Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập môn Tư tưởng Hồ Chí Minh
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM2021)
Trường: Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Luận điểm nào được xem là sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan điểm về dân chủ?
CNXH là chế độ dân chủ, dân chủ là bản chất của CNXH. Đó là xã hội mà dân là chủ, dân làm chủ. Dân
là chủ - Nhân dân phải giữ địa vị cao nhất của xã hội và của quyền lực nhà nước; trong xã hội; dân
làm chủ; mọi quyền hành lực lượng đều ở dân.
2. Lý giải tại sao theo Hồ Chí Minh, nhà nước dân chủ lại mang bản chất của giai cấp công nhân?
Vì Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng của quần chúng
nhân dân lao động do giai cấp công nhân thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
3. Hãy lý giải vì sao theo Hồ Chí Minh phải xây dựng Đảng? Chỉ ra các nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt
Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, trong số các nguyên tắc ấy, nguyên tắc nào là quan trọng nhất, vì sao?
- Vì trước khi Đảng ra đời đã có nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân nổi ra ở khắp nơi, song
đều thất bại, nguyên nhân chủ yếu là do thiếu một chính đảng có bản chất cách mạng triệt để, thiếu
đường lối lãnh đạo đúng đắn Đảng ra đời - 5 Nguyên tắc: +) Tập trung dân chủ
+) Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách
+) Phê bình và tự phê bình
+) Kỷ luật nghiêm minh, tự giác
+) Đoàn kết, thống nhất trong Đảng
- Trong 5 nguyên tắc trên thì nguyên tắc tập trung dân chủ là quan trọng nhất nhằm làm cho “Đảng
tuy đông người nhưng tiến hành chỉ như một người” để xây dựng đảng trở thành một tổ chức vừa
chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, cũng như sức mạnh của cả tổ chức Đảng.
4. Phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về những biện pháp xây dựng nhà nước trong sạch, vững mạnh.
Liên hệ với Việt Nam hiện nay. * Biện pháp:
- Nhận diện, tiêu diệt các căn bệnh của nhà nước: phải chống đặc quyền, đặc lợi và các tiêu cực khác,
giữ cho nhà nước luôn trong sạch, vững mạnh
- Nhận diện, đấu tranh chống “ giặc nội xâm” : phải chống lại đặc quyền đặc lợi, lợi dụng, lạm dụng
quyền lực để tham ô, lãng phí, quan liêu
- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức: bởi đạo đức và pháp luật là 2 hình
thái ý thức xã hội kết hợp , bổ sung cho nhau
* Liên hệ với VN hiện nay: TT HCM về xây dựng nhà nước kiểu mới có giá trị lý luận và thực tiễn sâu
sắc,định hướng cho việc xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ, nhà nước kiểu mới ở VN. Việc xd nhà nước ta hiện nay cần:
- Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN
- Cải cách và hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ trong sạch, vững mạnh
- Tăng cường sự lđ của Đảng đối với nhà nước; gắn xd chỉnh đốn đảng với cải cách bộ máy hành chính nhà nước
5. Theo Hồ Chí Minh, tại sao cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
Để giúp Đảng hoàn thiện và phát triển không ngừng, là cơ hội để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tu
dưỡng tốt hơn để hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
6. Phân tích làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về một nhà nước kiểu mới – nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Anh (chị) hãy liên hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhà nước của dân:
+ Nhà nước thuộc quyền sở hữu của dân, dân là chủ, địa vị cao nhất thuộc về dân
+ “Nhân dân” không phải là nhà nước phi giai cấp, mà nhân dân được hiểu là 4 giai cấp chính: công –
nông – tư sản dân tộc – tiểu tư sản
+ Quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân có những quyền lực cơ bản sâu đây
Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước
Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra
Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân
+ Dân chủ nghĩa là dân vừa làm chủ và dân vừa là chủ
+ Dân làm chủ, cán bộ là đày tớ trung thành của nhân dân, nói đến thái độ, trách nhiệm của cán bộ trong phục vụ nhân dân
+ Biện pháp nào để đánh giá cán bộ, Chính phủ là gì?
