-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Đặc trưng của văn học và ưu thế của nó so với các loại hình nghệ thuật khác | Tiểu luận Lý luận văn học
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của con người ngày càng lớn. Hiện nay, các loại hình nghệ thuật nghe nhìn như âm nhạc, điện ảnh,... đang chiếm ưu thế trong đời sống văn hóa cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
lý luận văn học(llvh) 2 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Đặc trưng của văn học và ưu thế của nó so với các loại hình nghệ thuật khác | Tiểu luận Lý luận văn học
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu giải trí và thưởng thức nghệ thuật của con người ngày càng lớn. Hiện nay, các loại hình nghệ thuật nghe nhìn như âm nhạc, điện ảnh,... đang chiếm ưu thế trong đời sống văn hóa cộng đồng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: lý luận văn học(llvh) 2 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN KHOA XUẤT BẢN TIỂU LUẬN
Môn: Lý luận văn học
Đề tài: Đặc trưng của văn học và ưu thế của nó
so với các loại hình nghệ thuật khác.
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Hoàng Minh Lường
Họ và tên: Nguyễn Phạm Vân Trinh
Lớp: Truyền hình K40
Mã sinh viên: 2056050055 1 MỤC LỤC: I.
Mở đầu...........................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................3
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................4 II.
Nội dung.........................................................................................4
1. Các loại hình nghệ thuật trong đời sống văn hóa cộng đồng.....4
1.1. Hội họa............................................................................4
1.2. Âm nhạc..........................................................................5
1.3. Điêu khắc........................................................................6
1.4. Kiến trúc và trang trí.......................................................7
1.5. Sân khấu..........................................................................8
1.6. Điện ảnh..........................................................................8
1.7. Văn chương.....................................................................9
2. Đặc trưng của văn học.............................................................10
2.1. Tính phi vật thể của hình tượng văn học.......................10
2.2. Hình tượng văn học có khả năng phản ánh trực tiếp tư
tưởng, tình cảm của con người......................................15
2.3. Khả năng đặc biệt của hình tượng văn học trong việc
phản ánh thời gian và không gian..................................19
2.4. Tính phổ biến trong sáng tác, truyền bá và tiếp nhận....24 III.
Kết luận.........................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................28 2
ĐẶC TRƯNG CỦA VĂN HỌC VÀ ƯU THẾ CỦA NÓ SO VỚI CÁC
LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT KHÁC I. Mở đầu:
1. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng hiện đại, nhu cầu giải trí và thưởng thức
nghệ thuật của con người ngày càng lớn. Hiện nay, các loại
hình nghệ thuật nghe nhìn như âm nhạc, điện ảnh,... đang chiếm
ưu thế trong đời sống văn hóa cộng đồng. Văn hóa đọc những
năm gần đây dường như không quá thu hút mọi người, đặc biệt
là giới trẻ. Những thư viện, hiệu sách vắng bóng người đọc,
thay vào đó là sự bùng nổ của các rạp chiếu phim, chương trình
hòa nhạc,... Thế nhưng, không phải vì vậy mà văn chương đánh
mất đi vị trí của nó trong thế giới nghệ thuật. Tôi chọn đề tài
nghiên cứu này với mục đích khẳng định giá trị của văn học đối
với đời sống con người bằng cách tìm hiểu về các loại hình
nghệ thuật, sau đó phân tích các đặc trưng của văn chương để
thấy rõ ưu thế đặc biệt của loại hình nghệ thuật ngôn từ này
trong sự đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác. Để từ ấy,
chúng ta khẳng định được sự đúng đắn của câu nói: “Văn học
vượt qua mọi quy luật băng hoại của thời gian và chỉ mình nó
không thừa nhận cái chết” (Saltykov Shchedrin).
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng: Các loại hình nghệ thuật trong tổng thể các hoạt
động văn nghệ của đời sống văn hóa cộng đồng, đặc biệt là văn học.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong nghiên cứu này tôi quan tâm chủ
yếu tới đặc trưng của văn học, bên cạnh đó là những đặc 3
trưng cơ bản của các loại hình nghệ thuật khác để so sánh với văn chương.
