Câu hỏi ôn tập môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Câu hỏi ôn tập môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
5 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Câu hỏi ôn tập môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Câu hỏi ôn tập môn Pháp luật đại cương | Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

53 27 lượt tải Tải xuống
PHÁP LUẬY ĐẠI CƯƠNG
Câu 11,Trình bày khái niệm và dấu hiệu tội phạm?
*Khái niệm được định nghĩa cụ thể tại điều 8, bộ luật hình sự 2015: "Tội : Khái niệm tội phạm
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử
lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng
kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác
-Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, dấu hiệu tội phạm
dấu hiệu dùng để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không. Tuy nhiên không phải
bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm cũng bị xem là tội phạm.
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, những hành vi
tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không
phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
*Dấu hiệu của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại;
Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội
Mức độ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội;
Tính chất và mức độ lỗi;
Động cơ và mục đích của người phạm tội;
Các căn cứ khác như hoàn cảnh xã hội, nhân thân người phạm tội;…
- Tính có lỗi
1. Lỗi cố ý
Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra.
2. Lỗi vô ý
Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn
ngừa được.
Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
-Tính trái pháp luật hình sự
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cơ sở của trách
nhiệm hình sự được quy định như sau:
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm
hình sự.
Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị coi là tội phạm nếu hành vi đó
không được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nói cách khác, người có hành vi nguy hiểm cho xã
hội sẽ không phạm tội nếu pháp luật hình sự không quy định hành vi của người đó. Như vậy, tính
trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý người tội phạm một
cách tùy tiện. Đây là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.
-Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc đe dọa áp
dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là cơ chế răn đe,
giáo dục đối với tội phạm.
Tóm lại, một hành vi được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đủ bốn dấu hiệu nêu trên. Những dấu
hiệu khác là không bắt buộc, có những dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm này nhưng
không được nêu trong cấu thành tội phạm khác.
Câu 12, Trình bày khái niệm và cấu thành tội phạm?
Khái niệm: Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và
chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội
cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
coi là tội phạm.
Các yếu tố cấu thành tội phạm:
-Mặt khách quan:
+Những biểu hiện bên ngoài
+Hành vi trái pháp luật
+Hậu quả nguy hiểm
+Mối quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả
+Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
-Mặt chủ quan:
+Nhận thức, suy nghĩ, thái độ của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
+Lỗi ( cố ý: gián tiếp hoặc trực tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả )
+Động cơ, động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vppl
+Mục đích: kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vppl
-Chủ thể: những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi vppl
-Khách thể: là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ bị hành vi vppl xâm hại
Câu 13,Trình bày phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không Tội phạm ít nghiêm trọng
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tô yi ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoă yc phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến
07 năm tù;
+ là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn Tội phạm rất nghiêm trọng
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07
năm tù đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là
từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự và
quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự
Câu 14,Trình bày khái niệm, hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự
*Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm
dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015).
*Hình thức:
Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức hợp đồng bao gồm 3 loại: lời nói, hành vi cụ
thể và văn bản.
1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói
Đây là hình thức cơ bản nhất, đơn giản nhất của hợp đồng. Thông qua hình thức này, các bên
giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc
nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
a) Định nghĩa
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời
hay còn gọi là hợp đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời
nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng
nói)…để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng.
b) Giá trị pháp lý của hợp đồng bằng lời nói
Điều 119 về Hình thức của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói”.
Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói
riêng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, thì về nguyên tắc, giao dịch dân sự
hay hợp đồng được xác lập thông qua lời nói đều có giá trị pháp lý ngang với các hình thức khác.
2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể
a) Định nghĩa
“Hành vi” là “danh từ chỉ những việc làm biểu hiện bên ngoài của một người”. “Cụ thể” là “tính
từ chỉ những thực tế hiển nhiên được xác định”. “Hình thức hành vi cụ thể” là một hình thức thể
hiện của hợp đồng hiểu theo nghĩa hẹp. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến
trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện
bằng một hành động thuần túy.
b) Trường hợp giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Thứ nhất: hợp đồng có nội dung đơn giản, không phức tạp
Thứ hai: hợp đồng được thực hiện ngay tại thời điểm giao kết. Ví dụ: khi bỏ tiền vào máy điện
thoại công cộng, người ta có thể thực hiện cuộc gọi ngay lập tức, hoặc bỏ tiền vào máy bán nước
tự động…
Thứ ba: nghĩa vụ trong hợp đồng được xác định như nhau đối với mọi chủ thể chấp nhận giao kết
hợp đồng (từ nghĩa vụ thanh toán, khoản tiền thanh toán đến phương thức thực hiện nghĩa vụ).
Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng.
Ví dụ: hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng
“rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn (khi
các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng),…
3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản
a) Định nghĩa
Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng vững chắc thì hợp đồng bằng văn
bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng
mà các bên muốn cam kết.
b) Hình thức
Hình thức văn bản bao gồm 2 loại là: điện tử và văn bản truyền thống.
c) Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản
Thứ nhất: đối với hợp đồng có giá trị lớn.
