Câu hỏi ôn tập - Triết học Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới. Cấu trúc của thế giới quan gồm tri thức vàniềm tin. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác -Lênin (THML01)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1:
Vì sao thế giới quan có tác dụng định hướng cho hoạt động của con người?
Thế giới quan là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới về bản thân con người,
về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới. Cấu trúc của thế giới quan gồm tri thức và
niềm tin. Trước tiên con người phải có sự hiểu biết (tri thức) sau đó trãi nghiệm trong cuộc
sống tạo niềm tin. Hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích xuất phát từ
sự hiểu biết và niềm tin của con người (thế giới quan) do đó, thế giới quan cóa tác dụng định
hướng hoạt động của con người. Thế giới quan đúng đắn sẽ giúp con người có hoạt động
đúng đắn, đem lại hiệu quả trong hoạt động. Thế giới quan sai lầm sẽ dẫn đến con người có
những hoạt động sai lầm
Câu 2: Nguyên tắc toàn diện là gì? Trong cuộc sống bạn đã bao giờ đã sử dụng nó
hay chưa? Cho ví dụ minh hoạ. 1. Nguyên tắc toàn diện
Nguyên tắc toàn diện trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn là một trong những
nguyên tắc phương pháp luận cơ bản, quan trọng của phép biện chứng duy vật.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng và trong
hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải xem xét sự vật trên nhiều mặt, nhiều mối quan hệ của nó.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các
bộ phận, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự
vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp.
Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật. Việc quan sát trong sự tồn tại của sự
vật sự việc trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, yếu tố, thuộc tính khác nhau trong tính
chỉnh thể của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với
sự vật hiện tượng khác; tránh cách xem xét phiến diện, một chiều.
Thực hiện điều này sẽ giúp cho chúng ta tránh được hoặc hạn chế được sự phiến diện, siêu
hình, máy móc, một chiều trong nhận thức cũng như trong việc giải quyết các tình huống thực
tiễn, nhờ đó tạo ra khả năng nhận thức đúng được sự vật như nó vốn có trong thực tế và xử lý
chính xác, có hiệu quả đối với các vấn đề thực tiễn.
Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến
các mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên...
để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả
cao nhất trong sự phát triển của bản thân.
Trong thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải
chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật
ấy với các sự vật khác. Đồng thời, chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các
phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất.
Nguyên tắc toàn diện là một phần của nguyên lý mối quan hệ phổ biến nên cũng có những
tính chất của nguyên lý này là khách quan và phổ biến. Mối liên hệ giữa các sự vật là có tính
khách quan và tính phổ biến vì mọi vật trên thế giới đều có chung bản chất và nguồn gốc, đó
là tính vật chất của thế giới. Sự tồn tại khách quan của các sự vật cụ thể đều là biểu hiện của
mối liên hệ bên trong và mối liên hệ bên ngoài. Không có mối liên hệ giữa các yếu tố bên
trong thì không có bản thân sự vật đó, không có mối liên hệ giữa sự vật với những vật xung
quanh thì sự vật đó cũng không có điều kiện để tồn tại được. Bên cạnh đó sự vật nào vùng là
khâu trung gian và môi giới của nhau, do đó mà các sự vật liên hệ với nhau thành một thể
thống nhất mà mỗi sự vật trong đó đều là một bộ phận hay một khâu của nó.
2. Cơ sở lý luận của quan điểm toàn diện
Theo quan điểm phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì mối liên hệ
giữa sự phát triển và sự phổ biến dùng để cải tạo hiện thực và nhận thức. Đây cũng chính là
cơ sở lý luận và phương pháp luận của quan điểm toàn diện. Mọi sự vật, sự việc trên đời đều
tồn tại song song các mối quan hệ phong phú và đa dạng. Khi nhận thức về hiện tượng, sự
vật, sự việc trong cuộc sống chúng ta cần xem xét đến quan điểm toàn diện. Xem xét đến mối
liên hệ của sự vật này với sự vật khác nhằm tránh quan điểm phiến diện. Từ đó tránh được
việc phán xét con người hay sự việc một cách chủ quan. Không suy xét kỹ lưỡng mà đã vội
kết luận về tính quy luật bản chất của chúng.
Với chủ nghĩa duy vật biện chứng, những phản ánh trên sự vật đều được giải thích và đều cần
phải giải thích. Khi những nguyên nhân luôn tồn tại và sự vật tác động lẫn nhau. Khi đó, việc
nhìn nhận và đánh giá muốn mang đến hiệu quả phải dựa trên những tính chất phản ánh đầy
đủ nhất. Xác định đúng đắn mới mang đến hiệu quả trong quan điểm thể hiện. Do đó mà tính
chất toàn diện là tính chất cần thiết, quan trọng. Ví dụ
Nguyên tắc toàn diện thể hiện tỏng tất cả các hoạt động có tác động của phản ánh quan điểm.
Như những ví dụ trong đánh giá một con người với những mặt khác nhau phản ánh trong con
người họ. Không thể chỉ thực hiện quan sát phiến diện từ những thể hiện bên ngoài để đánh
giá tính cách hay thái độ, năng lực của họ. Cũng không thể chỉ dựa trên một hành động để
phán xét con người và cách sống của họ.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể cho việc áp dụng nguyên tắc toàn diện vào quan điểm của con người:
1. Đánh giá một con người không chỉ dựa trên thành tích học tập hoặc nghề nghiệp của họ,
mà còn xem xét các khía cạnh khác như phẩm chất đạo đức, tình yêu thương gia đình, tầm
nhìn xã hội và sáng kiến sáng tạo.
2. Khi đánh giá một người lãnh đạo, ta không chỉ xem xét khả năng quản lý và đưa ra quyết
định, mà còn xem xét khả năng lắng nghe, tôn trọng và tạo điều kiện cho sự phát triển của đồng nghiệp.
3. Trong việc giáo dục trẻ em, nguyên tắc toàn diện hướng tới việc phát triển toàn diện các
khả năng của trẻ, bao gồm cả khả năng nhận thức, nhận thức xã hội, thể chất và tinh thần.
4. Đối với bài viết, sách hoặc tác phẩm nghệ thuật, việc áp dụng nguyên tắc toàn diện có thể
bao gồm việc xem xét cả các yếu tố như nội dung, cấu trúc, ngôn ngữ, ý tưởng và tác động
lên người đọc hoặc người xem.
5. Trong việc xử lý vấn đề phức tạp, nguyên tắc toàn diện đòi hỏi ta phải xem xét các yếu tố
liên quan và tìm kiếm những giải pháp hợp lý và bền vững, thay vì chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất.
Qua đó, việc áp dụng nguyên tắc toàn diện trong quan điểm của con người giúp ta có cái nhìn
rộng hơn và đa chiều hơn về một vấn đề, từ đó tạo ra những quyết định và hành động phù hợp
và có tính cách công bằng và bền vững. Câu 3:
Ý thức là thuộc tính của vật chất. Đúng hay sai? Vì sao? Nhận định Sai.
Bởi vì: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ não người một cách năng
động, sáng tạo. ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan. Ý thức là thuộc tính của
dạng vật chất có tổ chức cao – là bộ não người chứ không phải là thuộc tính của mọi dạng vật
chất nói chung. Ý thức bắt nguồn từ một thuộc tính của vật chất – thuộc tính phản ánh ở trình
độ cao nhất, là bộ não người. Do đó, nhận định: “ý thức là thuộc tính của vật chất” là sai.