3. Mục đích nghiên cứu:
Làm rõ, nổi bật nét ưu thế của văn học bằng cách phân tích
các đặc trưng của nó và đối sánh với các loại hình nghệ thuật khác.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- So sánh: đối sánh giữa văn học và các loại hình nghệ thuật
khác để tìm ra ưu thế của nó.
- Phân loại: phân loại từng loại hình nghệ thuật và từng đặc
trưng của văn học ra một cách rõ ràng, cụ thể.
- Tổng hợp: tổng hợp các tài liệu để hoàn thành đề tài nghiên cứu. II. Nội dung:
1. Các loại hình nghệ thuật trong đời sống văn hóa cộng đồng:
Nghệ thuật là sự sáng tạo trong mọi hoạt động để tạo ra các
sản phẩm (có thể là sản phẩm vật thể hay phi vật thể) chứa
đựng giá trị lớn về tư tưởng, tinh thần, có tính nhân văn và thẩm
mĩ, mang tới giá trị văn hóa chạm sâu tới cảm xúc của con
người, khán giả thưởng thức nghệ thuật. Người ta chia ra làm 7
loại hình nghệ thuật cơ bản, gồm có: hội họa, âm nhạc, điêu
khắc, kiến trúc và trang trí, sân khấu, điện ảnh, văn học. 1.1. Hội họa:
Hội họa là một phạm trù thuộc ngành mỹ thuật (bên
cạnh đồ họa nghệ thuật và điêu khắc). Hiểu một cách đơn
giản, hội họa chính là vẽ tranh. Đó là sự sắp xếp các hình
khối, đường nét, màu sắc, kết cấu... trên bề mặt hai chiều
(giấy hoặc vải) để tạo ra một hình ảnh mang tính thẩm
mỹ. Người thực hiện công việc này là họa sĩ - sử dụng cọ 4
bút và màu vẽ làm nên tác phẩm của mình. Tuy rằng
trong tác phẩm hội họa, người họa sĩ chỉ ghi lại được một
khoảnh khắc của hành động, song nó vẫn có khả năng thể
hiện được ý nghĩa của cử chỉ, động tác và hình khối của
đối tượng dưới những hình thức cụ thể khác nhau. Bên
cạnh đó, nó còn phản ánh thế giới với màu sắc phong
phú, biểu hiện sâu sắc về nhiều vấn đề trong cuộc sống
chúng ta. Đó là sự mô tả uyển chuyển giữa các đường
nét, màu sắc, ánh sáng và bóng tối. Khả năng tạo hình
của hội họa có ý nghĩa rất lớn, nó nói lên được tư tưởng
và tình cảm con người trên mọi cung bậc và sắc thái khác nhau. The Old Gutarist –
Em Thúy – Trần Văn Cẩn Pablo Picasso 1.2. Âm nhạc:
Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để
diễn đạt. Các yếu tố chính của nó là cao độ, nhịp điệu,
âm điệu, những phẩm chất âm thanh của âm sắc và kết
cấu bản nhạc. Nếu như hội họa khắc họa vấn đề cuộc 5
sống, tình cảm, con người qua các nét vẽ thì âm nhạc lại
thể hiện qua câu từ và âm thanh, nhịp điệu. Bên cạnh
việc phản ánh những cung bậc cảm xúc một cách gần
gũi, sinh động, âm nhạc còn là phương tiện bày tỏ chân
dung cuộc sống. Bởi vậy, nó ngày càng trở nên phổ biến
và là món ăn không thể thiếu của đời sống tinh thần.
Nhà soạn nhạc nổi Nhạc sĩ Văn Cao – tiếng thế giới
tác giả của “Tiến Wolfgang Amadeus quân ca”, “Mùa Mozart xuân đầu tiên” 1.3. Điêu khắc:
Điêu khắc là một nhánh của nghệ thuật thị giác hoạt
động trong không gian ba chiều, bên cạnh đó còn là một
trong những nghệ thuật tạo hình. Các tác phẩm thường
được làm từ gỗ, đá, kim loại hay thủy tinh, ngoài ra còn
có rất nhiều tác phẩm được tạo từ đất sét, nhựa, polymer,
dệt may và các kim loại nhẹ khác.
