-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu Hỏi Thi Vấn Đáp Môn Lịch Sử Đảng Csvn- Học Kỳ 2 Năm Học 2019-2020 |Đại Học Mở Hà Nội
Câu 1. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX?Đáp án: * Thể hiện ở 3 mặt- Chính trị: Chuyên chế (tức là trực tiếp cai trị, nhà Nguyễn chỉ là tay sai;
chia để trị…)- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đềudo thực dânPháp chi phối. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Lịch sử Đảng (ĐHM) 1 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Câu Hỏi Thi Vấn Đáp Môn Lịch Sử Đảng Csvn- Học Kỳ 2 Năm Học 2019-2020 |Đại Học Mở Hà Nội
Câu 1. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX?Đáp án: * Thể hiện ở 3 mặt- Chính trị: Chuyên chế (tức là trực tiếp cai trị, nhà Nguyễn chỉ là tay sai;
chia để trị…)- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đềudo thực dânPháp chi phối. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Lịch sử Đảng (ĐHM) 1 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI
CÂU HỎI THI VẤN ĐÁP MÔN LỊCH SỬ ĐẢNG CSVN- HỌC KỲ 2 NĂM HỌC 2019-2020
Câu 1. Chính sách thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX?
Đáp án: * Thể hiện ở 3 mặt
- Chính trị: Chuyên chế (tức là trực tiếp cai trị, nhà Nguyễn chỉ là tay sai; chia để trị…)
- Chia Việt Nam thành ba xứ với ba chế độ cai trị khác nhau
- Tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
- Kinh tế: Bóc lột (khai thác tài nguyên, sức lao động, biến VN thành thị
trường tiêu thụ hang hóa của Pháp…)
- Nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ,
xay xát gạo, giấy, diêm, ...
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam
chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là
thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện, ... lOMoAR cPSD| 45474828
- Văn hóa: Nô dịch (hạn chế giáo dục, ngăn cấm văn hóa tiến bộ du nhập vào
VN, khơi dạy hủ tục lạc hậu…)
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít,
càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
- Thực hiện chính sách “Ngu dân”
* Hỏi thêm: Hệ quả của những chính sách trên với VN?’
- Tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam bị bóc lột cùng kiệt.
- Nông nghiệp dậm chân tại chỗ, nông dân bị bóc lột tàn nhẫn, bị mất ruộng đất.
- Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
- Việt Nam từ đây trở thành thị trường cung cấp nguyên- nhiên liệu và thị
trường độc chiếm của Pháp.
Câu 2. Các phong trào yêu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX,
nguyên nhân thất bại?
Đáp án: * Các phong trào: có hơn 300 phong trào yêu nước diễn ra theo hai khuynh hướng:
- Theo hệ tưởng phong kiến (phong trào Cần Vương (1885-1896); cuộc khởi
nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) – (1884-1913))
- Theo hệ tưởng dân chủ tư sản (vũ trang bạo động của Phan Bội Châu, cải
cách của Phan Chu Trinh…)
+ Trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ I (1914 – 1918), phong trào
khởi nghĩa chống Pháp vẫn liên tiếp nổ ra nhưng đều không thành công. +
Trước chiến tranh thế giới thứ nhất: có 3 xu hướng: xu hướng bạo động
(Phan Bội Châu), xu hướng cải lương (Phan Chu Trinh) và xu hướng cải cách (Lương Văn Can)
+ Sau chiến tranh thế giới thứ nhất: Phong trào của trí thức tây học với các
tổ chức chính trị tiêu biểu là Việt Nam Quốc Dân Đảng và Tân Việt cách mạng Đảng. lOMoAR cPSD| 45474828
* Nguyên nhân thất bại: đường lối không phù hợp, sai lầm về phương pháp
đấu tranh và cách thức tập hợp lực lượng…)
* Hỏi thêm: giải thích rõ vì sao đường lối phong kiến, dân chủ tư sản lại
không phù hợp; hoặc sai về cách thức tập hợp lực lượng là thế nào…
- Hạn chế về lịch sử: Yếu kém về hệ thống tổ chức và không phù hợp với thời đại (XH phong kiến)
- Hạn chế về giai cấp:
+ Trước chiến tranh xã hội VN tồn tại 2 giai cấp: Nông dân và địa chủ
+ Sau chiến tranh hình thành thêm các giai cấp mới
Dẫn đến mâu thuẫn xã hội hình thành.
