Câu hỏi thi vấn đáp - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn
Câu hỏi thi vấn đáp - Kỹ năng giao tiếp | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kỹ năng giao tiếp (KNGT 321312)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Câu 1: Phân biệt giao tiếp và kĩ năng giao tiếp. Trả lời:
- Giao tiếp: là quá trình truyền đạt ý kiến, thông điệp hoặc cảm xúc giữa các cá nhân hoặc nhóm
người thông qua các phương tiện giao tiếp như lời nói, ngôn ngữ cơ thể, viết lách và các phương
tiện truyền thông khác. Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày và tồn tại
ở mọi mức độ, từ giao tiếp giữa hai người bạn đến giao tiếp trong môi trường công việc hoặc giao tiếp trên mạng.
- Kĩ năng giao tiếp: là khả năng hoặc năng lực cụ thể mà mỗi người có thể phát triển để thực hiện
giao tiếp một cách hiệu quả và tích cực. Điều này bao gồm khả năng lắng nghe, nói, viết, đọc hiểu,
và sử dụng các phương tiện truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp có thể được
cải thiện thông qua việc học hỏi, thực hành và phát triển liên tục.
Câu 2: Phân loại giao tiếp. Trả lời:
- Dựa vào phương tiện giao tiếp: có 2 loại
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ: con người sử dụng tiếng nói và chữ viết để giao tiếp với nhau
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ: con người giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ, nét mặt, ánh mắt, nụ
cười, nét mặc, đồ vật,...
- Dựa vào khoảng cách: có 2 loại
+ Giao tiếp trực tiếp: là loại giao tiếp giữa các cá nhân khi họ đối mặt với nhau để giao tiếp trực tiếp
+ Giao tiếp gián tiếp: là loại giao tiếp được thực hiện thông qua 1 phương tiện trung gian khác như
điện thoại, email, thư tín, fax, chat,...
- Dựa vào tính chất giao tiếp: có 2 loại
+ Giao tiếp chính thức: là loại giao tiếp khi các cá nhân cùng thực hiện một nhiệm vụ chung theo quy định
+ Giao tiếp không chính thức: là loại giao tiếp diễn ra giữa những người đã quen biết, hiểu rõ về
nhau, không bị ràng buộc bởi pháp luật, thể chế, mang nặng tính cá nhân
- Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp:
+ Giao tiếp cá nhân – cá nhân
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm + Giao tiếp nhóm - nhóm
Câu 3: Vai trò và nguyên tắc giao tiếp. Trả lời: - Vai trò:
+ Vai trò của giao tiếp đối với xã hội: giao tiếp có vai trò quan trọng trong xã hội loài người, thúc
đẩy mối quan hệ xã hội, nếu không có giao tiếp mối quan hệ xã hội trở nên đứt gãy. Dù các cá thể
có tồn tại đi chăng nữa song không có mối liên hệ với nhau dẫn đến xã hội không phát triển.
+ Vai trò của giao tiếp đối với cá nhân:
Giao tiếp là điều kiện để tâm lí, nhân cách cá nhân phát triển bình thường
Các phẩm chất đạo đức được hình thành và phát triển
Giao tiếp thỏa mãn nhiều nhu cầu của con người
Có sự quan sát và ứng biến tốt
Sáng tạo, thích đổi mới, học hỏi
Nắm vững các kỹ năng giao tiếp - Nguyên tắc:
+ Nhóm nguyên tắc với thông tin:
Thông tin phải chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, liên tục
+ Nhóm nguyên tắc với mục đích
Mục đích được xác định trước khi thực hiên giao tiếp, phải rõ ràng cụ thể, phải chính đáng và có tính khả thi
+ Nhóm nguyên tắc với con người
Đánh giá đúng bản thân, đúng mối quan hệ giao tiếp, chính xác đối tượng giao tiếp
Câu 6: Đặc điểm của giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trả lời:
- Được thực hiện bởi 2 quá trinh là tạo lập và lĩnh hội
- Tồn tại ở dạng nói và viết
- Diễn ra trong 1 ngữ cảnh nhất định
- Mang tính chủ thể: Các nhân vật giao tiếp có đặc điểm về các phương diện khác nhau và nó luôn
chi phối nội dug và cách thức giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Mang tính xã hội: Khi giao tiếp bằng ngôn ngữ, các nhân vật giao tiếp sử dụng những hệ thống
của ngôn ngữ chung của xã hội và tuân thủ chuẩn mực chung
- Thường mang 2 ngữ nghĩa: nghĩa sự việc và nghĩa tỉnh thái
Câu 7: Phân loại giao tiếp bằng ngôn ngữ. Trả lời:
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ nói:
Phương tiện vật chất: âm thanh và ngữ điệu
Điều kiện của hoạt động giao tiếp: bất ngờ đòi hỏi phải nghe hiểu và phản ứng ngay. Chịu tác động
trực tiếp của đối tượng giao tiếp và yếu tố ngoại cảnh
Ngôn ngữ và cách trình bày:
Dạng nói, ngôn ngữ phong phú, dễ hiểu, dễ biểu đạt cảm xúc Ít/ không chuẩn bị
Có yếu tố dư, lặp và hình thức tĩnh lược va dùng các yếu tố dư thừa: nghi vấn, cảm thán,..