Điêu khắc tưởng như chỉ thể hiện được vẻ bề ngoài
nhưng đôi lúc còn bộc lộ được cả những nét bên trong,
nhất là những phẩm chất đặc trưng của đối tượng. 6
Một số tác phẩm điêu khắc nổi tiếng thế giới
1.4. Kiến trúc và trang trí:
Đây được xem là loại hình nghệ thuật xuất hiện đầu
tiên trong lịch sử loài người, mang ý nghĩa tinh thần và
luôn gắn liền với nhau. Bởi kiến trúc là những bản thiết
kế, những công trình nhà ở, trường học…còn trang trí
chính là một bộ phận góp phần tô điểm, làm đẹp cho kiến
trúc. Có nhiều ý kiến cho rằng kiến trúc không nằm trong
7 loại hình nghệ thuật, nhưng thực tế đã chứng minh điều
đó hoàn toàn sai. Bởi, xét về chức năng, kiến trúc thỏa
mãn được nhu cầu của con người, nó mang tính thẩm mỹ
và tác động đến tư tưởng. Còn trang trí là yếu tố kết hợp
tạo nên sự hài hòa, thống nhất của những tác phẩm nghệ thuật kiến trúc.
Vạn Lý Trường Thành – công trình kiến trúc nổi 7
tiếng của Trung Quốc 1.5. Sân khấu:
Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời
nhất trong 7 loại hình nghệ thuật. Nó được kết hợp từ
nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau, thể hiện qua diễn
xuất, hành động sân khấu nhằm biểu thị tư tưởng, cái cốt
của tác phẩm sân khấu. Diễn viên chính là người biểu lộ
ý đồ của vở diễn, đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự
thành công hay thất bại của vở diễn. 1.6. Điện ảnh:
Điện ảnh là loại hình nghệ thuật trẻ nhất, ra đời vào
cuối thế kỉ XIX, thế nhưng cho đến hiện tại đã trở thành
loại hình quan trọng bậc nhất xét về tính quần chúng, đáp
ứng được nhu cầu thẩm mĩ của thời đại. Dưới các hình
ảnh phim, thế giới hiện lên hết sức đa dạng và phong
phú. Cấu trúc của điện ảnh phụ thuộc vào kịch bản, phân
cảnh dựng phim, là cả một quá trình với công sức của rất
nhiều người để tạo nên một tác phẩm hay và chỉn chu cho 8
công chúng thưởng thức. Ngoài ra, điện ảnh cũng là một
phương tiện ngôn ngữ phản ánh các vấn đề xã hội.
Một số tác phẩm điện ảnh nổi tiếng gần đây 1.7. Văn chương:
Văn học là bộ môn nghệ thuật lấy con người làm đối
tượng nhận thức trung tâm, lấy hình tượng làm phương
thức biểu đạt nội dung, lấy ngôn từ làm chất liệu xây
dựng hình tượng. Loại hình nghệ thuật này sinh ra nhằm
thỏa mãn nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của
con người. Đôi khi văn học không trực tiếp miêu tả con
người nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học
hướng tới. Văn học không chỉ phản ánh đời sống con
người mà còn nói lên những mơ ước, khát vọng, những
tâm tư tình cảm của con người trong chiều sâu tâm hồn
với tất cả sự đa dạng và phong phú của nó. Khác với các
loại hình nghệ thuật khác, văn chương sử dụng chất liệu
làm ngôn từ. Đây là yếu tố làm nên đặc trưng riêng và ưu
thế của văn học so với các loại hình nghệ thuật khác. 9
Một số tác phẩm văn học nổi tiếng Việt Nam
2. Đặc trưng của văn học:
2.1. Tính phi vật thể của hình tượng văn học:
Đây là một trong những đặc trưng cơ bản nhất phân
biệt giữa hình tượng văn học và hình tượng của nhiều
loại hình nghệ thuật khác. Chất liệu ngôn từ của hình
tượng văn chương khác xa với chất liệu của các ngành
nghệ thuật khác. Đây là một dạng chất liệu đặc biệt, bởi
nó mang tính phi vật chất, trong khi chất liệu của mọi
nghệ thuật khác, dù là đường nét, âm thanh, màu sắc, tiết
tấu, hay diễn xuất... cũng đều là những dạng thức của vật
chất. Phi vật thể có nghĩa là không tồn tại ở vật chất hữu
hình khiến cho con người không thể nhìn thấy được bằng
mắt, không cầm nắm được mà chỉ cảm nhận bằng các
giác quan khác. Nếu như chất liệu của các loại hình nghệ