Thứ hai: đối với hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể diễn ra
trong khoảng thời gian không cùng lúc với việc giao kết (ví dụ: hợp đồng gia công xây dựng
nhà).
Thứ ba: khi giữa các bên chưa đạt được sự tin cậy nhất định.
Câu 15, Trình bày khái niệm về quyền sỡ hữu
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định đó là quyền sở hữu sẽ bao gồm nội
dung về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng cũng như quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở
hữu theo đúng theo quy định của pháp luật. Theo định nghĩa này thì có thể thấy rằng quyền sở
hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản đó là quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt.
| 1/5

Preview text:

PHÁP LUẬY ĐẠI CƯƠNG
Câu 11,Trình bày khái niệm và dấu hiệu tội phạm?
*Khái niệm: Khái niệm tội phạm được định nghĩa cụ thể tại điều 8, bộ luật hình sự 2015: "Tội
phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng
lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm
phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế
độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những
lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng
kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác
-Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, dấu hiệu tội phạm
dấu hiệu dùng để xem xét một hành vi có được coi là tội phạm hay không. Tuy nhiên không phải
bất kỳ hành vi nào có dấu hiệu của tội phạm cũng bị xem là tội phạm.
Theo quy định tại Điều 8 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, những hành vi
tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không
phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.
*Dấu hiệu của tội phạm
- Tính nguy hiểm cho xã hội
Tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại; 
Phương pháp, thủ đoạn, công cụ, phương tiện phạm tội 
Mức độ gây ra thiệt hại hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho các quan hệ xã hội; 
Tính chất và mức độ lỗi; 
Động cơ và mục đích của người phạm tội; 
Các căn cứ khác như hoàn cảnh xã hội, nhân thân người phạm tội;… - Tính có lỗi 1. Lỗi cố ý 
Cố ý trực tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra. 
Cố ý gián tiếp: Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội,
thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý
thức để mặc cho hậu quả xảy ra. 2. Lỗi vô ý 
Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. 
Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu
quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.
-Tính trái pháp luật hình sự
Theo quy định tại Điều 2 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, cơ sở của trách
nhiệm hình sự được quy định như sau: 
Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luật Hình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự. 
Chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tại Điều 76 của Bộ luật
hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 mới phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, một hành vi gây nguy hiểm cho xã hội sẽ không bị coi là tội phạm nếu hành vi đó
không được quy định trong Bộ luật Hình sự. Nói cách khác, người có hành vi nguy hiểm cho xã
hội sẽ không phạm tội nếu pháp luật hình sự không quy định hành vi của người đó. Như vậy, tính
trái pháp luật là căn cứ để đảm bảo quyền lợi của công dân, tránh việc xử lý người tội phạm một
cách tùy tiện. Đây là dấu hiệu về mặt hình thức pháp lý phản ánh tính nguy hiểm cho xã hội.
-Tính phải chịu hình phạt
Tính phải chịu hình phạt thể hiện ở chỗ bất cứ tội phạm nào cũng đều bị áp dụng hoặc đe dọa áp
dụng biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất là hình phạt. Hình phạt được coi là cơ chế răn đe,
giáo dục đối với tội phạm.
Tóm lại, một hành vi được coi là tội phạm khi nó thỏa mãn đủ bốn dấu hiệu nêu trên. Những dấu
hiệu khác là không bắt buộc, có những dấu hiệu được nêu trong cấu thành tội phạm này nhưng
không được nêu trong cấu thành tội phạm khác.
Câu 12, Trình bày khái niệm và cấu thành tội phạm?
Khái niệm: Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và
chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội
cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm. 
Các yếu tố cấu thành tội phạm: -Mặt khách quan:
+Những biểu hiện bên ngoài +Hành vi trái pháp luật +Hậu quả nguy hiểm
+Mối quan hệ nhận quả giữa hành vi và hậu quả
+Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện, cách thức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật -Mặt chủ quan:
+Nhận thức, suy nghĩ, thái độ của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
+Lỗi ( cố ý: gián tiếp hoặc trực tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý vì cẩu thả )
+Động cơ, động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vppl
+Mục đích: kết quả mà chủ thể muốn đạt được khi thực hiện hành vi vppl
-Chủ thể: những cá nhân, tổ chức có trách nhiệm pháp lí thực hiện hành vi vppl
-Khách thể: là những mối quan hệ được pháp luật bảo vệ bị hành vi vppl xâm hại
Câu 13,Trình bày phân loại tội phạm
Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định
trong Bộ luật Hình sự, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
+ Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không
lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tô y i ấy là phạt tiền,
phạt cải tạo không giam giữ hoă y c phạt tù đến 03 năm;
+ Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức
cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
+ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn
mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
+ Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là
từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
- Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ
nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự và
quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự
Câu 14,Trình bày khái niệm, hình thức và nội dung của hợp đồng dân sự
*Khái niệm: Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chẩm
dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự (Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015). *Hình thức:
Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hình thức hợp đồng bao gồm 3 loại: lời nói, hành vi cụ thể và văn bản.
