-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập môn thương mại điện tử | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích các lợi ích của thương mại điện tử đối với Ngườitiêu dùng và đối với xã hội.Đáp án:* Lợi ích của Thương mại điện tử đối với Người tiêu dùng- Tối đa thời gian và phạm vi hoạt động: Thương mại điện tử cho phép khách hàng muasắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và khôngbị giới hạn bở phạm vi địa lý.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Thương mại điện tử (EE1) 4 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập môn thương mại điện tử | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích các lợi ích của thương mại điện tử đối với Ngườitiêu dùng và đối với xã hội.Đáp án:* Lợi ích của Thương mại điện tử đối với Người tiêu dùng- Tối đa thời gian và phạm vi hoạt động: Thương mại điện tử cho phép khách hàng muasắm và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và khôngbị giới hạn bở phạm vi địa lý.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Thương mại điện tử (EE1) 4 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại Học Nội Vụ Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45619127
HỆ THỐNG CÂU HỎI ÔN TẬP Đáp án sơ bộ
Câu 1: Anh/chị hãy phân tích các lợi ích của thương mại điện tử đối với Người
tiêu dùng và đối với xã hội. Đáp án:
* Lợi ích của Thương mại điện tử đối với Người tiêu dùng
- Tối đa thời gian và phạm vi hoạt động: Thương mại điện tử cho phép khách hàng muasắm
và thực hiện các giao dịch 24/24 giờ trong ngày, tất cả các ngày trong năm và không bị
giới hạn bở phạm vi địa lý.
- Đa dạng sự lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ: Thương mại điện tử cung cấp cho kháchhàng
nhiều sự lựa chọn hơn. Khách hàng có thể lựa chọn các cơ sở cung cấp khác nhau, các
loại sản phẩm khác nhau.
-Thương mại điện tử tạo khả năng cho khách hàng tham gia các cuộc đấu giá trên mạng -
Giá thấp hơn: Thương mại điện tử thúc đẩy cạnh tranh và từ đó dẫn đến sự giảm giá bền vững.
- Thôn tin phong phú, đa dạng, thuận tiện tìm kiếm, lựa chọn:
- Tiến trình mua hàng dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí: tiến trình muabán
hàng hóa được số hóa nên rất dễ dàng và nhanh chóng. Trong một số trường hợp đặc biệt
là các sản phẩm số hóa, TMĐT có khả năng giao hàng rất nhanh cho khách hàng.
* Lợi ích của Thương mại điện tử đối với Xã hội -
Giảm thiểu đi lại, xe cộ lưu thông, tại nạn, ô nhiễm môi trường sống: Thương mại
điện tử cho phép nhiều người có thể làm việc tại nhà, giảm thiểu việc đi mua sắm trực tiếp
do đó giảm lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên đường, giảm thiểu tai nạn và ô
nhiễm môi trường sống. -
Nâng cao mức sống của người dân: Thương mại điện tử dẫn đến việc bán hàng mới
mứcgiá thấp hơn nên nhiều người có thể mua được khối lượng hàng hóa lớn hơn, tăng mức sông của dân cư. -
Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn: Thương mại điện tử thúc đẩy việc cung
cấpcác dịch vụ công cộng như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và phân phối các dịch vụ xã
hội của chính phủ ở mức chi phí thấp hoặc cải thiện chất lượng dịch vụ đó.
-Tạo điều kiện để dân cư ở các nước đang phát triển và khu vực nông thôn thụ hưởng các
sản phẩm và dịch vụ mà trong hoàn cảnh khác họ không có khả năng như cơ hội để nâng
cao kỹ năng nghề nghirpj và nhận được bằng cấp cao hơn
Câu 2: Anh/chị hãy phân tích các giai đoạn phát triển của Thương mại điện tử. Đáp án: lOMoAR cPSD| 45619127
Giai đoạn 1: Thương mại thông tin
Giai đoạn này đã có sự xuất hiện của website. Thông tin về hàng hóa và dịch vụ của doanh
nghiệp cũng như về bản thân doanh nghiệp được đưa lên website. Tuy nhiên, thông tin này
chỉ mang tính giới thiệu và tham khảo, chỉ mang tính chất một chiều. Việc trao đổi thông
tin, đàm phán giữa các bên tham gia thương mại điện tử chủ yếu thông qua email, chat
room, diễn đàn… Trong giai đoạn này, người tiêu dùng có thể tiến hành mua hàng trực
tuyến nhưng vẫn phải giao dịch, thanh toán theo phương thức truyền thống.
Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch
Hoạt động mua bán trực tuyến hoàn thiện hơn nhờ sự ra đời của thanh toán điện tử. Trong
giai đoạn này, khách hàng đã có thể thực hiện toàn bộ tiến trình mua bán trên thương mại
điện tử. Chính vì vậy mà ở giai đoạn này, rất nhiều sản phẩm số hóa mới ra đời như sách
điện tử, tài liệu điện tử, âm nhạc, phim ảnh số hóa….
Giai đoạn 3: Kinh doanh cộng tác
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của TMĐT hiện nay. Giai đoạn này đòi hỏi tính hợp
tác cao giữa nội bộ doanh nghiệp, doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,
cơ quan quản lý. Giai đoạn này đòi hỏi việc ứng dụng CNTT trong toàn bộ chu trình từ đầu
vào của quá trình sản xuất cho tới việc phân phối hàng hóa, sản phẩm dịch vụ.
Câu 3: Anh/chị hãy trình bày các điều kiện phát triển TMĐT. Phân tích điều
kiện về hạ tầng nhân lực. Đáp án:
* Các điều kiện phát triển thương mại điện tử bao gồm:
- Hạ tầng Khoa học công nghệ
- Hạ tầng cơ sở pháp lý
- Hạ tầng cơ sở nhân lực - Nhận thức xã hội - An ninh, an toàn
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Sở hữu trí tuệ
* Phân tích điều kiện về hạ tầng nhân lực
Để phát triển thương mại điện tử cần con người có trình độ tương ứng. Con người cấu
thành cơ sở nhân lực của thương mại điện tử bao gồm hai nhóm là đội ngũ các chuyên gia
công nghệ thông tin và đội ngũ doanh nghiệp, người tiêu dùng. -
Đối với nhóm chuyên gia công nghệ thông tin cần phải thường xuyên cập nhật những
kiến thức về CNTT và có khả năng đưa vào ứng dụng trong môi trường và các điều kiện
kinh doanh cụ thể. Đội ngũ này sẽ tạo ra cơ sở vật chất kỹ thutaj cho thương mại điện tử. lOMoAR cPSD| 45619127 -
Đối với nhóm doanh nghiệp, nhà quản lý, người tiêu dùng cũng cần phải có khả năng
tham gia thương mại điện tử với trình độ nhất định về CNTT, kỹ năng giao dịch qua mạng.
Trình độ càng cao thì tiến trình mua bán hàng hóa trên thương mại điện tử càng dễ dàng và hiệu quả.
Câu 4: Anh/chị hãy phân tích sự khác nhau giữa du lịch truyền thống và du
lịch trực tuyến. Đáp án:
1) Về quy mô thị trường Du lịch trực tuyến:
Tiếp cận thị trường toàn cầu: Mọi hoạt động marketing, tiến trình mua bán dịch vụ, tìm
kiếm nhà cung cấp, khách hàng đều được giao dịch qua mạng
Dễ dàng mở rộng quy mô Du lịch truyền thống:
Giới hạn trong phạm vi nhất định: Khó tiếp cận và quảng bá đến khách du lịch trên toàn thế giới
Khó khăn và tốn kém khi mở rộng quy mô
2) Về Chi phí Du lịch trực tuyến:
Giảm thiểu chi phí quảng bá nhờ tiết kiệm chi phí về in ấn cataloge, brochure, giấy tờ, thuê mặt bằng….
Tiết kiệm thời gian và chi phí giao dịch (phục vụ 24/7) Du lịch truyền thống:
Chi phí quảng bá để tiếp cận thị trường lớn. (in ấn, gửi thư, đại sứ du lịch,..)
Tùy theo tính chất, đặc điểm loại hình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ bị giới hạn bởi
phạm vi và thời gian hoạt động, tốn chi phí giao dịch.
3) Về hệ thống phân phối Du lịch trực tuyến
Rút gọn hệ thống kênh phân phối, giảm trung gian
Giảm lượng hàng tồn kho, lưu bãi, mặt bằng.
Dễ dàng tham gia vào các mắt xích trong chuỗi cung ứng du lịch
Chủ động vận hành xuyên suốt trong chuỗi Du lịch truyền thống Kênh phân phối dài
Phát sinh nhiều chi phí kho bãi, trưng bày, mặt bằng.
