-
Thông tin
-
Quiz
Câu hỏi ôn tập tự luận môn thể chất | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Quan điểm về sức khỏe? Nêu những pp để củng cố và tăng cường sức khỏe? Nguồn gốc của thể dục thể thao?Nêu khái niệm thể dục thể thao? Đặc tính của thể dục thể thao? Nêu khái niệm phát triển thể chất?Khái quát về thể dục? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
thể chất ( UEH ) 1 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Câu hỏi ôn tập tự luận môn thể chất | Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Quan điểm về sức khỏe? Nêu những pp để củng cố và tăng cường sức khỏe? Nguồn gốc của thể dục thể thao?Nêu khái niệm thể dục thể thao? Đặc tính của thể dục thể thao? Nêu khái niệm phát triển thể chất?Khái quát về thể dục? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: thể chất ( UEH ) 1 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46578282
Câu 1: Quan điểm về sức khỏe? Nêu những pp để củng cố và tăng cường sức khỏe? -
Quan điểm về sức khỏe: Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đó là một trạng thái hài hoà
về thểchất, tinh thần và xã hội, mà không chỉ nghĩa là không có bệnh hay thương tật, cho phép mỗi
người thích ứng nhanh chóng với các biến đổi của môi trường, giữ được lâu dài khả năng lao động
và lao động có kết quả. Sức khoẻ là một trong những yếu tố cơ bản, đầu tiên để học tập, lao động,
đẩy mạnh sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng đất nước. -
Những phương pháp để củng cố và tăng cường sức khỏe: Có nhiều phương pháp để củng
cố vàtăng cường sức khoẻ như: ngủ đủ giấc, chế độ dinh dưỡng, liệu pháp tâm lý, suy nghĩ tích cực,
sử dụng các thực phẩm hỗ trợ chức năng đúng cách, nhưng không có liệu pháp nào hiệu quả hơn việc tập luyện TDTT.
Câu 2: Nguồn gốc của thể dục thể thao?
Thể dục thể thao ra đời phát triển theo sự phát triển của xã hội loài người. Lao động sản xuất là
nguồn gốc cơ bản của thể dục thể thao. Đó là cơ sở sinh tồn của tất cả mọi hoạt động, là hoạt động
thực tiễn cơ bản nhất. Thể dục thể thao được phát sinh trong những điều kiện sinh hoạt vật chất nhất
định của xã hội đặc biệt là săn bắt. Trong thời cổ xưa con người sống thành từng bầy lớn sinh sống
bằng săn bắt. Nhờ săn bắt con người kiếm được thức ăn và một số vật phẩm tiêu dùng. Chính vì vậy
muốn có được thức ăn và sống được an toàn, họ luôn phải đấu tranh với thiên tai và thú dữ, con
người phải biết leo trèo, lội qua suối, bơi qua sông v.v... Cuộc sống săn bắt như là cuộc thi giữa con
người và con vật về sức nhanh và sức mạnh, sức bền. Thực tế đấu tranh khốc liệt để sinh tồn buộc
con người phải biết chuẩn bị, dạy và học. Đây chính là điều kiện khách quan đề ra đời TDTT mặt
khác do hoạt động tư duy có rất sớm những kinh nghiệm hoạt động của con người được lặp lại nhiều
lần trong cuộc sống và dần được tích luỹ lại đã làm cho con người nhận thức được hiện tượng tập
luyện, vì họ hiểu rằng chạy nhiều thì chạy càng nhanh, càng dẻo dai hiệu quả của cuộc săn bắt càng
tốt hơn. Vì vậy trong quá trình lao động con người nhận thấy việc tập luyện là cần thiết để chuẩn bị
cho lao động, để lao động được khoẻ dẻo dai bền bỉ cho nên người ta tập động tác tương tự như ném,
leo trèo dần già quá trình lao động và tập luyện con người đã tích luỹ được thêm nhiều hiểu biết để
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đây chính là điều kiện chủ quan của sự ra đời của TDTT. Như
vậy TDTT xuất hiện cùng với sự hình thành của xã hội loài người TDTT trở thành biện pháp quan
trọng để chuẩn bị cho lao động mà lao động là điều kiện tự nhiên để đảm bảo cho cuộc sống.
