Câu hỏi ôn thi môn nhà nước và pháp luật đại cương - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Hình thức nhà nước được hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức tổ chức quyền lực nhànước. Hình thức nhà nước gồm có hình thức chính thể và hình thức cấu trúc-Hình thức chính thể. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN THI MÔN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
1. Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của nhà
nước.Liên hệ với nhà nước Việt Nam
- Hình thức nhà nước được hiểu theo nghĩa chung nhất là cách thức tổ chức quyền lực nhà
nước. Hình thức nhà nước gồm có hình thức chính thể và hình thức cấu trúc -Hình thức chính thể
+Khái niệm:là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan có quyền lực cao
nhất của Nhà nước, mối quan hệ giữa các cơ quan này với nhau và mức độ tham gia của
nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này
+Hình thức chính thể có hai dạng là:chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
+Trong chính thể quân chủ,người đứng đầu nhà nước không do bầu cử mà do thế tập, truyền
ngôi.Mô hình quân chủ thường được tổ chức thành quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế
Quân chủ tuyệt đối là hình thức chính thể trong đó vua có quyền lực vô hạn.Hình
thức chỉnh thể này tồn tại phổ biến ở nhiều quốc gia thời kỳ cổ đại và trung đại.Ngày
nay có một số quốc gia vẫn tồn tại chính thể này, ví dụ như:Vương quốc
Brunei,Vương quốc Oman,Nhà nước Quatar,…
Quân chủ hạn chế là mô hình tiến bộ hơn: quyền của nhà vua bị hạn chế, nhường
quyền lực cho các thiết chế khác của nhà nước (quốc hội, nghị viện, chính phủ). Ví dụ
như Anh,Nhật Bản,Tây Ban Nha,Bỉ,….
+Chính thể cộng hòa có đặc điểm là sự tồn tại cảu một hay nhiều thiết chế quyền lực tối cao
được hình thành bằng cơ chế bầu cử; có hai loại là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý
tộc.Pháp luật của cộng hòa quý tộc chỉ quy định quyền bầu cử cho tầng lớp quý tộc, quyền
lực tập trung trong tay giai cấp quý tộc chủ nô.Cộng hòa quý tộc chủ nô tồn tai ở thời kì cổ
đại, điển hình như Nhà nước cộng hòa quý tộc chủ nô X pác và Cộng hòa dân chủ chủ nô
Aten. Còn pháp luật của nhà nước cộng hòa dân chủ quy định quyền bầu cử cho mọi công
dân đủ điều kiện luật định.
+Chỉnh thể cộng hòa dân chủ lại bao gồm: cộng hòa đại nghị, cộng hòa tổng thống, cộng hòa
lưỡng tính.Bên cạnh đó còn tồn tại hình thức chính thể CHXHCN, điển hình như ở VN với những đặc trưng riêng.
Cộng hòa đại nghị:Nghị viện nắm quyền, nguyên thủ quốc gia do nghị viện bầu,
Chính phủ do nghị viện thành lập. VD: Đức, Áo, Italia,..
Cộng hòa tổng thống:Tổng thống do nhân dân bầu, vừa đứng đầu quốc gia vừa đứng
đầu chính phủ, các thành viên chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm VD: Hoa Kỳ
Cộng hòa lưỡng tính: Nghị viện và tổng thống do dân bầu. Tổng thống có quyền hạn
lớn, Chính phủ chịu trách nhiệmh trước nghị viện và tổng thống.VD:Pháp -Hình thức cấu trúc
+Khái niệm:là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ, tính chất của mối
quan hệ giữa các bộ phận cấu thành nhà nước, giữa các cơ quan nhà nước trung ương với
các cơ quan nhà nước địa phương
+Hình thức cấu trúc nhà nước có 2 dạng:Nhà nước đơn nhất và nhà nước liên bang
Nhà nước đơn nhất là nhà nước có chủ quyền chung, có lãnh thổ toàn vẹn; có một hệ
thống cơ quan từ trung ương đến địa phương, hệ thống pháp luật thống nhất trên toàn
lãnh thổ quốc gia. Ví dụ:VN,TQ,Lào,..
