-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập số 3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập số 3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Con người và môi trường 45 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Câu hỏi ôn tập số 3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập số 3 môn Con người và môi trường | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Con người và môi trường 45 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
ÔN TẬP 3
-------------------------------
Câu 1: Những loại lương thực, thực phẩm chủ yếu cung cấp dinh dưỡng cho con người bao gồm:
A. Cacbonhydrat, protein, lipid
B. Cacbonhydrat, protein, lipid, mỡ
C. Cacbonhydrat, protein, lipid, muối khoáng, vitamine, dầu
D. Nước, cacbonhydrat, protein, lipid, muối khoáng, vitamine
Câu 2: Thực trạng về môi trường đô thị tại Việt Nam đang gặp mấy vấn đề lớn: A. 5 B. 6 C. 7 D. 8
Câu 3: Nước bao phủ bề mặt Trái Đất với tỷ lệ diện tích là: A. 81% B. 61% C. 71% D. 51%
Câu 4: Chương trình nghị sự Agenda 21 bao gồm:
A. Các giải pháp BVMT chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21
B. Các giải pháp phát triển bền vững cho 21 nước tham gia
C. Các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21
D. Các giải pháp BVMT cho 21 nước tham gia
Câu 5: Yếu tố nào có thể gây mất an ninh lương thực trong tương lai gần:
A. Gia tăng dân số quá mức
B. Biến đổi khí hậu C. Chiến tranh
D. Tất cả đều đúng
Câu 6: Hãy sắp xếp các hình thái kinh tế mà loài người đã trải qua theo mức độ gia tăng tác
động đến môi trường tự nhiên
A. Hái lượm -> Săn bắt -> Công nghiệp -> Nông nghiệp
B. Săn bắt -> Hái lượm -> Nông nghiệp -> Công nghiệp
C. Hái lượm -> Săn bắt -> Nông nghiệp -> Công nghiệp
D. Săn bắt -> Hái lượm -> Công nghiệp -> Nông nghiệp
Câu 7: Rừng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn gen động vật và thực vật, hệ sinh thái
rừng của quốc gia, là khu vực nghiên cứu khoa học và du lịch là: A. Rừng đặc dụng
B. Khu dự trữ sinh quyển C. Rừng sản xuất D. Rừng phòng hộ
Câu 8: Cách mạng xanh thuộc nền nông nghiệp nào: A. Săn bắt, hái lượm
B. Trồng trọt, chăn nuôi truyền thống
C. Nông nghiệp công nghiệp hóa D. Nông nghiệp sinh thái
Câu 9: Quan hệ trực tiếp giữa con chim sáo và con trâu thuộc kiểu nào sau đây: A. Hợp sinh
B. Bàng quan hay trung lập C. Ký sinh D. Cộng sinh
Câu 10: Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu được thông qua vào thời gian nào: A. Tháng 04/2016 B. Tháng 12/2015 C. Tháng 06/2017 D. Tháng 11/2016
Câu 11: Oxy chiếm bao nhiêu % khí quyển về thể tích A. 20,9% B. 20% C. 29,9% D. 30%
Câu 12: Có bao nhiêu nguyên tắc để xây dựng một xã hội phát triển bền vững được đưa ra trong
tài liê ju “Hãy cứu lấy Trái đất – chiến lược cho một cuộc sống bền vững” của UNEP (1991): A. 5 B. 7 C. 9 D. 10
Câu 13: Phát biểu nào sau đây được cho là đúng khi đề cập đến những hạn chế của Cách Mạng Xanh
A. Sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật nên ít tác động đến môi trường
B. Tạo ra bước phát triển quan trọng để giải quyết lương thực cho loài người
C. Các giống cây trồng địa phương với nguồn gen di truyền quý giá có chất lượng tốt và tính
thích ứng cao với điều kiện tự nhiên bị loại bỏ dần.
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Các biểu hiện của biến đổi khí hậu bao gồm:
A. Thủng tầng ozon, sự gia tăng mực nước biển toàn cầu
B. Băng tan nhiều ở hai cực, thay đổi bất thường lượng mưa trên trái đất.
C. Mưa acid, khí quyển nóng lên
D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 15: Trong top 20 các quốc gia đông dân nhất thế giới, châu lục nào chiếm tỷ lệ nhiều nhất? A. Châu Mỹ Ch B. âu Âu C. Châu Á D. Châu Phi