Cán bộ có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ bảo cho dân làm việc
Cán bộ giải quyết vướng mắc, khó khăn cho nhân dân - Nhà nước do dân:
+ Nhân dân lập ra nhà nước
+ Nhân dân tham gia vào công việc nhà nước + Nhân dân đóng Thuế - Nhà nước vì dân:
+ Nhà nước phải phục vụ cuộc sống hàng ngày của nhân dân, không được có đặc quyền đặc lợi, làm lợi cho dân.
+ Cơ quan nhà nước và cán bộ quản lý nhà nước phải lấy sự phục vụ nhân dân làm mục đích
+ Nhà nước không chỉ làm lợi cho dân, mà còn phải yêu dân, kính dân.
7. Hãy phân tích sự thống nhất giữa tính giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của nhà
nước dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Nhà nước ta là nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
- Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, bởi vì:
+ Thứ nhất, do Đảng Cộng sản lãnh đạo nhà nước và lãnh đạo thông qua các cách thức: Đảng lãnh
đạo bằng đường lối, chủ trương để Nhà nước ban hành pháp luật, Hiến pháp. Đảng lãnh đạo bằng
các hoạt động của các tổ chức, cá nhân Đảng viên trong bộ máy nhà nước. Đảng lãnh đạo nhà nước
bằng công tác kiểm tra, đánh giá.
+ Thứ hai, biểu hiện ở định hướng mục tiêu Xã hội chủ nghĩa, vì định hướng XHCN chỉ có ở giai cấp công nhân.
+ Thứ ba, thể hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ.
+ Thứ tư, lực lượng của nhà nước đó là liên minh công – nông – tầng lớp trí thức, dogiai cấp công
nhân lãnh đạo Nhà nước thống nhất giữa tính giai cấp với tính nhân dân, và tính dân tộc
+ Nhà nước không phải chỉ do giai cấp công nhân đấu tranh mà là kết quả đấu tranhcủa toàn thể
nhân dân lao động, toàn thể dân tộc Việt Nam
+ Nhà nước dân chủ không chỉ đáp ứng, đem lại lợi ích cho giai cấp công nhân, mà cònđem lại lợi ích
cho nhân dân lao động, và toàn thể dân tộc Việt Nam
+ Nhà nước định hướng dân tộc giành độc lập và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
- Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc chỉ có thể có
được ở nhà nước xã hội chủ nghĩa - một nhà nước thực sự là công cụ bảo đảm đầy đủquyền làm chủ
của nhân dân lao động, do có sự thống nhất về cơ bản giữa lợi ích của giai cấpcông nhân với lợi ích
của nhân dân lao động và của cả dân tộc.
8. Theo Hồ Chí Minh, nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong nhà nước dân chủ?
- Quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan nhà nước.
- Có quyền kiểm soát các đại biểu do mình bầu ra.
- Có quyền bãi miễn đại biểu nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân.
9. Hãy phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ?
- Nhà nước phải hợp Hiến, hợp pháp
- Ngay trong Bản yêu sách của nhân dân An Nam, Người đã yêu cầu thực dân Pháp phải thực hiện
một nền pháp lý cho người Đông Dương như Châu Âu, thay thế các sắc lệnh bằng việc ra các đạo luật
- Sau khi nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, Người quan tâm nhiều đến xây dựng Hiến Pháp và Pháp luật:
+ Kêu gọi Tổng tuyển cử trong cả nước vào ngày 6.1.1946
+ Chỉ đạo biên soạn 2 bản Hiến Pháp năm 1946 và 1959 nhà nước hoàn toàn mang tính hợp Hiến, hợp pháp
- Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật và phải đưa pháp luật vào đời sống xã hội
- Quản lý xã hội bằng nhiều cách, nhưng quan trọng nhất là bằng Hiến pháp và pháp luật
- Hồ Chí Minh yêu cầu phải phân công, hợp tác rõ ràng, nhịp nhàng giữa 3 cơ quan nhà nước nhưng
Người cho rằng không nhất thiết phải đi theo mô hình Tam quyền phân lập của Phương Tây, vì
quyền lực cuối cùng cũng thuộc về nhân dân lao động.
