hình
=> mang tính trực quan, tác động trực tiếp tới giác quan của người đọc. Vd....
Chất liệu của văn chương dù có thể nghe đọc, nghe kể, hay nhìn vào trang
sách, song đó không phải là nghe, nhìn trực tiếp. Không có một hình ảnh, âm
thanh trực quan nào hiện lên cả, mà chỉ có những kí hiệu, để rồi từ kí hiệu
đó, những hình ảnh, âm thanh mới được liên hệ, tưởng tượng, hiện dần lên
trong đầu người đọc, người nghe.
Từ đó có thể rút ra cách hiểu: Tính phi vật thể của hình tượng nghệ thuật
ngôn từ là một dạng tồn tại (hay thể hiện) của văn học không phải dưới dạng
vật thể có hình khối tồn tại khách quan trong không gian và thời gian, mà nó
thường tiềm ẩn trong trí nhớ, tư tưởng và tình cảm của người đọc (nghe),
khiến người ta nhận biết được sự tồn tại của nó.
Vd: vân xem....( truyện kiều)=> ta không thể ngắm nhìn trực tiếp chân dung
của tv như khi xem 1 bức tranh mà phải tự tưởng tượng, tự vẽ nên chân dung đó trong tâm trí
Hình tượng văn học có những điểm yếu hơm so với hình tượng của các loại
hình nghệ thuật khác. Nhưng bên cạch đó vẫn mang khả năng gây ấn tượng mạnh mẽ
Có khả năng tái hiện lại những điều mắt thấy tai nghe, những bức
chân dung, tranh phong cảnh, những công trình kiến trúc... như các
loại hình nghệ thuật khác. vd: nhà thờ đức bà(victohuygo)
Có khả năng phản ảnh những điều mà các loại hình nghệ thuật khác
rất khó làm được. Vh có kn miêu tả những tâm trạng mơ hồ vô hình,
những điều chỉ có thể cảm nhận bằng xúc giác, khứu giác...thứ mà hội
họa, điện ảnh... không thể làm được
Vd: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se (sang thu- hữu thỉnh)
Câu 5: Trình bày tính vô cực về không gian và thời gian của văn học. Cho ví dụ cụ thể.
Chất liệu ngôn từ của hình tượng văn chương có thể hình dung bất cứ sự vật nào
trong thế giới vi mô cũng như vĩ mô. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định
rằng hìn tượng văn học mang tính vô cực hai chiều về thời gian và không gian Vô cực về thời gian
Văn chương có thể bao trùm một quãng tg rất dài, rất lâu: hành trăm
năm, hàng nghìn năm, từ đời này sang đời khác ( trăm năm cô đơn,
tam quốc diễn nghĩa, chiến tranh và hòa bình..); thời gian kéo dài từ
thực tại lùi về dĩ vãng( ăn mày dĩ vãng, đi tìm tg đã mất..)
Vd: tk tái hiện 12 năm lưu lạc của tk
Hoặc cũng có thể đi vào miêu tả 1 khoảnh khắc ngắn ngủi, thoáng qua
trong đời người : giây phút tỉnh ngộ của chí phèo, thời khắc tràng nhặt đc vợ…
Tạo ra nhịp độ riêng để phản ánh hiện thực, xáo trộn giữa hiện tại và
quá khứ, dồn nén thời gian rất dài trong 1 vb ngắn, hay lamg chậm tg
ngắn trong 1 đoạn vb dài.
Vd: 2 đứa trẻ- thạch lam, tg từ chiều-> tối, như ngưng đọng, ngừng
trôi=> diễn tả cái mòn mỏi, quẩn quanh bế tắc của kiếp ng nhỏ bé nơi phố huyện Không gian
Văn học có thể bao trùm nhưng kg vi mô lẫn vĩ mô
Vd: tây du ký- ngô thừa ân mta kg từ địa ngục đến thiên đường
Đi sâu mô tả khong gian tâm tưởng của con ng
Vd sóng- xq- kg mơ ước về ty
Kg, tg trong văn học rất tiêu biểu cho kn chiếm lĩnh đời sống về nhiều mặt
của nghệ thuật ngôn từ
Câu 6: Trình bày khả năng miêu tả bằng ngôn ngữ và tác động đến tư tưởng của văn học.\
*Với đặc điểm giàu tính hình tượng thì ngôn ngữ văn học được xem là một “chất
liệu” để xây dựng hình tượng nghệ thuật. Hơn hết, ngôn ngữ văn học còn có khả
năng diễn đạt, miêu tả và lột tả cụ thể.