Tốn thời gian và chi phí cho việc tìm kiếm các đại lý phân phối (Travel Agent)
Dễ xảy ra rủi ro không mong muốn lOMoAR cPSD| 45619127
Câu 5. Anh/chị hãy trình bày các điều kiện phát triển TMĐT. Phân tích điều
kiện về Hạ tầng cơ sở pháp lý
Các điều kiện phát triển thương mại điện tử bao gồm:
- Hạ tầng Khoa học công nghệ
- Hạ tầng cơ sở pháp lý
- Hạ tầng cơ sở nhân lực - Nhận thức xã hội - An ninh, an toàn
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Sở hữu trí tuệ
Hạ tầng cơ sở pháp lý:
-Cơ sở pháp lý của thương mại điện tử bao gồm hàng loạt các vấn đề như các đạo luật và
chính sách về thương mại điện tử. các quy định cụ thể về thương mại điện từ trong hệ
thống các qui định pháp lý của quốc gia. Để thương mại điện tử phát triển , hệ thống pháp
luật của các quốc gia phải từng bước được hoàn chỉnh để bảo đảm tính pháp lý của các
giao dịch thương mại điện tử , của hợp đồng và các chứng từ điện tử.
-Hạ tầng cơ sở pháp lý của thương mại điện tử còn góp phần đảm báo tính pháp lý của sở
hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ , bảo đảm các bí mật cá nhân của người tham gia
giao dịch thương mại điện tử .
-Hạ tầng cơ sở pháp lý của thương mại điện tử cũng bao gồm các vấn đề xử lý các hành
vi phá hoại , những hành vi cản trở hoặc gây thiệt hại cho hoạt động thương mại điện tử ở
phạm vi quốc gia và quốc tế .
Câu:6 Anh/chị hãy trình bày các điều kiện phát triển TMĐT. Phân tích điều
kiện về Hạ tầng cơ sở nhân lực
Các điều kiện phát triển thương mại điện tử bao gồm:
- Hạ tầng Khoa học công nghệ
- Hạ tầng cơ sở pháp lý
- Hạ tầng cơ sở nhân lực - Nhận thức xã hội - An ninh, an toàn
- Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng - Sở hữu trí tuệ
Hạ tầng cơ sở công nghệ:
Thương mại điện tử là hệ quả tất yếu của sự phát triển kỹ thuật số hoá và công nghệ
thông tin.Vì vậy, hạ tầng cơ sở công nghệ của thương mại điện tử với sự phát triển của kỹ lOMoAR cPSD| 45619127
thuật tính toán điện tử và truyền thông điện tử là quan trọng . Để phát triển thương mại
điện tử. cơ sở hạ tầng công nghệ phải bảo đảm tính hiện hữu (Availability), nghĩa là phải
có một hệ thống các chuẩn của doanh nghiệp, của quốc gia và các chuẩn này phải phù
hợp với quốc tế. Các chuẩn này gắn với hệ thống các cơ sở kỹ thuật và thiết bị ứng dụng
của quốc gia như một phân hệ của hệ thống mạng toàn cầu. Cùng với tính hiện hữu, hạ
tầng cơ sở công nghệ của thương mại điện tử còn phải bảo đảm tính kinh tế
(Affordability), nghĩa là chi phí của hệ thống thiết bị kỹ thuật và chi phí dịch vụ truyền
thông phải ở mức hợp lý để bảo đảm cho các tổ chức và cá nhân đều có khả năng chi trả
và bảo đảm giá cả của các hàng hoá và dịch vụ thực hiện qua thương mại điện tử không
cao hơn so với thương mại truyền thống.
Câu 7: Các doanh nghiệp du lịch, khách sạn thực hiện tiếp thị trên website
như thế nào? Phân tích qua 1 website cụ thể trên thị trường du lịch Việt Nam hiện nay? Đáp án:
Website marketing là quá trình sử dụng Internet để tiếp thị doanh nghiệp, cụ thể là dùng
trang web để quảng cáo cho sản phẩm, DV của DN. Quá trình này bao gồm việc sử dụng
phương tiện truyền thông xã hội, công cụ tìm kiếm, viết blog, video và email để tiếp thị
sản phẩm hoặc dịch vụ.
Để thực hiện tiếp thị trên website, doanh nghiệp kinh doanh DL – KS phải làm các việc sau:
• Đăng ký địa chỉ website, từ khóa, lĩnh vực của website với một vài bộ tìm kiếm chính.
VD tại https://www.google.com/webmasters/tools/submit-url
• Đăng ký địa chỉ website với các danh bạ website.