- Phải có biện pháp đưa pháp luật vào đời sống xã hội:
+ Hoàn thiện hệ thống pháp luật
+ Thực thi pháp luật phải nghiêm minh, công bằng
+ Cán bộ, đảng viên phải gương mẫu chấp hành
+ Nhân dân phải hiểu và thực hành pháp luật
10. Nguyên tắc xây dựng và sinh hoạt Đảng nào là quan trọng nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh?
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất trong xây
dựng và sinh hoạt Đảng. Nguyên tắc này nhằm làm cho “Đảng tuy đông người nhưng tiến hành chỉ
như một người” để xây dựng đảng trở thành một tổ chức vừa chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của
mỗi người, cũng như sức mạnh của cả tổ chức Đảng.
11. Theo Hồ Chí Minh vì sao cần xây dựng, chỉnh đốn Đảng?
Thứ nhất, những khuyết điểm, thiếu sót của Đảng là việc bình thường. Vì vậy, chỉnhđốn Đảng không
phải là giải pháp tinh thế mà là một công việc thường xuyên.
Thứ hai, Xây dựng Đảng là một nhiệm vụ tất yếu thường xuyên, vừa cấp bách vừa lâu dài, bị chế định
bởi sự phát triển không ngừng của sự nghiệp cách mạng.
Thứ ba, xây dựng chỉnh đốn Đảng là cơ hội để cán bộ, đảng viên tự rèn luyện, tu dưỡng lý tưởng,
đạo đức cách mạng tốt hơn để có thể hoàn thành các nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó.
12. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt Đảng quan
trọng nhất là tư tưởng của Hồ Chí Minh, đúng hay sai, vì sao?
Sai. Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc xây dựng, sinh hoạt Đảng quan trọng nhất nhằm làm
cho “Đảng tuy đông người nhưng tiến hành chỉ như một người” để xây dựng đảng trở thành một tổ
chức vừa chặt chẽ, vừa phát huy sức mạnh của mỗi người, cũng như sức mạnh của cả tổ chức Đảng.
13. Tại sao theo Hồ Chí Minh cần tăng cường pháp luật đi đôi với giáo dục đạo đức trong xây dựng
nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả?
Bởi vì đạo đức và pháp luật là 2 hình thái ý thức xã hội kết hợp, bổ sung cho nhau; nước ta có truyền
thống đức trị, nhân dân rất coi trọng đạo đức, nhất là đạo đức của người cầm quyền; kết hợp đức trị
với pháp trị là 1 truyền thống trong đườnglối ở phương đông cần được kế thừa và phát huy
14. Anh (chị) hãy phân tích những biện pháp xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh theo Tư tưởng Hồ Chí Minh?
- Nhận diện và đấu tranh chống các căn bệnh tiêu cực, hạn chế trong nhà nước
+ 6 căn bệnh nguy hiểm: Trái phép; Cậy thế; hủ hóa; tư túng; chia rẽ; kiêu ngạo
+ Các biện pháp khắc phục các căn bệnh: Cán bộ không nên sợ sai, sợ khuyết điểm, quan trọng là
phải khắc phục các khuyết điểm.
Các biện pháp để khắc phục các căn bệnh: Trước khi làm bất cứ điều gì, cần xác định rõ: Đối với
mình; đối với Người và đối với công việc.
- Nhận diện và đấu tranh chống 3 thứ “giặc nội xâm”
+ Tham ô: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm...
+ Quan liêu: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm...
+ Lãng phí: làm rõ bản chất, mức độ nguy hiểm...
+ Nguồn gốc của bệnh tham ô, lãng phí là do Quan liêu sinh ra; và 3 bệnh này là chủ nghĩa cá nhân sinh ra.
- Tăng cường pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng
+ Đạo đức và pháp luật là hai hình thái ý thức xã hội có thể kết hợp, bổ sung cho nhau trong thuật trị nước
+ Thực tế trị nước cho thấy muốn hiệu quả phải kết hợp cả hai
+ Không được tuyệt đối pháp luật hay đạo đức trong thực tế trị nước
15. Nhân dân có những quyền lực chính trị nào trong Nhà nước dân chủ?
-Quyền bầu cử và tham gia chính trị
- Quyền tự do ngôn luận và tự do bày tỏ ý kiến
-Quyền tham gia vào các tổ chức xã hội và chính trị
-Quyền kiểm soát và giám sát chính phủ
-Quyền khởi kiện, khiếu nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước,
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
16. Luận điểm nào là sáng tạo nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ?
-Luận điểm về dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân là một trong những luận điểm sáng tạo nhất.
