Câu hỏi thi theo chương - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Nhà nước là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giai cấp, là tác nhân biến đổicủa xã hội và phát triển kinh tế: Chính vì thế, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởngtiếp cận và có những lý giải khác nhau về nguồn gốc của nhà nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 1:LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
Câu 1:Trình bày quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về nguồn gốc của nhà nước (DONE)
Nhà nước là một hiện tượng cơ bản, phức tạp của mọi xã hội có giai cấp, là tác nhân biến đổi
của xã hội và phát triển kinh tế: Chính vì thế, ngay từ thời kỳ cổ đại, trung đại đã có nhiều nhà tư tưởng
tiếp cận và có những lý giải khác nhau về nguồn gốc của nhà nước
Quan điểm phi mác – xít
- Thuyết thần học: Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng: Thượng đế là người sắp
đặt trật tự xã hội, Nhà nước là do Thượng đế sáng tạo ra để bảo vệ trật tự chung. Do vậy, Nhà nước là
do lực lượng siêu nhiên và đương nhiên quyền lực Nhà nước là vĩnh cửu, bất biến và sự phục tùng
quyền lực này là cần thiết và tất yếu. (1)
Những nhà tư tưởng theo thuyết thần học (Agustin)
Thượng đế (chúa trời)
Có sức mạnh vạn năng, có quyền lực tuyệt đối sáng tạo TG Nhà nước
Là thiết chế quyền lực của thượng đế thông qua nhà thờ
Quyền lực vĩnh cửu, sự phục tùng quyền lực nn là tất yếu
- Thuyết gia trưởng: Các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng chứng minh rằng Nhà nước là
kết quả của sự phát triển gia đình, là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống con người. Vì vậy, nhà
nước tồn tại trong mọi xã hội và quyền lực Nhà nước về bản chất cũng giống như quyền gia trưởng của
người đứng đầu gia đình. (2)
Những nhà tt theo thuyết gia trưởng (Aristotle tk 4 TCN) Gia đình Gia trưởng (người) Thị tộc Chủng tộc Quốc gia Nhà nước Tồn tại vĩnh cửu
- Thuyết khế ước: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được
ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền
nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước mới. (3)
Những nhà tư tg theo thuyết khế ước xh (J.Locke) Khế ước (Hợp đồng) Nhà nước
(là sp lí trí của loài người, ko phải sp ý chí của ý chí thượng đế; con người từ trạng thái tự nhiên đã tự
nguyện lk lại thành nn trên cs khế ước xh vs những đk và sự ràng buộc nhất định) Với khế ước này, ng
dân tự hạn chế 1 phần tự do của mk, đóng thuế để nuôi bộ máy nn, trao cho nn 1 số quyền lực và phục
tùng nó; còn nn thì phải có trách nhiệm duy trì ttxh, quan tâm tới ng dân, bv các quyền và tự do của cd.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến tranh xâm lược
chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt
ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô dịch kẻ chiến bại (4)
Nh nhà tt theo thuyết bạo lực (E. Duyrinh,…)
Bạo lực giữa thị tộc A và thị tộc B Thị tộc A chiến thắng
(lập ra các cq đặc biệt để nô dịch kể chiến bại) NHÀ NƯỚC
Hạn chế: Những học thuyết trên chưa giải thích được đúng nguồn gốc và sự ra đời của nhà nước và
pháp luật, chưa thấy được nguyên nhân vật chất của sự ra đời của nhà nước, coi nhà nước là một hiện
tượng tồn tại vĩnh cửu của loài người
Quan điểm mác – xít
Học thuyết Mác–LêNin coi nhà nước là hiện tượng xã hội có quá trình phát sinh, phát triển và
tiêu vong. Nhà nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm có điều kiện của xã hội loài
người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội phát triển đến một mức độ nhất định và tiêu vong khi những
điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Theo học thuyết Mác–Lênin, chế độ Cộng sản nguyên thuỷ là hình thái kinh tế–xã hội xuất hiện
đầu tiên trong lịch sử loài người, trong xã hội này không có giai cấp, không có Nhà nước và pháp luật,
nhưng trong lòng nó chứa đựng những nhân tố làm nảy sinh ra Nhà nước và pháp luật.
Cơ sở kinh tế – xã hội của chế độ công sản nguyên thuỷ là chế độ sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất ở mức độ rất sơ khai. Tương ứng với chế độ kinh tế ấy là hình thức bầy người nguyên thuỷ.
Trước tiên là sự xuất hiện những nhóm nhỏ gồm những người du mục cùng nhau kiếm ăn và tự bảo vệ,
do một thủ lĩnh cầm đầu , dần dần xã hội loài người tiến lên một hình thức tương đối bền vững hơn, đó là công xã thị tộc.
1. Xã hội nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc
Việc sản xuất tập thể và phân phối tập thể yêu cầu phải thiết lập một chế độ sở hữu công cộng
của công xã về ruộng đất , gia súc, nhà cửa....Thị tộc là hình thức tổ chức xã hội đầu tiên, là đặc thù
của chế độ cộng sản nguyên thủy. Nó được hình thành trên cơ sở huyết thống và lao động tập thể cùng
với những tài sản chung, vì vậy só sự đoàn kết chặt chẽ và kỷ luật tự giác cao.
Việc quản lý công xã thị tộc do một tù trưởng đảm nhiệm, tù trưởng là người có uy tín do tất cả
thành viên của thị tộc bầu lên. Lúc có sự xung đột giữa các thị tộc thì một thủ lĩnh quân sự được bầu
ra để chỉ huy việc tự vệ và bảo vệ thị tộc. Tù trưởng và thủ lĩnh quân sự hàng ngày cùng lao động như
các thành viên khác trong thị tộc. Họ có thể bị thị tộc bãi miễn...Quyền lực của họ cũng có tính chất
cưỡng bức nhưng hoàn toàn dựa trên uy tín và sự ủng hộ của mọi thành viên trong thị tộc. Những công
việc quan trọng đều do hội đồng thị tộc quyết định, còn việc thi hành thì do tù trưởng đảm nhiệm. Chế
độ thị tộc không có bộ máy cưỡng chế.
Đặc điểm của hình thức tổ chức xã hội thị tộc là:
– Không có quyền lực tách riêng ra khỏi xã hội mà việc quản lý phục vụ lợi ích cả cộng đồng;
– Không có bộ máy cưỡng chế đặc biệt được tổ chức một cách có hệ thống.
nhà nước xuất hiện
Ở vào thời kỳ cuối của chế độ cộng sản nguyên thủy, đã xảy ra 3 lần phần công lao động xã hội
lớn . Sau mỗi lần, xã hội lại có những bước tiến mới, sâu sắt hơn, thúc đẩy nhanh quá trình tan rã của
chế độ cộng sản nguyên thủy.
– Sự phân công lao động lần thứ nhất dẫn đến kết quả là ngành chăn nuôi tách khỏi trồng
trọt: do quá trình con người biết thuần dưỡng động vật đã mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát
triển sản xuất của loài người, con người biết tích lũy tài sản dự trữ, để đảm bảo cho nhu cầu những
ngày không thể ra ngoài kiếm ăn được. Đây là mầm mống sinh ra chế độ tư hữu, bởi nghề chăn nuôi
phát triển mạnh làm xuất hiện ngày càng nhiều các gia đình chuyển chăn nuôi và dần dần chăn nuôi trở
thành một ngành kinh tế độc lập, tách ra khỏi ngành trồng trọt.
