Câu hỏi tình huống - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Câu hỏi tình huống - Luật Hình Sự | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHẦN CÂU HỎI TÌNH HUỐNG LUẬT HÌNH SỰ 2
Câu 1. P không có giấy phép lái xe mô tô theo quy định. Khoảng 10 giờ
ngày 16/5/2022, tại khu vực ngã tư đường gom khu Công nghiệp tỉnh BG, P điều
khiển xe mô tô nhãn hiệu Honda Wave chở theo 03 người: S, C và Đ nhưng
không giảm tốc độ, không nhường đường cho xe ô tô tải do M điều khiển đi cùng
chiều nên đã va quệt vào đầu xe ô tô tải của M. Hậu quả S chết tại chỗ, C bị
thương tích 52%, Đ bị thương tích 22%, còn xe ô tô tải của M bị hư hỏng với
thiệt hại là 3.750.000 đồng. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của P. Trả lời:
Tội danh: Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ quy định
tại điểm a, c Khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 260 BLHS 2015 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng, sức khỏe; xâm
phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và gây thiệt hại về tài sản.
- Đối tượng tác động: Con người và TS 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: Điều khiển xe mô tô chạy quá tốc độ quy định, chở quá số
người quy định (3 người), không nhường đường, va quệt, không có giấy
phép lái xe theo quy định. - Tội phạm: CTVC
- Hậu quả: S bị chết, C và Đ thương tích.... %, xe ô tô tải của M bị hư
hỏng với thiệt hại là ...tr
- MQH nhân quả: Hành vi vi phạm của P là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả trên 3. Chủ thể:
TH1: P đủ 16 tuổi trở lên và có đầy đủ NLTNHS đang tham gia giao thông đường bộ
TH2: P dưới 16 thì không phải chịu TNHS mặc dù có đầy đủ NLTNHS và đang tham gia giao thông 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi: Lỗi vô ý do quá tự tin =>
Câu 2. K là lái xe được Công ty X thuê chở hàng. Trong một lần chở hàng,
do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X đã cho K vào kho tự bốc và xếp hàng
lên xe, hai bên thống nhất mỗi chuyến là 30 bao hàng. Hôm đó K đã chở được 04
chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến chuyến thứ 05 K xếp thêm 02 bao
hàng lên xe (vượt 02 bao so với thỏa thuận với thủ kho). Khi ra cổng kho, K có
thái độ điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng như các chuyến trước và đưa phiếu
xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ số bao hàng như đã thoả thuận nên
thủ kho không đếm lại số bao hàng K vận chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu
xuất hàng như các chuyến trước. Bằng thủ đoạn trên K đã chiếm đoạt được 02
bao hàng của Công ty X trị giá là 5.000.000 đồng. Hỏi: Xác định tội danh và
khung hình phạt đối với hành vi của K. Trả lời:
Tội danh: Tội trộm cắp tài sản quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền sở hữu TS của NN, CQ, DN, cá nhân
- Đối tượng tác động: TS, cụ thể là 2 bao hàng của Công ty X trị giá 5.000.000 đồng 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ Do đã quen nhau nên thủ kho của công ty X đã cho K vào kho tự bốc và xếp hàng lên xe
+ Hai bên thống nhất mỗi chuyến là 30 bao hàng.
+ Hôm đó K đã chở được 04 chuyến, mỗi chuyến đúng 30 bao hàng, đến
chuyến thứ 05 K lén xếp thêm 02 bao hàng lên xe (vượt 02 bao so với thỏa thuận
với thủ kho). Khi ra cổng kho, K có thái độ điềm nhiên như vẫn chở 30 bao hàng
như các chuyến trước và đưa phiếu xuất hàng cho thủ kho ký. Tin rằng K chở đủ
số bao hàng như đã thoả thuận nên thủ kho không đếm lại số bao hàng K vận
chuyển mà ký xác nhận ngay vào phiếu xuất hàng như các chuyến trước.