+Luận điểm này được Hồ Chí Minh đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát triển tư tưởng dân chủ của Chủ
nghĩa Mác - Lênin. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, dân chủ là quyền lực thuộc về giai cấp thống trị. Tuy
nhiên, Hồ Chí Minh đã phát triển luận điểm này theo hướng nhân dân là chủ thể của quyền lực,
không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, giới tính,...
+Luận điểm này có ý nghĩa to lớn trong việc xác định bản chất của chế độ dân chủ ở Việt Nam. Đó là
một chế độ dân chủ thực sự, mang bản chất dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+Luận điểm này cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhân
dân là chủ thể của quyền lực, có quyền tham gia vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ việc
xây dựng Đảng, Nhà nước đến quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã hội.
17. Luận điểm nào được xem là nổi bật, cơ bản nhất của Hồ Chí Minh về dân chủ?
Luận điểm nổi bật, cơ bản nhất trong tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ là dân là chủ, nhân dân là
chủ thể của quyền lực.
Luận điểm này có ý nghĩa to lớn trong việc :
+ Xác định bản chất của chế độ dân chủ ở Việt Nam. Đó là một chế độ dân chủ thực sự, mang bản
chất dân chủ của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
+Phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực, có quyền tham gia vào
tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, từ việc xây dựng Đảng, Nhà nước đến quản lý xã hội, phát
triển kinh tế - xã hội.
18. Quan điểm cho rằng Hồ Chí Minh chủ trương xây nhà nước mới theo đường lối “đức trị” ở nước
ta là đúng hay sai? Tại sao?
-Đúng, phương pháp này đảm bảo sự ổn định, đoàn kết và phát triển của quốc gia. Hồ Chí Minh
được coi là một nhà lãnh đạo tài ba, ông đã sử dụng phương pháp này để tạo ra một chính phủ
mạnh mẽ và ổn định, và thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.
19. Trình bày và phân tích luận điểm của Hồ Chí Minh: Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự
kết hợp lý luận Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam.
-Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lê Nin khái quát quy luật hình thành và phát triển của Đảng
cộng sản là do sự kết hợp của phong trào công nhân với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
-Đảng CS Việt Nam ra đời vẫn còn theo quy luật phổ biến sự hình thành Đảng Cộng sản trên thế giới
đồng thời có thêm một yếu tố đặc thù là phong trào yêu nước.
-Cơ sở khách quan dẫn tới quy luật đặc thù của sự hình thành Đảng CS Việt Nam:
+Giai cấp công nhân mới ở Việt Nam được hình thành sau thế chiến thứ 1 với số lượng ít, chủ yếu là
công nhân nông nghiệp. Phong trào công nhân được hình thành nhưng chưa đủ mạnh để dẫn tới phong trào dân tộc.
+Yêu nước là cái trường tồn trong lịch sử acchs mạng Việt Nam. Thúc đẩy đấu tranh của giai cấp
công nhân, nhất là giai cấp công nhân mới ra đời.
+Phong trào yêu nước và phong trào công nhân có mục tiêu chung là giải phóng dân tộc, quyền lợi
hòa chung làm một. Chỉ có kết hợp PT yêu nước của dân tộc và phong trào công nhân mới có thể
đưa cách mạng thành công.
+PT công nhân và PT yêu nước đều có yêu cầu khách quan là kết hợp của chủ nghĩa Mac Lê Nin.
20. Lý giải vì sao sau khi cách mạng thành công vẫn cần có sự lãnh đạo của Đảng?
- Đảng là lực lượng duy nhất có đủ năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn mới. Đảng có đường
lối, chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan và thực tiễn Việt Nam. Đảng có đội ngũ
cán bộ, đảng viên có trình độ lý luận, năng lực thực tiễn cao, được đào tạo, bồi dưỡng bài bản.
- Đảng là trung tâm đoàn kết, quy tụ mọi giai cấp, tầng lớp nhân dân, các dân tộc, tôn giáo, các tổ
chức chính trị, xã hội, tạo thành sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ cách mạng.