Ví dụ: Xem xét các câu thơ trong truyện Kiều của Nguyễn Du
Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi.
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường.
Ta như thấy hiện ra trước mắt cảnh chia ly đầy lưu luyến, xót xa giữa Thuý Kiều
và Thúc Sinh: Kẻ ở – người đi đều lẻ loi đơn chiếc. Từng hình ảnh hiện lên như
“chiếc bóng năm canh”, “một mình xa xôi”, “gối chiếc”, đặc biệt là hình ảnh “vầng
trăng ” như bị ” Xẻ đôi”
Tính hình tượng của ngôn ngữ văn học chính là tính chất của các yếu tố ngôn ngữ
có khả năng tưởng tượng, liên tưởng gợi lên được các hình ảnh, hiện thực về các sự
vật, hiện tượng hay những nhân vật, con người được nhà văn miêu tả trong các tác phẩm văn học ấy.
*Có thể gọi ngôn từ văn học lag ngôn từ đc lạ hóa, nó có xu hướng đập vỡ những
cấu trấu thông thường để cấu tạo lại những quy tắc nghệ thuật: tạo ra những kết
hợp từ mới lạ, tạo ra những cách ngắt nhịp, đặt câu độc đáo...Tất cả những sáng tạo
ngôn từ này nhằm mục đích khắc phục cái nhìn quán tính, cái nhìn theo lối mòn
của con người đối với thế giới- nó tạo ra cho con người 1 sự thích thú, ngạc nhiên
như nhìn thấy sự vật đó, com người đó lần đầu tiên.
Câu 7: Trình bày tính phổ thông của văn học. Cho ví dụ cụ thể. Trong sáng tác
Xét theo mặt bằng chung số lượng ng có thể làm thơ, viết truyện ở
mức nghiệp dư xuất hiện nhiều hơn những ng có thể sáng tác ấm
nhạc, hội họa. Một ng học hành ko tử tế hoặc không được học hành
vẫn có thể sáng tác thơ nhưng điều đó là không thể nếu ko có kiến
thức về âm nhạc, nhạc lý, hội họa.
Vd: Nhật ký đặng thùy trâm, tác giả viết nên tác phẩm từng làm mưa làm
gió này thực chất chỉ là một nữ bác sĩ công tác ở nơi đất khách quê người
đãghi lại những gì mình cuộc sống nơi đây và cũng gửi gắm niềm hy
vọng, sức trẻ nơi cuốn nhật ký. Nhưng không ai ngờ đc những dòng nhật
ký đó lại in thành sách và trở thành nơi củng cố sức trẻ cho thanh niên một thời.
Truyền bá, tiếp nhận
Việc truyền bá tác phẩm văn học sẽ đơn giản, gọn lẹ hơn vận chuyển
các bức tranh, cuốn phim. Có thể xuất bản 1 số lg lớn tác phẩm văn
học mà vẫn đưa đc bản chính tới tay từng ng đọc
Việc tiếp nhận nghiên cứu đối vs người không an hiểm chuyên sâu
vẫn có thể hiểu đc ở 1 mức độ nhất định đối với nd, hình tượng trg các
tác phẩm văn thơ. Nhưng có thể hiểu đc những gì mà họa sĩ muốn nói
qua tranh hay qua 1 bản nhạc là điều kk cho những ng ko có kiến thức chuyên sâu
Văn học có tính phổ biến nhưng không có nghĩa văn học là nghệ thuật đc ưa
chuộng nhất mà ta chỉ có thể kd rằng văn có tiềm năng rất lớn trong cs, trg
sự tác động đến ng đọc và cũng để có thể tiếp nhận văn học 1 cách toàn diện
sâu sắc nhất đòi hỏi ta phải học, phải có nền tảng kiến thức
Câu 8: Tác phẩm trữ tình có những điểm gì khác biệt so với tác phẩm tự sự? Về nội dung
Tác phẩm trữ tình bộc lộ tư tưởng, tình cảm của chủ thể, xuất phát từ yêu
cầu tự biểu hiện khác với tác phẩm tự sự chủ yếu gắn với yc tái tạo, phản
ánh các biến cố sự kiện khách quan. Nhân vật trữ tình
Nhân vật trữ tình là ng trực tiếp thổ lộ suy nghĩ, cảm xúc, bộc bạch tâm trạng trong tác phẩm.