- Tội phạm: CTVC => Tội phạm hoàn thành kể từ thời điểm K vận
chuyển 2 bao hàng ra khỏi kho của cty X.
- Hậu quả: Gây thiệt hại TS, cụ thể là 2 bao hàng trị giá 5tr đồng
- MQH nhân quả: Hành vi của K là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu
quả thiệt hại TS. Hậu quả thiệt hại TS là kết quả tất yếu của HVPT. 3. Chủ thể:
K từ đủ 16 tuổi, có đầy đủ NLTNHS => Chịu TNHS về Tội trộm cắp tài sản
quy định tại Khoản 1 Điều 173 BLHS 2015 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi: Cố ý trực tiếp =>
- Mục đích: Chiếm đoạt TS
Câu 3. Khoảng 17 giờ ngày 21/2/2023, A khi đang tham gia giao thông trên
đường từ bệnh viện K Tân Triều về khu đô thị Xa La đã vượt đèn đỏ và bị cảnh
sát giao thông B yêu cầu dừng xe để kiểm tra giấy tờ. A nhất định không xuống
xe và định đánh lái xe chạy đi. Tuy nhiên, vì đường đông nên A đã bị B và
những người xung quanh bắt giữ và yêu cầu xuống xe. Vừa ra khỏi xe, A rút từ
túi quần sau ra một con dao bấm và đâm liên tiếp nhiều nhát vào người B rồi bỏ
chạy. B được đưa đi cấp cứu với tỷ lệ thương tật 33%. Hỏi: Xác định tội danh và
khung hình phạt đối với hành vi của A. Trả lời: Tội danh:
- TH1: Giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt tại điểm d Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
- TH2: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho skhoe của người khác
theo điểm c Khoản 3 Điều 134 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người
- Đối tượng tác động: Con người, cụ thể là CSGT B 2. Mặt khách quan:
TH1: Giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt tại điểm d Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015.
- Hành vi: A đâm liên tục nhiều nhát
+ Xác định mức độ cường độ tấn công: nhanh dồn dập và liên tục với cường độ tấn công mạnh
+ Vị trí tấn công: những vùng trọng yếu của cơ thể - Tội phạm: CTVC
- Hậu quả: B không chết, tỷ lệ thương tật 33%
- MQH nhân quả: Hành vi đâm nhiều nhát là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến thương tật 33% 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A đủ 14t và có NLTNHS
- Trường hợp 2: A nhỏ hơn 14t -> không phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp => tội giết người ở giai đoạn phạm tội chưa đạt
TH2: Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho skhoe của người khác
theo điểm c Khoản 3 Điều 134 BLHS 2015.
- Hành vi: A đâm liên tục nhiều nhát
+ Xác định mức độ cường độ tấn công: mức độ tấn công yếu hơn và cường độ tấn công nhẹ hơn
+ Vị trí tấn công: những vùng không trọng yếu của cơ thể - Tội phạm: CTVC
- Hậu quả: tỷ lệ thương tật 33%
- MQH nhân quả: hành vi đâm nhiều nhát là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến thương tật 33% 3. Chủ thể:
Trường hợp: A đủ 14t và có NLTNHS => Chịu TNHS về tội Cố ý gây
thương tích hoặc gây tổn hại cho skhoe của người khác theo điểm c Khoản 3 Điều 134 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi: Lỗi cố ý trực tiếp
Câu 5. Khoảng 15 giờ ngày 20/1/2020, A đến một cửa hàng bán đồng hồ ở
quận HK, thành phố HN và hỏi mua 01 chiếc đồng hồ của hãng Rolex. A cầm
chiếc đồng hồ, ngắm nghía thật kỹ rồi giả vờ đeo lên tay để thử. Trong lúc thấy
nhân viên bán hàng không để ý thì A chạy nhanh ra ngoài cửa định tẩu thoát cùng
chiếc đồng hồ nhưng đã bị nhân viên đuổi theo và hô hoán mọi người bắt giữ.