- Chưa có đường lối lãnh đạo phong trào đúng đắn, chưa có sự chuẩn bị cần
thiết: phong trào diễn ra nhỏ lẻ và chưa có sự gắn kết giữa các vùng miền
khác nhau về sự nghiệp chung, chưa có sự gắn kết giữa phong trào CMVN và phong trào thế giới.
- Các phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XX chỉ xác định được một trong hai kẻ thù chính của
cách mạng Việt Nam. Tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
+ Phan Bội Châu: chỉ xác định nhiệm vụ chống đế quốc nhằm giành độc
lập và thiết lập nền quân chủ lập hiến ở Việt Nam.
+ Phan Châu Trinh: xác định dựa vào Pháp để đánh đổ ngôi vua và bọn
phong kiến hủ bại, coi đó như là điều kiện tiên quyết để giành độc lập.
Câu 3. Vai trò của Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong việc chuẩn bị về tổ chức cho
thành lập Đảng CSVN? Đáp án: * Vai trò:
- Một là, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt
Nam - Con đường Cách mạng Vô sản. Trong suốt 10 năm (1911 - 1920),
Người đi qua 3 đại dương, 4 châu lục và khoảng 30 quốc gia để thâm nhập
thực tiễn và thu về nhận thức rõ hơn, khái quát hơn những vấn đề mang tính
chất bước ngoặt quan trọng, đó là nhận ra diện mạo, bản chất của chủ nghĩa lOMoAR cPSD| 45474828
đế quốc, chủ nghĩa thực dân: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc
ác; ở đâu những người lao động cũng bị bóc lột, áp bức nặng nề và “dù màu
da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và
giống người bị bóc lột”. Có thể khẳng định, chính chủ nghĩa yêu nước đã
đưa Nguyễn Ái Quốc tìm đến lý tưởng cao quý của chủ nghĩa Mác - Lênin,
với khát vọng mang lại hòa bình cho dân tộc.
- Hai là, Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, chuẩn bị về tư
tưởng, chính trị, tổ chức cho sự ra đời của Đảng.
+ Về tư tưởng: Nguyễn Ái Quốc đã dùng ngòi bút của mình tích cực tố cáo,
lên án bản chất bóc lột của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân các nước
thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh nhân dân bị áp bức đấu tranh giải phóng. +
Về chính trị: Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hình thành một hệ thống luận
điểm chính trị: khẳng định con đường cách mạng của các dân tộc bị áp
bức; xác định cách mạng giải phóng dân tộc là một bộ phận của cách mạng
vô sản thế giới; xác định lực lượng cách mạng; xác định vai trò lãnh đạo
của Đảng; cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân.
Những luận điểm ấy sau này phát triển thành những nội dung cơ bản trong
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
- + Về tổ chức: Sau khi từ Liên Xô về Quảng Châu, Người lựa chọn một số
thanh niên tích cực trong tổ chức Tâm tâm xã lập ra nhóm Cộng sản đoàn
(02/1925). Trên cơ sở nhóm Cộng sản đoàn Người sáng lập nên Hội Việt
Nam cách mạng Thanh niên (6/1925) tại Quảng Châu - Trung Quốc, Hội có
3 vai trò lớn: truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về nước; mở lớp đào tạo cán
bộ lãnh đạo cách mạng; chuẩn bị mọi mặt tiến tới thành lập Đảng CS ở Việt Nam
Sau đó Người liên kết với những cộng sản ở thuộc địa đang hoạt động cách
mạng ở Pháp lập ra Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (7/1925).