Con người đã tạo ra nhiều của cải hơn mức nhu cầu duy trì cuộc sống của chính bản thân họ, vì
vậy đã xuất hiện những sản phẩm lao động dư thừa và phát sinh ra khi năng chiếm đoạt những sản
phẩm dư thừa đó. Tất cả gia đình đều chăm lo cho kinh tế riêng của mình, nhu cầu về sức lao động
ngày càng tăng. Do đó, tù binh chiến tranh dần dần không bị giết mà được giữ lại làm nô lệ để bóc lột
sức lao động. Các tù trưởng và thủ lĩnh quân sự lợi dụng địa vị của mình chiếm đoạt nhiều gia súc, đất
đai, chiến lợi phẩm và tù binh sau các cuộc chiến tranh thắng lợi. Quyền lực của thị tộc giao cho họ
trước đây được đem sử dụng vào việc bảo vệ lợi ích riêng của họ. Họ bắt nô lệ và những người nghèo
khổ phải phục tùng họ. Quyền lực ấy được duy trì theo kiểu cha truyền con nối. Các tổ chức thị tộc, bộ
lạc dần tách ra khỏi dân cư, biến thành các cơ quan thống trị, bạo lực, phục vụ cho lợi ích của những
người giàu có. Một nhóm người thân cận được hình thành bên cạnh người cầm đầu thị tộc, bộ lạc. Lúc
đầu họ chỉ là vệ binh, sau đó được hưởng những đặc quyền, đặc lợi. Đây là mầm mống của đội quân thường trực sau này.
Sau lần phân công xã hội đầu tiên, chế độ tư hữu đã xuất hiện, xã hội phân chia người giàu, kẻ nghèo.
Chế độ hôn nhân cũng thay đổi, từ quần hồn biến thành chế độ một vợ, một chồng.
– Sự phân công lao động lần thứ hai: Ngành tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển để đảm bảo
cung ứng các nhu cầu về công cụ lao động và đồ dùng sinh hoạt trong các gia đình, đặc biệt sau khi
loài người tìm ra kim loại như đồng, sắt...đã tạo ra khả năng có thể trồng trọt diện tích rộng hơn, lớn
hơn, khai hoang những miền rừng rú, nghề gốm, dệt, chế tạo các công cụ lao động khác...tạo ra nhiều
sản phẩm ngày càng hoàn hảo. Từ đó xuất hiện một nhóm người chuyên làm nghề tiểu thủ công nghiệp
tách ra khỏi sản xuất nông nghiệp. Như vậy, kết quả phân công lần thứ hai, thủ công nghiệp đã tách ra khỏi nông nghiệp.
– Sự phân công lao động lần thứ ba: Do có sự phân công lao động xã hội nên giữa các khu
vực sản xuất, giữa các khu vực dân cư xuất hiện nhu cầu trao đổi sản phẩm và nền sản xuất hàng hoá ra
đời. Thương nghiệp phát triển mạnh dẫn đến phân công lao động lần thứ ba. Những người buôn bán
trao đổi chuyên nghiệp tách ra khỏi những hoạt động sản xuất. Đây là lần phân công lao động có ý
nghĩa quan trọng: chính nó làm này sinh một giai cấp không tham gia vào quá trình sản xuất nữa, mà
chỉ làm công đổi sản phẩm, họ là những người nắm giữ quyền điều hành sản xuất , bắt những
người sản xuất phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế, họ bóc lột cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng .
Chính sự phát triển thương mại, buôn bán đã xuất hiện đồng tiền, kéo theo sự xuất hiện của nạn
cho vay nặng lãi, hoạt động cầm cố tài sản và chế độ tư hữu về ruộng đất. Các yếu tố này đã thúc đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung của cải vào tay một số người ít người giàu, đồng thời cũng thúc đẩy
sự bần cùng hoá và làm tăng nhanh đám dân nghèo, từ đó sinh ra mâu thuẫn đối kháng, đấu tranh giai
cấp, làm cho cuộc sống ở thị tộc bị đảo lộn.
Những hoạt động buôn bán, trao đổi, chế độ nhượng quyền sở hữu về đất đai, sự thay đổi chỗ ở
và nghề nghiệp đã phá vỡ cuộc sống định cư của thị tộc. Trong thị tộc không còn khả năng phân chia
dân cư theo huyết thống. Nó đòi hỏi phải có một tổ chức để quản lý dân cư theo lãnh thổ hành chính.
Việc sử dụng những tập quán và tín điều tôn giáo không thể bảo đảm cho mọi người tự giác chấp hành.
Để bảo vệ quyền lợi, đặc biệt là quyền sở hữu tài sản của tầng lớp những người giàu có, họ đã liên kết
với nhau để thiết lập một hình thức tổ chức quản lý mới , đó là một tổ chức có đông đảo những người
được vũ trang để đảm bảo sức mạnh cưỡng chế, để dập tắt sức mạnh phản kháng, tổ chức đó chính là nhà nước.
Như vậy, nhà nước đã xuất hiện một cách khách quan, nó là sản phẩm của xã hội phát triển đến
một giai đoạn nhất định. Nhà nước không phải là một quyền lực từ bên ngoài áp đặt vào xã hội, mà là
một lực lượng nảy sinh bên trong lòng xã hội, nhưng lại đứng lên trên xã hội, có nhiệm vụ làm dịu sự
xung đột và giữ sự xung đột đó năm trong vòng trật tự. Nhà nước thiết lập quyền lực công cộng phục
vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị, hình thành bộ máy cưỡng chế và tổ chức thi tộc được chuyển hoá
từng bước thành tổ chức hành chính lãnh thổ. Giai cấp thống trị đã dùng quyền lực mình để đặt ra các
loại thuế, bắt mọi công dân đóng để nuôi dưỡng bộ máy cai trị mà thực chất chỉ phục vụ cho giai cấp
thống trị. Nhà nước ngày càng đối lập với xã hội, không được mọi công dân tự giác tuân theo mệnh
lệnh mà nó phải sử dụng một thứ công cụ đặc biệt, phương pháp cưỡng chế Nhà nước và phải sử dụng
một loại phương tiện mà xã hội trước đó chưa biết đến, đó là pháp luật. 1.1.
Quan điểm mác – xít
Với quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê nin đã chứng minh một
cách khoa học rằng: Nhà nước không phải là một hiện tượng vĩnh cửu, bất biến mà Nhà nước là lực
lượng nảy sinh từ xã hội, là sản phẩm của xã hội loài người. Nhà nước chỉ xuất hiện khi xã hội đã phát
triển đến một trình độ nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó không còn nữa.
Qúa trình hình thành nhà nước a)
Chế độ cộng sản nguyên thủy và tổ chức thị tộc, bộ lạc
Đây là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên trong lịch sử loài người. Đó là một xã hội không có giai cấp,
chưa có Nhà nước và pháp luật.
- Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu chung về tlsx(công hữu về tlsx). Phân phối sp lđ theo nguyên tắc bình
quân, mn bình đẳng vs nhau. Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô
sơ, thiên tai thường xuyên xảy ra dẫn đến năng xuất lao động thấp. Hơn nữa nhận thức của con người
khi đóvề thiên nhiên, con người còn hạn chế. Điều này cũng là một yếu tố làm cho năng suất lao động
không cao. Đã có sự phân công lđ, nhưng là sự phân công mang tính tự nhiên.