1. Hình thức hợp đồng bằng lời nói
Đây là hình thức cơ bản nhất, đơn giản nhất của hợp đồng. Thông qua hình thức này, các bên
giao kết hợp đồng chỉ cần thỏa thuận miệng với nhau về nội dung cơ bản của hợp đồng hoặc mặc
nhiên thực hiện những hành vi nhất định đối với nhau.
a) Định nghĩa
Hợp đồng bằng lời nói là những hợp đồng được giao kết dưới hình thức ngôn ngữ nói, bằng lời
hay còn gọi là hợp đồng miệng. Theo đó, các bên giao kết hợp đồng trao đổi với nhau bằng lời
nói, trực tiếp hoặc thông qua điện thoại, điện đàm, gửi thông điệp điện tử bằng âm thanh (tiếng
nói)…để diễn đạt tư tưởng và ý muốn của mình trong việc xác lập, giao kết hợp đồng.
b) Giá trị pháp lý của hợp đồng bằng lời nói
Điều 119 về Hình thức của giao dịch dân sự trong Bộ luật dân sự năm 2015 quy định
“Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói”.
Chỉ cần thỏa mãn các điều kiện để có hiệu lực của giao dịch dân sự nói chung và hợp đồng nói
riêng được quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015, thì về nguyên tắc, giao dịch dân sự
hay hợp đồng được xác lập thông qua lời nói đều có giá trị pháp lý ngang với các hình thức khác.
2. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể
a) Định nghĩa
“Hành vi” là “danh từ chỉ những việc làm biểu hiện bên ngoài của một người”. “Cụ thể” là “tính
từ chỉ những thực tế hiển nhiên được xác định”. “Hình thức hành vi cụ thể” là một hình thức thể
hiện của hợp đồng hiểu theo nghĩa hẹp. Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được nói đến
trong trường hợp này không phải được diễn đạt bằng lời nói hay chữ viết mà chỉ được thể hiện
bằng một hành động thuần túy.
b) Trường hợp giao kết hợp đồng bằng hành vi cụ thể
Thứ nhất: hợp đồng có nội dung đơn giản, không phức tạp
Thứ hai: hợp đồng được thực hiện ngay tại thời điểm giao kết. Ví dụ: khi bỏ tiền vào máy điện
thoại công cộng, người ta có thể thực hiện cuộc gọi ngay lập tức, hoặc bỏ tiền vào máy bán nước tự động…
Thứ ba: nghĩa vụ trong hợp đồng được xác định như nhau đối với mọi chủ thể chấp nhận giao kết
hợp đồng (từ nghĩa vụ thanh toán, khoản tiền thanh toán đến phương thức thực hiện nghĩa vụ).
Hình thức hợp đồng bằng hành vi cụ thể được thể hiện ra bên ngoài khá đa dạng.
Ví dụ: hành vi mua báo hay mua vé số của người bán “dạo” hay mua hàng của người bán hàng
“rong”, hành vi mua hàng trong các quán ăn tự phục vụ với món ăn tự chọn được làm sẵn (khi
các bên đã biết rõ mặt hàng, giá cả và không cần trao đổi bằng lời trước khi kết lập hợp đồng),…
3. Hình thức hợp đồng bằng văn bản
a) Định nghĩa
Khác với hợp đồng bằng lời nói vốn không để lại bằng chứng vững chắc thì hợp đồng bằng văn
bản đảm bảo sự thể hiện rõ ràng ý chí các bên cũng như nội dung của từng điều khoản hợp đồng
mà các bên muốn cam kết. b) Hình thức
Hình thức văn bản bao gồm 2 loại là: điện tử và văn bản truyền thống.
c) Các trường hợp cơ bản áp dụng hình thức văn bản
Thứ nhất: đối với hợp đồng có giá trị lớn.
Thứ hai: đối với hợp đồng mà việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ hợp đồng có thể diễn ra
trong khoảng thời gian không cùng lúc với việc giao kết (ví dụ: hợp đồng gia công xây dựng nhà).
Thứ ba: khi giữa các bên chưa đạt được sự tin cậy nhất định.
Câu 15, Trình bày khái niệm về quyền sỡ hữu
Căn cứ theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định đó là quyền sở hữu sẽ bao gồm nội
dung về quyền chiếm hữu, quyền sử dụng cũng như quyền định đoạt đối với tài sản của chủ sở
hữu theo đúng theo quy định của pháp luật. Theo định nghĩa này thì có thể thấy rằng quyền sở
hữu bao gồm ba quyền năng cơ bản đó là quyền sử dụng, quyền chiếm hữu và quyền định đoạt.