Các tổ chức (là nơi để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin về nước và cũng) là
sự chuẩn bị quan trọng để tiến tới thành lập chính đảng của giai cấp vô sản ở
Việt Nam. Nhờ đó, thúc đẩy mạnh mẽ sự chuyển biến của phong trào công
nhân, phong trào yêu nước Việt Nam những năm 1928 - 1929 theo khuynh
hướng cách mạng vô sản. lOMoAR cPSD| 45474828
- Ba là, Người đã triệu tập và chủ trì Hội nghị thành lập Đảng. Cuối năm
1929, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ dẫn tới sự ra đời của ba tổ
chức cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng,
Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Sự ra đời của các tổ chức cộng sản đã
khẳng định bước phát triển quan trọng của phong trào cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên, sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở ba miền đều tuyên bố ủng hộ
Quốc tế Cộng sản, kêu gọi Quốc tế Cộng sản thừa nhận tổ chức của mình và
đều nhận là đảng cách mạng chân chính, do đó không tránh khỏi phân tán về
lực lượng và thiếu thống nhất về tổ chức.Trước nhu cầu cấp bách của phong
trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái viên của Quốc tế Cộng sản,
Nguyễn Ái Quốc đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu tập Hội nghị hợp nhất
các tổ chức cộng sản để lập một chính đảng duy nhất của Việt Nam, lấy tên
là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Bốn là, Người đã soạn thảo và thông qua Cương lĩnh chính trị đầu tiên của
Đảng. Cương lĩnh đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt
Nam với nhiều nội dung rất quan trọng: mục tiêu của cách mạng, nhiệm vụ
cách mạng, lực lượng cách mạng, phương pháp tiến hành cách mạng, quan
hệ quốc tế, vai trò lãnh đạo của Đảng.
* Hỏi thêm: Cách thức chính để Lãnh tụ và Hội VNCMTN truyền bá
Chủ nghĩa Mác về nước là gì?
Lãnh tụ và Hội VNCMTN truyền bá Chủ nghĩa Mác về nước thông qua các
tổ chức đã được thành lập:
- Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
- Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông
Câu 4. Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng CSVN?
Đáp án: * Nội dung bao gồm 04 văn bản:
+ Chính cương vắn tắt của Đảng.
+ Sách lược vắn tắt của Đảng.
+ Chương trình tóm tắt của Đảng
+ Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tất cả các tài liệu, văn kiện nói trên đều do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo dựa
trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối Đại hội VI (1928) của
Quốc tế Cộng sản; nghiên cứu các Cương lĩnh chính trị của những tổ chức
cộng sản trong nước, tình hình cách mạng thế giới và Đông Dương. lOMoAR cPSD| 45474828
- Dù là vắn tắt, tóm tắt, song nội dung các tài liệu, văn kiện chủ yếu của Hội
nghị được sắp xếp theo một logic hợp lý của một Cương lĩnh chính trị của Đảng
- Nội dung Cương lĩnh gồm 6 ý:
+ Chiến lược của cách mạng: tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”.
+ Nhiệm vụ cách mạng: đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến, tư sản phản
cách mạng, làm cho nuớc Việt Nam độc lập tự do, lập chính phủ công, nông,
binh và quân đội công nông; tịch thu sản nghiệp của đế quốc và phản cách
mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất.
+ Lực lượng cách mạng: công nông, tiểu tư sản, trí thức, lợi dụng hoặc trung
lập phú nông, địa chủ, tư sản. Cách mạng phải liên lạc với các dân tộc bị áp
bức và vô sản thế giới.
+ Phương pháp cách mạng:
Về chính trị, đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến làm
cho nước Việt Nam được hoàn toàn độc lập, dựng ra Chính phủ công-
nôngbinh và tổ chức quân đội công nông.
Về kinh tế, tịch thu toàn bộ sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho
Chính phủ mới; tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho
dân cày nghèo, mở mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân
cày nghèo, thi hành luật ngày làm tám giờ. Về văn hóa, dân chính được tự
do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thông giáo dục theo hướng công nông hóa.
