-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó. Kiểu nhà nước là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu nhà nước và sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử. Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Pháp luật đại cương 27 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập pháp luật đại cương | Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó. Kiểu nhà nước là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu nhà nước và sự thay thế các kiểu nhà nước trong lịch sử. Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương 27 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.6 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (03 TC) Chương 1
1. Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó.
Hình thức nhà nước là cách tổ chức quyền lực nhà nước và những phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước.
Hình thức nhà nước được hình thành từ ba yếu tố: Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà
nước và chế độ chính trị.
1. Hình thức chính thể
Đây là cách tổ chức và trình tự để lập ra các cơ quan tối cao của nhà nước và xác lập những
mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể
quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay
một phần) trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.
Chính thể cộng hòa là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về một cơ quan
được bầu ra trong một thời gian nhất định.
Cả hai hình thức đều có những biến dạng của mình. Chính thể quân chủ được chia thành chính
thể quân chủ tuyệt đối và chính thể quân chủ hạn chế. Trong các nước quân chủ tuyệt đối, người
đứng đầu nhà nước (vua, hoàng đế,…) có quyền lực vô hạn; còn trong các nhà nước quân chủ
hạn chế người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có
một cơ quan quyền lực khác nữa, như nghị viện trong các nhà nước tư sản có chính thể quân chủ.
Chính thể cộng hòa cũng có hai hình thức chính là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc. Trong
các nước cộng hòa dân chủ, quyền tham gia bầu cử để lập ra cơ quan đại diện (quyền lực) của
nhà nước được quy định về mặt hình thức pháp lý đối với các tầng lớp nhân dân lao động (mặc
dù trên thực tế, các giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định
nhằm hạn chế hoặc vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý
tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do nhiều yếu tố khác nhau tác động, các hình thức chính thể
cũng có những đặc điểm khác biệt. Vì vậy, khi nghiên cứu hình thức chính thể của một nhà nước
nhất định cần phải gắn bó với những điều kiện lịch sử cụ thể.
Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hòa dân chủ được đặc trung bằng sự
tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.
2. Hình thức cấu trúc nhà nước
Đây là sự cấu tạo của nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ và xác lập những mối quan
hệ qua lại giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương với địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước chủ yếu là hình thức nhà nước đơn nhất và hình thức nhà nước liêng bang.
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có hệ thống cơ quan quyền lực và quản lí
thống nhất từ trung ương đến địa phương và có các đơn vị hành chính bao gồm tỉnh (thành phố),
huyện (quận), xã (phường). Ví dụ: Việt Nam, Lào, Ba Lan, Pháp … là các nhà nước đơn nhất.
Nhà nước liên bang là nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Nhà nước liên bang
có hai hệ thống cơ quan quyền lực và quản lý; một hệ thống chung cho toàn liên bang và một hệ
thống trong mỗi nước thành viên; có chủ quyền quốc gia chung của nhà nước liên bang và đồng
thời mỗi thành viên cũng có chủ quyền riêng. Ví :
dụ Mỹ, Đức, Ấn Độ, Malaixia … là các nước liên bang.
Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết tạm
thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được
các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang. Ví :
dụ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.
3. Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, thủ đoạn mà các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước.
Trong lịch sử, từ khi nhà nước xuất hiện cho đến nay, các giai cấp thống trị đã sử dụng nhiều
phương pháp và thủ đoạn để thực hiện quyền lực nhà nước. Những phương pháp và thủ đoạn đó
trước hết xuất phát từ bản chất của nhà nước đồng thời phụ thuộc vào nhiều yếu tối của mỗi giai
đoạn trong mỗi nước cụ thể. Vì vậy, có rất nhiều phương pháp thủ đoạn khác nhau nhưng tựu
chung chúng được phân thành hai loại chính là: Phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ.
Những phương pháp dân chủ cũng có nhiều loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau như
những phương pháp dân chủ thật sự và dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi và dân chủ hạn chế;
dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp … Cần phân biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được
đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản
đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và hình thức.
Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý nhất là
khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn
bạo, quân phiệt và phát xít.
Hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước luôn có liên quan mật thiết với chế độ chính trị.
Ba yếu tố này có tác động qua lại lẫn nhau tạo thành khái niệm hình thức nhà nước, phản ánh
bản chất và nội dung của nhà nước. Nhưng trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể không
phù hợp với nhau. Ví dụ: chế độ chính trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng
hòa dân chủ. Đây cũng là điều thường gặp trong các nhà nước bóc lột.