Vì vậy, để duy trì được cuộc sống thì cần phải có sức mạnh của cộng đồng bởi con người nhận thấy
rằng không thể sống một cách riêng lẻ mà phải cùng chung sức,cùng làm, cùng hưởng. -
Cơ sở xh: chính cơ sở kinh tế đã quyết định đến đời sống xã hội của chế độ này. Tế bào của xã
hội khi đó không phải là gia đình mà là thị tộc ;Thị tộc được tổ chức theo nguyên tắc huyết thống (mẫu
hệ; phụ hệ). Lao động tập thể, sở hữu chung về tài sản giữa mọi thành viên -> THỊ TỘC
Tế bào của xh là thị tộc; tập hợp các thị tộc gần gũi huyết tộc, địa bàn cư trú -> bào tộc, nhiều bào tộc
-> bộ lạc. Đơn vị lớn nhất xh: liên minh các bộ lạc. Xuất hiện nhu cầu quản lý, điều hành các hđ xh.
Hội đồng thị tộc: tổ chức lđ sx thị tộc; giải quyết tranh chấp; quyết định các vđ trong mqh vs các thị tộc khác.
Tù trưởng, thủ lĩnh quân sự: là nh người đứng đầu thị tộc do hội nghị toàn thể thị tộc bầu ra ( nhiều
tuổi, nh kinh nghiệm, có uy tín lớn nhất). Có quyền lực rất lớn (quyền lực dựa vào tập thể, cđ trên cs uy
tín cá nhân). Không có đặc quyền; phải lđ, th các nghiệp vụ đối vs thị tộc; nhận phần hưởng thụ ngang
bằng; có thể bị bãi miễn bất cứ lúc nào.
Trong xh CSNT đã có quyền lực đc tổ chức th trên cs của nt dân chủ. Quyền lực trong xh csnt:
xuất phát từ xh, ko tách rời khỏi xh; phục vụ cho lợi ích của toàn bộ cđ; ko có bộ máy riêng để th cưỡng chế
I.1.1. Sự tan rã của thị tộc và sự xuất hiện nhà nước
Theo học thuyết Mác – Lenin: Nhà nước ko phải là 1 hiện tg xh vĩnh cửu, bất biến. NN cx ko phải là
lực lg bên ngoài áp đặt vào xh, nó xuất hiện 1 cách khách quan khi xh phát triển đến 1 gđ nhất định.
Có nh nhân tố tác đg dẫn tới sự ra đời của nhà nc; 2 nhân tố giữ vai trò quyết định là nhân tố kt và xh + Nhân tố kt:
Lực lượng sx phát triển ko ngừng:
Chế độ tư hữu xh thay thế cho cđ công hữu nguyên thủy.
Tình trạng bất bình đẳng về kt, khả năng người này có thể chiếm đoạt lợi ích kt của người khác đã làm
phát sinh những mâu thuẫn và đối kháng, đòi hỏi phải có thiết chế nhà nước có đủ sức mạnh để duy trì trật tự xh. + Nhân tố XH:
Những thay đổi về kt-biến đổi QHXH
Kết cấu XH thay đổi: chế độ thị tộc bị phá vỡ, gia đình cá thể xuất hiện và dần thay thế cđ gia đình thị tộc.
Sự xh gc đã dẫn tới mâu thuẫn và đối kháng. Đấu tranh gc đã diễn ra ko ngừng và ngày cg gay gắt, trật
tự xh bị đe dọa, đòi hỏi phải có nn
Qúa trình xuất hiện nhà nước: Ở cuối tk của cđ csnt đã lần lượt xảy ra 3 lần phân công lđ xh lớn: 1.
Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt 2.
Thủ cn tách khỏi nông nghiệp 3.
Buôn bán phát triển và thương nghiệp xuất hiện
Sau lần phân công lđ xh lớn t1:
Chế độ tư hữu xuất hiện, xh phân chia kẻ giàu người nghèo
QHXH có nhiều biến đổi, cđ chiếm hữu nô lệ đã xh tuy còn lẻ tẻ
Chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng xh
Sau lần phân công lđ xh lớn t2:
Qúa trình phân hóa xh diễn ra mạnh mẽ, nô lệ ngày càng đông
Sự phân biệt: giàu – nghèo, chủ nô – nô lệ ngày càng sâu sắc
Đối kháng giai cấp ngày càng gia tăng
Sau lần phân công lđ xh lớn t3:
Nền sx hàng hóa và tiền tệ ra đời
Thương mại phát triển và tầng lớp thương nhân xuất hiện: tích tụ và tập trung của cải + sự bần cùng hóa, dân nghèo tăng nhanh
Số nô lệ tăng lên rất đông; sự bóc lột ngày càng nặng.
Sau 3 lần phân công lđ xh lớn: Những đk tiên quyết cho sự tồn tại của thị tộc đã bị phá vỡ.
Quyền lực công cộng của thị tộc và hệ thg ql đc toàn xh tổ chức để bv lợi ích của mọi thành viên thị
tộc, chỉ phù hợp vs 1 xh ko bt đến mâu thuẫn, nay ko còn phù hợp. Nhu cầu khách quan của vc QLXH
có GC và đấu tranh GC: đòi hỏi phải có 1 tổ chức ms, có sức ạnh QL và cưỡng chế lớn hơn thị tộc, bộ
lạc: dịu xung đột gc/ giữ cho xung đột diễn ra trong vòng 1 “trật tự”.
Nhà nước: lực lg nảy sinh từ xh nhưng có vị thế “tựa hồ như đứng trên xh”. Có khả năng làm dịu bớt
sự xung đột đó diễn ra trong vòng “trật tự”.
Như vậy: “Nhà nước là sp của cuộc đấu tranh gc, xh từ khi xh loài người bị phân chia thành nh
gc đối kháng, là bộ máy do giai cấp nắm đc quyền thống trị về kt, ctri, xh lập nên để điều hành toàn bộ
hđ của xh trg 1 nc vs mục đích là bảo vệ quyền lợi của gc thống trị” (Từ điển Luật học)
Ăngghen: có 3 hình thức xh nn điển hình
1. NN Aten: hình thức thuần túy nhất và cổ điển nhất; nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập gc và
ptrien ngay trong nội bộ xh thị tộc.
2. NN Rô ma: là kq của cuộc cm vs thắng lợi của giới bình dân chống lại giới quý tộc thị tộc Rooma,
sau 1 tg 2 giới bị hòa tan vào nhau.
3. NN của người giéc – manh: chinh phục đất đai của đế chế La Mã cổ đại (ko do đấu tranh gc).
Nhà nước ở phương Đông cổ đại
Ở VN nhà nc ra đời khi ns?: Ở VN, theo các nhà sử học, nhà nc ra đời vào khoảng tk VII-VI (trc CN):
Do nhu cầu xd, quản lí các công trình trị thủy, thủy lợi và nhu cầu tổ chức chống ngoại xâm.
Câu 2:Hình thức nhà nước được hình thành từ các yếu tố nào? Hãy làm rõ các yếu tố đó (DONE)
Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình
thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
a) Hình thức chính thể
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cơ cấu, trình tự
thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hoà.
