-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi ôn tập thi Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập thi Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Câu hỏi ôn tập thi Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Câu hỏi ôn tập thi Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin (POLI13014) 58 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
1. Luận điểm nào dưới đây SAI với quan niệm của triết học duy vật biện chứng về nhận thức?
Nhận thức là sự tiếp nhận thụ động một chiều những tác động trực tiếp
của sự vật lên giác quan của con người.
2. Lực lượng sản xuất là sự thống nhất biện chứng giữa .......... và ..........?
Người lao động - Tư liệu sản xuất.
3. .......... có vai trò quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền
sản xuất; có khả năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội?
Quan hệ tổ chức quản lý sản xuất.
4. ………… làm cho sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế sự vật, hiện tượng
cũ và là yếu tố liên hệ giữa sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới?
Phủ định biện chứng.
5. Luận điểm nào sau đây KHÔNG ĐÚNG theo quan niệm của triết học Mác- Lênin?
Cái chung tồn tại độc lập tách rời khỏi cái riêng, không liên hệ với cái
riêng, cũng như cái đơn nhất không liên hệ với cái riêng.
6. Đâu là thời kỳ C. Mác và Ph.Ăngghen bổ sung và phát triển toàn diện lý luận triết học? 1848-1895
7. Điền vào chỗ trống cho hợp nội dung quan niệm của triết học Mác-Lênin:
Sinh ra từ trong lòng ……… và đại diện cho tương lai ở thời hiện tại,
………. làm bộc lộ hết tính tương đối của ………..
Hiện thực - Khả năng - Hiện thực.
8. Ai là tác giả của luận điểm: "Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái kiến trúc
thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng"? Các Mác
9. Ai là tác giả của luận điểm: "Đứa trẻ nào cũng biết rằng bất kể dân tộc nào
cũng sẽ diệt vong, nếu như nó ngừng lao động, không phải một năm, mà chỉ mấy tuần thôi"? K. Marx.
10.Luận điểm nào dưới đây không dùng để chỉ đặc trưng của hoạt động thực tiễn?
Thực tiễn gồm những hình thức cơ bản là hoạt động sản xuất vật chất; hoạt
động chính trị - xã hội và hoạt động thực nghiệm khoa học.
11.Trong những hình thức của hoạt động thực tiễn, hoạt động nào đóng vai trò quan trọng, quyết định? Sản xuất vật chất.
12.Các triết gia thuộc trường phái triết học nào đã xuất phát nghiên cứu về lịch
sử xã hội từ con người hiện thực và phát hiện ra phương thức tồn tại của con
người chính là hoạt động thực tiễn của họ?
Chủ nghĩa duy vật lịch sử.
13. Câu nào sau đây không phải quan niệm của triết học Mác-Lênin?
Thế giới vật chất có nguồn gốc từ một tồn tại khách quan.
14.………….. luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng giai
đoạn đó của quá trình phát triển.
Mâu thuẫn chủ yếu.
15.Luận điểm nào ĐÚNG so với quan niệm của triết học Mác-Lênin?
Trong cùng một lúc, một sự vật, hiện tượng nào đó vừa là cái đơn nhất, vừa là cái chung.
16.Quan điểm triết học nào cho rằng chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn về sự
vật với chính bản thân sự vật trên thực tế?
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
17.Luận điểm nào sau đây không phải là nội dung ý nghĩa phương pháp luận
được rút ra từ nguyên lý về mối liên hệ phổ biến?
Bất kỳ ở đâu, trong tự nhiên, xã hội và tư duy đều có vô vàn các mối liên
hệ đa dạng, chúng giữ những vai trò, vị trí khác nhau trong sự vận động,
chuyển hóa của các sự vật, hiện tượng.
18.Các Mác (Karl Marx) ra đời ngày tháng năm nào? ở đâu?
05/5/1818 (tại Trier, Đức)
19."Biện chứng gọi là ………….. thì chi phối trong toàn bộ giới tự nhiên, còn
biện chứng gọi là …..……….., tức là tư duy biện chứng, thì chỉ là phản ánh
sự chi phối..., của sự vận động thông qua những mặt đối lập..., thông qua sự
đấu tranh thường xuyên... và sự chuyển hóa cuối cùng của chúng từ mặt đối
lập này thành mặt đối lập kia,...".
Khách quan - Chủ quan.
20.Luận điểm nào sau đây ĐÚNG với quan niệm của triết học Mác-Lênin về
cặp phạm trù Nội dung - Hình thức?
Nội dung và hình thức của sự vật, hiện tượng tồn tại thống nhất chặt chẽ
trong mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, nhưng nội dung giữ vai trò quyết định.
21.Luận điểm nào ĐÚNG theo quan niệm của triết học Mác-Lênin về ý thức?
Ý thức là hình thức phản ánh cao nhất riêng có của óc người về hiện
thực khách quan trên cơ sở thực tiễn.
22.Trào lưu triết học nào quy bản chất con người vào bản tính tự nhiên, tộc loại
của các cá nhân riêng biệt; tuyệt đối hóa vai trò của hoàn cảnh địa lý trong
sự phát triển xã hội hoặc áp dụng quy luật tự nhiên, quy luật sinh học một
cách máy móc vào đời sống xã hội?
Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
23.Lênin đã định nghĩa: "___________, tức học thuyết về sự phát triển, dưới
hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính
tương đối của nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất
luôn phát triển không ngừng".