2. Kiểu nhà nước là gì? Nêu đặc trưng của các kiểu nhà nước và sự thay thế
các kiểu nhà nước trong lịch sử.
- Kiểu nhà nước là tổng thể các dấu hiệu (đặc điểm) cơ bản của nhà nước thể hiện
bản chất của nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội nhất định. Kiểu Nhà nước chủ Nhà nước Nhà nước tư Nhà nước nhà nước nô phong kiến sản XHCN Tiêu chí
Cơ sở kinh tế Quan hệ sản
GCTT (địa chủ - GCTT (chủ tư GCLĐ (Công xuất chiếm
lãnh chúa) sẽ bản) chiếm nhân, nhân dân hữu nô lệ dựa chiếm hữu hữu TLSX lao động) công
trên chế độ sở TLSX (ruộng (nhà máy, công
hữu của chủ đất), thông qua xưởng, hầm hữu về TLSX
nô đối với tư địa tô – thuế để mỏ, đồn điền, (công nghiệp, liệu sản xuất
bóc lột nông dân sức lao động nông nghiệp,
(đất đai, sức – nông nô.
của công nhân, dịch vụ phát lao động, nô lệ
tập đoàn kinh triển) hướng và sản phẩm
Các hoạt động tế đa quốc gia) đến không còn lao động xã
kinh tế duy trì bóc lột thông người bóc lột hội). Nhà nước: qua giá trị thặng dư. người. Nông nghiệp, Hình thức sản
chăn nuôi và thủ Hình thức: Phương Đông xuất: sản xuất công. công nghiệp, công nghiệp,
Chế độ nô lệ
nông nghiệp, dịch vụ phát gia trưởng: dịch vụ (thời triển. Các hoạt kỳ cận đại) động duy trì kinh tế mang tính chất tự nhiên, tự cung tự cấp, bước đầu đã hình thành một số ngành sản xuất cơ bản. Phương Tây Chế độ nô lệ cổ điển (Hy Lạp, La Mã cổ đại): ⇒ Kinh tế phát triển mạnh, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều đã nhanh chóng phá vỡ chế độ
Mâu thuẫn Mâu thuẫn giữa Mâu thuẫn Hướng đến giữa chủ nô &
giữa chủ tư một xã hội Mâu thuẫn địa chủ PK và nô lệ. Sự áp
bản và công không còn mâu giai cấp
bức dẫn đến nông dân, hoặc nhân, nhân dân thuẫn giai cấp. đàn áp tuyệt
lđ. Nguyên Vẫn tồn tại nông nô và lãnh đối dã man
nhân là bóc lột nhiều nhóm xã
bằng bạo lực. chúa PK. Hệ lao động của hội khác nhau,
chủ tư bản với vì thế cần vai
quả: cuộc nổi TLSX. Chính trò điều tiết, ổn
dậy của nông sách: Nhân dân định xã hội của
lao động đấu Nhà nước.
dân. Chính sách: tranh đòi
đàn áp dã man quyền lợi, xoa dịu thông qua bằng bạo lực những chính quân sự sách an sinh xã hội & phát triển văn hóa tư bản. Hình thức
Hình Hình thức Hình thức chính Hình thức chính thể cộng
thức chính thể quân thể quân chủ & chính thể cộng Hình
chính chủ & cộng cộng hòa PK.
hòa tổng thống hòa dân chủ thức thể hòa quý tộc. đại nghị. nhân dân. Nhà Trong đó, Nhà nước nước quân chủ xuyên suốt trong Nhà nước chủ nô.
Hình Nhà nước đơn Nhà nước đơn Nhà nước đơn Nhà nước đơn thức nhất,
Nhà nhất, Nhà nước nhất, Nhà nước nhất, Nhà nước
cấu nước thành thành bang. liên bang. liên bang. trúc bang.
Chế Chế độ chính Chế độ chính trị Chế độ chính Hướng đến độ
trị phản dân phản dân chủ, trị phản dân Nhà nước dân
chính chủ, chủ yếu biểu hiện còn chủ dưới hình chủ tuyệt đối. trị
dùng bạo lực hạn chế như thức dân chủ.
đàn áp và thần chính sách về quyền. giáo dục, y tế, hỗ trợ người dân; sử dụng quyền lực của các tôn giáo để chi phối đời sống.