Nhà nước liên bang là nhà nước được thiết lập từ hai hay nhiều nước thành viên, có
chủ quyền riêng, có hai hệ thống các cơ quan nhà nước và hai hệ thống pháp luật-
một của liên bang, một của mỗi nhà nước thành viên. Ví dụ:Hợp chủng Hoa Kỳ, CHLB Đức, CHLB Nga
+Ngoài ra còn có loại hình nhà nước liên minh là sự liên kết của một số quốc gia để thực
hiện nhiệm vụ nhất định.Sau khi hoàn thành nhiệm vụ và đạt được mục tiêu rồi thì nhà nước
liên minh tự giải tán hoặc phát triển thành nhà nước liên bang.Ví dụ Nhà nước LM Đức (1815-
1866),Nhà nước LM Thụy Sĩ (cho đến năm 1848),Nhà nước LM Ả rập thống nhất (1958-1961), …
-Liên hệ với nhà nước Việt Nam: Hình thức cấu trúc Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ
Nghĩa Việt Nam là Nhà nước đơn nhất, được Hiến pháp 2013 quy định tại điều 1: “Nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.Về mặt chính thể là nhà nước chính thể
cộng hòa dân chủ với đặc trưng cơ bản là nhân dân. Có cấu trúc nhà nước đơn nhất và trong chế
độ chính trị thì nhà nước luôn sử dụng phương pháp dân chủ để thực hiện quyền lực nhà nước.
2. Nhà nước pháp quyền: khái niệm và đặc điểm cơ bản.
-Nhà nước pháp quyền là một khái niệm có thể hiểu được ở hai mức độ:với tính cách là
học thuyết và tư tưởng;với tính cách là thực tiễn tổ chức thực hiện quyền lực
+Từ phương diện học thuyết và tư tưởng, Nhà nước pháp quyền là tư tưởng tiến bộ về
tôn trọng, bảo
vệ quyền con người và các giá trị dân chủ , công bằng, công lý, bình
đẳng trên cơ sở xác lập những cách thức cầm quyền tốt cho người dân, thượng tôn pháp
luật, chống sự lạm quyền
+Với tính cách là thực tiễn tổ chức và sử dụng quyền lực thì nói đến Nhà nước pháp
quyền là nói Nhà nước phải tôn trọng và bảo vệ các quyền tự do của con người; đến
sự hiện diện của chủ nghĩa lập hiến và nhằm bảo đảm sự đồng thuận của mọi người
dân, bảo đảm sự chính đáng, sự hợp pháp của quyền lực; Nhà nước phải tự đặt mình
dưới pháp luật, được kiểm soát bởi pháp luật -Đặc điểm cơ bản:
+ Nhà nước pháp quyền là nhà nước có , có
hệ thống pháp luật hoàn chỉnh giá trị pháp
lý và có hiệu lực bắt buộc đối với mọi chủ thể trong đó Hiến pháp đóng vai trò tối thượng.
Hiến pháp được coi là luật cơ bản, có hiệu lực pháp lý cao nhất trong hệ
thống các văn bản pháp luật. Các đạo luật, bộ luật và những văn bản pháp luật khác với Hiến pháp. phải phù hợp
Mọi cơ quan, tổ chức xã hội, người có chức vụ và công dân đều phải nghiêm
chỉnh tuân theo pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
+ Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó mối quan hệ nhà nước và công dân là
mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
Trong nhà nước pháp quyền, công dân có đầy đủ quyền tự do, dân chủ trên các lĩnh
vực của đời sống xã hội. Đồng thời công dân cũng tự giác thực hiện mọi nghĩa vụ trước
nhà nước. Về phần mình, nhà nước pháp quyền cũng tôn
trọng quyền tự do, dân chủ
của công dân, ghi nhận và bảo đảm cho các quyền đó được thực hiện đầy đủ. Mối quan
hệ nhà nước và công dân được xác lập trên cơ sở tôn trọng lợi ích giữa các bên.
+ Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó các quyền tự do, dân chủ và lợi ích chính
đáng của con người được pháp luật bảo đảm và bảo vệ toàn vẹn.
Bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của công dân phải đi liền với việc đấu tranh không
khoan nhượng với biểu hiện độc quyền, quan liêu, hách dịch và tham nhũng của
những người có chức vụ trong cơ quan nhà nước và những hành vi vi phạm pháp luật
khác xâm phạm quyền và lợi ích chính đáng của công dân đều bị nghiêm trị.
+ Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó quyền lực nhà nước được tổ chức một cách khoa ,
học có sự phân quyền giữa các cơ quan Lập pháp, hành pháp, tư pháp tạo
thành cơ chế đồng bộ.
Quan điểm khởi thủy của tư tưởng nhà nước pháp quyền về tổ chức bộ máy quyền lực
nhà nước là quan niệm về sự phân quyền là yêu cầu về sự sắp xếp quyền lực và phối
hợp thực thi quyền lực nhằm tạo ra sự đồng bộ, hiệu quả của quá trình sử dụng quyền lực nhà nước.