Câu 3: Đặc tính của thể dục thể thao? -
Điều kiện sống thô sơ, khắc nghiệt, thiếu thốn cả về vật chất và tinh thần của con người cổ
xưa khixã hội chưa phân chia giai cấp đã hạn chế rất nhiều hoạt động TDTT. Tuy nhiên điều kiện
lịch sử ấy cũng có mặt thuận lợi vì mọi thành viên trong xã hội đều được hưởng thụ bình đẳng như
nhau. Về sau, sự phân chia giai cấp đã làm mất đi sự bình đẳng đó, nhưng những cuộc xung đột
chiến tranh liên miên giữa các bộ lạc, lãnh chúa và các quốc gia cũng góp phần thúc đẩy phát triển
của TDTT để phục vụ tốt hơn cho hoạt động quân sự. Tuy nhiên, trong xã hội có bóc lột, chỉ có một
số ít những người thuộc giai cấp thống trị là được hưởng thụ những giá trị đó, còn đại bộ phận dân
chúng thì chỉ được hưởng phần nào việc giáo dục thể chất; họ không có được sự tự do, bình đẳng lOMoAR cPSD| 46578282
thật sự. Đấy là đặc điểm cơ bản thể hiện xuyên suốt trong các xã hội còn có bóc lột bất công sau này.
Trong xã hội tư bản hiện đại, nhà cầm quyền cũng đã ít nhiều quan tâm đến hoạt động TDTT cho
những người lao động. Điều này chủ yếu nhằm phục vụ cho yêu cầu gia tăng về cường độ và chất
lượng sản xuất, đồng thời tuyên truyền, lôi kéo đông đảo quần chúng, đặc biệt là thanh thiếu niên đi
theo lý tưởng và lối sống của họ. Mục đích cao nhất vẫn chỉ là củng cố chế độ chính trị hiện có và thu
được lợi nhuận càng nhiều. Bên cạnh đó cũng không thể coi nhẹ áp lực mạnh mẽ của các cuộc đấu
tranh của những người lao động đòi cải thiện điều kiện sống, trong đó có TDTT.
Tính dân tộc luôn được thể hiện rất rõ trong lối sống, nếp nghĩ, tập tục, truyền thống và văn
hoá nói chung (trong đó có TDTT) của từng dân tộc. Nó được hình thành và phát triển trong quá trình
dựng nước và giữ nước, trong đấu tranh với tự nhiên và xã hội của từng dân tộc qua từng điều kiện
cụ thể. Tính dân tộc của TDTT Việt Nam như tính nhân văn, tinh thần thượng võ, liên kết cộng đồng
… thể hiện rõ qua kho tàng dân tộc về mặt này, từ triết lý rèn luyện thân thể cho đến các trò chơi vận
động dân gian, các môn võ cổ truyền.
Câu 4: Nêu khái niệm thể dục thể thao?
TDTT là bộ phận của nền văn hoá xã hội, một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài
tập thể lực (thể hiện cụ thể qua các cách thức rèn luyện thân thể) nhằm tăng cường thể chất, nâng cao
thành tích thể thao, góp phần làm phong phú đời sống sinh hoạt văn hoá và giáo dục, cùng tạo nên
những con người phát triển cân đối hợp lý.
Xuất phát từ khái niệm trên cho thấy một trong những vai trò của TDTT là tăng cường thể chất cho
con người, góp phần phát triển cơ thể cân đối, hài hoà.
Câu 5: Khái niệm thể chất?
Thể chất chỉ chất lượng cơ thể con người.
Thể chất là những đặc trưng tương đối ổn đinh về hình thái và chức năng của cơ thể, được hình thành
và phát triển so bẩm sinh di truyền và ảnh hưởng, tác động của điều kiện sống.
Câu 6: Nêu khái niệm phát triển thể chất?
Phát triển thể chất là một quá trình hình thành, biến đổi tuần tự theo quy luật trong cuộc đời từng
người về hình thái, chức năng, tố chất thể lực và năng lực thể chất trong suốt cuộc đời mỗi cá nhân.
(Chúng được hình thành trên và trong cái nền của cơ thể.) Ví dụ: Trẻ em, bào thai, sơ sinh, mẫu giáo,
nhi đồng và trưởng thành.