thuật khác như là đường nét, màu sắc của hội họa; âm
thanh, tiết tấu của âm nhạc hay diễn xuất, kĩ xảo của điện
ảnh... cũng đều là những dạng thức của vật chất, có thể
nghe được, nhìn được bằng tai và mắt - hai bộ phận để
cảm nhận, thưởng thức nghệ thuật trên cơ thể con người. 10
Chất liệu của văn chương thì khác, dù có thể nghe đọc,
nghe kể, hay nhìn vào trang sách, song đó không phải là
nghe, nhìn trực tiếp. Không có một hình ảnh, âm thanh
trực quan nào hiện lên cả, mà chỉ có những kí hiệu, để rồi
từ kí hiệu đó, những hình ảnh, âm thanh mới được liên
hệ, tưởng tượng, hiện dần lên trong đầu người đọc, người
nghe. Ta có thể nhìn thấy bằng mắt bức tranh Mona Lisa
hay bức tượng David..., nghe bằng tai những bản nhạc
của Mozart, Bach, Beethoven..., thế nhưng khi đọc một
bài thơ, hay đọc một tác phẩm văn xuôi, độc giả phải tư
duy, hình dung, liên tưởng để tiếp thu được các hình
tượng văn học. Ví dụ như khi đọc những câu thơ của Nguyễn Du:
“Kiều càng sắc sảo, mặn mà,
So bề tài, sắc, lại là phần hơn.
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
ta tuy không thể ngắm nhìn trực tiếp chân dung Thúy
Kiều như khi xem một bức tranh, mà phải dùng đầu óc để
tưởng tượng, hình dung ra hình ảnh ấy trong tâm trí của
mình. Hay khi đọc bài thơ “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
“Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông, chợ mấy nhà”
người đọc cũng không thể nhìn trực tiếp hình ảnh đèo
Ngang như khi tới tận đây ghé thăm. Thế nhưng, bằng 11
ngòi bút tài ba của tác giả kết hợp với trí tưởng tượng của
người đọc, đèo Ngang lại hiện lên trước mắt độc giả sinh
động và gần gũi hơn bao giờ hết. Đọc bản dịch bài thơ
“Côn Sơn ca” (Nguyễn Trãi):
“Côn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.”
hay “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh:
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.”
ta không thể nghe được âm thanh tiếng suối như khi nghe
một bản nhạc, một bài ca. Cảm giác âm thanh chỉ hình
thành một cách gián tiếp trong tâm tưởng mà thôi.
Như vậy, nếu xét về tính chất trực quan thì hình tượng
văn học rõ ràng có những “điểm yếu” hơn so với hình
tượng của các loại hình nghệ thuật nghe nhìn khác. Các
ngành nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, vũ đạo,... hình tượng
của nó được xây dựng bằng chất liệu vật chất cụ thể như
gỗ, đá, kim loại, sơn màu, thân thể con người... Từ những
vật liệu có tính chất vật thể đó, hình tượng nghệ thuật
được xây dựng nên đều mang tính hữu hình trực tiếp, tính
xác thực, tính trực quan. Các hình tượng này có khả năng
tác động trực tiếp vào giác quan, gây nên những ấn
tượng, cảm xúc thị giác mạnh mẽ. Còn về văn chương,
được xây dựng từ chất liệu ngôn từ, hình tượng của nó
không tác động trực tiếp vào các giác quan của chúng ta,
dù là thị giác hay thính giác. Các hình tượng văn chương
hiện lên trong óc người thưởng thức bằng trí tưởng
tượng. Người đọc phải dùng tư duy để hiểu được ý nghĩa
các từ, câu và rồi liên tưởng với các biểu tượng về đối 12
tượng được miêu tả. Nhờ vào trí tưởng tượng mà độc giả
dường như tái tạo đối tượng miêu tả mà văn bản chỉ ra.
Như vậy ta có thể nói, các hình tượng văn chương thiếu
tính trực quan và phi vật thể. Tuy nhiên, không vì vậy mà
hình tượng văn học thiếu đi khả năng gây ấn tượng với
những người thưởng thức. Trái lại, chính nhờ tính phi vật
thể, tính hình tượng – gián tiếp lại góp phần đưa đến tính
độc đáo của văn học, tạo cho văn học ưu thế đặc biệt so
với các loại hình nghệ thuật khác.