Vai trò Đối Chính trị: Đàn Chính trị: đàn áp Chính trị: bảo Chính trị: bảo của nội
áp mọi sự nhân dân & vệ vị trí, duy đảm sự dân Nhà
chống đối về người lao động trì sự thao túng chủ về chính nước
mặt chính trị bằng bạo lực, của các chủ tư trị - ổn định xã
bằng bạo lực, đưa ra một số bản & đời sống hội.
chi phối về chính sách xoa chính trị mặt tư tưởng dịu. Kinh tế: xây thông qua thần Kinh tế: tạo dựng nền kinh quyền.
Kinh tế: củng điều kiện cho tế định hướng
cố, bảo vệ và hoạt động sản XHCN. Kinh tế: Bảo phát triển xuất, kinh
vệ tuyệt đối sở phương thức sản doanh của các VHTT: xây
hữu kinh tế xuất PK, thắt tập đoàn tư bản dựng nền văn của chủ nô.
chặt liên minh vì lợi nhuận, hóa tiến bộ, tư
giữa địa chủ & có các chính do về tư tưởng. Văn hóa xã Nhà nước PK. sách ngăn hội: sử dụng Quân sự: đảm ngừa khủng
thần quyền VHXH: sử dụng bảo trật tự xã hoảng, dự
thống trị để chi tôn giáo để chi hội, bảo vệ chế phòng về kinh
phối tư tưởng phối tư tưởng xã độ. tế. xã hội. hội. VHTT: khuếch
Quân sự: đàn Quân sự: đàn áp trương nền văn
áp các cuộc các cuộc nổi hóa vật chất tư
nổi dậy, duy trì dậy, xây dựng bản. Chi phối
trật tự xã hội lực lượng quân đời sống xã hội
theo sự thống sự phòng thủ. thông qua trị giai cấp. thông tin đại chúng. Quân sự: giải quyết các tình huống phát sinh (thiên tai, dịch bệnh), phòng thủ bảo vệ đất nước. Đối Chính
trị: Chính trị: duy trì Chính trị: Chính trị: đẩy
ngoại bước đầu hình chế độ mẫu quốc khẳng định & mạnh hợp tác,
thành sự giao và chư hầu, chi củng cố vị trí củng cố quan
lưu chính trị phối, cống nạp, của các nước hệ giữa các
giữa các nước. phục tùng.
lớn trên thị nước XHCN. trường quốc tế,
Kinh tế: bước Kinh tế: phát tác động lên Kinh tế: tích đầu hình thành triển
giao đời sống chính cực hợp tác &
sự giao thương thương kinh tế, trị thế giới. phát triển kinh thông qua đặc biệt về tế, tôn trọng
buôn bán nô đường biển. luật chơi quốc lệ, sản phẩm Kinh tế: thiết tế. lao động.
VHTT: truyền lập, phát triển
bá hệ tư tưởng các liên minh VHTT: tích
Văn hóa tư văn hóa các kinh tế thông cực giao lưu,
tưởng: bước nước lớn đến qua các tổ bảo vệ phát
đầu có sự giao các nước chư chức quốc tế. triển văn hóa
lưu văn hóa, hầu, toàn thế tiến bộ + bản truyền bá văn giới.
VHTT: truyền sắc dân tộc. hóa của các bá nền văn hóa nước lớn.
Quân sự: tiến vật chất tư bản, Quân sự: mở
hành chiến tranh sử dụng sức rộng quan hệ
Quân sự: tiến xâm lược mở mạnh mềm để hữu nghị, bảo
hành chiến rộng lãnh thổ kiếm lợi ở các vệ và giữ gìn
tranh xâm thuộc địa, bước thị trường quốc hòa bình chung
lược, bảo vệ đầu tạo dựng các tế. của nhân loại.
lãnh thổ và liên minh quân phòng thủ. sự, xây dựng quân đội phòng Quân sự: thủ tinh nhuệ. Tham gia vào các cuộc chiến tranh xâm lược, chống phá các phong trào Cách mạng, thiết lập các liên minh quân sự (NATO).
3. Nhà nước là gì? Trình bày bản chất và đặc trưng của nhà nước. *Khái niệm:
Nhà nước là 1 tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng
chế & thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị, lợi ích của
giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp. *Bản chất:
Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác khẳng định: nhà nước, xét về bản chất, trước hết là một bộ
máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp. – Tính giai cấp:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác thể
hiện trên 3 mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng.