Câu 7: Khái quát về thể thao? lOMoAR cPSD| 46578282
* Thể thao: Thể thao là một bộ phận của TDTT xã hội thực hiện chức năng mở rộng giới hạn khả
năng thể chất và tinh thần của con người. Trong xã hội thể thao gồm hai bộ phận thể thao cho mọi
người (thể thao quần chúng) và thể thao thành tích cao (thể thao đỉnh cao) -
Thể thao thành tích cao, có mục đích trực tiếp là thành tích tuyệt đối. Hoạt động thể thaothành
tích cao chiếm một giai đoạn lớn trong cuộc đời vận động viên. Đối với họ hoạt động thể thao chiếm
ưu thế trong chế độ sống. Cuốc sống của vận động viên cấp cao phải được tổ chức đặc biệt phù hợp
với hệ thống tập luyện và thi đấu. Đối với vận động viên thể thao thành tích cao - thể thao là nghề nghiệp. -
Thể thao cho mọi người khác với thể thao thành tích cao ở mức độ thành tích cần vươn tới.Thể
thao thành tích cao lấy kỷ lục nhân loại, kỷ lục châu lục, khu vực làm đích phấn đấu. Trong khí đó
mục đích TDTT quần chúng được xác định phù hợp với khả năng cá nhân. Vấn đề cơ bản của thể
thao quần chúng là sức khoẻ, là trình độ chuẩn bị thể lực chung. Có nhiều hình thức, nhiều môn tập
luyện thể thao quần chúng như: bóng chuyền hơi, bơi, chạy, đi bộ, cầu lông, bóng bàn…
Câu 8: Khái quát về thể dục?
* Thể dục: Là một hệ thống các bài tập đa dạng, được chọn lọc và thực hiện với những phương pháp
khoa học, nhằm phát triển cơ thể toàn diện, hoàn thiện khả năng vận động. Căn cứ vào những nhiệm
vụ đặt ra cho người tập, những đặc điểm về lứa tuổi, giới tính và cá nhân người tập, Liên đoàn Thể
dục Thế giới (FIG), phân chia thể dục thành:
- Thể dục phát triển chung: có nhiệm vụ phát triển và củng cố sức khoẻ người tập, giáo dục những kỹ
năng vận động cơ bản phát triển sức nhanh, sức mạnh, tính khéo léo… Thể dục phát triển chung bao gồm:
+ Thể dục cơ bản bao gồm các bài tập: đi bộ, chạy, nhảy, các bài tập phát triển chung cho tay, chân,
thân mình, đầu, các bài tập đơn giản trên dụng cụ thể dục (thang dóng, ghế thể dục, cầu thăng bằng)
+Thể dục vệ sinh: Thể dục vệ sinh cá nhân được tập luyện thường xuyên hàng ngày vào các buổi
sáng, buổi trưa và buổi tối. Trong mỗi bài tập có các động tác đơn giản, ảnh hưởng toàn diện đến cơ
thể, củng cố và hoàn thiện khả năng chức năng của các hệ hô hấp, tuần hoàn, bộ máy vận động…
Thể dục vệ sinh tập thể: về nội dung không có gì khác biệt với thể dục vệ sinh cá nhân, song được
tiến hành dưới hình thức nhóm đông người, có hướng dẫn viên.
+ Thể dục thể hình: Thể dục thể hình bảo đảm sự phát triển cân đối với nhóm cơ của toàn thân, sửa
chữa những thiếu sót về tư thế, đồng thời phát triển sức mạnh, độ dẻo, tính khéo léo và các tố chất
cần thiết khác của con người.
+ Thể dục thi đấu bao gồm: Thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục nhào lộn, các bài tập trên lưới bật. lOMoAR cPSD| 46578282
+ Thể dục thực dụng: Thể dục thực dụng bổ trợ cho các môn thể thao, Thể dục thực dụng quân sự,
Thể dục trong lao động, Thể dục ngành nghề, Thể dục chữa bệnh. Câu 9: Vai trò của TDTT đối với
sự phát triển hài hòa, cân đối thể chất con người?
a) Thúc đẩy phát triển thể hình cân đối.