+ Vai trò lãnh đạo của Đảng: Đảng là đội tiên phong của giai cấp vô sản,
phải thu phục cho được đại bộ phận của giai cấp mình, phải làm cho giai cấp
mình lãnh đạo được dân chúng.
+ Quan hệ của cách mạng VN với cách mạng thế giới: Luận cương xác định
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới; phải liên kết
với những dân tộc bị áp bức và quần chúng vô sản trên thế giới, nhất là với
quần chúng vô sản Pháp.
* Hỏi thêm: ý nghĩa của Cương lĩnh đầu tiên? Hoặc điểm khác của Luận
cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh đầu tiên của Đảng? - Ý nghĩa: lOMoAR cPSD| 45474828
Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng là một cương lĩnh đúng đắn và sáng tạo
theo con đường cách mạng Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của thời
đại mới, đáp ứng yêu cầu khách quan của lịch sử, nhuần nhuyễn quan điểm giai
cấp và thấm nhuần tinh thần dân tộc. –
Tiến hành cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để giành
chính quyền về tay chân dân đi tới xã hội cộng sản, độc lập dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh này. –
Nội dung Cương lĩnh vẫn còn một vài vấn đề về sau không hoàn toàn phù
hợp với thực tế Việt Nam hoặc có một số từ ngữ có thể dẫn tới sự giải thích khác
nhau, song với sự bổ sung của Luận cương Chính trị được thông qua tại Hội nghị
lần thứ nhất Ban Chấp hành trung ương Đảng, Cương lĩnh chính trị của Đảng đã được hoàn thiện hơn. –
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Trong bản Cương lĩnh cách mạng tư sản
dân quyền năm 1930, Đảng đã nêu rõ nhiệm vụ chống đế quốc và chống kiến, thực
hiện dân tộc lập, người cày ruộng. Cương lĩnh ấy rất phù hợp với nguyện vọng
thiết tha của đại đa số nhân dân ra là nông dân. Vì vậy, Đảng đã đoàn kết được
những lực lượng cách mạng to lớn xung quanh giai cấp mình, còn các đảng phái
của các giai cấp khác thì hoặc bị phá sản hoặc bị cô lập. Do đó, quyền lãnh đạo của
Đảng ta – Đảng của giai cấp công nhân không ngừng củng cố và tăng cường.
- Điểm khác biệt của Luận cương chính trị tháng 10/1930 so với Cương lĩnh
đầu tiên của Đảng
1. Tính chất xã hội –
Cương lĩnh chính trị đầu tiên: xã hội Việt Nam là xã hội thuộc địa nửa phong
kiến, bao gồm 2 mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế
quốc Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân dân lao động (chủ yếu là nông dân)
với địa chủ phong kiến, trong đó, mâu thuẫn cơ bản nhất, gay gắt nhất là mâu
thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với đế quốc Pháp và bọn tay sai. –
Luận cương chính trị 10/1930: Xã hội Đông Dương gồm 2 mâu thuẫn dân
tộc và giai cấp, trong đó mâu thuẫn giai cấp là cơ bản nhất
2. Tính chất cách mạng. lOMoAR cPSD| 45474828
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: cách mạng trải qua 2 giai đoạn: cách mạng tư sản
dân quyền và cách mạng thổ địa để tiến lên chũ nghĩa cộng sản. Hai giai đoạn kế
tiếp nhau, không bức tường nào ngăn cách.
– Luận cương chính trị 10/1930: cách mạng Đông Dương lúc đầu là cách mạng tư
sản dân quyền, sau khi thắng lợi tiến thẳng lên XHCN không qua giai đoạn phát
triển TBCN. Hoàn thành thắng lợi của giai đoạn này mới làm tiếp giai đoạn khác.