Muốn đạt được hiệu quả thống trị, giai cấp thống trị sử dụng nhà nước như là một công cụ sắc
bén nhất, thông qua nhà nước, quyền lực kinh tế đủ sức mạnh để duy trì quan hệ bóc lột. Có
trong tay công cụ nhà nước, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế bảo vệ quyền sở hữu của mình, đàn
áp được sự phản kháng của giai cấp bị bóc lột. Trở thành giai cấp thống trị về chính trị.
Thông qua nhà nước giai cấp thống trị tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị của mình. Hợp
pháp hóa ý chí của giai cấp mình thành ý chí của nhà nước, buộc các giai cấp khác phải tuân theo
trật tự phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị.
Nắm quyền lực kinh tế và chính trị bằng con đường nhà nước, giai cấp thống trị xây dựng hệ
thống tư tưởng giai cấp mình thành hệ tư tưởng thống trị xã hội buộc các giai cấp khác lệ thuộc về tư tưởng.
Nhà nước mang bản chất giai cấp sâu sắc vì nó củng cố và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Ví dụ: Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản: nhà nước có đặc điểm
chung là bộ máy đặc biệt duy trì sự thống trị về chính trị, kinh tế, tư tưởng của thiểu số đối với
đông đảo quần chúng lao động, thực hiện chuyên chính của giai cấp bóc lột.
=> Nhà nước XHCN là bộ máy củng cố địa vị thống trị và bảo vệ lợi ích của giai cấp công
nhân và nhân dân lao động, đảm bảo sự thống trị của đa số đối với thiểu số. – Tính xã hội:
+ Một nhà nước không tồn tại nếu chỉ phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị mà không tính đến
lợi ích, nguyện vọng, ý chí của các giai cấp khác trong xã hội. Ngoài tư cách là bộ máy duy trì sự
thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác, nhà nước còn là tổ chức quyền lực công, là
phương thức tổ chức đảm bảo lợi ích chung của xã hội.
+ Nhà nước giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong xã hội, đảm bảo các giá trị xã hội đã đạt được,
bảo đảm xã hội trật tự, ổn định và phát triển, thực hiện chức năng này hoặc chức năng khác phù
hợp yêu cầu của xã hội, cũng đảm bảo lợi ích nhất định của các giai cấp trong chừng mực lợi ích
đó không đối lập gay gắt với lợi ích giai cấp thống trị.
* Trong bản chất nhà nước, tính giai cấp và xã hội của nhà nước luôn luôn thống nhất với nhau.
– Trong các nhà nước khác nhau hoặc trong cùng một nhà nước, ở những giai đoạn phát triển
khác nhau, tùy thuộc vào các yếu tố khách quan (tương quan lực lượng giai cấp, đảng phái…) và
các yếu tố chủ quan (quan điểm, nhận thức, trình độ văn hóa…) bản chất nhà nước được thể hiện khác nhau.
Ví dụ: Trong nhà nước Việt Nam, trong điều kiện đổi mới đất nước, kinh tế phát triển, đời sống
nhân dân nâng cao, nhà nước quan tâm thực hiện các chính sách xã hội nhiều hơn so với thời kỳ
chiến tranh, thời kỳ bao cấp, chính sách đối với thương binh, liệt sỹ, xóa đói, giảm nghèo… *Đặc trưng
- Đặc trưng nhà nước cho phép phân biệt nhà nước với tổ chức của xã hội thị tộc bộ lạc; phân
biệt với tổ chức chính trị xã hội khác. Đặc trưng nhà nước thể hiện vai trò, vị trí trung tâm của
nhà nước trong hệ thống chính trị.
1. Nhà nước thiết lập một quyền lực công cộng đặc biệt không còn hòa nhập với dân cư
trong chế độ thị tộc nữa mà hầu như tách rời khỏi xã hội. Quyền lực công cộng này là quyền
lực chung. Chủ thể là giai cấp thống trị chính trị, xã hội.
Để thực hiện quyền lực quản lý xã hội, nhà nước phải có một tầng lớp người chuyên làm nhiệm
vụ quản lý, lớp người này được tổ chức thành các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy
đại diện cho quyền lực chính trị có sức mạnh cưỡng chế duy trì địa vị giai cấp thống trị, bắt giai
cấp khác phục tùng theo ý chí của giai cấp thống trị.
2. Nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ không phụ thuộc vào
chính kiến, nghề nghiệp, huyết thống, giới tính… Việc phân chia quyết định phạm vi tác động
của nhà nước trên quy mô rộng lớn nhất và dẫn đến hình thành cơ quan quản lý trong bộ máy
nhà nước. Không một tổ chức xã hội nào trong xã hội có giai cấp lại không có lãnh thổ riêng.