+ Chính thể quân chủ là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn
bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế Với việc tập trung
quyền lực tối cao của nhà nước một phần hay toàn bộ vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo
nguyên tắc truyền ngôi mà chính thể quân chủ có hai biến dạng: quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
Ở các quốc gia có hình thức nhà nước chính thể quân chủ tuyệt đối, vua (hoàng đế) có quyền
lực vô hạn, các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tối cao đều nằm trong tay người đứng đầu nhà
nước. Hình thức này chủ yếu tồn tại trong hai kiểu nhà nước đầu tiên là nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
Ở nhà nước có chính thể quân chủ hạn chế, người đứng đầu nhà nước hình thành bằng con
đường truyền ngôi chỉ nắm một phần quyền lực nhà nước tối cao, bên cạnh họ có các cơ quan nhà nước
hình thành bằng bầu cử chia sẻ quyền lực nhà nước với họ; ví dụ Nghị viện trong các nhà nước tư sản
có chính thể quân chủ nắm quyền lập pháp, Chính phủ tư sản nắm quyền hành pháp và quyền tư pháp
thuộc về Tòa án tư sản, còn nữ hoàng hay quốc vương thông thường chỉ đại diện cho truyền thống và
tình đoàn kết dân tộc (như Anh, Nhật bản).
+ Chính thể cộng hoà là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những
cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhất định (như Quốc hội, Nghị viện). Chính thể cộng
hoà cũng có hai biến dạng là cộng hoà dân chủ và cộng hoà quý tộc.
Trong những quốc gia có chính thể cộng hoà dân chủ, quyền tham gia bầu cử để thành lập
các cơ quan đại diện được quy định dành cho mọi công dân. Tuy nhiên, để có thể hiểu đúng bản chất
của vấn đề cần phải xem xét điều kiện cụ thể để tham gia bầu cử trong từng nhà nước, chẳng hạn như
trong nhà nước dân chủ chủ nô, chỉ có giai cấp chủ nô với có quyền công dân, các tầng lớp nhân dân
khác, đặc biệt là nô lệ không được công nhận có quyền công dân trong xã hội (nhà nước A-ten). Trong
thực tế, giai cấp thống trị của các nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định để hạn chế quyền bầu
cử của nhân dân lao động.
*) Cộng hòa dchu có 3 dạng: ch tổng thống; ch đại nghị; ch hỗn hợp (lưỡng tính).
+ Chính thể ch tổng thống: vai trò của nguyên thủy qg rất quan trọng. Tổng thống đc cử tri bầu ra,
vừa đứng đầu qg, vừa đứng đầu chính phủ ( Hoa kỳ, 1 số nc la tinh)
+ CH đại nghị đc đặc trưng bởi vc nghị viện thành lập ra chính phủ và khả năng của nghị viện
kiểm tra hành động của cp. Tổng thống do nghị viện bầu ra và có vai trò ko lớn (Đức, Áo,…)
Trong các quốc gia có hình thức chính thể cộng hoà quý tộc, quyền bầu cử hình thành các cơ
quan đại diện chỉ dành cho giai cấp quý tộc (nhà nước La Mã ).
Trong mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể, do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như tương quan giai cấp,
truyền thống dân tộc, quan điểm pháp lý, đặc điểm kinh tế – xã hội,…Với sự tác động của các yếu tố
này đã làm cho hình thức chính thể của mỗi nhà nước có những điểm khác biệt nhau. Vì thế khi xem
xét hình thức chính thể trong một quốc gia cụ thể cần phải xem xét nó một cách toàn diện tất cả những
yếu tố có ảnh hưởng đến nó. Tất cả các nước xã hội chủ nghĩa đều là nhà nước cộng hoà dân chủ được
đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan đại diện của mình.
Chính thể của vn hiện nay? - Là CHDCND, thể hiện ở
+ Cộng hòa ( hay ch xhcn): quyền lực cao nhất thuộc về quốc hội, qh đc hình thành by bầu cử, nhiệm kỳ 5 năm
+ dân chủ nd: mọi người đều có quyền bầu cử ( đủ 18 tuổi) và ứng cử đủ 21 tuổi
+ All các nc xhcn đều là nhà nc chdc đc đặc trưng by sự tg rộng rãi của ndlđ vào vc thành lập các cơ quan đại diện của mk.
b) Hình thức cấu trúc nhà nước
Hình thức cấu trúc nhà nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc
điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành của nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương
với cơ quan nhà nước địa phương.
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấu trúc nhà nước liên bang.
– Cấu trúc nhà nước đơn nhất là hình thức trong đó lãnh thổ của nhà nước là toàn vẹn, thống nhất, nhà
nước được chia thành các đơn vị hành chính – lãnh thổ không có chủ quyền quốc gia, có hệ thống các
cơ quan nhà nước thống nhất từ trung ương xuống đến địa phương.
Ví dụ: Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Pháp,… là những nhà nước đơn nhất.
– Cấu trúc nhà nước liên bang là những nhà nước có từ hai hay nhiều nước thành viên hợp lại. Trong
nhà nước liên bang không chỉ có liên bang có dấu hiệu chủ quyền quốc gia mà trong từng bang thành
viên đều có dấu hiệu chủ quyền
ví dụ: Ấn Độ, Mỹ và Liên Xô trước đây,… Ở nhà nước liên bang có hai hệ thống cơ quan quyền lực và
hai hệ thống cơ quan quản lý: một hệ thống chung cho toàn liên bang và một cho từng nhà nước thành viên.
Lưu ý: Cần phân biệt nhà nước liên bang với nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh là sự liên kết
tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thực hiện một số mục đích nhất định. Sau khi đã đạt được
các mục đích đó, nhà nước liên minh có thể tự giải tán hoặc có thể phát triển thành nhà nước liên bang.
Ví dụ: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ từ 1776 đến 1787 là nhà nước liên minh, sau đó trở thành nhà nước liên bang.
c) Chế độ chính trị
Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để
thực hiện quyền lực nhà nước. Chế độ chính trị có quan hệ chặt chẽ với bản chất của nhà nước, với nội
dung hoạt động của nó và đời sống chính trị xã hội nói chung.
Trong lịch sử xã hội có giai cấp và nhà nước, giai cấp thống trị sử dụng nhiều biện pháp,
phương pháp để thực hiện quyền lực nhà nước, nhìn chung có thể phân các phương pháp, biện pháp
này thành hai loại chính: phương pháp dân chủ và phương pháp phản dân chủ, tương ứng với hai
phương pháp này có chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
+ Trong chế độ chính trị dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng chủ yếu phương pháp giáo dục –
thuyết phục. Tuy nhiên, phương pháp dân chủ có nhiều dạng khác nhau, phụ thuộc vào bản chất của
từng nhà nước cụ thể, như: dân chủ hình thức, dân chủ thực sự, dân chủ giả hiệu, dân chủ rộng rãi,…Ví
dụ như chế độ dân chủ trong nhà nước tư sản là biểu hiện cao độ của chế độ dân chủ hình thức, còn
chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa là dân chủ thực sự và rộng rãi.
+ Trong chế độ chính trị phản dân chủ, giai cấp thống trị thường sử dụng các hình thức, phương
pháp mang nặng tính cưỡng chế, đỉnh cao của chế độ này là chế độ độc tài, quân phiệt, phát xít.