+ Nhà nước pháp quyền là nhà nước trong đó mọi công dân đều có ý thức pháp luật
đúng đắn. Trên cơ sở đó mỗi công dân sẽ nhận thức được những hành vi nào được
phép thực hiện, hành vi nào không được phép thực hiện, những hành vi nào buộc phải
thực hiện, đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách tự giác, triệt để, phát huy
tính đúng đắn của nó trong thực tế. .
3. Ý thức pháp luật: khái niệm và các đặc trưng cơ bản của ý thức pháp luật.Các cách phân
loại ý thức pháp luật.Các giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của sinh viên
- Ý thức pháp luật là tổng thể những học thuyết, tư tưởng, quan điểm, quan niệm, thái
độ, tình cảm của con người đối với pháp luật và các hiện tượng pháp lí khác, thể hiện
mối quan hệ giữa con người đối với pháp luật (pháp luật đã qua, pháp luật hiện hành và
pháp luật cần phải có) và sự đánh giá về mức độ công bằng, bình đẳng; tính hợp pháp
hay không hợp pháp... đổi với các hành vi, lợi ích hoặc quan hệ từ thực tiễn đời sống pháp lí và xã hội.
- Ý thức pháp luật có 2 đặc trưng cơ bản sau đây:
+ Thứ nhất, ý thức pháp luật là một hình thái ý thức xã hội vì vậy nó luôn chịu sự quy
định của tồn tại xã hội.Mặt khác, ý thức pháp luật có tính độc lập tương đối so với tồn
tại xã hội, tính độc lập tương đối của ý thức pháp luật được thể hiện:
Ý thức pháp luật thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Thực tế cho thấy tồn
tại xã hội cũ đã mất đi nhưng ý thức nói chung trong đó có ý thức pháp luật vẫn
còn tồn tại dai dẳng trong một thời gian dài. Những tàn dư của tư tưởng quá khứ
được giữ lại, nhất là trong lĩnh vực tâm lý pháp luật, nơi thói quen và truyền thống
còn đóng vai trò to lớn. Ví dụ những biểu hiện của tâm lý pháp luật phong kiến
như sự thờ ơ, phủ nhận đối với pháp luật hiện vẫn tồn tại trong xã hội nước ta hiện nay.
Tư tưởng pháp luật đặc biệt là tư tưởng pháp luật khoa
học lại có thể vượt lên
trên sự phát triển của tồn tại xã hội. Hệ tư
tưởng pháp luật mới có thể sinh ra
trong lòng xã hội cũ.
Ý thức pháp luật phản ánh tồn tại xã hội của một thời đại nào đó, song nó cũng
kế thừa những yếu tố nhất định của ý thức pháp luật thời đại trước đó. Những yếu
tố được kế thừa có thể là tiến bộ hoặc không tiến bộ.
Ý thức pháp luật tác động trở lại đối với tồn tại xã hội, với ý thức chính trị, đạo
đức và các yếu tố thuộc thượng tầng kiến trúc pháp lý như nhà nước và pháp luật.
+ Thứ hai, ý thức pháp luật là . Thế
hiện tượng mang tính giai cấp giới quan pháp lý
của một giai cấp nhất định được quy định bởi vị trí của giai cấp đó trong xã hội. Mỗi
quốc gia chỉ có một hệ thống pháp luật nhưng tồn tại một số hệ thống ý thức pháp luật.
Về nguyên tắc chỉ có ý thức pháp luật của giai cấp thống trị mới được phản ánh đầy đủ vào trong pháp luật.
-Ý thức pháp luật được phân loại theo những căn cứ, tiêu chí nhất định. Hiện nay, việc
phân loại ý thức pháp luật được phân theo hai tiêu chí: mức độ nhận thức pháp luật và chủ thể mang ý thức pháp luật.
+ Căn cứ vào mức độ nhận thức có thể chia ý thức pháp luật thành: Ý thức pháp luật thông
thường, ý thức pháp luật mang tính lý luận, ý thức pháp luật nghề nghiệp
Ý thức pháp luật thông thường là ý thức pháp luật của đa số người dân trong xã hội. Ý
thức pháp luật thông thường chỉ phản ánh được biểu hiện bên ngoài, có tính cục bộ
của pháp luật, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của pháp luật. Bởi người có ý
thức pháp luật thông thường là những chỉ có sự hiểu biết bề ngoài, ít ỏi về pháp luật.
Ý thức pháp luật mang tính chất lý luận là ý thức pháp luật của những người có sự hiểu
biết đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về pháp luật, có trình độ lý luận cao về pháp luật. Ý
thức pháp luật mang tính chất lý luận phản ánh được một cách sâu sác bản chất của
pháp luật, các mối liên hệ bên trong của pháp luật.