Lãnh thổ là dấu hiệu đặc trưng của nhà nước. Nhà nước thực thi quyền lực trên phạm vi toàn
lãnh thổ. Mỗi nhà nước có một lãnh thổ riêng, trên lãnh thổ ấy lại phân thành các đơn vị hành
chính như tỉnh, quận, huyện, xã,… Dấu hiệu lãnh thổ xuất hiện dấu hiệu quốc tịch.
3. Nhà nước có chủ quyền quốc gia: Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ
quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lý thể hiện ở quyền tự quyết của nhà nước về chính
sách đối nội và đối ngoại không phụ thuộc yếu tố bên ngoài. Chủ quyền quốc gia có tính tối cao,
không tách rời nhà nước. Thể hiện quyền lực nhà nước có hiệu lực trên toàn đất nước, đối với tất
cả dân cư và tổ chức xã hội, không trừ một ai.
4. Nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý bắt buộc đối với mọi công dân. Là
lực lượng đại diện xã hội, có phương tiện cưỡng chế. Nhà nước thực hiện sự quản lý của mình
đối với công dân của đất nước. Các quy định của nhà nước đối với công dân thể hiện trong pháp
luật do nhà nước ban hành. Mối quan hệ nhà nước và pháp luật: Không thể có nhà nước mà thiếu
pháp luật và ngược lại. Trong xã hội chỉ nhà nước có quyền ban hành pháp luật, các tổ chức
khác không có quyền này và chính nhà nước bảo đảm cho pháp luật được thực thi trong cuộc sống.
5. Nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc: quyết định và
thực hiện thu thuế để bổ sung nguồn ngân sách nhà nước, làm kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở
vật chất kỹ thuật, trả lương cho cán bộ công chức. Dưới góc độ thuế nhà nước gắn chặt với xã
hội và dân chứ không tách rời. Cần phải xây dựng một chính sách thuế đúng đắn, công bằng và
hợp lý, đơn giản,tiện lợi.
4. Phân biệt nhà nước với các tổ chức khác nhà nước.
Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã
hội để chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của
toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
Các tổ chức xã hội khác là các tổ chức tự nguyện của những người có cùng mục đích, chính
kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính… được thành lập và hoạt động nhằm đại diện
và bảo vệ lợi ích cho các hội viên của chúng.
Nhà nước và các tổ chức xã hội khác có những điểm khác nhau cơ bản sau: 1. Về quyền lực
*Nhà nước: Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội
Nhà nước là tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội, quyền lực của nhà nước có tác động bao
trùm lên toàn xã hội, tới mọi tổ chức, cá nhân, mọi khu vực lãnh thổ quốc gia và các lĩnh vực cơ
bản của đời sống: kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục… Mọi cá nhân và tổ chức đang sống và
hoạt động trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đều phải phục tùng quyền lực và ý chí của nhà nước.
Do đó, nhà nước là tổ chức có cơ sở xã hội và phạm vi tác động rộng lớn nhất trong quốc gia.
Nhà nước có một lớp người tách ra khỏi lao động sản xuất để chuyên thực thi quyền lực nhà
nước, họ tham gia vào bộ máy nhà nước để làm hình thành nên một hệ thống các cơ quan nhà
nước từ trung ương tới địa phương, trong đó có các cơ quan bạo lực, cưỡng chế như quân đội,
cảnh sát, tòa án… Nhờ có quyền lực và bộ máy chuyên thực thi quyền lực đó mà nhà nước có
thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội, phục vụ và bảo vệ lợi ích
chung của toàn xã hội cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền.
*Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác cũng có quyền lực chung song quyền lực đó chỉ
có tác động tới các hội viên trong tổ chức đó và không một tổ chức nào có bộ máy riêng để
chuyên thực thi quyền lực như nhà nước. Cơ sở xã hội và phạm vi tác động của các tổ chức xã
hội khác đều hẹp hơn nhà nước, chỉ tới một bộ phận của dân cư.
2. Về quản lý dân cư/thành viên
*Nhà nước: Nhà nước thực hiện việc quản lý dân cư theo lãnh thổ. Nhà nước luôn lấy việc quản
lý dân cư theo lãnh thổ làm điểm xuất phát. Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc,
giới tính… cứ sống trên một khu vực lãnh thổ nhất định thì chịu sự quản lý của một nhà nước
nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước ở nơi mà họ cư trú. Nhà
nước thực hiện việc quản lý dân cư trong phạm vi lãnh thổ quốc gia của mình cũng theo địa bàn
cư trú của họ hay theo các đơn vị hành chính – lãnh thổ. Nó phân chia lãnh thổ thành các đơn vị
hành chính và quản lý dân cư theo các đơn vị đó.
*Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác thường tập hợp và quản lý dân cư theo mục
đích, chính kiến, lý tưởng, nghề nghiệp, độ tuổi hoặc giới tính…
3. Về tham gia đối nội, đối ngoại
*Nhà nước: Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia. Chủ quyền quốc gia là khái
niệm chỉ quyền quyết định tối cao của quốc gia trong quan hệ đối nội và quyền độc lập tự quyết
trong quan hệ đối ngoại. Nhà nước là đại diện chính thức cho toàn quốc gia, dân tộc trong các
quan hệ đối nội và đối ngoại. Trong quan hệ đối nội, quy định của nhà nước có giá trị bắt buộc
phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với các tổ chức và cá nhân có liên quan; nhà nước có thể cho
phép các tổ chức xã hội khác được thành lập và hoạt động hoặc nhà nước công nhận sự tồn tại và
hoạt động hợp pháp của các tổ chức xã hội khác. Trong quan hệ đối ngoại, nhà nước có toàn
quyền xác định và thực hiện các đường lối, chính sách đối ngoại của mình.
*Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác chỉ được thành lập, tồn tại và hoạt động một
cách hợp pháp khi được nhà nước cho phép hoặc công nhận, đồng thời chỉ có thể nhân danh
chính tổ chức đó khi tham gia vào các quan hệ đối nội, đối ngoại và chỉ dược tham gia vào quan
hệ đối ngoại nào mà nhà nước cho phép.
4. Về ban hành văn bản pháp lý
*Nhà nước: Nhà nước ban hành pháp luật và dùng pháp luật làm công cụ quản lý xã hội. Pháp
luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung có giá trị bắt buộc phải tôn trọng hoặc thực hiện đối với
các tổ chức và cá nhân có liên quan trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Nhà nước bảo đảm cho
pháp luật được thực hiện bằng nhiều biện pháp: tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, tổ
chức thực hiện, động viên, khen thưởng, áp dụng các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Nhà nước
sử dụng pháp luật để quản lý xã hội, điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích của nhà nước
và pháp luật là một trong những công cụ quản lý có hiệu quả nhất của nhà nước.
*Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác chỉ có quyền ban hành các quy định dưới dạng
điều lệ, chỉ thị, nghị quyết có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện với các hội viên trong
tổ chức; đồng thời bảo đảm cho các quy định đó được thực hiện bằng sự tự giác của các hội viên
và bằng các hình thức kỷ luật của tổ chức.
5. Về thu thuế, phí
*Nhà nước: Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế. Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà
người dân buộc phải nộp cho nhà nước theo quy định của pháp luật. Nhà nước là một bộ máy
được tách ra khỏi lao động sản xuất trực tiếp để chuyên thực hiện chức năng quản lý xã hội nên
nó phải được nuôi dưỡng từ nguồn của cải do dân cư đóng góp, không có thuế bộ máy nhà nước
không thể tồn tại được và thuế luôn là quốc sách của mọi nhà nước. Thuế còn là nguồn của cải
quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống. Ngoài thuế, nhà nước còn có quyền
phát hành tiền, công trái, vì thế, nhà nước có lực lượng vật chất to lớn, không chỉ có thể trang trải
cho các hoạt động của nó, những hoạt động cơ bản của xã hội, mà còn có thể hỗ trợ một phần
kinh phí hoạt động cho một số tổ chức khác.
*Tổ chức xã hội khác: Các tổ chức xã hội khác hoạt động trên cơ sở nguồn kinh phí do các hội viên đóng góp.
5. Phân tích bản chất của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
1. Bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Về bản chất, nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của đại đa số nhân dân lao
động trong xã hội mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông
dân và đội ngũ trí thức. Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa được thể hiện qua các đặc trưng sau:
– Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị – hành chính, một bộ máy
cưỡng chế, vừa là một tổ chức quản lý kinh tế – xã hội của nhân dân lao động, nó
không còn là nhà nước theo đúng nghĩa mà chỉ còn là “nửa nhà nước ”.