Không phải vì thiếu tính trực quan mà văn học không
có khả năng tái hiện những điều mà con người có thể
“mắt thấy tai nghe”. Trái lại, văn học còn có khả năng
khắc họa những điều ấy một cách vô cùng chi tiết và
sống động. Chúng ta có thể nhìn thấy chân dung Xuân
Tóc Đỏ qua tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng,
quan sát được bức tranh sông Đà qua “Người lái đò sông
Đà” của Nguyễn Tuân, nghe được âm thanh chim chiền
chiện hót qua bài thơ “Thăm lúa” của Trần Hữu Thung,
hình dung ra công trình nhà hát Opéra Garnier qua “Bóng
ma trong nhà hát” của Gaston Leroux,... Văn học không
thua kém bất kì loại hình nghệ thuật nào, hơn thế nữa còn
tái hiện lại hình tượng của các loại hình nghệ thuật khác
một cách vô cùng sinh động. Những gì mà các loại hình
nghệ thuật khác làm được thì văn học cũng cố gắng đáp ứng được.
Thậm chí, văn học còn có khả năng phản ánh những
điều mà các loại hình nghệ thuật khác rất khó làm được.
Đó là khắc họa những trạng thái mơ hồ, vô hình của con
người bằng ngôn từ giàu sức gợi hình, gợi cảm của văn 13
chương. Nếu như các ngành nghệ thuật khác, hình tượng
của nó chỉ có thể cảm thụ bằng hai giác quan là thị giác
và thính giác, thì hình tượng phi vật thể của văn chương
lại có năng tác động tới người đọc không chỉ ở cơ quan
thị giác, thính giác mà cả vị giác và khứu giác. Ðộc giả
dường như phải vận dụng mọi cơ quan cảm giác để tiếp
nhận hình tượng văn chương. Chẳng một loại hình nghệ
thuật nào có thể diễn tả những trạng thái vô hình của thế
giới và con người như văn học:
“Em thấy không, tất cả đã xa rồi
Trong tiếng thở của thời gian rất khẽ”
(Chiếc lá đầu tiên – Hoàng Nhuận Cầm)
“Thời gian qua kẽ tay
Làm khô những chiếc lá Kỷ niệm trong tôi
Rơi như tiếng sỏi trong lòng giếng cạn.” (Thời gian – Văn Cao)
Hội họa, âm nhạc hay thậm chí là điêu khắc nào có thể
khắc họa được “tiếng rơi rất mỏng” của chiếc lá đa như trong văn học?
“Ngoài thềm rơi cái lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
(Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa)
Hình tượng văn học còn có khả năng đưa con người thâm
nhập vào bề sâu của thế giới bằng những màu sắc hư ảo
mà ngay cả hội họa cũng không thể làm được:
“Màu thời gian không xanh
Màu thời gian tím ngắt”
(Màu thời gian – Đoàn Phú Tứ) 14
Bên cạnh đó, trong văn học, những hình ảnh tưởng chừng
không liên quan cũng có thể lồng vào nhau thông qua các
biện pháp nghệ thuật như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ,...:
“Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng – Xuân Diệu)
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ con nằm trên lưng”
(Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm)
Đặc biệt, bằng việc sử dụng ngôn từ làm chất liệu, văn
học có khả năng phát huy tối đa trí liên tưởng, tưởng
tượng của người đọc. Đây cũng là ưu thế của văn học so
với các loại hình nghệ thuật khác.
“Gió theo lối gió mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử)
Đọc những dòng thơ trên, người đọc hoàn toàn có thể
cảm nhận được nỗi mặc cảm, sự nhớ thương bởi hoàn
cảnh xa cách trong lòng nhà thơ. Chỉ có bốn câu thơ
nhưng bao trùm lên đó là nỗi buồn về sự chia ly, tiễn biệt
khiến lòng độc giả cũng phải não nề.
2.2. Hình tượng văn học có khả năng phản ánh trực tiếp tư
tưởng, tình cảm của con người.