Tác phẩm tự sự có ý thức khắc họa khá toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần
của nhân vật trg các mối qh giao tiếp sinh động. Ngược lại, nv trữ tình chủ
yếu đc xác định thông qua diện mạo tinh thần của chúng. Nv trữ tình ít đc
chú ý tạo dựng sinh động chân dung, hình hài thể chất và các mqh giao tiếp
hướng ngoại. Vì vậy đến với nv trữ tình là đến với tấm lòng, đến với tâm hồn của họ
Vd: nv chí phèo trong tp cùng tên của nam cao đc xây dựng với vẻ ngoài dữ
tợn, khuôn mặt chi chít vết xẹo. Với thói quen rạch mặt ăn vạ. Ngoài ra còn
đc xây dựng trg các mqh xung quanh với Bá Kiến, thị nở
Nv trữ tình trg bài thơ “ tôi yêu em” của puskin ko được khắc họa với chân
dung cụ thể hay mqh với ng cụ thể mà lại khắc họa, miêu tả tấm chân tình
nỗi niềm, cảm xúc của nv trữ tình hay của chính tg với ng mình yêu và qua
đó thể hiện sự cao thượng trong tình yêu của mình
Ngôn ngữ trg tác phẩm trữ tình
Ngôn ngữ trong tp trưc tình bão hòa, thể hiện cảm xúc, manh đậm sắc thái
tình cảm và có tính nhạc, thường hướng sự chú ý của ng đọc tới cảm xúc.
Còn đối với lời văn tự sự lại luôn hướng ng đọc tới đối tượng miêu tả 1 cách trực tiếp
Câu 9: Anh/chị hiểu tứ thơ là gì? Cho ví dụ cụ thể
Tứ thơ là yếu tố bao trùm và chi phối tất cả các yếu tố trong bài thơ. Là sự biến hóa
của ý thông qua các hình tượng đc sáng tạo, tìm tòi kỳ công, gợi cho người đọc
những liên tưởng thú vị, bất ngờ. Tứ thơ là kết quả sáng tạo đặc biệt gắn với cách
nhìn, cách cảm, cách nghĩ đọc đáo của mỗi thi sĩ.
Chẳng hạn: Nỗi buồn “tràng giang” trong Huy Cận đã có từ lâu nhưng phải đến lúc
gặp cảnh sông dài, trời rộng, bèo dạt, củi trồi, bến vắng… ý niệm lẻ loi của người
viễn xứ càng sâu đậm, nỗi sầu li hương càng tha thiết thì tứ thơ
“Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” mới bật lên.