Lưu ý: Cần phân biệt chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa được đặc trưng bằng việc sử dụng các hình thức
dân chủ thật sự, rộng rãi với chế độ dân chủ tư sản đặc trưng bằng các phương pháp dân chủ hạn chế và
hình thức. Các phương pháp phản dân chủ thể hiện tính chất độc tài cũng có nhiều loại, đáng chú ý
nhất là khi những phương pháp này khi phát triển đến mức độ cao sẽ trở thành những phương pháp tàn
bạo, quân phiệt và phát xít.
=> Như vậy, hình thức nhà nước là sự hợp nhất của ba yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc
nhà nước và chế độ chính trị. Ba yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại chặt
chẽ với nhau, thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị, phản ánh bản chất của nhà nước.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, ba yếu tố này có thể không phù hợp với nhau. Ví dụ: chế độ chính
trị phát xít, quân phiệt có thể có hình thức chính thể cộng hòa dân chủ. Đây cũng là điều thường gặp
trong các nhà nước bóc lột.
Câu 3:Nêu bản chất, đặc trưng của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (DONE)
Bản chất bao trùm nhất, chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của Nhà nước Việt Nam hiện
nay từ tổ chức đến hoạt động thực tiễn là tính nhân dân của nhà nước.
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định:
“1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc
về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”
Bản chất của nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân được thể hiện thông qua 5 đặc trưng cơ bản sau:
Một là, Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày nay là nhà nước do dân, mà nòng cốt là liên
minh công - nông - trí thức tự tổ chức và định đoạt quyền lực nhà nước.
- Quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN thuộc về toàn thể nhân dân.
- Chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước là nhân dân.
- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng nhiều hình thức khác nhau
+ Cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử lập ra cơ quan đại diện quyền lực của mình. Điều 6 Hiến
pháp 2013 quy định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ địa
diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước”.
+ Với việc thực hiện quyền được biết, được bàn, được bàn, tham gia trưng cầu ý dân của cả nhà nước
và ở địa phương, cơ sở, quyền giám sát, kiểm tra hoạt động của nhà nước, nhân dân thực thi các quyền
dân chủ trực tiếp của mình
+ Nhân dân kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước hoặc trực tiếp thực hiện các quyền
yêu cầu, kiến nghị của mình với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hai là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước dân chủ thực sự rộng rãi.
- Quá trình hình thành và phát triển nền dân chủ mới gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của
Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
+ Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội chỉ rõ: “Dân chủ xã hội chủ nghĩa
là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Xây dựng và
từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm dân chủ được thực hiện trong tất cả các
lĩnh vực. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và phải được thể chế hóa bằng pháp luật, được pháp luật bảo đảm.”
- Mọi chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích nhân dân, phục vụ nhân dân.
+ Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, chăm lo phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói,
giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội nhằm xây dựng một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho nhân dân lao động.
+ Bản chất dân chủ của nhà nước thể hiện trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa xã và hội.
Ba là, Nhà nước thống nhất các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
- Nhà nước xây dựng cơ sở pháp lý vững vàng cho việc thiết lập và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc.
Mỗi dân tộc đều có thể tham gia vào thiết lập, củng cố và phát huy sức mạnh của nhà nước.
- Việc thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, xây dựng nhà nước thống nhất là mục tiêu chung,
nguyên tắc hoạt động của Đảng, Nhà nước.
- Chú trọng ưu tiên với dân tộc thiểu số.
- Nhà nước xây dựng bản sắc riêng của nhà nước với đầy đủ tính phong phú, đa dạng của mỗi dân tộc
mà vẫn đảm bảo tính nhất quán, thống nhất.
Bốn là, Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi.
- Với mục tiêu: xây dựng xã hội văn minh, nhân đạo, bảo đảm công bằng xã hội.
+ Nhà nước quản lý xã hội, giải quyết các công việc mang tính xã hội, bảo đảm an sinh xã hội cho nhân dân lao động.
+ Nhà nước bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, chăm lo cho phát triển kinh tế và tổ chức, xây dựng cung
ứng các dịch vụ công đáp ứng nhu cầu cộng đồng xã hội.
+ Nhà nước giải quyết các vấn đề xã hôi: xây dựng công trình phúc lợi, đầu tư chống thiên tai, xóa đói
giảm nghèo, chăm sóc sức khỏẻ nhân dân, giải quyết thất nghiệp,...
Năm là, Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị.
- Bản chất của nhà nước ta còn thể hiện ở chính sách đối ngoại, với phương châm: “Việt Nam là bạn, là
đối tác tin cậy của tất cả các cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển”
- Điều 12 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất
quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa
dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi;
tuân thủ Hiến chương Liên Hợp Quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc
gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới”.
Câu 4:Bộ máy nhà nước là gì? Kể tên hệ thống cơ quan nhà nước ở Việt Nam hiện nay (DONE)
1. Bộ máy nhà nước là gì?
- Bộ máy nhà nước là hệ thống đồng bộ các cơ quan nhà nước được xây dựng khoa học và hoạt động
nhịp nhàng nhằm thực hiện sứ mệnh lịch sử của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Bộ máy nhà nước được xây dựng phù hợp với quy luật phát triển của xã hội, phù hợp với điều kiện
hoàn cảnh cụ thể để thực hiện nhiệm vụ chiến lược vào chức năng của nhà nước.
- Bộ máy nhà nước ta tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, khác với nguyên tắc phân quyền của nhà
nước tư sản. Quyền lực nhà nước là thống nhất như trong bộ máy nhà nước có sự phân công, phối hợp,
kiểm soát giữa các cơ quan.
- Bộ máy nhà nước được hợp thành từ nhiều cơ quan nhà nước đông đảo về số lượng, đa dạng về tổ
chức cơ cấu, trải khắp từ TW đến địa phương. Mỗi cơ quan có vị trí, vai trò, chức năng riêng nhưng
hợp thành một hệ thống thống nhất, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc chung, cùng thực hiện các
chức năng chung và nhằm đạt được mục tiêu thống nhất đặt ra của nhà nước.
Định nghĩa : Bộ máy nhà nước Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ Trung ương cơ sở, được
tổ chức theo những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các
nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đồng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của nhà nước.
2. Các hệ thống cơ quan nn ở VN hiện nay
Định nghĩa: Cơ quan nhà nước: là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước. Đó là tổ chức nhà nước
có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, có thẩm quyền và được thành lập theo quy định của pháp luật, nhân danh
nhà nước thực hiện nhiệm vụ và chức năng nhà nước bằng những phương pháp đặc thù.
Hệ thống các cơ quan nhà nước nước ta hiện nay theo quy định của Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013
đều bao gồm những cơ quan có tính chất, vị trí, chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Có thể xem xét theo hai cách:
1. Phân loại các cơ quan trong bộ máy nhà nước theo nhiệm vụ, chức năng
Theo nhiệm vụ, chức năng thì bộ máy nhà nước có thể chia thành các cơ quan theo hệ thống:
+ Cơ quan quyền lực nhà nước
+ Cơ quan hành chính nhà nước + Cơ quan xét xử + Cơ quan kiểm sát
1.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
Các cơ quan quyền lực nhà nước bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp.