3. Kẻ thù cách mạng
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đế quốc Pháp, vua quan phong kiến và tư sản phản
cách mạng. Cương lĩnh đã xác định rõ kẻ thù không phải toàn bộ là phong kiến và tư sản
– Luận cương chính trị 10/1930: Đế quốc và phong kiến, luận cương không phân
biệt rõ trong hàng ngũ giai cấp phong kiến còn có bộ phận tiến bộ, Luận cương
cũng không đề cập đến bộ phận tư sản mại bản.
4. Nhiệm vụ cách mạng
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản
phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam độc lập. Dựng lên chính phủ công nông
binh, tổ chức ra quân đội công nông, tịch thu hết sản nghiệp của đế quốc, tịch thu
ruộng đất… chia cho dân nghèo, tiến hành cải cách ruộng đất.
– Luận cương chính trị 10/1930: Đánh đổ thế lực phong kiến, đánh đổ ách áp bức
bóc lột tư bản, thực hành cách mạng thổ địa và đánh đổ đế quốc Pháp, làm cho
Đông Dương hoàn toàn độc lập.
5. Vai trò lãnh đạo
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên: Giai cấp công nhân thông qua đội tiên phong là
Đảng Cộng Sản Việt Nam.
– Luận cương chính trị 10/1930: giai cấp vô sản với đội tiên phong là Đảng Cộng sản Đông Dương
6. Lực lượng cách mạng
-Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Giai cấp công nhân, nông dân là động lực là gốc của
cách mạng cần phải liên minh với giai cấp tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trung và tiểu địa chủ. lOMoAR cPSD| 45474828
– Luận cương chính trị 10/1930. Chỉ gồm công nhân và nông dân, không đề cập tới các giai cấp khác.
Câu 5. Ý nghĩa sự ra đời của Đảng CSVN? Đáp án: * Ý nghĩa
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc
và đấu tranh giai cấp, là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công
nhân Việt Nam và hệ tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam.
- Sự ra đời của Đảng là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân dân Việt Nam.
- Việc thành lập Đảng là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử công nhân và của
cách mạng Việt Nam, chứng tỏ giai cấp vô sản nước ta trưởng thành và đủ
sức lãnh đạo cách mạng, chấm dứt thời kì khủng hoảng về vai trò lãnh đạo
và đường lối trong phong trào cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng Việt lOMoAR cPSD| 45474828 -
Nam đã thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên
phong là Đảng cộng sản.
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và việc ngay từ khi ra đời, Đảng
đã có Cương lĩnh chính trị xác định đúng đắn con đường cách mạng là giải
phóng dân tộc theo phương hướng cách mạng vô sản, chính là cơ sở để
Đảng Cộng sản Việt Nam vừa ra đời đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo phong
trào cách mạng Việt Nam; giải quyết được tình trạng khủng hoảng về đường
lối cách mạng, về giai cấp lãnh đạo cách mạng diễn ra đầu thế kỷ XX, mở ra
con đường và phương hướng phát triển mới cho đất nước Việt Nam. Chính
đường lối này là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết,
thống nhất của toàn dân tộc cùng chung tư tưởng và hành động để tiến hành
cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này.
* Hỏi thêm: một trong nét đặc thù trong việc thành lập Đảng CS ở Việt Nam
so với việc thành lập Đảng CS trên thế giới là gì?
Nếu như Viêc thành lậ p Đảng CS trên thế giới là sự kết hợp của 2 yếu tố chủ
nghĩa ̣ Mác-Lenin và phong trào công nhân.
Thì sự thành lâp Đảng CS ở VN là sự kết hợp của 3 yếu tố: CN Mác-Lenin, phông ̣
trào công nhân và phong trào yêu nước Viêt Nam.̣
Câu 6. Nội dung Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8(5/1941) của Đảng CSĐD?