Câu 10: Anh/chị hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa ký văn học và ký báo chí Tiêu chí Ký văn học Ký báo chí Giống
- đều tôn trọng tính xác thực và tính thời sự của
đối tượng được phản ánh
- Ghi chép lại những sự kiện,sự việc xẩy ra trong đời sống
- Đều lấy ngôn từ với tất cả những phẩm chất
vốn có của nó về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
phong cách...làm phương tiện biểu đạt. Có ý
thức đan xem ở mức độ phù hợp giữa văn
phong thông tấn và các phương tiện biểu cảm
- Đều có ý thức tăng cường hiệu quả phản ánh
và hiệu ứng tác động nhờ vào hệ thống các chi
tiết được lựa chọn và tổ chức trong tác phẩm
- Đều đặt kết cấu vào vị trí quan trọng trong
việc tạo ra hiệu quả phản ánh
- Đôi khi sáng tạo và hư cấu lag khả năng có thể trg quá trình sáng tạo Khác
Tính chất đặc Là khái niệm xác định hệ Là kn hàm chỉ các tp ký trưng
thống các tác phẩm ký có hướng tới yc thông tin
ý thức khai thác các giá trị sự thật xác thực trong
thẩm mĩ thông qua việc tính thời sự cập nhật của
phản ánh các sự thật khách các đối tượng được
quan, dung chứa những phản ánh
phẩm chất cơ bản của 1 tp văn học
Mục đích và -Tính xác thực và thời sự Đòi hỏi tính thời sự và
tính chất thông trong ký văn học chỉ đì hỏi tính xác thực của thông tin ở mức tương đối. tin 1 cách nghiêm ngặt, mang tính bắt
- Đến với sự kiện cốt để
ngẫm ngợi những bài học nhân sinh Về ngôn từ
- Có khả năng khai thác -Thường khai thác tối
rộng rãi mọi sắc thái biểu đa các hình thức ngôn
cảm khác nhau của ngôn từ mang sắc thái biểu
ngữ. Lữu đọng sắc nét dấu cảm trung tính, giàu
ấn cá nhân chủ quan của mầu sắc thông tấn, ngôn ng viết từ rất xác chỉ
- Thường sử dụng các thủ - Hạn chế sự đa nghĩa
pháp tu từ, chuyển nghĩa của các từ ngữ trong
nhằm tạo câu có hồn, giàu diễn ngôn
hình ảnh để lại nơi ng đọc mỹ cảm sâu sắc Về chi tiết
Thường có dung lượng lớn Chủ yếu là các chi tiết
và đa dạng. Chi tiết gắn xác thực đc khai thác từ
với tính quan niệm của hiện thực cs
chủ thể phản ánh. Tạo sự
hấp dẫn đối với ng đọc Về kết cấu
Thường lạ hóa nghệ thuật Thường khia thác các
kết cấu nhằm tăng cường kết cấu thông dụng có
tiềm năng thẩm mỹ cho điều kiện chuyển tải các tp thông tin rõ ràng, dễ tiếp nhận
Về mức độ sáng Có cơ hội khia thác các Rất hạn chế, dè dặt, tạo và hư cấu
thủ pháp sáng tạo, hư cấu thậm chí triệt tiêu hue thường xuyên hơn cấu
Câu 11: Nêu giá trị cơ bản của văn học.
Giá trị văn học là sản phẩm kết tinh từ quá trình văn học, đáp ứng những nhu cầu
khác nhau của cuộc sống con người, tác động sâu sắc tới cuộc sống và con người.
Ở đây chỉ nói về ba giá trị cơ bản của văn học. 1. Giá trị nhận thức
Giá trị nhận thức là khả năng của văn học có thể đáp ứng được yêu cầu của con
người muốn hiểu biết rõ hơn, sâu hơn cuộc sống xung quanh và chính bản thân
mình, từ đó tác động vào cuộc sống có hiệu quả hơn.
Trước hết, văn học có thể mang tới cho người đọc những nhận thức mới mẻ và
sâu rộng về nhiều mặt của cuộc sống trong những khoảng thời gian và không gian
khác nhau. Thông qua cuộc sống và hình ảnh của nhiều người khác nhau được
trình bày trong các tác phẩm cụ thể, văn học còn giúp cho mỗi người đọc hiểu
được bản chất của con người nói chung. Đồng thời chính từ cuộc đời của người
khác, mỗi người đọc có thể liên hệ, so sánh, đối chiếu để hiểu chính bản thân mình
hơn với tư cách là một con người cá nhân. Đó chính là quá trình tự nhận thức mà
văn học mang tới cho mỗi người. 2. Giá trị giáo dục
Trong sự tồn tại của văn học, giá trị nhận thức luôn là tiền đề của giá trị giáo
dục. Không có nhận thức đúng đắn thì văn học không thể giáo dục được con người.
Ngược lại, giá trị giáo dục làm sâu sắc thêm giá trị nhận thức của văn học đối với
đời sống, bởi vì người ta nhận thức không phải chỉ để nhận thức mà nhận thức là để hành động.