Đây là những cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân. Quốc hội vừa
là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân vừa là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, còn Hội đồng
nhân dân là cơ quan đại biểu của nhân dân địa phương và là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất nghĩa là chỉ có chúng
là cơ quan được nhân dân uỷ quyền (trao quyền lực). Các cơ quan khác do Quốc hội và Hội đồng nhân
dân lập ra không được gọi là cơ quan quyền lực mà là cơ quan thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được
cơ quan quyền lực phân giao (đương nhiên phải phân giao một cách rõ ràng, ghi nhận trong Hiến pháp).
Các cơ quan quyền lực nhà nước (nhất là Quốc hội) thể hiện ý chí nhà nước của nhân dân, nâng
ý chí này lên thành pháp luật có giá trị bắt buộc chung; Quốc hội có thẩm quyền quyết định các vấn đề
cơ bản, quan trọng của đất nước đồng thời còn giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước.
1.2. Cơ quan hành chính nhà nước
Cơ quan hành chính nhà nước do Quốc hội (hoặc Hội đồng nhân dân) thành lập, thực hiện hoạt
động quản lý điều hành mang tính dưới luật, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan quyền
lực nhà nước cùng cấp. Trước đây, theo Hiến pháp 1980, Hội đồng bộ trưởng được coi là cơ quan chấp
hành và cơ quan hành chính của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (có thể hiểu như là một cơ quan
của cơ quan quyền lực nhà nước). Hiện nay, Hiến pháp 2013 xác định Chính phủ là cơ quan chấp hành
của cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có nghĩa là coi Chính phủ có vị trí cao nhất và độc lập tương đối trong lĩnh
vực hành chính. Tương tự như vậy là vai trò của Ủy ban nhân dân các cấp. 1.3. Cơ quan xét xử
Các cơ quan xét xử gồm Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương và Tòa án quân
sự. Các cơ quan này về nguyên tắc cũng được cơ quan quyền lực lập ra (trước đây Quốc hội lập ra Tòa
án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân lập ra Tòa án nhân dân địa phương; nay chỉ có Chánh án Tòa
án nhân dân tối cao do Quốc hội bầu ra), Toà án nhân dân tối cao thực hiện chức năng xét xử và chịu
sự giám sát và trách nhiệm trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội cùng Chủ tịch nước; Toà án
nhân dân địa phương chịu sự giám sát của HĐND cùng cấp.
1.4. Cơ quan kiểm sát
Các cơ quan kiểm sát gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân địa phương
và Viện kiểm sát quân sự. Tương tự như Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân do Quốc hội thành lập bằng
việc bầu ra Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng bổ nhiệm các Viện trưởng, phó
viện trưởng, kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới. Hiện nay, chức năng của các Viện
kiểm sát nhân dân là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp, thực hành quyền công
tố. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu sự giám sát của Quốc hội, Chủ tịch nước và chịu trách nhiệm
trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; Chủ tịch nước.Viện kiểm sát nhân dân địa phương chịu
sự giám sát của HĐND cùng cấp
Chủ tịch nước , theo cách phân loại này, không thuộc hệ thống nào mà là cơ quan phối hợp các cơ quan
nhà nước khác nhau trong bộ máy nhà nước.
2. Phân loại các Cơ quan nhà nước trong Bộ máy nhà nước theo cơ cấu, vị trí
Theo cơ cấu, vị trí các cơ quan nhà nước có thể sắp xếp các cơ quan trong bộ máy đó bao gồm: Quốc
hội; Chủ tịch nước; Chính phủ; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Chính quyền địa phương
2.1. Các cơ quan quyền lực nhà nước
- Các cơ quan quyền lực nhà nước:
+ còn gọi là cơ quan đại diện, bao gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp
+ do nhân dân trực tiếp bầu ra
+ nhân danh nhân dân để thể hiện và thực thi quyền lực
+ phải chịu trách nhiệm và báo cáo trước nhân dân (cử tri) về mọi hoạt động của mình.
+ thành lập và giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác do mình thành lập. - Quốc hội:
+Vị trí pháp lý của Quốc hội được quy định trong Điều 69 Hiến pháp 2013: “Quốc hội là cơ quan đại
biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước”.
+ QH quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất nước
+ QH thực hiện giám sát tối cao với toàn bộ hoạt động của cơ quan nhà nước.
- Hội đồng nhân dân các cấp:
+ cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
+ đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân
+ do nhân dân trực tiếp bầu ra
+ phải chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
2.2. Chủ tịch nước
- Điều 86 Hiến pháp năm 2013: “Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, thay mặt nước
CHXHCNVN về đối nội, đối ngoại”
- do QH bầu trong số đại biểu QH, chịu trách nhiệm về báo cáo công tác trước QH.
- được trao nhiều quyền hạn về cả lập pháp, hành pháp, tư pháp
- giữ quyền thống lĩnh các lực lượng vũ trang nhân dân, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và an ninh.
- là cơ quan có vị trí đặc biệt, giữ vai trò quan trọng trong bảo đảm sự phối hợp thống nhất giữa các bộ
phận của bộ máy nhà nước XHCN.
2.3. Các cơ quan hành chính nhà nước
- còn gọi là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước.
- bao gồm: Chính phủ, các bộ, các cơ quan ngang bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp. - Chính phủ:
+ cơ quan cao nhất trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
+ thực hiện hành pháp, là cơ quan chấp hành của QH.
- Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp
+ do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra
+ là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở từng địa phương
+ chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên
+ có nhiệm vụ tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội
đồng nhân dân ; thực hiện nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
2.4. Các cơ quan xét xử
- gồm: Tòa án nhân dân tối cao và các tòa án khác do luật định.
- là những cơ quan xét xử của nước CHXHCN VN.
- Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ
nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
2.5. Các cơ quan kiểm sát
- gồm: Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các viện kiểm sát khác do luật định.
- có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, quyền con người, quyền công dân; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, lợi
ích của nhà nước, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân.
2.6. Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước
- là hai thiết chế quy định lần đầu tại Hiến pháp 2013
- Hội đồng bầu cử quốc gia: + cơ quan do QH thành lập
+ nhiệm vụ: tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dân công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. - Kiểm toán nhà nước: + do QH thành lập
+ hoạt động độc lập, chỉ tuân theo pháp luật
+ thực hiện kiểm toán việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công.
- Hai thiết chế trên là công cụ phát huy dân chủ, thực hiện nguyên tắc tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.
Câu 5: Vì sao nói Nhà nước là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp thống trị? (DONE)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, nhà nước là sản phẩm của xã hội có giai cấp, do đó nhà
nước bao giờ cũng mang bản chất giai cấp thống trị. Điều này được thể hiện rõ ở việc:
Nhà nước là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác. Cụ thể đó là sự
thống trị về kinh tế, chính trị và tư tưởng. Để thể hiện sự thống trị của mình, giai cấp thống trị phải tổ
chức và sử dụng nhà nước để duy trì quyền lực kinh tế, chính trị và tư tưởng của mình đối với toàn xã hội…
Bên cạnh đó, nhà nước còn là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác. Các lực
lượng đó chính là quân đội, lực lượng vũ trang…nhằm bảo vệ địa vị thống trị và lợi ích của mình, giai
cấp thống trị sử dụng những lực lượng đặc biệt này để đàn áp sự kháng cự của các giai cấp bị thống trị.
Ví dụ: Luật giao thông quy định, người đi xe máy khi tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm. Nếu
không thực hiện đúng sẽ bị cảnh sát giao thông cưỡng chế và có phương án xử phạt đúng theo quy định
Theo quan điểm của học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ
khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có
phân chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước.
Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà
nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập
để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình.
Bản chất nhà nước có hai thuộc tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất
không thể tách rời và có quan hệ biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào.
Nhà nước ra đời trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở
chỗ nhà nước là đại diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực
hiện bảo vệ lợi ích cơ bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Tính giai cấp của nhà nước: là sự tác động của yếu tố giai cấp đến đặc điểm và xu hướng phát triển cơ
bản của nhà nước. Nhà nước có tính giai cấp vì:
– Nhà nước có nguồn gốc giai cấp và là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hoà được.
– Nhà nước là bộ máy, công cụ trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác.
Tính giai cấp của nhà nước thể hiện ở mục đích, chức năng bảo vệ trật tự xã hội có lợi cho giai cấp
thống trị, bảo vệ trước hết lợi ích giai cấp thống trị.
Tính xã hội của nhà nước: là sự tác động của yếu tố xã hội đến đặc điểm và xu hướng vận động cơ bản
của nhà nước. Tính xã hội của nhà nước xuất phát từ:
– Nhà nước ra đời đáp ứng nhu cầu quản lý giải quyết công việc chung, bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
– Nhà nước đại diện cho ý chí chung, lợi ích chung.
Tính xã hội thể hiện trong mục đích, chức năng của nhà nước là đảm bảo lợi ích chung, thể hiện ý chí chung của xã hội.
Câu 6: Nhà nước là công cụ sắc bén nhất duy trì sự thống trị giai cấp, đúng hay sai? Tại sao? (same c5)
Câu 7: Phù hợp với mỗi kiểu quan hệ sản xuất có giai cấp là một kiểu nhà nước đúng hay sai? Tại sao?(DONE)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin thì có thể phân chia kiểu nhà nước dựa vào sự phân chia
các hình thái kinh tế – xã hội. Mác phân chia lịch sử phát triển của xã hội loài người thành 5 giai đoạn
tương ứng với 5 hình thái kinh tế – xã hội là cộng sản nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư
bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Mỗi hình thái kinh tế – xã hội đó có một kiểu quan hệ sản xuất
riêng biệt, đặc trưng cho xã hội đó, đồng thời có một cơ sở hạ tầng và một kiến trúc thượng tầng tương
ứng. Trong thượng tầng kiến trúc của xã hội có giai cấp luôn tồn tại nhà nước. Do vậy, tương ứng với
một hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp là một kiểu nhà nước, đó là các kiểu nhà nước chủ nô, phong
kiến, tư sản và xã hội chủ nghĩa.
Mỗi kiểu nhà nước trên là một loại hay một nhóm nhà nước ra đời, tồn tại và phát triển trong một hình
thái kinh tế – xã hội nhất định. Như vậy, căn cứ để xác định kiểu nhà nước chính là hình thái kinh tế
-xã hội mà nhà nước đã ra đời, tồn tại và phát triển. Đặc điểm của mỗi kiểu nhà nước là do kiểu quan
hệ sản xuất đặc thù trong xã hội tương ứng quy định.
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng, sự thay thế kiểu nhà nước này bằng kiểu nhà nước khác tiến bộ hơn
là một quy luật tất yếu, phù hợp với quy luật thay thế các hình thái kinh tế – xã hội. Cụ thể, kiểu nhà
nước phong kiến ra đời để thay thế cho kiểu nhà nước chủ nô, kiểu nhà nước tư sản ra đời đế thay thế
cho kiểu nhà nước phong kiến và kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời để thay thế cho kiểu nhà nước
tư sản. Kiểu nhà nước sau luôn tiến bộ hơn kiểu nhà nước trước vì nó được xây dựng trên cơ sở quan
hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển cao hơn, cơ sở xã hội của nhà
nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó thường đỡ gay gắt hơn.
Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng
sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì phương thức
sản xuất mới được thiết lập, cùng với nó có một kiểu kiến trúc thượng tầng mới và tương ứng là một kiểu nhà nước mới.
Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đưa đến sự thay thế các kiểu nhà nước, có thể thông qua cách
mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, cũng có thể thông qua các cuộc cải cách xã hội một
cách toàn diện và triệt đế, trong đó kiểu quan hệ sản xuất cũ dần dần bị thay thế bởi kiểu quan hệ sản
xuất mới tiến bộ hơn. Đó chính là quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất
giữ vai trò quyết định.
1. Kiểu Nhà nước Chủ nô
- Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất chủ nô đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu của chủ nô đối với toàn bộ
tư liệu sản xuất người lao động là nô lệ.
+ Chiếm hữu nô lệ phương Đông: ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội thuộc quyền
sở hữu tối cao của nhà Vua.
+ Chiếm hữu nô lệ phương Tây: chủ nô trực tiếp chiếm hữu những điền trang lớn, những xưởng
thủ công, thương thuyền và những người nô lệ.
- Cơ sở xã hội: trong xã hội tồn tại nhiều giai cấp như chủ nô, nông dân, nô lệ và ngoài ra còn có
tầng lớp thợ thủ công. Trong đó hai giai cấp đối kháng chính là chủ nô và nô lệ. Chủ nô là giai cấp
thống trị xã hội còn nô lệ là giai cấp bị trị và bị bóc lột chủ yếu.
+ Chiếm hữu nô lệ điển hình phương Tây: nô lệ là tài sản riêng của chủ nô, mối quan hệ bóc lột
chủ yếu diễn ra giữa chủ nô và nô lệ.
+ Chiếm hữu nô lệ không điển hình (chế độ nô lệ gia trưởng) phương Đông: nô lệ không phải là lực
lượng tạo ra của cải chủ yếu cho xã hội, quan hệ bóc lột diễn ra giữa giai cấp chủ nô và nông dân.
- Cơ sở tư tưởng: là đa thần đạo, giai cấp thống trị đã sử dụng tôn giáo làm sức mạnh tinh thần.
2. Kiểu Nhà nước Phong kiến
Cơ sở kinh tế: là quan hệ sản xuất phong kiến đặc trưng bởi chế độ chiếm hữu của địa chủ phong kiến
đối với đất đai, tư liệu sản xuất khác và đối với một phần sức lao động của nông dân.
+ Phong kiến phương Tây: chế độ tư hữu ruộng đất phát triển triệt để, nông dân hoàn toàn không có
ruộng đất và trở thành nông nô.
+ Phong kiến phương Đông: nông dân cày ruộng thuộc quyền tư hữu của địa chủ phong kiến, theo
phát canh và thu địa tô; hoặc ruộng công hữu thuộc quyền quản lý của làng xã trên danh nghĩa thuộc
quyền sở hữu của nhà Vua, nộp thuế ruộng đất cho nhà nước.
- Cơ sở xã hội: quan hệ giai cấp được mở rộng, ngoài hai giai cấp chinh là địa chủ và nông đân còn có
các tầng lớp thị đân, thương gia,.. Giai cấp thống trịi bóc lột thông qua địa tô, tính chất bóc lột mang
tỉnh gián tiếp thông qua đất đai.
+ Phong kiến phương Tây: phong kiến được gọi là lãnh chúa, quan hệ bóc lột chủ yếu diễn ra giữa họ và nông nổ.