• Trao đổi link (liên kết) với các website khác, càng nhiều càng tốt. Lưu ý: chọn lọc
những website có cùng nhóm đối tượng khách hàng.
• Cung cấp những thông tin, chức năng bổ ích để thu hút người đọc và giữ họ quay lại đọc thường xuyên
• Viết các bài viết hay, các chủ đề hot được quan tâm theo chuyên ngành để thu hút người xem.
• Blog: Tạo Blog với các bài viết đúng chủ đề, từ khóa, link về website cần quảng bá.
• Sử dụng các diễn đàn (Forum).
• Đặt banner quảng bá website trên các website khác nổi tiếng hơn, nơi có đông đối
tượng doanh nghiệp muốn giới thiệu website của mình.
• Đăng rao vặt giới thiệu website trên các website rao vặt, hoặc giới thiệu website trong
các diễn đàn nơi tập trung nhiều đối tượng doanh nghiệp tìm kiếm.
• Gửi email đến các đối tượng khách hàng tiềm năng.
• Tối ưu hóa website để được liệt kê trên Top của các kết quả tìm kiếm (SEO). lOMoAR cPSD| 45619127
Câu 8: Sàn giao dịch TMĐT là gì? Trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch,
khách sạn khi tham gia kinh doanh trên sàn thương mại điện tử? Đáp án:
Sàn giao dịch TMĐT là một website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ
chức, cá nhân không phải chủ sở hữu của website có thể tiến hành toàn bộ hoặc một phần
quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên website.
Trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch, khách sạn trên sàn giao dịch TMĐT
DN khi tham gia kinh doanh trên sàn giao dịch TMĐT cần phải đảm bảo:
Thứ nhất: Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin theo quy định gồm: Tên và địa chỉ
trụ sở của thương nhân, tổ chức hoặc tên và địa chỉ thường trú của cá nhân; Số, ngày cấp
và nơi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của thương nhân, hoặc số, ngày cấp và
đơn vị cấp quyết định thành lập của tổ chức, hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân; Số
điện thoại hoặc một phương thức liên hệ trực tuyến khác cho thương nhân, tổ chức cung
cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
Thứ hai: Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ như thông tin về giá cả; Thông
tin về điều kiện giao dịch chung; Thông tin về vận chuyển và giao nhận; Thông tin về các
phương thức thanh toán khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.
Thứ ba:Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch TMĐT.
Thứ tư: Thực hiện các quy định về giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực
tuyến trên website thương mại điện tử theo quy định pháp luật khi ứng dụng chức năng
đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch TMĐT.
Thứ năm: Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử. Thứ
sáu: Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có
liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch TMĐT.
Thứ bảy: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
Câu 9: Đặc điểm của mô hình thương mại điện tử B2B? Phân tích qua 1 sàn
TMĐT kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo mô hình B2B tại Việt Nam hiện nay? Đáp án
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là mô hình
kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp.
Các hoạt động giao dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại
điện tử, hoặc các kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Đặc điểm: lOMoAR cPSD| 45619127
1. Mô hình kinh doanh giao dịch trực tiếp giữa doanh nghiệp với nhau. Một bên
doanh nghiệp cung cấp các giải pháp thương mại điện tử, bên còn lại sử dụng ứng
dụng đó để kinh doanh sản phẩm
2. B2B bao gồm: tư vấn, báo giá, thành lập hợp đồng và quá trình mua bán hàng hóa giữa hai bên
3. Cắt giảm nhiều khâu trung gian, hàng hóa đến tay các đại lý bán lẻ, khách hàng
nhanh hơn. Tiết kiệm chi phí tiếp thị và phân phối
4. Doanh nghiệp có cơ hội để gặp gỡ nhiều nhà cung cấp
5. Các thao tác giao dịch đều được thực hiện trên internet, tiện lợi cho cả người mua và người bán.
Giới thiệu ngắn gọn về 1 sàn TMĐT mô hình B2B kinh doanh du lịch tại VN
- Tên, cơ chế hoạt động
- Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Vleisure: VLeisure là nền tảng đầu tiên tại Việt Nam có thể kết nối tới hơn
4,000 đại lý du lịch khắp cả nước tạo được lợi thế về độ phủ và đầu ra ấn tượng
cũng như VLeisure kết nối trực tiếp với khách sạn và hơn 20 nhà cung cấp lớn
như Priceline Group, Expedia, CTrip, Quanar, v.v để có thế mạnh về số lượng
sản phẩm lớn và giá cả thấp nhất. Sản phẩm của VLeisure
• Chỗ ở: Hưởng lợi từ việc truy cập tức thì tới hơn 650.000 khách sạn tại 147 quốc
gia, bao gồm hơn 6.000 điểm đến.