Câu 16: Phát biểu nào sau đây về ô nhiễm môi trường là SAI
A. Môi trường có khả năng tự làm sạch trong một điều kiện nhất định
B. Sự ô nhiễm môi trường là mang tính cục bộ, không liên đới
C. Chất ô nhiễm vượt quá giới hạn sẽ hủy hoại khả năng tự làm sạch của môi trường
D. Đa phần các chất tổng hợp mang tính giới hạn về chất đối với khả năng tự làm sạch của môi trường.
Câu 17: Nhận định nào sau đây về nước làm mát trong công nghiệp đối với môi trường đất là ĐÚNG
A. Nguồn ô nhiễm về mặt vật lý do có chứa các bụi bẩn
B. Không phải là nguồn gây ô nhiễm
C. Nguồn ô nhiễm về mặt vật lý do tăng nhiệt độ làm ảnh hưởng hệ sinh thái đất
D. Nguồn ô nhiễm về mặt hóa học vì có chứa các kim loại nặng
Câu 18: Vai trò của tầng ozone là:
A. Hấp thụ các tia hồng ngoại
B. Oxy hóa các chất ô nhiễm
C. Hấp thụ các tia tử ngoại
D. Tất cả các câu đều đúng
Câu 19: Hãy chọn sắp xếp đúng:
A. Cá thể, loài, quần thể, quần xả, hệ sinh thái
B. Cá thể, quần thể, loài, quần xả, hệ sinh thái
C. Loài, cá thể, quần thể, hệ sinh thái, quần xả
D. Quần thể, cá thể, loài, hệ sinh thái, quần xả
Câu 20: Nội dung nào sau đây không phải là nội dung cơ bản của tiêu chí phát triển bền vững về môi trường:
A. Bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tầng ozone;
B. Giảm thiểu tác động xấu của đô thị hóa đến môi trường
C. Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính
D. Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo;
Câu 21: Về mặt số lượng, người ta chia những tác động của các yếu tố sinh thái thành các bậc:
A. Bậc tối thiểu, bậc tối ưu, bậc tối cao
B. Bậc vừa phải, bậc tối ưu, bậc tối cao
C. Bậc tối thiểu, bậc bão hòa, bậc tối cao
D. Bậc tối thiểu, bậc trung bình, bậc vượt ngưỡng
Câu 22: Dầu hỏa được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton)
chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
C. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách dây 320-380 triệu năm
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
Câu 23: Ở Việt Nam, dầu mỏ và khí đốt tập trung ở khu vực nào?
A. Trung du và miền núi
B. Ven biển và thềm lục địa
C. Đất ngập nước
D. Đồng bằng châu thổ
Câu 24: Nguyên nhân nào gây suy thoái tài nguyên đất: A. Xâm nhập mặn
B. Canh tác độc canh C. Mưa acid
D. A, B, C đều đúng Câu 25: không phải Hiện tượng nào
do biến đổi khí hậu gây ra: A. Băng tan
B. Động đất, phun trào núi lửa
C. Bão gió, lốc xoáy gia tăng
D. Thời tiết diễn biến bất thường
Câu 26: Nền nông nghiệp công nghiệp hóa gây những tác động nào đến môi trường:
A. Suy giảm diện tích rừng tự nhiên
B. Giảm đa dạng sinh học
C. Ô nhiễm môi trường đất, nước do phân bón hóa học
D. Cả 03 ý trên đều đúng
Câu 27: Câu nào đúng cho định nghĩa về Ô nhiễm môi trường:
A. Tai biến hoặc rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động của con người, hoặc biến đổi thất thường
của tự nhiên gây biến đổi môi trường nghiêm trọng
B. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh
hưởng xấu đến con người và sinh vật
C. Giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường
D. Sự suy giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đối với con người và sinh vật
Câu 28: Than đá được hình thành từ:
A. Sự phân giải của các thực vật phù du (phytoplankton) và động vật phù du (zooplankton)
chết lắng động ở đáy biển
B. Sự lắng đọng của các loại động vật giáp xác ở đáy biển
C. Sự lắng đọng của dương xỉ, thạch tùng khổng lồ của thời kì cách đây 320-380 triệu năm
D. Sự tích lũy than đá trong đất cách đây trên 300 triệu năm
Câu 29: Chọn phát biểu đúng:
A. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại
B. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng tối đa các yêu cầu của hiện tại
C. Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm đáp ứng các yêu cầu của hiện tại, nhưng không
gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau
D. Phát triển bền vững là sự bảo tồn nhằm đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau nhưng
không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của hiện tại
Câu 30: Giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học không bao gồm:
A. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn Quốc gia nhằm bảo vệ các hệ sinh thái đặc biệt
B. Tác động đa dạng của con người lên các hệ sinh thái trong tự nhiên
C. Khai thác sử dụng hợp lý, khoa học các giá trị đa dạng sinh học
D. Bảo vệ các loài quý hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng
Câu 31: Lượng nước ngọt con người có thể sử dụng cho các hoạt động sản xuất chiếm:
A. 3-5% lượng nước trên Trái Đất
B. <1% lượng nước trên Trái Đất
C. 1-3% lượng nước trên Trái Đất
D. 5-7% lượng nước trên Trái Đất
Câu 32: Các tác nhân nào sau đây có thể là nguyên nhân của hiện tượng xâm nhập mặn:
A. Khai thác rừng ngập mặn, đào ao nuôi tôm.
B. Khai thác rừng phòng hộ đầu nguồn, khai thác thủy điện
C. Khí hậu nóng lên toàn cầu, khai thác thủy điện quá mức
D. Khai thác quá mức nguồn nước ngầm, xây đô thị lấn biển
Câu 33: Bảo vệ môi trường là nhiệm vụ toàn cầu cần sự chung tay của mỗi cá nhân qua các hành động:
A. Thực hiện nghiêm túc các luật giao thông
B. Trở thành người tiêu dùng thông thái
C. Thực hiện nếp sống 3T, 3R
D. Chăm sóc sức khỏe bản thân
Câu 34: Ý nào sau đây không phải là nguyên tắc của sự phát triển bền vững ở Việt Nam?