Đáp án: * Nội dung
- Thứ nhất, hết sức nhấn mạnh mâu thuẫn chủ yếu đòi hỏi phải được giải
quyết cấp bách là mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc phát xít
Pháp – Nhật bởi vì dưới hai tầng áp bức Nhật – Pháp, quyền lợi tất cả các
giai cấp bị cướp giật, vận mạng dân tộc nguy vọng không lúc nào bằng. lOMoAR cPSD| 45474828 -
- Thứ hai, khẳng định dứt khoát chủ trương phải thay đổi chiến lược đặt
nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác nhiệm vụ cách mạng
ruộng đất. Để thực hiện nhiệm vụ đó, Hội nghị quyết định tiếp tục tạm gác
khẩu hiệu đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày thay bằng khẩu hiệu
tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, chia lị
ruộng đất công cho công bằng, giảm tô, giảm tức.
Thứ ba, chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở
Đông Dương, thi hành chính sách dân tộc tự quyết; sau khi đánh đuổi Pháp
– Nhật, các dân tộc trên cõi Đông Dương sẽ tổ chức thành liên bang cộng
hòa dân chủ hay đứng riêng tành lập một quốc gia tùy ý. Từ quan điểm đó,
Hội nghị quyết định thành lập ở mỗi nước Đông Dương một mặt trận riêng,
thực hiện đoàn kết từng dân tộc, đồng thời đoàn kết ba dân tộc chống kẻ thù chung.
- Thứ tư, tập hợp rộng rãi mọi lực lượng dân tộc, không phân biệt thợ thuyền,
dân cày, phú nông, địa chủ, tư bản bản xứ, ai có lòng yêu nước thương nòi
đều có thể cùng nhau tham gia vào mặt trận Việt Minh cứu nước, giành độc lập tự do cho dân tộc.
- Thứ năm, chủ trương sau khi cách mạng thành công sẽ thành lập nước Việt
Nam Dân chủ cộng hòa theo tinh thần tân dân chủ, một hình thức nhà nước
của chung cả toàn thể dân tộc.
- Thứ sáu, Hội nghị xác định khởi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của
Đảng và nhân dân để khi thời cơ đến, với lực lượng sẵn có, ta có thể lãnh
đạo một cuộc khởi nghĩa từng phần trong từng địa phương tiến tới tổng khởi
nghĩa giành chính quyền trong toàn quốc.
* Hỏi thêm: Phương châm khởi nghĩa của Đảng?
- Phương châm tiến hành tổng khởi nghĩa được xác định là phối hợp chặt chẽ
giữa lực lượng quân sự với lực lượng chính trị, đánh chiếm ngay những nơi
chắc thắng, không kể thành thị hay nông thôn, giành chính quyền trước khi
quân Đồng minh vào nước ta.
Câu 7. Ý nghĩa lịch sử của CM tháng 8-1945? lOMoAR cPSD| 45474828 - Đáp án:
- Đập tan sự thống trị của đế quốc và phong kiến tay sai, chấm dứt chế độ
quân chủ phong kiến ở Việt Nam; kết thúc hơn hơn 80 năm nhân dân ta dưới
ách đô hộ của thực dân Pháp, phát xít Nhật.
- Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã mở ra bước ngoặt vĩ đại
của cách mạng, đưa dân tộc Việt Nam bước sang kỷ nguyên mới - kỷ nguyên
độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; nhân dân ta từ thân phận nô lệ
đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Đảng
Cộng sản Việt Nam trở thành một Đảng cầm quyền, từ hoạt động bí mật
thành đảng nắm chính quyền
- Đối với tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Thắng lợi của
Cách mạng tháng Tám năm 1945, một mặt, đã góp phần đánh bại tàn dư của
chế độ phong kiến và chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phát xít ở Việt Nam.
Mặt khác, đối với công cuộc xây dựng một chế độ xã hội mới, khác hẳn về
chất so với chế độ cũ (phong kiến, thực dân và đế quốc).
- Thắng lợi này đã mở ra kỷ nguyên độc lập, lần đầu tiên tên nước Việt Nam
có tên bản đồ thế giới; đồng thời đã mở ra mối quan hệ ngoại giao với các
nước trên thế giới với tư cách và vị thế của một quốc gia - dân tộc có độc lập, có chủ quyền
- Thắng lợi là sự thể nghiệm thành công đầu tiên chủ nghĩa Mác-Lênin tại một
nước thuộc địa ở châu Á, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin.