• Chuyến tham quan tùy chọn: Hàng tồn kho liên tục được cập nhật với các điểm
tham quan, vé và chuyến du ngoạn ban đầu và có giá trị gia tăng nhất trong ngành.
• Chuyển khoản: cung cấp đầy đủ các dịch vụ chuyển tiền trên toàn thế giới, có thể
truy cập đầy đủ từ cổng thông tin trực tuyến.
• Chuyến bay: Tìm kiếm hơn 670,000 đường bay để tìm giá vé cả hệ thống và hãng
tổng hợp của hơn 400 hãng hàng không.
Câu 10: Đặc điểm của mô hình thương mại điện tử B2C? Phân tích qua 1 sàn
TMĐT kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ du lịch theo mô hình B2C tại Việt Nam hiện nay? Đáp án
B2C: Là mô hình giao dịch TMĐT mà tại đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và hàng hóa cho các cá nhân mua hàng. Đặc điểm:
1. Lựa chọn phương thức bán hàng trực tuyến đến khách hàng cuối cùng
2. Thiết lập mối quan hệ trực tiếp với khách hàng mà không có sự tham gia của khâu trung gian
3. Là sự kết hợp giữa các cửa hàng bán lẻ truyền thống và các trang web lOMoAR cPSD| 45619127
4. Giá cạnh tranh chất lượng khó kiểm soát
5. Sản phẩm giá trị thấp, được tiêu chuẩn hóa và được tiêu dùng thường xuyên
6. B2C giữ tỷ trọng nhỏ so với B2B
Giới thiệu ngắn gọn về 1 sàn TMĐT mô hình B2C kinh doanh du lịch tại VN
- Tên, cơ chế hoạt động
- Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
Ivivu là hệ thống đặt tour và phòng khách sạn toàn thế giới cho người Việt của tập
đoàn TMG Việt Nam. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, khách sạn,
TMG Việt Nam hiện đang sở hữu một số thương hiệu nổi tiếng trên thị trường như
Buffalo Tours, Hàng không Hải Âu, Victoria Hotels and Resorts, ÊMM, iVIVU.com…
Ivivu đang không ngừng tăng trưởng, mở rộng thị phần trong ngành kinh doanh đặt
tour và phòng khách sạn trực tuyến với hơn 5.000 khách sạn trong nước và hơn
345.000 khách sạn khắp thế giới, 250 tour chọn lọc.
Câu 11: Đặc điểm của đại lý du lịch trực tuyến (OTA) theo mô hình Merchant.
Ưu, nhược điểm của mô hình đại lý du lịch trực tuyến này? Đáp án
Đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ như: phòng khách sạn, tour du lịch,
vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều
được thực hiện thông qua hình thức online.
Đặc điểm của đại lý du lịch trực tuyến (OTA) theo mô hình Merchant.
• Sau khi đặt dịch vụ du lịch, khách hàng sẽ tiến hành thanh toán online ngay trên
OTA. OTA sẽ đảm nhiệm việc kiểm tra tính trạng phòng, đặt phòng với bên cung
cấp và thanh toán sau thời gian lưu trú của khách du lịch.
• Nhờ việc tổng hợp được một lượng lớn khách đặt phòng, OTA có thể thỏa thuận
mức chi phí đặt phòng với các khách sạn, nhà nghỉ, resort, các khu homestay để
khách hàng nhận được mức giá ưu đãi nhất.
• Về phía cung cấp dịch vụ, tùy theo thỏa thuận, các khách sạn sẽ cung cấp cho OTA
một số lượng phòng nhất định, họ sẽ xem xét tỷ lệ bán dựa trên chính số lượng
này. Và để có thể đăng tin trên các nền tảng OTA, chi phí mà các khách sạn phải
trả sẽ rơi vào khoảng 15 – 30% doanh thu có được từ những khách hàng trên OTA.
• Trong mô hình này, ngoài việc kinh doanh các dịch vụ đặt phòng, đa phần các
OTA sẽ kết hợp cung cấp thêm việc đặt chỗ, hệ thống booking engine cho các dịch
vụ vận tải hành khách.