Giáo sư Lê Ngọc Trà cũng đã từng nói: “Nghệ thuật
bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm con người, là sự tự
giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Các loại hình nghệ thuật
khác như hội họa, âm nhạc, điêu khắc... có khả năng thể 15
hiện được tư tưởng, tình cảm của con người nhưng chỉ
bằng cách gián tiếp qua đường nét, màu sắc, giai điệu,
tiết tấu, hình khối... Còn với văn chương, những cung bậc
cảm xúc, thậm chí những suy nghĩ sâu thẳm nhất trong
tâm tưởng con người đều được phơi bày một cách trực
tiếp nhất qua từng con chữ. Đây cũng là một ưu thế của
chất liệu ngôn từ mà văn học sử dụng. Ví dụ như trong
bức tranh “Bữa ăn tối cuối cùng” của Leonardo da Vinci,
người thưởng thức có thể cảm nhận được đủ các loại biểu
cảm trên gương mặt từng người trong tác phẩm này, như
ngạc nhiên, tức giận, buồn bã hay thắc mắc. Thậm chí
trong bức vẽ “Mona Lisa”, những người xem tranh, thậm
chí là cả những nhà phân tích, còn nhận thấy rằng cảm
xúc trên gương mặt nàng, hay nụ cười đều thật bí ẩn và
khó lí giải. Thế nhưng trong văn chương, các tác giả hoàn
toàn có thể bộc lộ một cách trực tiếp và tự nhiên nhất cảm xúc của mình:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha!”
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)
Dưới từng con chữ, câu văn của thế giới văn chương,
tất cả những cảm xúc, suy tư dù là thầm kín hay phức tạp
nhất của con người đều bị phơi bày một cách trực tiếp
nhất, không hề che giấu. Đó là nỗi hận, sự khinh thường:
“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua. 16
Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm,” hay nỗi nhớ:
“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.”
của con hổ trong bài thơ “Nhớ rừng” – Thế Lữ. Đó là sự
vật vã, đau đớn của Chí Phèo: “Không được! Ai cho tao
lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh
chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện
nữa. Biết không? Chỉ có một cách... biết không! Chỉ có
một cách là... cái này biết không?” (Chí Phèo – Nam
Cao). Đó là nỗi niềm xót xa, day dứt của Lão Hạc khi
phải bán cậu Vàng đi: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu
rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm
lừa nó!” (Lão Hạc – Nam Cao). Đó là sự thờ ơ, tham lam,
tắc trách của giai cấp thống trị trong “Sống chết mặc
bay” của Phạm Duy Tốn. Đó là tâm trạng đầy mâu thuẫn
phức tạp với hàng loạt suy nghĩ đan xen của Mị trong
đêm đông cởi trói cứu A Phủ (Vợ chồng A Phủ - Tô
Hoài). Đó là khát vọng tận hiến, khát vọng tình yêu vĩnh
hằng của người con gái trong “Sóng”:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ” (Sóng – Xuân Quỳnh)
Đó là tình yêu, niềm tự hào về Tổ Quốc mãnh liệt:
“Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa
Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào 17
Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!...”
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Qua những suy tư, cảm xúc về tác giả và nhân vật,
văn học bao giờ cũng là một cuộc tranh luận, đối thoại
công khai hoặc ngấm ngầm về tư tưởng. Đọc truyện
“Một người mẹ” của Andersen, dù chỉ là một tác phẩm
ngắn nhưng ta đã thấy rất nhiều cuộc đối thoại. Đó là
cuộc đối thoại giữa người mẹ và Thần Chết, người mẹ và
Thần Đêm tối, người mẹ và bụi gai, người mẹ và hồ
nước, người mẹ và bà già canh giữ vườn. Qua những
cuộc hội thoại được Andersen khắc họa, người đọc hoàn
toàn có thể cảm nhận được tấm lòng cao cả, tình yêu
thương, sự hi sinh vô cùng của người mẹ dành cho đứa
con của mình. Hơn nữa, trong các tác phẩm văn học còn
ẩn chứa cuộc đối thoại giữa người làm văn, độc giả và
nhân vật – cuộc đối thoại sau khi tác phẩm kết thúc. Các
tác phẩm của Nam Cao như “Chí Phèo”, “Đời thừa”,...