Câu 8. Tình hình Việt Nam sau Cách mạng tháng 8-1945?
Đáp án: * Tình hình: (Trang 128)
- Thuận lợi: trong nước, quốc tế
- Khó khăn: trong nước, quốc tế
*Hỏi thêm: thuận lợi nào mang tính quyết định nhất với cách mạng VN?
- Đảng CS trở thành Đảng cầm quyền lãnh đạo CM trên cả nước lOMoAR cPSD| 45474828 -
Câu 9. Nội dung chỉ thị “Kháng chiến - Kiến quốc” ngày 25/11/1945 của
Trung ương Đảng CSĐD? Đáp án: Trang 131
- Xác định tính chất Cách mạng Đông Dương
- Xác định kẻ thù chính
- Xác định 4 nhiệm vụ cấp bách
- Đề ra các biện pháp thực hiện
Câu 10: Nội dung Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1946
- 1954 của Đảng CSĐD? lOMoAR cPSD| 45474828
Đáp án: * Nội dung (Trang 150)
- Toàn dân - Toàn diện - Lâu dài
- Dựa vào sức mình là chính
* Hỏi thêm: Cơ sở hình thành đường lối kháng chiến hoặc mục đích tính
chất của cuộc kháng chiến là gì? (Trang 149-150)
Câu 11: Nội dung cơ bản đường lối Cách mạng Việt Nam do Đại hội III
(9/1960) của Đảng đề ra? Đáp án: (Trang 193)
- Về đường lối chiến lược chung của Cách mạng Việt Nam
- Về vị trí vai trò của Cách mạng từng miền, mối quan hệ giữa chúng?
- Về hòa bình thống nhất đất nước
- Về triển vọng của cuộc Cách mạng
- Về xây dựng CNXH
Câu 12: Nội dung đường lối đổi mới đất nước do Đảng CSVN đề ra tại Đại hội
VI(12/1986) của Đảng?
Đáp án: *Nội dung (Trang 261)
- Nhìn thẳng vào sự thật và đánh giá đúng sự thật…
- Phát triển kinh tế nhiều thành phần
- Tập trung đồng bộ thực hiện những chính sách xã hội cơ bản
- Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
- Đổi mới hoạt động đối ngoại
*Hỏi thêm: Đại hội nào của Đảng xác định đất nước chuyển sang đẩy
mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa?
- Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996): Tổng kết sau 10 năm đổi
mới, Đại hội Đảng VIII đã nhận định: Nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội, nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là
chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển
sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Câu 13: Năm bài học lớn trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá
độ đi lên CNXH được Đại Hội VII của Đảng chỉ ra? lOMoAR cPSD| 45474828
Đáp án: *Nội dung (Trang 272)
- Nắm vững ngọn cờ độc lâp và chủ nghĩa xã hội
- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân…
- Củng cố tăng cường đoàn kết trong toàn Đảng, toàn dân, dân tộc-quốc tế
- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại
- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của
cuộc Cách mạng Việt Nam
*Hỏi thêm: Yêu cầu sinh viên phân tích kĩ một quan điểm trong 5 quan điểm trên
- “Năm là, sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định
thắng lợi của cách mạng Việt Nam''.
Ngay từ khi ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam,
Đảng chỉ có mục tiêu là giải phóng dân tộc, giành độc lập thống nhất hoàn
toàn, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang lại cuộc sống tự do, sung sướng hạnh
phúc cho nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam luôn
luôn khẳng định: ngoài lợi ích của giai cấp, dân tộc và nhân dân, Đảng
không có lợi ích nào khác.
Để hoàn thành được sứ mệnh lịch sử vẻ vang đó, Đảng phải thật sự là đội
tiên phong lãnh đạo, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu, thường xuyên tự đổi mới và chỉnh đốn để xứng đáng là người lãnh đạo
và người đầy tớ thật trung thành của nhân dân như mong muốn của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Toàn Đảng và mỗi cán bộ đảng viên phải nâng cao trình độ trí
tuệ, tư tưởng và lý luận. ''Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần
phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng
làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực
tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đê do thực tiễn cách mạng đặt ra''9.