Giá trị giáo dục của văn học trước hết biểu hiện ở khả năng đem đến cho con
người những bài học quý giá về lẽ sống để họ tự rèn luyện bản thân mình ngày một
tốt đẹp hơn. Về tư tưởng, văn học hình thành trong người đọc một lí tưởng tiến bộ,
giúp cho họ có thái độ và quan điểm đúng đắn về cuộc sống. giá trị giáo dục là khả
năng của văn học có thể thay đổi hoặc nâng cao tư tưởng, tình cảm của con người
theo chiều hướng tích cực, tốt đẹp, tiến bộ, đồng thời làm cho con người ngày càng
hoàn thiện về đạo đức. 3. Giá trị thẩm mĩ
Giá trị nhận thức và giá trị giáo dục của văn học chỉ có thể phát huy một
cách tích cực nhất, có hiệu quả cao nhất khi gắn với một giá trị tạo nên đặc trưng
của văn học, đó là giá trị thẩm mĩ. Con người luôn có nhu cầu cảm thụ, thưởng
thức cái đẹp và trong sự tồn tại của mình, con người không những muốn cuộc sống
tốt hơn mà còn đẹp hơn. Nói đúng ra, bản thân nhiều sự vật, hiện tượng trong thế
giới hiện thực đã có sẵn vẻ đẹp, nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và cảm
thụ được những vẻ đẹp ấy. Do vậy, giá trị thẩm mĩ là khả năng của văn học có thể
phát hiện và miêu tả những vẻ đẹp của cuộc sống một cách sinh động, giúp con
người cảm nhận được và biết rung động một cách tinh tế, sâu sắc trước những vẻ đẹp đó.
Giá trị thẩm mĩ của văn học được thực hiện trong một phạm vi hết sức rộng
lớn, phong phú. Văn học mang tới cho con người những vẻ đẹp muôn hình muôn
vẻ của cuộc đời: vẻ đẹp trong thiên nhiên, trong cảnh vật của đất nước, vẻ đẹp của
những cảnh đời cụ thể trong cuộc sống hằng ngày, vẻ đẹp hào hùng của chiến trận.
Đặc biệt, văn học đi sâu miêu tả vẻ đẹp của con người từ hình thể bên ngoài đến
những diễn biến sâu xa của tư tưởng - tình cảm và những hành động gây ấn tượng
thật khó quên với mọi người (Thuý Kiều với tài sắc vẹn toàn, hành động bán mình
cứu cha và nỗi lòng đau xót, nhớ thương khi ở lầu Ngưng Bích). Văn học có thể
phát hiện ra vẻ đẹp của những sự vật rất nhỏ bé, bình thường và cả vẻ đẹp của một
dân tộc suốt trường kì lịch sử
Ba giá trị trên đây của văn học có mối liên hệ rất mật thiết. Không thể quan
niệm rằng bộ phận này của tác phẩm đưa lại những thông tin nhận thức, bộ phận
kia có ý nghĩa giáo dục và bộ phận còn lại thì thoả mãn nhu cầu thẩm mĩ, mà thực
ra cả ba giá trị này cùng tác động tới người đọc. Cũng cần lưu ý, khi đề cập đến ba
giá trị trên của văn học là nói theo thuật ngữ hiện đại, chứ thực ra từ xa xưa ông
cha ta đã bàn tới những giá trị chân, thiện, mĩ của văn chương. Văn chương hướng
tới chân, thiện, mĩ bao giờ cũng là văn chương cho mọi người và là văn chương của muôn đời
Câu 12: Phân biệt phóng sự, hồi ký và tản văn. Phóng sự Hồi ký Tản văn
Khái niệm, đặc -Thể loại trong ký -thể loại trong ký -thể loại trong kts trưng tự sự tự sự chính luận
-Ghi chép các biến -Ng trần thuật -tập trung bày tỏ ý
cố, sự kiện có thật, trong hồi ký trực tưởng, chính kiến,
giàu tính thời sự tiếp kể lại những lập trường của cá cập nhật
biến cố, sự kiện nhân vng viết về 1
mà bản thân trải vấn đề khách quan
-Tôn trọng tính xác nghiệm trog quá nổi cộm
thực và tính thời sự khứ. Có thể là hơn cả. Có thể kết -Mỗi tác phẩm tản những chuyện hợp với việc phê văn thường chỉ riêng tư hoặc của phán, bày tỏ thái độ chú tâm bày tỏ 1 ý nhiều người và hoặc đói thoại cùng tưởng chụ thể còn ý nghĩa liên dư luận thông qua 1 hình quan đến hiện tại thức văn xuối
-hồi ký thường tìm ngắn gọn, hàm súc
đến các sự kiện -Nhân vật, sự kiện
lịch sử tiêu biểu, trong tản văn chỉ
những nhân vật là điểm tựa cho ng
điểu hình trong viết bộc bạch chủ
đời sống văn hóa, kiến cá nhân 1
lịch sử của cộng cách trực tiếp và đồng lưu lại dấu ấn chủ
-hoặc có thể quan cá nhân những chuyện của cá nhân nhưng phải có ý nghĩa xã hội quan trọng, gợi lên những nhận thức nhân sinh hữu ích Mục đích, giá trị
-Góp phần giải tỏa Qua đây ng đọc Gợi lên những liên
những nhức nhối biết đc số phận 1 tưởng sâu xa về
của trí tuệ, những thời của cả dân tộc thế sự nhân sinh trăn trở của công cho người đọc -Có giá trị văn
luận về 1 vấn đề xã học, lịch sử, văn hội bức xúc hóa, xã hộ,...