+ Phong kiến phương Đông: phong kiến được gọi là địa chủ, quan hệ bóc lột chủ yếu diễn ra giữa họ và tá điển.
Cơ sở tư tưởng: các nhà nước phong kiến đã xây dựng quốc đạo.
3. Kiểu Nhà nước Tư sản
Cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của Chủ nghĩa tư bản:
+ Cơ sở kinh tế: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đặc trưng bởi chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và
bóc lột thông qua giá trị thặng dư.
+ Cơ sở xã hội: xã hội tồn tại hai giai cấp chính là vô sản và tư sản. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác
như trí thức, tiểu thương, thợ thủ công... Giai cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị.
+ Cơ sở tư tưởng: tư tưởng tồn tại trên hai mặt, tôn giáo và thuyết đa nguyên.
Lịch sử phát triển của Chủ nghĩa tư bản:
+ Giai đoạn đầu (cạnh tranh tự do) của chủ nghĩa tư bản: là giai đoạn hình thành và phát triển hình
thức tư hữu tư sản đối với tư liệu sản xuất.
+ Giai đoạn đế quốc chủ nghĩa: là giai đoạn với sự hình thành của các tập đoàn tư bản lũng đoạn nhà nước.
+ Giai đoạn tự thích ứng của chủ nghĩa tư bản hiện đại: vai trò xã hội của nhà nước được đề cao.
Sự tiến bộ so với các kiểu nhà nước trước đó:
+ Chế độ dân chủ tư sản. Quyền tự do của con người.
+ Sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học kỹ thuật.
+ Tinh chất mối quan hệ bóc lột thay đổi so với các kiểu nhà nước trước đó,..
Câu 8: Nêu các nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam - Liên hệ thực tiễn (DONE)
Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Nguyên tắc là những tư tưởng chủ đạo làm nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước bao gồm:
Một là, nguyên tắc bảo đảm tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- bắt nguồn từ bản chất “quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân” của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Thể hiện ở ba phương diện:
+ Thứ nhất, đảm bảo cho nhân dân tham gia đông đảo và tích cực vào việc tổ chức bộ máy nhà nước.
+ Thứ hai, bảo đảm cho nhân dân tham gia đông đảo vào việc quản lý công việc và quyết định
những vấn đề trọng đại của đất nước.
+ Thứ ba, có cơ chế bảo đảm cho nhân dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát hoạt động của các
cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước.
- Để thực hiện nguyên tắc này trong đời sống xã hội, nhà nước cần có những biện pháp để
+ nâng cao nhận thức của nhân dân,
+ nâng cao đời sống vật chất tinh thần,
+ cung cấp thông tin đầy đủ
để dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra các hoạt động của nhà nước.
Thứ hai, nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
- Sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định phương hướng tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước, đảm bảo chuyên chính vo sản của nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Đảng lãnh đạo cơ quan nhà nước trong các hoạt động sau:
+ Giới thiệu và lực chọn những công dân tiêu biểu đảm nhận cương vị quna trọng trong các cơ quan
nhà nước, nhằm đảm bảo quyền làm chủ của nhan dân và sức mạnh của nhà nước.
+ Đề ra phương hướng, chủ trương, đường lối chính trị, chủ trương chính sách lớn về tổ chức và hoạt
động của bộ máy nhà nước và tổ chức kiểm tra, hướng dẫn, lãnh đạo các cơ quan nhà nước thực hiện
đúng đường lối, chính sách, nghị quyết do Đảng đề ra.
+ Thông qua công tác cán bộ. Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo đối với toàn bộ hệ thống các cơ quan
nhà nước và đối với toàn xã hội.
Thứ ba, nguyên tắc tập trung dân chủ
Được quy định ở Điều 6 Hiến pháp 2013 quy định:"Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, bằng dân chù đại diện thông qua Quốc hội, hội đồng nhân dân và thông qua các cơ quan
khác của Nhà nước", nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện ở những nội dung sau:
- Là sự kết hợp hài hòa giữa sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp trên với việc mở rộng dân chủ,
phát huy tính tự chủ, sáng tạo của quần chúng trong công tác quản lý nhà nước và xã hội. Phương
châm của nhà nước ta là “dân bàn bạc, thảo luận, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định”.
- Các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương phải phục tùng sự chỉ đạo của cơ quan nhà nước ở TW
và của cơ quan nhà nước cấp trên. Chịu sự kiểm tra, giám sát trong việc thực hiện các quyết định và
chỉ thị của cấp trên. Các quyết định của Trung ương của cấp trên có hiện lực bắt được đối với địa
phương và cấp dưới. Tuy nhiên, trong phạm vi thẩm quyền, các cơ quan cấp dưới quyết định và chịu
trách nhiệm về những vấn đề cụ thể của địa phương.
Thứ tư, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Mục đích: bảo đảm hiệu lực tối cao của pháp luật trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước -
tức là pháp luật phải đi vào cuộc sống. - Nội dung:
+ Mọi cán bộ, công chức nhà nước, không kể chức vụ đều phải tuân thủ luật pháp hiện hành, bảo đảm
nguyên tắc “Cơ quan nhà nước chỉ được làm những gì mà pháp luật quy định, công dân được làm tất
cả những gì mà pháp luật không cấm “.
+ Tất cả các tổ chức, cơ quan nhà nước, công dân và cá nhân nêu cao tinh thần phòng chống tội phạm,
khi xử lý các hành vi phạm tội đều phải xử lý công bằng nghiêm minh.
+ Nhà nước quản lý xã hội chủ yếu bằng pháp luật,
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.
+ Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật.
Thứ năm, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.
Ở Việt Nam có hơn 54 dân tộc cùng chung sống, bởi vậy cần đảm bảo cho cơ cấu đại biểu dân tộc
thiểu số hợp lý vào các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước ở tất cả các cấp nhằm:
- bảo đảm lợi ích chính đáng của các dân tộc
- bảo đạm sự phát triển đồng đều giữa các vùng, miền, sự nhất trí giữa các dân tộc
- bảo đảm đời sống và sự bình đẳng trước pháp luật đối với các dân tộc, đồng thời thực hiện chính sách
xã hội đối với đồng bào vùng sâu vùng xa về giáo dục, y tế, giao thông,.. để họ tiến kịp với đồng bào miền xuôi. Liên hệ thực tiễn
Câu 9:Phân tích khái niệm nhà nước. Từ đó, phân biệt nhà nước với các tổ chức tồn tại song song với nhà nước?
Phân tích khái niệm nhà nước
Nhà nước là một tổ chức có tính quyền lực chính trị cao, có quyền quyết định mọi vấn đề trong đời
sống xã hội của đất nước, có quyền ban hành pháp luật và yêu cầu mọi trường trong xã hội thực hiện
theo đúng các quy định của pháp luật đã được ban hành.
Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành các lực lượng giai cấp đối kháng
nhau với nhau, có vai trò rất quan trọng trong đó chủ yếu là để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị.
Nhà nước là gì?
Nhà nước là một tổ chức quyền lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, có dân cư và có chính
quyền độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm mục đích là thiết lập trật tự xã hội trong
phạm vi lãnh thổ của mình.
Như vậy có thể thấy được rằng nhà nước là một tổ chức đặc biệt có những dấu hiệu đặc trưng: thực
hiện việc phân bố dân cư theo đơn vị hành chính lãnh thổ; bộ máy quyền lực công; có chủ quyền tối