Đảng coi trọng xây dựng, phát triển Cương lĩnh, đường lối và đường lối, chủ
trương của Đảng phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn của đất nước và lợi
ích chính đáng của nhân dân, xuất phát từ sự vận dụng đúng đắn các quy
luật khách quan, khắc phục biểu hiện chủ quan, duy ý chí. Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội cũng nhấn mạnh:
“Phải phòng và chống những nguy cơ lớn: Sai lầm về đường lối, bệnh quan
liêu và sự tha hoá, biến chất của cán bộ, đảng viên”. lOMoAR cPSD| 45474828
Câu 14: Sáu đặc trưng cơ bản về XHCN ở nước ta do Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kì quá độ lên CNXH được Đại Hội VII của Đảng đề ra?
Đáp án: *Nội dung (Trang 273)
- Do nhân dân lao động làm chủ
- Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại
- Có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
- Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột…
- Các dân tộc trong nước bình đẳng, đoàn kết
- Có quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới
*Hỏi thêm: Nêu một số phương hướng do Đại hội VII đề ra để thực hiện
các đặc trưng trên? (Trang 273-274)
Câu 15: Thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước từ 1986 đến nay ở Việt Nam? Đáp án:
- Kinh tế tăng trưởng khá, đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế, hoàn thành
vượt mức nhiều mục tiêu chủ yếu của kế hoạch 5 năm.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành,
phát triển. Hoạt động khoa học và công nghệ gắn bó hơn với nhu cầu phát
triển kinh tế - xã hội, thích nghi dần với cơ chế thị trường. Quan hệ sản xuất
được điều chỉnh phù hợp hơn với yêu cầu phát triển của lực lượng sản xuất.
Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa tiếp tục được xây dựng.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng tăng lên đáng kể
- Văn hóa xã hội có bước phát triển: Đời sống vật chất của phần lớn nhân dân
được cải thiện. Số hộ có thu nhập trung bình và số hộ giàu tăng lên, số hộ
nghèo giảm. Mỗi năm thêm hơn 1 triệu lao động có việc làm. Nhiều nhà ở
và đường giao thông được nâng cấp và xây dựng mới ở cả nông thôn và
thành thị. Trình độ dân trí và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được lOMoAR cPSD| 45474828
nâng lên. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe, các hoạt động
văn hóa, nghệ thuật, thể dục thể thao, thông tin đại chúng, công tác kế hoạch
hóa gia đình và nhiều hoạt động xã hội khác có những mặt phát triển và tiến
bộ. Lòng tin của nhân dân vào chế độ và tiền đồ của đát nước, vào Đảng và
Nhà nước được nâng lên.
- Việc giải quyết các vấn đề xã hội đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng:
Người lao động được giải phóng khỏi ràng buộc của nhiều cơ chế không hợp
lý, phát huy được quyền làm chủ và tính năng động sáng tạo, chủ động hơn
trong tìm việc làm, tăng thu nhập, tham gia các sinh hoạt chung của cộng
đồng xã hội. Chủ trương đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với nước
được toàn dân hưởng ứng, phong trào xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động
từ thiện ngày càng mở rộng, đang trở thành một nét đẹp mới trong xã hội ta.
- Giữ vững quốc phòng và an ninh đất nước: Đảng đã định rõ phương hướng,
nhiệm vụ và quan điểm chỉ đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình
mới, tiếp tục thực hiện có kết quả việc điều chỉnh chiến lược quốc phòng, an
ninh. Các nhu cầu củng cố quốc phòng, an ninh, cải thiện đời sống lực lượng
vũ trang được đáp ứng tốt hơn. Chất lượng và sức chiến đấu của quân đội và
công an được nâng lên. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân
được củng cố. Công tác bảo vệ an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được tăng cường.