• Những cái tên nổi bật nhất sử dụng mô hình Merchant bao gồm Expedia,
Priceline, Agoda và Getaroom.com. lOMoAR cPSD| 45619127 Ưu điểm
Mô hình Merchant sẽ thúc đẩy việc thỏa thuận giữa các khách sạn và OTA nhằm đưa ra
mức giá cạnh tranh hơn và liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính sự phối hợp này
sẽ đem đến những điểm thu hút khách hàng, gia tăng được lợi nhuận của đôi bên. Về
phía khách đặt phòng, ngoài mức giá ưu đãi hơn, họ có thể lựa chọn phòng nghỉ dựa
theo đánh giá và nhận xét từ những vị khách trước đó. Đồng thời, họ cũng có thể lựa
chọn các dịch vụ đính kèm khác như vé máy bay, vé xe,… Hạn chế
Nhìn chung, tỷ lệ hoa hồng mà các khách sạn phải bỏ ra cho OTA khá lớn. Do đó, việc
thỏa thuận hợp tác của đôi bên sẽ gặp nhiều khó khăn. Không chỉ vậy, với sự phát triển
bùng nổ của các OTA, số lượng khách sạn gia tăng nhanh chóng cũng khiến việc quản lý
thông tin gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra doanh nghiệp cũng không thể chủ động trong việc thu nhập và bảo mật website,
dữ liệu thông tin của khách hàng một cách tốt nhất vì quy trình hoạt động phải đi qua quá
nhiều hệ thống khác nhau.
Câu 12. Đặc điểm của đại lý du lịch trực tuyến (OTA) theo mô hình Agency.
Ưu, nhược điểm của mô hình đại lý du lịch trực tuyến này? Đáp án
Đại lý du lịch trực tuyến, bán các sản phẩm dịch vụ như: phòng khách sạn, tour du lịch,
vé máy bay… cho các đơn vị cung cấp dịch vụ. Các giao dịch mua bán, thanh toán đều
được thực hiện thông qua hình thức online.
Đặc điểm của đại lý du lịch trực tuyến (OTA) theo mô hình Agency:
• Khách hàng có thể tiến hành tìm kiếm thông tin và đặt chỗ thông qua OTA. Thế
nhưng, họ sẽ thanh toán trực tiếp cho các khách sạn mà họ sử dụng phòng. Các
khách này, dựa trên tỉ lệ đã thỏa thuận, sẽ trả khoản tiền hoa hồng cho OTA.
Thông thường, việc thanh toán sẽ được thực hiện sau thời gian lưu trú của khách du lịch.
• Như vậy, với mô hình Agency, khách sạn sẽ là người hoàn toàn nắm quyền quyết
định mức giá phòng. Lợi nhuận của OTA sẽ dựa trên tổng số phòng được đặt và
mức tỷ lệ mà hai bên đã thống nhất
ví dụ điển hình là website Booking.com Ưu điểm
Khi khách sạn là người định giá, họ sẽ đưa ra mức định giá minh bạch, không phụ thuộc
vào các thỏa thuận ưu đãi. Khách hàng sẽ là người đánh giá, nhận định mức độ tương
xứng giữa chi phí và chất lượng dịch vụ, nhờ vậy yếu tố chất lượng sẽ được chú trọng
nhiều hơn. Đây là một yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của ngành dịch vụ. lOMoAR cPSD| 45619127
Khách hàng thanh toán trực tiếp cho phía khách sạn cũng sẽ giúp các khách sạn chủ động
hơn trong việc điều chỉnh dòng tiền, các khoản thu chi, không bị chờ đợi, phụ thuộc nhiều từ bên thứ ba.
Việc nhận và trả phòng trực tiếp cũng khiến cho nhiều khách hàng cảm thấy an lòng và ít
rủi ro hơn việc thanh toán trực tuyến cho bên thứ ba. Thêm vào đó, ở những website theo
mô hình này, họ sẽ không mất phí khi phải hủy đặt phòng. Hạn chế
Ở các mô hình này, nhiệm vụ của OTA sẽ ít hơn và vì vậy tỉ lệ hoa hồng cũng như lợi
nhuận của OTA đều kém hơn so với mô hình Merchant.
Thông thường, khách hàng sẽ không thể đặt các gói dịch vụ cho việc di chuyển và lưu trú
mà tiến hành đặt riêng cho từng dịch vụ đó. Điều này có thể tạo nên sự bất tiện, khiến
khách hàng cảm thấy không thoải mái.