Trong hoàn cảnh giao tiếp mặt đối mặt, người nói có thể tỉnh lược 1 số yếu tố trong câu
Ngôn ngữ không liên tục, bị gián đoạn Tính tự nhiên cao
- Giao tiếp bằng ngôn ngữ viết: Phương tiện vật chất:
Dùng chữ cái, dấu thanh, dấu câu
Không sd phương thức phi ngôn ngữ
Ngữ điệu không tồn tại
Điều kiện của hoạt động giao tiếp:
Không có và không cần phản ứng nhanh, tức thì
Ít chịu tác động bởi ngoại cảnh
Người đọc có thể chủ động về thời gian, không gian tiếp nhận thông tin
Ngôn ngữ và cách trình bày:
Từ ngữ chính xác, kết cấu ngữ pháp chặt chẽ Ít/ không tính biểu cảm
Có chuẩn bị, tính lựa chọn cao
Liên tục, ko bị gian đoạn
Câu 8: Nêu ý nghĩa của việc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu. Các nguyên tắc chào hỏi, bắt tay, giới thiệu? Trả lời: - Ý nghĩa:
Chào hỏi: là cách thể hiện sự tôn trọng, quan tâm, chu đáo đối với người khác -> tạo ra bầu
không khí thoải mái, thân thiện
Bắt tay: là biểu hiện của sự chân thành, tin tưởng, tôn trọng giũa 2 người -> thiết lập sự gần
gũi và mối quan hệ tốt đẹp
Giới thiệu: giúp mọi người có cơ hội biết về nhau và xây dựng mối quan hệ mới -> thể hiện
sự tôn trọng, quan tâm đến sự kết nối giữa các cá nhân. - Nguyên tắc:
Chào hỏi: + Đáp ứng chào hỏi một cách lịch sự và chân thành
+ Sử dụng ngôn từ phù hợp như các câu chào hỏi lịch sự và thân thiện “ Xin chào, chào bạn,..”
+ Dành thời gian và chú ý: chào hỏi cần được thực hiện một cách tự nhiên và
chân thành, không nên làm 1 việc tự động hoặc thiếu sự quan tâm
Bắt tay: + Chọn thời điểm và hoàn cảnh phù hợp
+ Đưa ra bắt tay 1 cách tự nhiên + Đảm bào sạch sẽ
Giới thiệu: + Nắm rõ thông tin cần giới thiệu
+ Sử dụng lời giới thiệu phù hợp + Tôn trọng và chú ý
Câu 10: Mục đích, vai trò và lợi ích của việc đặt câu hỏi trong giao tiếp. Trả lời: - Mục đích:
+ Khi đặt câu hỏi ta mới xđ đc vấn đề, nguyên nhân, tại sao, thu nhập thông tin cần thiết ở đâu, khi
nào, đối tượng và đi đến hướng giải quyết vấn đề -Vai trò:
+ Khởi động được suy nghĩ của những người tham gia.
+ Khuyến khích sự tham gia của đối tác.
+ Dẫn dắt được tư duy và cuộc đối thoại.
+ Tìm kiếm được sự đồng cảm của người tham gia.
+ Tạo được môi trường thân thiện trong giao tiếp. - Lợi ích:
+ Tập trung được suy nghĩ của người khác
+ Tạo được quan điểm chung
+ Xây dựng và củng cố được các mối quan hệ
+ Thể hiện sự chân thành, quan tâm đến người khác
+ Có khả năng thu hút được sự chú ý của cả tập thể
+ Truyền tải được sự tinh tế và nhạy bén của người hỏi
+ Có thể nhận được sự tư vấn của người khác
Câu 11: Phân loại câu hỏi trong giao tiếp. Khi đặt câu hỏi cần đảm bảo những nguyên tắc cơ bản nào? Trả lời: - Phân loại câu hỏi: + Dựa vào mục đích:
Câu hỏi để thu thập thông tin
Khơi gợi hứng thú ở người đối ngoại
Nên bắt đầu bằng 1 câu hỏi dễ trả lời
Câu hỏi với các mđ khác
Dùng câu hỏi để tạo không khí tiếp xúc
Dùng câu hỏi để kích thích và định hướng tư duy
Dùng câu hỏi để đề nghị
Dùng câu hỏi để giảm tốc độ nói của người khác ( câu hỏi kiềm hãm)
Dùng câu hỏi để kết thúc vấn đề
+ Dựa vào cách đặt câu hỏi: Câu hỏi đóng Câu hỏi có/không Câu hỏi lựa chọn Câu hỏi mở
+ Dựa theo cách trả lời: Câu hỏi trực tiếp Câu hỏi gián tiếp
- Nguyên tắc khi đặt câu hỏi
Xác định rõ mục đích khi đặt câu hỏi
Tìm hiểu thông tin và xđ mối quan hệ về đối tượng giao tiếp
Hãy lấy những câu hỏi bắt buộc phải hỏi làm trọng tâm
Đặt câu hỏi ngắn gọn dễ hiểu
Kiên trì chờ và lắng nghe câu hỏi
Đừng hỏi các câu hỏi đóng, hãy hỏi các câu hỏi mở
Không đc định kiến trước
Hỏi bằng ngôn ngữ của ng nghe