- Đảng là lực lượng duy nhất có khả năng lãnh đạo đất nước vững vàng trước mọi thách thức, bảo vệ
vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
21. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc cơ bản nhất trong tổ chức và hoạt động của Đảng là “tập
thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” là đúng hay sai? Tại sao?
-Sai. Vì, tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt cơbản và quan trọng nhất của Đảng.
23. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có chức năng cơ bản nào?
-Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi, làm cho ai cũng có lý tưởng độc lập, tự chủ; phải sửa đổi
được tham những, lười biếng, phù hoa, xa xỉ, …
-Văn hóa phải nâng cao dân trí.
-Bồi dưỡng những phẩm chất tốt đẹp, những phong cách lành mạnh, luôn hướng con người Việt
Nam tới “cái chân, cái thiện, cái mỹ” để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
-Văn hóa soi đường cho dân tộc đi.
24. Trình bày những nguyên tắc cơ bản xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí
Minh. Liên hệ vấn đề xây dựng khối đoàn kết của sinh viên trong nhà trường hiện nay.
* những nguyên tắc cơ bản xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh
-Một là, Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Hai là, Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
-Ba là, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ,đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
-Bốn là, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành,
thân ái giúp đỡ nhau cùngtiến bộ.
-Năm là, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.
* Liên hệ vấn đề xây dựng khối đoàn kết của sinh viên trong nhà trường hiện nay
-Trong nhà trường, việc xây dựng khối đoàn kết của sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng, góp phần
tạo nên môi trường học tập, rèn luyện tốt cho sinh viên. Để xây dựng khối đoàn kết của sinh viên,
cần thực hiện tốt những nguyên tắc cơ bản sau:
+Trên cơ sở mục tiêu chung, tôn trọng những điểm khác biệt về ý kiến, lập trường, lợi ích. Mục tiêu
chung của sinh viên là học tập, rèn luyện, phát triển toàn diện, trở thành những người có ích cho xã
hội. Trên cơ sở mục tiêu chung đó, các bạn sinh viên cần tôn trọng những điểm khác biệt về ý kiến,
lập trường, lợi ích, không phân biệt thành phần, hoàn cảnh,...
+Tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, liên minh giữa các tổ chức đoàn thể, hội sinh viên. Các tổ chức
đoàn thể, hội sinh viên trong nhà trường cần phát huy tính tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, liên
minh, cùng nhau xây dựng khối đoàn kết của sinh viên.
+Đảng Cộng sản Việt Nam là hạt nhân lãnh đạo của các tổ chức đoàn thể, hội sinh viên. Các tổ chức
đoàn thể, hội sinh viên trong nhà trường cần phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong xây dựng khối đoàn kết của sinh viên
25. Trình bày vai trò của đại đoàn kết dân tộc trong sự nghiệp cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng.
+Đoàn kết là chiến lược của cách mạng Việt Nam.
+Đoàn kết là nhân tố đẩm bảo cho sự thắng lợi của Cách mạng Việt Nam.
-Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Cách Mạng Việt Nam.
Câu 26. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
-Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là Mặt trận dân tộc
thống nhất. Mặt trận dân tộc thống nhất là một tổ chức chính trị rộng rãi, tập hợp mọi tầng lớp nhân
dân, các dân tộc, các tôn giáo, các đảng phái, các tổ chức thành viên, nhằm thực hiện mục tiêu chung
là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Câu 27. Trình bày những nguyên tắc cơ bản xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
-Một là, Mặt trận phải được xây dựng trên nền tảng của khối liên minh công – nông – trí thức, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
-Hai là, Mặt trận phải hoạt động trên cơ sở đảm bảo lợi ích tối cao của dân tộc, quyền lợi cơ bản của các tầng lớp nhân dân.
-Ba là, Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ,đảm bảo đoàn kết ngày càng rộng rãi và bền vững.
-Bốn là, Mặt trận dân tộc thống nhất là khối đoàn kết chặt chẽ, lâu dài, đoàn kết thật sự, chân thành,
thân ái giúp đỡ nhau cùngtiến bộ.
-Năm là, Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận.