-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo một dự án nghiên cứu, kể từ năm 1789 đến năm 2000, đã có hơn 800 bản hiến pháp thành văn được các quốc gia trên thế giới thông qua 12 (tính cả những hiến pháp mà các quốc gia đã sửa đổi, bổ sung). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Theo một dự án nghiên cứu, kể từ năm 1789 đến năm 2000, đã có hơn 800 bản hiến pháp thành văn được các quốc gia trên thế giới thông qua 12 (tính cả những hiến pháp mà các quốc gia đã sửa đổi, bổ sung). Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Câu 1:
Theo một dự án nghiên cứu, kể từ năm 1789 đến năm 2000, đã có hơn 800 bản
hiến pháp thành văn được các quốc gia trên thế giới thông qua 12 (tính cả những
hiến pháp mà các quốc gia đã sửa đổi, bổ sung).
Mặc dù vậy, các chuyên gia đều cho rằng, Hiến pháp 1787 của Hoa Kỳ là bản hiến
pháp nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất trên thế giới từ trước đến nay.
Ngay từ khi mới ra đời, ảnh hưởng của Hiến pháp Hoa Kỳ đã lan rộng trên toàn thế
giới. Đơn giản là bởi bản hiến pháp này đã thể hiện một cách tuyệt vời tư tưởng về
một chính quyền của dân, do dân và vì dân (lời của Tổng thống Abraham Lincoln)
trong một văn bản mà quyền lực nhà nước được cấu trúc khoa học, chặt chẽ, dựa
trên học thuyết tam quyền phân lập của Montesquieu. Chính vì vậy, kể từ khi có
hiệu lực, bản hiến pháp này đã trở thành mô hình tham khảo cho việc xây dựng
hiến pháp của rất nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nói về bản hiến pháp kể trên, cựu Thủ tướng Anh William Ewart Gladstone cho
rằng: Đó là "tác phẩm tuyệt vời nhất từng được sản sinh ra vào một thời điểm nhất
định bởi trí óc và mục đích của con người".
Đây là bản Hiến pháp lâu đời nhất và ngắn nhất (với 4.400 từ) so với bất cứ bản
hiến pháp nào trên thế giới. Văn bản chỉ vỏn vẹn 4 trang giấy khổ 73x60cm nhưng
đã truyền cảm hứng cho hầu hết các “nhà thiết kế” hiến pháp trên toàn thế giới, từ
châu Phi đến châu Á, châu Úc, từ châu Âu đến châu Mỹ, và giúp các chính trị gia
trên thế giới thiết lập nên nhiều thỏa thuận đa phương, và định hình nên Luật Nhân
quyền Quốc tế. Nhà Triết học chính trị Alexis de Tocqueville thế kỷ 19 cho rằng đó
là bản “Hiến pháp liên bang hoàn hảo nhất từng tồn tại”. Còn Sử gia George Billias
coi Hiến pháp Mỹ là “món quà lớn nhất của đất nước này đối với tự do của con
người”. Hiến pháp Mỹ là bộ luật tối cao dựa trên tư tưởng tam quyền phân lập giữa
nhánh Lập pháp (Quốc hội), Hành pháp (Tổng thống) và Tư pháp (Tòa án). Điều
đặc biệt là các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền
của hai nhánh kia. Không giống như nhiều hiến pháp khác, Hiến pháp Hoa Kỳ làm
cho mọi điều hoàn toàn có thể sửa đổi được. Không có điều khoản nào được coi là
vĩnh cửu. Bất kỳ quy tắc hiến pháp nào ở Hoa Kỳ chỉ có hiệu lực cho đến khi được
bãi bỏ bởi quy tắc tiếp theo. Nhưng điều đặc biệt là, cho đến nay, nó lại là bản Hiến
pháp ít sửa đổi nhất trên thế giới.
Điểm quan trọng nhất của Hiến pháp Mỹ là đã nêu bật quyền của dân chúng, về sự
giới hạn quyền lực của chính quyền, cũng như cách kiểm soát quyền lực một cách
khoa học. Điều này thể hiện rõ trong phần mở đầu của hiến pháp: "Chúng ta, Nhân
dân Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, với mục đích xây dựng một Liên bang hoàn hảo hơn
nữa, thiết lập Công lý, đảm bảo sự Thanh bình trong nước, chăm lo Quốc phòng, lo
liệu Phúc lợi chung, giữ vững Phước lành của Tự do cho chính mình và cho Hậu
thế, quyết định xây dựng Hiến pháp này cho Hợp chủng quốc Hoa Kỳ." Câu 2:
Nhóm 9 ấn tượng với bản Hiến pháp năm 2013 nhất
Đây là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử lập hiến Việt Nam, cụm từ “Nhân dân”
được viết hoa để khẳng định và đề cao vai trò có tính quyết định của nhân dân
trong lịch sử dựng nước và giữ nước.
Hiến pháp 2013 được Quốc hội thông qua ngày 28/11/2013, tại Kỳ họp thứ 6,
Quốc hội khóa XIII. Đây là bản Hiến pháp được chuẩn bị công phu, chắt lọc, tiếp
thu được nhiều ý kiến đóng góp xây dựng của nhân dân, của các vị đại biểu Quốc
hội, các chuyên gia, nhà khoa học, phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân
dân, đảm bảo chính trị, pháp lý vững chắc cho dân tộc ta, nhân dân ta và Nhà nước
ta vượt qua những thách thức, khó khăn, vững bước tiến lên trong thời kỳ mới -
thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc, hội nhập quốc tế.
Đây cũng là bản Hiến pháp vừa kế thừa được các giá trị to lớn của các bản Hiến
pháp năm 1946, năm 1959, năm 1980 và năm 1992, vừa thể chế hóa các quan
điểm, phương hướng, nội dung phát triển đã được khẳng định trong Cương lĩnh
xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).
Với bố cục 11 chương, 120 điều, giảm 1 chương và 27 điều so với Hiến pháp năm
1992, Hiến pháp năm 2013 có nhiều điểm mới cả về nội dung và kỹ thuật lập hiến,
thể hiện sâu sắc, toàn diện sự đổi mới đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, thể hiện
rõ và đầy đủ hơn bản chất dân chủ, tiến bộ của Nhà nước và chế độ ta trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản
của công dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dân và vì nhân dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
Mục đích cuối cùng của Hiến pháp năm 2013 là nhằm khẳng định và bảo đảm
các quyền và tự do cơ bản của công dân và tất cả mọi người. Hiến pháp năm
2013 đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của Nhà nước trong việc bảo đảm các quyền
con người, nhất là các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa. Chẳng hạn, Hiến pháp
năm 2013 khẳng định: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo” (Điều 24); “Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước
và xã hội” (Điều 28); “Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi
của người mẹ và trẻ em (Điều 36)”… Việc nhấn mạnh đến vai trò, trách nhiệm của
Nhà nước trong việc bảo đảm quyền con người là hoàn toàn phù hợp với bản chất
của chế độ XHCN ở Việt Nam. Theo đó, Nhà nước luôn chăm lo đến con người,
đến quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi người, đến sự phát triển toàn diện của tất cả
mọi người, và đặc biệt chịu trách nhiệm chính trong việc tôn trọng, thực thi và bảo
đảm các quyền con người. Câu hỏi phụ:
Là văn bản pháp lý có giá trị và hiệu lực cao nhất trong hệ thống văn bản qui phạm
pháp luật ở tất cả các quốc gia hiện nay.