Phép biện chứng
24.Ai là tác giả của luận điểm sau: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng
là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt
nhân của phép biện chứng,...". V.I.Lênin.
25.…………… đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ quy định sự vận
động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn không cơ bản.
26........... là tổng hợp các quan hệ kinh tế - vật chất giữa người với ngư¬ời
trong quá trình sản xuất vật chất.
Quan hệ sản xuất.
27.Ai trong số các triết gia duy vật Hy Lạp cổ đại sau đây đã cho rằng vật chất là nước? Thales
28.Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến yêu cầu chúng ta trong nhận thức và hoạt
động thực tiễn cần chống:
Quan điểm chiết trung, quan điểm ngụy biện, quan điểm phiến diện.
29.Đâu là tính chất của sự phát triển theo quan niệm của phép biện chứng duy vật?
Tính khách quan, tính phổ biến, tính riêng biệt, tính kế thừa, tính phức tạp.
30.Đâu là hình thức tiêu biểu của triết học thời Phục hưng - Cận đại đã lấy các
thành tựu của vật lý học thực nghiệm làm cơ sở cho học thuyết của mình?
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
31."Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất
của các mặt đối lập. Như thế là nắm được ………….. của phép biện chứng,
nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải thích và một sự phát triển thêm"? Hạt nhân.
32.Trào lưu triết học nào coi nhận thức không phải là sự phản ánh thế giới
khách quan bởi con người mà chỉ là sự phản ánh trạng thái chủ quan của con người?
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
33.Đâu là những tính chất của chân lý theo quan niệm của triết học Mác- Lênin ?
Tính khách quan, tính tương đối, tính tuyệt đối, tính cụ thể
34.Quan điểm triết học nào coi phát triển chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt
lượng, chỉ là sự tuần hoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất,
không có sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới và nguồn gốc của sự "phát
triển" đó nằm ngoài chúng?
Quan điểm siêu hình.
35.Định nghĩa về phạm trù vật chất, Lênin đã viết: "Vật chất là một phạm trù
triết học dùng để chỉ _____________ được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác".
Thực tại khách quan
36.……………… là phạm trù chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng. Nội dung.
37.Hình thức vận động xếp từ thấp tới cao theo quan niệm của Ăngghen?
Cơ – Lý – Hóa – Sinh – Xã hội
38.Trào lưu triết học nào đi tìm nguyên nhân của sự phát triển lịch sử ở tư
tưởng; coi cá nhân anh hùng quyết định sự phát triển lịch sử?
Chủ nghĩa duy tâm.
39.Yếu tố nào sau đây là điều kiện vật chất cần thiết để tổ chức sản xuất, bao
gồm tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Tư liệu sản xuất
40........... gồm công cụ lao động và phương tiện lao động.
Tư liệu lao động.
41.Luận điểm nào dưới đây là nội dung quan điểm hoạt động thực tiễn của con
người là cơ sở, động lực của nhận thức?
Bằng và thông qua hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới
khách quan, buộc chúng phải bộc lộ những thuộc tính, những quy luật để
con người nhận thức.
42.Luận điểm nào dưới đây là nội dung ý nghĩa phương pháp luận được rút ra
từ việc nghiên cứu triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù Tất nhiên - Ngẫu nhiên?
Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào tất nhiên chứ không thể dựa vào
ngẫu nhiên và như vậy, nhiệm vụ của khoa học là tìm cho được mối liên
hệ tất nhiên của hiện thực khách quan.
43.Ai là tác giả của luận điểm: "Có thể định nghĩa vắn tắt phép biện chứng là
học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là nắm được hạt
nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có những sự giải
thích và một sự phát triển thêm"? V.I.Lênin.
44.Trường phái triết học nào sau đây khẳng định, cái chung tồn tại độc lập,
không phụ thuộc vào cái riêng; cái chung mang tính tư tưởng, tinh thần, tồn
tại dưới dạng các khái niệm chung? Duy thực.
45.Trong những nguyên tắc dưới đây, đâu là nguyên tắc nền tảng của lý luận
nhận thức của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Nguyên tắc thừa nhận sự vật khách quan tồn tại bên ngoài và độc lập với
ý thức con người.
46.Mối quan hệ biện chứng giữa .......... và .......... quy định sự vận động, phát
triển của các phương thức sản xuất trong lịch sử.
Lực lượng sản xuất - Quan hệ sản xuất.
47.Nội dung nào sau đây không phải là nguyên tắc xây dựng lý luận nhận thức
của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
Thừa nhận nhận thức chỉ như một sự phản ánh thụ động, giản đơn,
không phải là quá trình biện chứng.
48.Luận điểm nào dưới đây thể hiện vai trò là tiêu chuẩn kiểm tra chân lý của thực tiễn?
Chỉ có thực tiễn mới có thể vật chất hóa được tri thức, hiện thực hóa được
tư tưởng, qua đó mới khẳng định được tri thức nào đó là đúng đắn hoặc sai lầm.
49.Đâu là nguyên tắc phương pháp luận được trực tiếp rút ra từ lý luận nhận
thức duy vật biện chứng?
Nguyên tắc thực tiễn.
50........... là những phương tiện vật chất mà con người trực tiếp sử dụng để tác
động vào đối tượng lao động nhằm biến đổi chúng, tạo ra của cải vật chất
phục vụ nhu cầu của con người và xã hội.
Công cụ lao động.