rất có khả năng gợi lên sự đối thoại của người đọc – cuộc
đối thoại về cách nhìn nhận cuộc sống, con người. Người
đọc không ngừng đặt câu hỏi cho bản thân: Liệu chúng ta
phải sống như thế nào để giữ vững nhân tính trong một
xã hội như thế? Có những tác phẩm, thậm chí nhà văn,
nhà thơ còn trực tiếp đối thoại với người đọc, buộc độc
giả phải bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình. Ví dụ như
nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm:
“Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó san sẻ
Phải biết hoá thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời…” 18
(Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Đoạn thơ đã bày tỏ, bộc lộ rõ quan điểm của Nguyễn
Khoa Điềm, đồng thời có tác dụng đối thoại, thức tỉnh
những người trẻ nơi đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về
non sông, đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình. Không
còn chỉ là người thưởng thức tác phẩm, tác giả đã hướng
đến đích danh thế hệ trẻ, buộc họ phải bày tỏ suy nghĩ, quan điểm của mình.
Liệu có phải vì hình tượng văn học có khả năng phản
ánh một cách trực tiếp tư tưởng, tình cảm của con người
nên văn học có phần giàu tính khuynh hướng hơn các
loại hình khác? Hội họa, hay điêu khắc, chỉ có thể bộc lộ
một phần cảm xúc, suy nghĩ của đối tượng trong một
khoảnh khắc, nhưng văn học phản ánh được cả những
chuyển biến lớn lao, thậm chí phức tạp trong đời sống
nội tâm con người. Chúng ta có thể tự tin khẳng định
rằng, văn chương là loại hình nghệ thuật duy nhất làm
được điều này. Chính vì vậy, văn học thường giữ vai trò
tiên phong trong việc biểu hiện những sự thay đổi, biến
chuyển lớn lao trong đời sống tâm lý và xã hội con người.
2.3. Khả năng đặc biệt của hình tượng văn học trong việc
phản ánh thời gian và không gian.
Bằng việc sử dụng chất liệu phi vật thể - ngôn từ, văn
học có khả năng hình dung bất cứ sự vật nào trong thế
giới vĩ mô cũng như vi mô. Vì vậy, chúng ta có thể
khẳng định rằng hình tượng văn học mang tính vô cực
hai chiều về cả thời gian lẫn không gian. Thử hỏi, liệu có
bất kì loại hình nghệ thuật nào khác có thể phản ánh thời 19
gian và không gian một cách bao trùm và linh hoạt như
trong thế giới văn chương?
Trước hết là tính vô cực về thời gian. Theo D.X.
Likhasop: “Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ
miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay
đổi của thế giới trong các hình thức của thời gian xuyên
xuốt toàn bộ văn học”. Bản thân thời gian chính là một
đối tượng của sự cảm nhận, một chủ đề, đề tài của tác
phẩm văn học. Người ta có thể miêu tả một đời, một thế
hệ hoặc một ngày, một phút giây trong cuộc đời hoặc
cũng có thể tái hiện những năm tháng không thể nào
quên. Văn học có thể bao trùm một quãng thời gian rất
dài, rất lâu: thời gian kéo dài hàng chục năm, trăm năm,
nghìn năm, thậm chí là từ đời này sang đời khác (Trăm
năm cô đơn – Gabriel García, Tây du ký – Ngô Thừa Ân,
Truyện Kiều – Nguyễn Du...). Văn học cũng có thể miêu
tả những khoảnh khắc, giây phút ngắn ngủi, thoáng đến
rồi chợt đi trong đời người. Đó là cảm giác Tràng bỗng
thấy thương yêu, gắn bó với cái nhà của mình lạ lùng
(Vợ nhặt – Kim Lân). Đó là giây phút Chí Phèo cảm thấy
ngỡ ngàng, bâng khuâng trước bát cháo hành của Thị Nở
(Chí Phèo – Nam Cao). Đó là khoảnh khắc Lâm Dương,
Dư Châu Châu và Chiêm Yến Phi tưởng chừng như thời
gian đã dừng lại (Xin chào ngày xưa ấy – Bát Nguyệt Trường An)...
Điều đặc biệt mà chỉ có văn học làm được, đó là tạo ra
nhịp độ riêng của thời gian trong tác phẩm. Khác với thời
gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian
nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay 20