Ý thức pháp luật mang tính nghề nghiệp là ý thức pháp luật của các luật gia, của các
nhà chức trách mà trong hoạt động của mình thường xuyên vận dụng sáng tạo pháp
luật.Ý thức pháp luật nghề nghiệp mang tính đặc trưng bởi sự kết hợp hài hòa giữa yếu
tố tư tưởng và yếu tố tâm lý. Ý thức pháp luật không chỉ đặc trưng bởi trình độ hiểu
biết cao về pháp luật mà còn đặc trưng bởi khả năng thực tế cao như thành thói quen
trong sự vận dụng và áp dụng pháp luật trong thực tế
+ Căn cứ vào chủ thể của ý thức pháp luật, có thể phân chia thành ý thức pháp luật cá nhân, ý
thức pháp luật của nhóm xã hội và ý thức pháp luật xã hội.
Ý thức pháp luật cá nhân
Là những quan điểm, quan niệm, thái độ, tình cảm, nhận thức, hiểu biết pháp luật
của mỗi cá nhân. Ý thức pháp luật của các cá nhân không hoàn toàn giống nhau bởi
có sự phụ thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan và khách quan, vào môi trường điều kiện
xã hội, điều kiện, hoàn cảnh sống của họ
Ý thức pháo luật nhóm
Là những quan điểm, thái độ, tình cảm của các nhóm xã hội, các tầng lớp, giai cấo
trong xã hội, của các hội nghề nghiệp. Ý thức pháp luật nhóm phản ánh những đặc
điểm của các nhóm xã hội nhất định
Ý thức pháp luật xã hội
Là các quan điểm, thái độ, tình cảm, cách đánh giá của nhân dân, của các dân tộc
trong phạm vi toàn xã hội, mang tính chất đặc trưng tương đối của mỗi quốc gia, dân tộc
- Các giải pháp nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của sinh viên hiện nay:
+ Đọc các cuốn sách học thuật về pháp luật
+Thành lập hội sinh viên và thực hiện các hoạt động vụ luật để nhắc nhở sinh viên về những điều phải tuân thủ.
+Tham gia các hoạt động của các tổ chức quốc tế như: Pháp luật quốc tế, Câu lạc bộ pháp luật
quốc tế, Câu lạc bộ pháp luật thế giới, Hoạt động pháp luật học thuật v.v.
+Tham gia các lớp học về pháp luật và các luật pháp của các tổ chức, để thêm hiểu biết về các luật pháp hiện hành.
+Thực hiện các đề tài nghiên cứu và nghiên cứu về pháp luật và các công luật cụ thể.
+Tham gia các khoá học pháp luật và tham gia các cuộc thảo luận về pháp luật.
+Học cách thức tuân thủ pháp luật trên mạng xã hội.
4. Trách nhiệm pháp lý: khái niệm, cơ sở của trách nhiệm pháp lý, các dạng trách nhiệm
pháp lý, cho ví dụ minh họa.
-Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh
chịu về vật chất hoặc tình thần và được áp dụng bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ: Sinh viên A sử dụng tài liệu làm bài thi khi Quy chế thi không cho phép nên bị
Giám thị B lập biên bản vi phạm và ra Quyết định đình chỉ thi, như vậy có nghĩa là sinh
viên A đã phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
-Cơ sở của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật, tức là chỉ khi nào có vi phạm pháp
luật thì mới truy cứu trách nhiệm pháp lý. Chủ thể vi phạm pháp luật bị truy cứu trách
nhiệm pháp lý khi có năng lực trách nhiệm pháp lý, đối với trường hợp chủ thể không có
năng lực hành vi hoặc hành vi hạn chế sẽ không bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.Theo
quy định của bộ Luật hình sự, có một số trường hợp không bị áp dụng trách nhiệm pháp
lý, đó là thực hiện hành vi trái pháp luật trong trường hợp sự kiện bất ngờ, tình thế cấp
thiết dẫn đến thực hiện hành vi trái luật, phòng vệ chính đáng.
- Trách nhiệm pháp lý mà Nhà nước áp dụng thông thường được chia thành các loại:
+Trách nhiệm hình sự: là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất do Toà án áp dụng
đối với người có hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Đây chính là việc
áp dụng các chế tài hình sự như cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, cải tạo không giam giữ, phạt tù,...
Ví dụ, A vận chuyển ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang. Do đó, A sẽ phải chịu
trách nhiệm pháp lý hình sự
+Trách nhiệm hành chính là loại trách nhiệm pháp lý do các cơ quan quản lý Nhà nước
áp dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật hành chính. Đây chính là việc áp dụng
chế tài hành chính, như hình thức cảnh cáo, phạt tiền, tịch thu giấy phép…
Ví dụ:A điều khiển xe máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng độ
cồn. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt quá mức quy định nên sẽ bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật..