A. Quá trình phát triển phải đảm bảo một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và các thế hệ tương lai.
B. Phát triển song hành với đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng.
C. Làm chậm tốc độ phát triển kinh tế để giảm thiểu phát thải CO2 vào môi trường.
D. Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững.
Câu 35: Tổng năng lượng mặt trời được cây xanh hấp thụ cho quang hợp: A. 99% B: 1% C: 5% D: 10%
Câu 36: Những hệ quả khi tầng ozone bị suy giảm:
A. Tăng lượng bức xạ cực tím đến Trái Đất
B. Tăng sản lượng lương thực
C. Giảm các tia hồng ngoại
D. Giảm biến đổi khí hậu
Câu 37: Tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến môi trường
A. Vứt rác bừa bãi tại các điểm tham quan
B. Xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên để xây dựng các khu du lịch
C. Ô nhiễm môi trường nước cục bộ tại các khu du lịch biển
D. Tất cả đều đúng
Câu 38: Từ năm 1972, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc chọn Ngày môi trường thế giới là ngày A. 22/03 B. 22/05 C. 11/07 D. 05/06
Câu 39: Khí quyển gồm bao nhiêu tầng: A. 5 B. 3 C. 2 D. 4
Câu 40: Biển Việt Nam mang nhiều tài nguyên quý giá, với chiều dài đường bờ biển là: A. 4260km B. 3260km C. 1260km D. 2260km
Câu 41: Vấn đề môi trường nào trong việc thu gom, xử lý chất thải rắn cần tập trung giải quyết
cấp bách tại VN hiện nay:
A. Nước rỉ rác phát sinh từ chất thải rắn
B. Phân loại rác tại nguồn
C. Tiếng ồn trong quá trình vận hành bãi chôn lấp
D. Khí thải phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải rắn
Câu 42: Theo phân loại tài nguyên thiên nhiên thì Đất thuộc loại tài nguyên nào: A. Tài nguyên vĩnh cửu B. Tài nguyên tái tạo
C. Tài nguyên không tái tạo D. Tài nguyên đặc biệt
Câu 43: Theo số liệu điều tra dân số cuối năm 2022, dân số VN ở mức: A. 97 triệu người B. 99 triệu người C. 105 triệu người D. 90 triệu người
Câu 44: Hiện nay, quốc gia nào đang phát thải khí nhà kính cao nhất hàng năm: A. Mỹ B. Ấn Độ C. Trung Quốc D. Nga
Câu 45: Mối quan hệ đặc trưng nhất của quần xã sinh vật:
A. Quan hệ con mồi và vật chủ
B. Quan hệ mạng lưới thức ăn C. Quan hệ ký sinh D. Quan hệ sinh sản
Câu 46: Hành động nào sau đây không nhằm mục đích bảo vệ môi trường
A. Giảm sử dụng túi nilông, rác thải nhựa
B. Trồng nhiều cây xanh
C. Giảm bớt hoạt động sản xuất nông nghiệp
D. Sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo
Câu 47: Nội dung của Nghị định thư Montreal:
A. Giảm thiểu phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính
B. Giảm thiểu biến đổi khí hậu
C. Giảm thiểu suy giảm tầng Ozon D. Câu A và B
Câu 48: Theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam 2005, yếu tố nào không được bao gồm trong yếu tố
môi trường của quy định này?
A. Sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác
B. Môi trường đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng
C. Yếu tố tự nhiên, yếu tố vật chất nhân tạo bao quanh con người
D. Yếu tố xã hội-nhân văn
Câu 49: Nước là một vật chất đặc biệt, điều nào sau đây không phải đặc tính của nước?
A. Có 3 trạng thái tồn tại: khí, lỏng, rắn
B. Yếu tố giới hạn sự sống
C. Giảm thể tích khi chuyển từ trạng thái lỏng sang rắn
D. Thu nhiệt độ khi chuyển từ trạng thái lỏng sang khí
Câu 50: Hành vi nào sau đây hiện chưa bị nghiêm cấm:
A. Đổ chất thải, rác thải hoặc làm rò rỉ các chất độc hại vào nguồn nước
B. Xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước
C. Sử dụng nước phung phí
D. Thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, hành nghề khoan nước dưới đất trái phép
------------- HẾT -------------