– Dân chủ là thuộc tính của nhà nước xã hội chủ nghĩa: Nhà nước xã hội chủ nghĩa
với bản chất là nhà nước của đông đảo nhân dân lao động trong xã hội, nhà nước
mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực:
chính trị, kinh tế, tự do dân chủ và tự do cá nhân… Thông qua các quy định của
pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa ngày càng ghi nhận nhiều hơn các quyền con
người thành quyền công dân, đồng thời xây dựng một cơ chế hữu hiệu để nhân dân
thực hiện các quyền dân chủ.
– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước: Nhân dân với tính cách là
chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước, thực hiện quyền lực nhà nước dưới nhiều hình thức khác nhau như:
+ Nhân dân thông qua bầu cử dân chủ lập ra hệ thống cơ quan đại diện;
+ Nhân dân thông qua các tổ chức xã hội tham gia kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước ;
+ Nhân dân trực tiếp làm việc, phục vụ trong các cơ quan nhà nước;
+ Nhân dân thực hiện quyền lực thông qua các hoạt động đưa ra những yêu cầu, kiến nghị.
2. Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013
Điều 2 Hiến pháp 2013 khẳng định: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì
Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất
cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc
thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013
là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể:
– Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của tất cả các dân
tộc trên lãnh thổ Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên
cơ sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;
– Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.
Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay thể hiện
cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:
a) Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự
lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân
được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng
cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là
giai cấp tiên tiến nhất, cách mạng nhất, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội.
b) Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là
biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng
trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện,
hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội. Các chính sách xã hội thể
hiện tính dân chủ, nhân đạo của nhà nước xã hội chủ nghĩa đang được triển khai
thực hiện ở vùng đồng bào các dân tộc. Ngày nay, tính dân tộc đó được phát huy
nhờ kết hợp với tính giai cấp, tính nhân dân và tính thời đại.
c) Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Nhà nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức”.
Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng
quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ
yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn
thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo,
khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có
thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án
chính sách, pháp luật.
Tính nhân dân không phủ nhận các biện pháp cương quyết, mạnh mẽ của Nhà
nước nhằm chống lại các hành vi gây mất ổn định chính trị, vi phạm pháp luật,
xâm hại đến lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân. Vì vậy, cùng với việc đổi
mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, Nhà nước
cần tăng cường bộ máy cưỡng chế để đảm bảo an ninh, an toàn cho xã hội và cho
từng cá nhân con người.
d) Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước ta là một Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thực hiện thiết chế của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Nhà nước ta hiện nay đang thực hiện chính sách
phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, đồng thời thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội.
Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan
tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…
Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối
ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế
giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên
cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau. –
6. Phân tích nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. *) KN nguyên tắc BMNN
Nguyên tắc tổ chức và HĐ của BMNN XHCN là những nguyên lý, những tư tưởng
chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp vs bản chất của NN XHCN,
tạo thành cơ sở cho tổ chức và HĐ của các cq NN và toàn thể BMNN
*) Các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.Thứ nhất, nguyên tắc bảo đảm tất cả quyền lực NN thuộc về nhân dân
- Thể hiện qua 3 phương diện:
+ Đảm bảo cho nhân dân tham gia đầy đủ và tích cực vào việc tổ chức ra BMNN
+ Đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc QL công việc of NN
và quyết định những vđề quan trọng của NN
+ NN phải có cơ chế đảm bảo cho nhân dân thực hiện kiểm tra giám sát HĐ
của các cq NN và nhân viên NN
VD: Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
bằng nhiều hình thức phong phú như: bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực
nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước, tham gia hoạt động xét xử của tòa án…
2. Thứ hai, nguyên tắc Đảng lãnh đạo đối vs tổ chức và HĐ của BMNN
Sự lãnh đạo của Đảng thể hiện ở chỗ:
-Đảng đề ra đường lối chính trị, chủ trương, chính sách lớn cho HĐ của NN. Đồng thời chỉ đạo qt XD PL
- Quyết định các vđề quan trọng nhất về tổ chức BMNN lãnh đạo, thể chế hóa chủ
trương chính sách of Đảng thành PL of NN, quy định chung thống nhất bắt buộc trên quy mô toàn quốc