+ Trách nhiệm dân sự là loại trách nhiệm pháp luật do Toà án hoặc các chủ thể khác áp
dụng đối với những chủ thể vi phạm pháp luật dân sự. Đây chính là việc áp dụng chế tài
dân sự, chủ yếu là bồi thường thiệt hại trong hoặc ngoài hợp đồng.
VD: A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân dân xã. Do đó, A
phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ tường bị đổ do mình gây ra.
+ Trách nhiệm kỷ luật : là loại trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, tổ chức của
nhà nước áp dụng đối với cán bộ, công chức,... của cơ quan, tổ chức của mình khi họ vi
phạm pháp luật như cách chức buộc thôi việc, hạ bậc lương,...
Ví dụ: A làm việc tại công ty cổ phần X. Trong thời gian làm việc, A thường xuyên đi làm
muộn và không hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao. Do đó, ban giám đốc
đã tiến hành kỷ luật A trước toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị, đồng thời giảm trừ
lương của A trong tháng đó.
5. Quyền con người là gì?Phân biệt quyền con người và quyền công dân
- Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các
nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự
được phép và tự do cơ bản của con người.
Ví dụ: Quyền sống, Quyền được tự do bình đẳng, quyền không bị phân biệt đối xử, quyền riêng
tư, quyền tự do đi lại, quyền có quốc tịch, quyền sở hữu cá nhân, tự do tư tưởng, tự do ngôn
luận, quyền tụ họp nơi công công, quyền lao động, quyền nghỉ ngơi, quyền dân chủ, quyền tụ
họp, quyền được giáo dục, ….
Công dân là một cá nhân hoặc một con người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia
- Quyền công dân là những lợi ích pháp lý được các nhà nước thừa nhâ •n và bảo vệ cho những
người có quốc tịch của nước mình.Quyền công dân bao gồm các quyền về chính trị, kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục và các quyền tự do cá nhân.
Quyền bầu cử, ứng cử, Quyền tự do đi lại, quyền được cư trú, quyền được tự do ngôn luận,
quyền tự do báo chí, quyền được thông tin, quyền hội họp, quyền lập hội, quyền tự do tín
ngưỡng tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể, quyền bí mật thư tín điện thoại điện tín ,
quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở,…
-Phân biệt quyền con người và quyền công dân
+Thứ nhất: Về nguồn gốc thì cùng với sự xuất hiện của nền văn minh cổ đại thì tư tưởng về
quyền con người được hình thành. Trong khi đó quyền công dân chỉ xuất hiện khi diễn ra cuộc
cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) vì CMTS đã đưa con người từ địa vị thần dân trở thành
công dân - với tư cách là những thành viên bình đẳng trong mô •t nhà nước, và pháp điển hóa các
quyền tự nhiên của con người dưới hình thức các quyền công dân.
+Thứ hai: Về nội hàm thì quyền con người có nội hàm rộng hơn so với quyền công dân. Quyền
con người thể hiện mối quan hệ cá nhân – cộng đồng nhân loại. Trong khi đó quyền công dân
có nội hàm hẹp hơn, là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người
có quốc tịch của nước mình.
+Thứ ba: Về tính chất thì quyền con người là tự nhiên, vốn có, thể hiện địa vị của cá nhân với
tư cách là công dân của một quốc gia với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân có tính chất là
được xác định bằng pháp luật của nhà nước, thể hiện vị thế là một công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.
+Thứ tư: Về phạm vi áp dụng thì quyền con người được áp dụng trên phạm vi toàn cầu mà
không bị thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Đối với quyền công dân chỉ được áp dụng trong
phạm vi lãnh thổ quốc gia và có sự khác nhau về cơ chế áp dụng giữa các quốc gia.
+Thứ năm: Về cơ chế bảo vệ thì quyền con người được bảo vệ thông qua các diễn đàn, qua cơ
chế điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền của Liên hợp quốc, các tổ chức
liên chính phủ khu vực. Quyền công dân được bảo vệ thông qua cơ chế tài phán và Tòa án ở mối quốc gia.
Như vậy, quyền con người và quyền công dân đã được hiểu ở hai nghĩa khác nhau: quyền con
người và quyền công dân là những quyền độc lập với nhau; và quyền công dân là một bộ phận
của quyền con người, quyền công dân là sự biểu hiện của quyền con người, được Hiến pháp và pháp luật thừa nhận