B. Nhóm các câu hỏi đánh giá khả năng vận dụng kiến thức (5 điểm/câu)
Câu 1: Phân tích nghệ thuật cấu tứ đặc sắc của 1 bài thơ theo yêu cầu.
Bỏ lại vườn cam, bỏ mái gianh
Tôi đi dan díu với kinh thành
Hoa thơm mơ mãi vườn tiên giới
Chuốc mãi men say rượu ái tình
(Nguyễn Bính) – Hoa với rượu
Ngôn ngữ tạo ra một mạch thơ nói nhiều đến sự xa cách (với quê hương, gia
đình, người yêu, bạn bè...) và đặc biệt là nỗi sầu xứ.
Ngôn ngữ giàu tính nhạc được tác giả phối vần chân “anh” làm cho những dòng
thơ kết dính với nhau tạo nên âm hưởng với nỗi lòng xa nhà xa quê hương của tác giả.
Tác giả đã giài bày nỗi buôn của mình bằng cách tự chuốc say, say để quên
đi thực tại và nhớ về quê hương ngày càng một da diết.
Hình ảnh hoa đã tạo cho người đọc những liên tưởng thú vị, đây không phải
là hoa thơm bình thường mà đây là tuổi thơ của tác giả. Tất cả hình ảnh hoa hay
rượu đều là một phần kí ức của tuổi thơ. Phải chăng hoàn cảnh riêng đã tạo ra tâm
trạng - con người lữ khách luôn ám ảnh trong thơ Nguyễn Bính tạo thành một dòng
suy tưởng giữa đôi bờ: một bên là những kỷ niệm, hoài niệm về người quê, tình
quê, người cũ và một bên là những chiêm nghiệm trong cuộc sống thị thành và cuộc sống tha hương.
Câu 2: Phân tích các đặc trưng cơ bản của truyện ngắn.
Về dung lượng: truyện ngắn có dung lượng nhỏ, thường từ 3000 đến 5000
chữ, cá biệt có thể dài hơn như Chí Phèo, AQ chính truyện,... Hiện nay truyện ngắn
càng có xu hướng ngắn dần lại.
Thủ pháp trần thuật: hàm súc, tinh gọn, khai thác những tình huống bất ngờ,
có vấn đề. Nó tập trung vào một hoặc một vài biến cố trong không gian, thời gian
nhất định, tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và sự liên tưởng cho người đọc. Bút pháp trần
thuật tiêu biểu của truyện ngắn là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa quan trọng bậc nhất
của thể loại này là chi tiết có dung lượng lớn và hành văn mang ẩn ý, tạo cho tác
phẩm những chiều sâu chưa nói hết. Với truyện Điểm tám của Nguyên Hương, chi
tiết lá thư đầy lỗi chính tả mà lần đầu tiên trong đời người bố cầm bút viết cho con
trai đang đi học xa, ngoài chức năng bùng nổ giá trị thẩm mĩ và tính nhân văn rất
tự nhiên nhưng cũng hết sức bất ngờ, nó còn có sức ám ảnh, tạo ra sự xúc động,
trân trọng rất lớn ở độc giả… Bức tranh trong truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi
(Tạ Duy Anh), sự đấu tranh giữa “tay phải” và “tay trái” trong Kẻ thù (Quế
Hương), lời ước dưới trăng của chị Ngàn (Bên hồ Hàm Nguyệt)… cũng là những
chi tiết đắt giá, gắn với ý nghĩa, chủ đề của tác phẩm, khiến truyện lưu dấu ấn đậm sâu trong người đọc.