Đào sâu vấn đề bằng các câu hỏi tiếp theo
Chỉ hỏi 1 vấn đề tại 1 thời điểm
Chấp nhận các phương pháp thay thế
Không chấp nhận câu trả lời gián tiếp
Kiểm tra việc chú ý lắng nghe
Câu 12: Các nguyên tắc cần chú ý khi thực hiện kỹ năng khen ngợi/phê bình. Thực hành kĩ năng
khen ngợi/phê bình: Hãy nói lời khen ngợi/ phê bình với ai đó. Trả lời: - Nguyên tắc khen ngợi: + Khen ưu điểm + Khen đúng thời điểm
+ Khen đúng mức độ và chân thành
+ Lời khen phải phù hợp vs đối tượng - Nguyên tắc phê bình:
+ Mở đầu bằng cách tìm ra những điểm bạn yêu thích hay đánh giá cao
+ Góp ý, phê bình đúng trọng tâm
+ Tránh những phát ngôn nặng lời, xúc phạm
+ Tạo cho người nghe sự tin tưởng sau khi nhận được lời góp ý, phê bình
Câu 13: Có người cho rằng phê bình người không đem lại điều gì tốt đẹp. Vì vậy, một trong những
nguyên tắc của họ trong giao tiếp là chỉ khen chứ không bao giờ phê bình. Anh/chị có đồng ý với
những người này không? Tại sao? Trả lời:
Không. Vì khi chúng ta phê bình 1 người nào đó có thể sẽ giúp cho họ cải thiện bản thân nhiều hơn.
Còn nếu không phê bình thì họ cứ sẽ nghĩ rằng điều họ làm là đúng
Câu 14: Đàm phán, thuyết phục là gì? Các bước thực hiện kĩ năng đàm phán, thuyết phục. Trả lời:
Kĩ năng đàm phán - thuyết phục là khả năng đưa ra phương án thống nhất trong tình huống mâu
thuẫn, giảm thiểu xung đột lợi ích giữa các bên để đạt được kết quả tốt nhất và giữ vững mối quan hệ hợp tác.
Các bước để thực hiện kỹ năng đàm phán, thuyết phục:
- B1: Tạo bầu không khí bình đẳng.
- B2: Lắng nghe để hiểu người đối thoại (tâm lý của họ, nguyên nhân
làm họ lo ngại, bận tâm, từ chối).
- B3: Bày tỏ sự thông cảm.
+ Đặt mình vào vị trí của người đối thoại.
+ Tán thưởng, động viên, an ủi người đối thoại.
+ Cử chỉ nhã nhặn, hành vi ôn hòa, lời nói phải dịu dàng, ...
- B4: Giải quyết vấn đề
+ Cần phải giải quyết những băn khoăn, bận tâm trong lòng của cả hai bên cùng quan tâm.
+ Trong khi giải quyết vấn đề, cần phải luôn giữ sự bình tĩnh trong
tranh luận, thảo luận để đi tới giải quyết vấn đề, …
+ Nắm vững nghệ thuật: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”.
Câu 16: Kĩ năng thuyết trình là gì? Những điểm cần lưu ý khi thuyết trình. Trả lời:
Câu 17: Giao tiếp phi ngôn ngữ là gì? Đặc điểm và vai trò của giao tiếp phi ngôn ngữ.
- Giao tiếp phi ngôn ngữ: là cách gửi và nhận thông điệp từ những gì mà
chúng ta thể hiện ra bên ngoài trong quá trình giao tiếp. Trong một cuộc
đối thoại, giao tiếp phi ngôn ngữ sẽ bao gồm nhiều điệu bộ, cử chỉ của
từng bộ phận cơ thể khác nhau thể hiện qua khuôn mặt, ánh mắt, nụ cười,
giọng điệu, dáng đứng và khoảng cách… - Đặc điểm + Luôn tồn tại
+ Có giá trị thông tin cao + Mang tính quan hệ + Khó hiểu
+ Chịu ảnh hưởng của văn hóa - Vai trò
+Giao tiếp phi ngôn ngữ giúp cho mỗi người trở nên tinh tế hơn, biết tự
kiểm soát cảm xúc, tự ý thức và điều khiển được ngôn ngữ cơ thể. Đồng
thời, giao tiếp phi ngôn ngữ cũng giúp chúng ta hiểu rõ người đối diện mà
ta đang tiếp cận để đưa ra những hành xử và cách tiếp cận phù hợp.
Câu 20: Theo anh/chị, trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần rèn luyện những kĩ năng nào? - Kỹ năng lắng nghe
- Kỹ năng quản lí cảm xúc - Kỹ năng quan sát
- Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng viết CV - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng khen/ phê bình - Kỹ năng đặt câu hỏi - Kỹ năng viết thư tín
- Kỹ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ
-----------------------------------------------------------------------------------------