Sự phát triển của cơ thể về thể hình chủ yếu dựa vào sự phát triển (lớn mạnh) của từng tế bào và các
chất gian bào. Tập luyện TDTT có thể đẩy mạnh, nâng cao hơn quá trình này và duy trì được lâu
hơn và làm chậm quá trình suy giảm khi tuổi cao.
Sự hoàn thiện về thể hình và tư thế thân thể làm cho ngoại hình thêm đẹp phần nào cũng phản ánh
mức hoàn thiện về chức năng..
Cơ sở của sự hoàn thiện về thể hình và thư thế thân thể thông qua việc luyện tập TDTT thường xuyên
đó chính là sự tiêu hao năng lượng trong quá trình vận động. Năng lượng cung cấp cho cơ hoạt động
đó chính là ATP- là hợp chất giàu năng lượng. Tuy nhiên lượng ATP dự trữ trong một bó cơ không
nhiều, để hoạt động trong thời gian dài, ATP luôn phải được hồi phục đầy đủ. Năng lượng dùng để
hồi phục ATP được tạo ra bằng cách phân giải các chất dinh dưỡng khác như đường, đạm, mỡ. Mức
độ sử dụng và phân giải đường, đạm, mỡ tuỳ thuộc vào cường độ tập luyện và thời gian tập luyện.
VD: Trong các hoạt động TDTT với cường độ tối đa và dưới tối đa trong thời gian từ vài giây đến vài
phút thì cơ thể sẽ sử dụng năng lượng từ glucoza dự trữ trong cơ sau đó đến việc tổng hợp năng lượng
từ glucoza được huy động, sau đó nếu hoạt động với cường độ thấp hơn và trong thời gian kéo dài
hơn thì cơ chất để cung cấp năng lượng cho cơ hoạt động đó là đường và đạm, nhưng nếu kéo dài
hoạt động hơn nữa (đặc biệt trong các môn thể thao hoặc các bài tập rèn luyện sức bền với hoạt động
cơ nhẹ và kéo dài) thì phần lớn năng lượng được cung cấp bằng cách ôxy hoá mỡ. Qua ví dụ trên cho
thấy nếu tập luyện TDTT thường xuyên với cường độ thích hợp sẽ làm tiêu hao năng lương dư thừa,
giúp cho cơ thể cân đối giữa cân nặng và chiều cao, giữa các vòng, các chỉ số nhân trắc của cơ thể:
vòng bụng nhỏ hơn, vòng đùi săn chắc….; hoặc cũng có thể khắc phục phần nào tư thế xấu…
Mặt khác trong hoạt động vận động sẽ làm tăng Adrenalin (một loại hoóc môn của lớp tuỷ thượng
thận) sẽ có tác dụng tăng cường phân giải mỡ giúp tiêu hao năng lượng dư thừa, tăng cường phân giải
glucogen ở gan và cơ để tạo glucoza cho hoạt động cơ bắp.
Đặc biệt trong thời đại ngày nay, với cuộc sống hiện đại đã mang lại không ít tiện ích cho con người
nhưng kèm theo đó là căn bệnh mà phần lớn chúng ta phải mắc phải đó là “đói vận động”. Để “chữa”
tận gốc và triệt để căn bệnh này không có liều thuốc nào hiệu quả hơn đó là bài tập TDTT
b) Phát triển toàn diện các năng lực thể chất
Phát triển năng lực thể chất bao giờ cũng gắn chặt chẽ với chức năng của cơ thể. Khi ta tập chạy bền
thì cũng đồng thời nâng cao được khả năng hoạt động lâu dài của các hệ thống timmạch, hô hấp, cơ lOMoAR cPSD| 46578282
bắp. Do đó, phát triển toàn diện các năng lực thể chất cũng là một nhân tố quan trọng thúc đẩy sự cải
tiến về hình thái chức năng và ngược lại. Như vậy hoạt động TDTT có ảnh hưởng (tốt) nếu đúng
phương pháp, cường độ, quy trình tập luyện đến các cơ quan chức năng trong cơ thể như: hệ tuần
hoàn, hệ cơ xương, hệ hô hấp… lOMoAR cPSD| 46578282 lOMoAR cPSD| 46578282