Nhân vật: được tập trung tái hiện trong một hoặc một số trạng thái xã hội,
thời điểm đặc biệt. Trong truyện ngắn, nhân vật là một mảnh nhỏ của thế giới, là
hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại
của con người, phát ngôn trực tiếp hoặc gián tiếp cho tư tưởng nhà văn. Nhân vật
trong truyện ngắn đa phần được khắc họa bằng nội tâm chứ ít khi thông qua sự đối
thoại như văn bản kịch. Nội tâm của nhân vật trong truyện ngắn là mạch chỉ xuyên
suốt, quyết định cấu chốt của cốt truyện. Cốt truyện được xây dựng liền mạch với
sự phát triển tâm trạng, nó “chủ yếu là nhận ra cái gì, vì vậy nó thường kết thúc theo lối chấm phá”.
Truyện ngắn là thể loại có cốt truyện nhưng nhìn chung biến hóa hơn tiểu
thuyết. Truyện ngắn có nhân vật, được thể hiện qua lời kể, trần thuật, có hình thức
kể chuyện nhỏ. Nó chỉ đề cập đến một vài biến cố riêng của cuộc sống con người.
Số lượng nhân vật cũng không nhiều, vì hầu hết các truyện ngắn xây dựng rất ít
các sự kiện, ít biến cố. Tình tiết trong truyện ngắn vì thế thường được lựa chọn rất
kỹ, chỉ ghi lại những tình huống nào tiêu biểu nhất, đủ sức cho người đọc hình
dung cả quá trình sống của nhân vật.
Câu 3: Phân tích đặc trưng kiểu nhân vật “nếm trải” trong tiểu thuyết qua một tác phẩm tự chọn.
Nhân vật “nếm trải” trong “Ăn mày dĩ vãng”
Sau khi sống sót trở về từ chiến trường, Sương quyết định lặng lặng làm
cuộc đầu thai quá khứ. Nhờ sự giúp đỡ của người bác, Sương được bổ nhiệm một
công việc ổn định. Trước đây, cô yêu kẻ thù bằng tình yêu mù quáng, khờ dại thì
bây giờ cô vội gạt đi thứ tình cảm đen tối “của kẻ giết người’ xâm chiếm.
Muốn sống tròn vai của một vị nữa giám đốc quyền lực nên Sương rất hạn
chế xuất hiện trước đám đông, nhất là bên giới truyền thông, cô sợ những đồng đội
nhận ra mình và phá hỏng đi cuộc sống hiện tại. Thế nhưng Hùng đã mơ hồ nhận
ra cô ngay từ lần gặp đầu tiên. Nhận ra người yêu cũ nhưng Sương vẫn cố làm ra
vẻ điềm nhiên đến không ngờ. Bằng mọi giá, cô phủ sạch những điều mà hùng kể,
cái tên Sương đối với cô hoàn toàn lạ lẫm, thay vào đó là cái tên Tư Lan đầy quyền
lực. Sương của ngày hôm nay đã trở thành người đàn bà sắc sảo, hoạt ngôn chứ
không còn là cô gái dịu dàng, đoan trang, hiền thục.
Thế nhưng tận sâu trong bản chất của một con người vẫn tiềm ẩn lòng trắc
ẩn. Chứng kiến cảnh đánh nhau “thừa chết thiếu sống” của Hùng và Địch đã khiến
Sương chiêm nghiệm lại chính mình. Sương nhận ra sự vô tâm của mình đã làm
tổn thương sâu sắc đến người mà cô từng xem là tất cả. Sương đến nhà tường để
tìm Hùng nhằm nói ra hết sự thật và bày tỏ nỗi lòng đầy thống khổ của mình khi
phải che giấu thân phận mình. Thế nhưng tất cả chỉ là sự ngụy biện, vì một số lợi
ích cá nhân và sự yếu đuối mà Sương đã làm “cuộc đầu thai quá khứ”.