Câu hỏi phủ định của phụ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội

Câu hỏi phủ định của phụ định - Triết học Mác - Lênin | Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu hỏi 1: Tại sao không gọi là quy luật phủ định mà phải gọi là “quy luật phủ
định của phủ định”?
- Vì phải qua ít nhất 2 lần phủ định biện chứng, sự vật mới dường như quay trở
về điểm ban đầu nhưng cao hơn về chất. Nếu chỉ một lần phủ định thì chưa hoàn
thành một chu kỳ phát triển của sự vật.
Câu hỏi 2: Phải qua ít nhất mấy lần phủ định thì kết thúc một chu kỳ phát triển của
sự vật?
- Ít nhất phải qua 2 lần, trong thực tế có sự vật phải qua nhiều lần phủ định
biện chứng mới kết thúc một chu kỳ phát triển. Tính chu kì của sự phát triển: mỗi
chu kỳ phát triển của sự vật thường phải trải qua ít nhất 2 lần phủ định cơ bản, hình
thái mỗi chu kỳ sẽ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu của chu kỳ
đó nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn.
Câu hỏi 3: Có trên thực tế không, có sự vật phải qua 3, 4, 5 lần mới kết thúc một
chu kỳ phủ định của phủ định? (có, tìm ví dụ nuôi tằm).
- Vòng đời của con tằm: trứng – tằm – nhộng – ngài – trứng. Ở đây vòng đời
của tằm trải qua bốn lần phủ định.
Câu hỏi 4: Tập lập luận phân tích nhận định: Nếu ai bắn vào quá khứ bằng súng
ngắn (lục), thì tương lai sẽ bắn vào anh ta bằng đại bác.
- Phủ định quá khứ ít thì bị tương lai (hiện tại đối với tương lai là quá khứ) phủ
định hàng nghìn lần; nghĩa là, phải có thái độ đúng đối với quá khứ, không được
phủ định sạch trơn.
Câu hỏi 5: Phá huỷ một cái cây không cho nó phát triển nữa có phải là phủ định
biện chứng không?
- Không phải là phủ định biện chứng vì đó là phá huỷ hoàn toàn, không tạo
tiền đề cho sự vật phát triển tiếp theo, lực lượng phủ định lại là con người ở bên
ngoài sự vật.
Câu hỏi 6: Ta cho các tập đoàn kinh tế tư bản vào kinh doanh ở nước ta có đi
ngược với quy luật mâu thuẫn không?
- Ta và chủ nghĩa tư bản nói chung (các tập đoàn kinh tế tư bản nói riêng) là
mâu thuẫn, đối lập nhau. Nhưng ta cho phép họ vào kinh doanh lại không mâu
thuẫn với quy luật mâu thuẫn, cụ thể là không trái với quan điểm của triết học
Mác-Lênin về thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cụ thể ở đây là giữa ta
và các tập đoàn kinh tế tư bản này có điểm chung đó là lợi ích. Theo quy luật mâu
thuẫn thì ở đây có sự thống nhất của các mặt đối lập. Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế
này vào phải được sự cho phép của Nhà nước ta, tuân thủ theo luật pháp của ta.
Trong các hiệp định kinh tế phải đảm bảo tuân thủ pháp luật nước ta,...
Câu hỏi 7: Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta là gì?
- Đó là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản và khuynh
hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn này nảy sinh và tồn tại trong suốt
thời kỳ quá độ ở nước ta. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì có nghĩa thời kỳ
quá độ ở nước ta kết thúc. Mâu thuẫn này cũng chi phối các mâu thuân khác trong
thời kỳ quá độ ở nước ta.
Câu hỏi 8: Cách thức và khuynh hướng vận động phát triển của sự vật là gì?
- Theo quy luật lượng - chất thì cách thức phát triển của sự vật: từ từ thay đổi
về lượng rồi nhảy vọt về chất, hay nói khác đi sự vật phát triển theo cách thức đứt
đoạn (nhảy vọt) trong liên tục (thay đổi về lượng). Quy luật phủ định của phủ định
chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật: qua hai lần phủ định biện chứng, sự vật
dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Cứ như
vậy, sự vật vận động, phát triển theo đường xoáy ốc đi lên.
Câu hỏi 9: Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân ở nước ta có phải là mâu thuẫn
đối kháng không?
- Không phải, bởi lẽ, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng
lớp xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau không thể điều hoà được. Giữa giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân ở nước ta có lợi ích căn bản ( lợi ích kinh tế)
không đối lập nhau về bản chất. Do vậy, giữa hai giai cấp này có thể có mâu thuẫn
nhưng không phải là mâu thuẫn đối kháng.
| 1/2

Preview text:

Câu hỏi 1: Tại sao không gọi là quy luật phủ định mà phải gọi là “quy luật phủ
định của phủ định”?
- Vì phải qua ít nhất 2 lần phủ định biện chứng, sự vật mới dường như quay trở
về điểm ban đầu nhưng cao hơn về chất. Nếu chỉ một lần phủ định thì chưa hoàn
thành một chu kỳ phát triển của sự vật.
Câu hỏi 2: Phải qua ít nhất mấy lần phủ định thì kết thúc một chu kỳ phát triển của sự vật?
- Ít nhất phải qua 2 lần, trong thực tế có sự vật phải qua nhiều lần phủ định
biện chứng mới kết thúc một chu kỳ phát triển. Tính chu kì của sự phát triển: mỗi
chu kỳ phát triển của sự vật thường phải trải qua ít nhất 2 lần phủ định cơ bản, hình
thái mỗi chu kỳ sẽ lặp lại những đặc trưng cơ bản của hình thái ban đầu của chu kỳ
đó nhưng trên cơ sở cao hơn, hoàn thiện hơn.
Câu hỏi 3: Có trên thực tế không, có sự vật phải qua 3, 4, 5 lần mới kết thúc một
chu kỳ phủ định của phủ định? (có, tìm ví dụ nuôi tằm).
- Vòng đời của con tằm: trứng – tằm – nhộng – ngài – trứng. Ở đây vòng đời
của tằm trải qua bốn lần phủ định.
Câu hỏi 4: Tập lập luận phân tích nhận định: Nếu ai bắn vào quá khứ bằng súng
ngắn (lục), thì tương lai sẽ bắn vào anh ta bằng đại bác.
- Phủ định quá khứ ít thì bị tương lai (hiện tại đối với tương lai là quá khứ) phủ
định hàng nghìn lần; nghĩa là, phải có thái độ đúng đối với quá khứ, không được phủ định sạch trơn.
Câu hỏi 5: Phá huỷ một cái cây không cho nó phát triển nữa có phải là phủ định biện chứng không?
- Không phải là phủ định biện chứng vì đó là phá huỷ hoàn toàn, không tạo
tiền đề cho sự vật phát triển tiếp theo, lực lượng phủ định lại là con người ở bên ngoài sự vật.
Câu hỏi 6: Ta cho các tập đoàn kinh tế tư bản vào kinh doanh ở nước ta có đi
ngược với quy luật mâu thuẫn không?
- Ta và chủ nghĩa tư bản nói chung (các tập đoàn kinh tế tư bản nói riêng) là
mâu thuẫn, đối lập nhau. Nhưng ta cho phép họ vào kinh doanh lại không mâu
thuẫn với quy luật mâu thuẫn, cụ thể là không trái với quan điểm của triết học
Mác-Lênin về thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Cụ thể ở đây là giữa ta
và các tập đoàn kinh tế tư bản này có điểm chung đó là lợi ích. Theo quy luật mâu
thuẫn thì ở đây có sự thống nhất của các mặt đối lập. Hơn nữa, các tập đoàn kinh tế
này vào phải được sự cho phép của Nhà nước ta, tuân thủ theo luật pháp của ta.
Trong các hiệp định kinh tế phải đảm bảo tuân thủ pháp luật nước ta,...
Câu hỏi 7: Mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ ở nước ta là gì?
- Đó là mâu thuẫn giữa khuynh hướng tự phát lên chủ nghĩa tư bản và khuynh
hướng tự giác lên chủ nghĩa xã hội. Mâu thuẫn này nảy sinh và tồn tại trong suốt
thời kỳ quá độ ở nước ta. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì có nghĩa thời kỳ
quá độ ở nước ta kết thúc. Mâu thuẫn này cũng chi phối các mâu thuân khác trong
thời kỳ quá độ ở nước ta.
Câu hỏi 8: Cách thức và khuynh hướng vận động phát triển của sự vật là gì?
- Theo quy luật lượng - chất thì cách thức phát triển của sự vật: từ từ thay đổi
về lượng rồi nhảy vọt về chất, hay nói khác đi sự vật phát triển theo cách thức đứt
đoạn (nhảy vọt) trong liên tục (thay đổi về lượng). Quy luật phủ định của phủ định
chỉ ra khuynh hướng phát triển của sự vật: qua hai lần phủ định biện chứng, sự vật
dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng trên cơ sở cao hơn. Cứ như
vậy, sự vật vận động, phát triển theo đường xoáy ốc đi lên.
Câu hỏi 9: Mâu thuẫn giữa công nhân và nông dân ở nước ta có phải là mâu thuẫn đối kháng không?
- Không phải, bởi lẽ, mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng
lớp xã hội có lợi ích căn bản đối lập nhau không thể điều hoà được. Giữa giai cấp
công nhân và giai cấp nông dân ở nước ta có lợi ích căn bản ( lợi ích kinh tế)
không đối lập nhau về bản chất. Do vậy, giữa hai giai cấp này có thể có mâu thuẫn
nhưng không phải là mâu thuẫn đối kháng.