- Đảng kiểm tra, giám sát, hướng dẫn giúp đỡ các HĐ của các cq NN thông qua
các Đảng viên và tổ chức Đảng trong cq đó
- Giới thiệu đội ngũ cán bộ đủ năng lực, uy tín để đảm nhận chức vụ quan trọng trong BMNN
3. Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ
- Tất cả các cq đại diện các cấp đều do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc
phổ thông đầu phiếu, trong HĐ phải định kỳ báo cáo trc cử tri và cử tri có quyền
kiểm tra giám sát HĐ of các cq đại diện
- Cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn quốc phục tùng TW, các quyết định cấp trên có
GT bắt buộc cấp dưới. Các quyết định cấp trên khi thông qua p có sự tham gia ý
kiến của cấp dưới và các đơn vị liên quan
- Những vđề quan trọng của cq NN p đc đưa ra thảo luận tập thể và quyết định theo đa số
Lưu ý: TTDC là 2 mặt of 1 thể thống nhất, kết hợp hài hòa vs nhau
- Nếu thiên về tập trug thì tập trug quan liêu độc đoán trái vs bản chất of NN ta
- Nếu thiên về dân chủ thì dân chủ quá trớn làm HĐ BMNN kém hiệu quả
4. Thứ tư, nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc Điều 5 HP 2013:
“1. Nc CHXHCNVN là QG thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nc VN
2. Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng PT; nghiêm cấm
mọi hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc
3. Ngôn ngữ QG là TV. Các dân tộc có quyền dùng tiếng ns, chữ viết, giữ gìn bản
sắc dân tộc, phát huy phog tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp of mình
4. NN thực hiện chính sách PT toàn diện và tạo ĐK để các dân tộc thiểu số phát
huy nội lực, cùng PT vs đất nước”
5. Thứ năm, nguyên tắc pháp chế XHCN
- Nguyên tắc pháp chế XHCN: đòi hỏi các cq trog BMNN p đảm bảo thực hiện
quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp 1 cách nhịp nhàng, đồng bộ
- Điều 8 HP 2013: “NN đc tổ chức và HĐ theo HP và PL, QLXH = HP Và PL…”
- Nguyên tắc pháp chế đòi hỏi
+ NN phải ban hành VB PL kịp thời điều chỉnh các QHXH, thiết lập trật tự XH
nhất định phù hợp vs ý chí của NN
+ Các cq NN, CB CC NN, tổ chức XH, tổ chức KT và các đơn vị lực lượng vũ trag
nhân dân tuân theo HP và PL
7. Thế nào là bộ máy nhà nước? Trình bày các loại cơ quan trong bộ máy nhà
nước ở Việt Nam hiện nay?
*) BMNN VN là hệ thống các cơ quan NN từ TW xuống cơ sở, đc tổ chức theo
những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành 1 cơ chế đồng bộ để thực hiện các
chức năng và nhiệm vụ của NN
*) Bộ máy nhà nước theo pháp luật Việt Nam hiện hành được tổ chức như sau:
Thông thường trong bộ máy nhà nước nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan
lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tư pháp.
- Cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hội đồng nhân dân là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương).
- Cơ quan hành chính nhà nước, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ
thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc
Chính phủ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã, các sở, phòng, ban…). - Cơ quan tư pháp:
Các cơ quan xét xử (Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân địa phương, Tòa án quân sự…).
Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân
địa phương, Viện kiểm sát quân sự). Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy nhà nước tùy
thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan nhà nước.
● Hệ thống cơ quan nhà nước ở Việt Nam: ● Quốc hội Quốc hô …
i là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, nắm quyền lực Nhà nước cao
nhất. Quốc hội có ba chức năng chính là thực hiện quyền lập hiến và lập pháp;
quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; và giám sát tối cao đối với toàn bộ
hoạt động của Nhà nước. Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định chi
tiết tại Hiến pháp 2013.
● Chủ tịch nước
Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước Viê …
t Nam, thay mặt Nhà nước trong
các vấn đề đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu
Quốc hội và chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội. Nhiệm kỳ của
Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch
nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Chức năng, nhiệm vụ của Chủ tịch nước được quy định tại Hiến pháp 2013. ● Chính phủ
Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Việt Nam, thực hiện
quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm
trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ
trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Trong đó:
· Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm
trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao;
báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
· Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo
sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng
Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng
mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm
thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
· Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước
Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân
công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm
tập thể về hoạt động của Chính phủ.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban
hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiểm tra việc
thi hành các văn bản đó và xử lý các văn bản trái pháp luật theo quy định của luật.
● Bộ và Cơ quan ngang Bộ
Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
Theo Nghị quyết 03/2011/QH13, Chính phủ gồm có 22 Bộ và cơ quan ngang Bộ.
Các Bộ bao gồm 18 Bộ sau đây: 1. Bộ Quốc phòng; 2. Bộ Công an; 3. Bộ Ngoại giao; 4. Bộ Nội vụ; 5. Bộ Tư pháp;
6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư; 7. Bộ Tài chính;