Hội đồng định giá xác định chiếc đồng hồ có trị giá là 300.000.000 đồng. Hỏi:
Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A. Trả lời:
Tội danh: Cướp giật tài sản căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 171 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
- Đối tượng tác động: Tài sản - Chiếc đồng hồ Rolex có trị giá là 300.000.000 đồng 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: Hành vi A cầm chiếc đồng hồ, ngắm nghía thật kỹ rồi
giả vờ đeo lên tay để thử (thủ đoạn), lợi dụng lúc nhân viên bán hàng sơ
hở không để ý chạy nhanh ra ngoài định tẩu thoát. Sau đó bị phát hiện
(công khai, nhanh chóng) => Hành vi cướp giật - Tội phạm: CTVC
- Hậu quả: Tài sản bị chiếm đoạn trị giá 300tr đồng - MQH nhân quả: 3. Chủ thể: 4. Mặt chủ quan: - Lỗi: - Mục đích:
Câu 6. Vào khoảng 21 giờ ngày 23/2/2020, do mâu thuẫn với nhau từ trước
nên A và T dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh nhiều nhát vào
đầu, mặt, tay, sườn, lưng của M. Khi M điều khiển xe mô tô bỏ chạy thì A và T
dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo M để đánh với vận tốc trên 70km/giờ. A
cầm theo gậy sắt, còn T hô to “Mày đứng lại”. M thấy vậy liền tăng ga bỏ chạy.
Khi 02 đuổi theo nhau đến ngã ba thuộc địa phận thôn X, do trên đường bê tông
có nhiều khúc cua liên tiếp, nhiều đoạn có độ dốc lớn trong điều kiện trời tối và
không làm chủ được tay lái, M đã lao xe qua đường lên bãi đất trống thì bị ngã xe
và tử vong trên đường đi cấp cứu. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A và T. Trả lời:
Tội danh: Tội giết người quy định tại Khoản 2 Điều 123 BLHS 2015 với
tình tiết tăng nặng quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 52 BLHS 2015. Phân tích: 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng và sức khỏe của con người
- Đối tượng tác động: Con người 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: A và T dùng tay, chân đấm đá, rồi sử dụng gậy kim loại đánh
nhiều nhát vào đầu, mặt, tay, sườn, lưng của M. (tấn công liên với cường độ cao
vào những vị trí trọng yếu trên cơ thể M là đầu và mặt…). Khi M điều khiển xe
mô tô bỏ chạy thì A và T dùng xe mô tô tiếp tục truy đuổi theo M để đánh vận tốc
trên 70km/giờ. A cầm theo gậy sắt, còn T hô to “Mày đứng lại”.
- Hậu quả: M tử vong trên đường đi cấp cứu.
- MQH nhân quả: Hành vi của A và T đuổi đánh M là nguyên nhân trực tiếp
dẫn đến hậu quả chết người 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A và T đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A và T phải chịu TNHS
- Trường hợp 2: A và T chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A và T nhận thức được hành vi của mình sẽ gây hậu
quả giết người nhưng vẫn cố ý thực hiện đến cùng và mong muốn hậu quả xảy ra.
Câu 7. Ngày 01/11/2021, khi đang chơi bóng chuyền với anh T, thấy anh T
có đeo sợi dây chuyền vàng nên A đã nảy sinh ý định chiếm đoạt. A lấy ít cát bỏ
vào túi rồi đem về nhà. Đêm hôm đó, A cầm túi cát đột nhập vào nhà anh T và đi
đến cạnh giường anh T đang ngủ. A tay trái cầm túi cát, tay phải giật lấy sợi dây
chuyền của anh T đang đeo ở cổ làm anh T tỉnh dậy và giằng lại, lúc này A đã
ném số cát mang theo vào mặt anh T và bỏ chạy. Quá trình điều tra xác định sợi
dây chuyền của anh T có trị giá 7.500.000 đồng. Hỏi: Xác định tội danh và khung
hình phạt đối với hành vi của A. Trả lời:
Tội danh: Tội cướp giật tài sản quy định tại điểm đ Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015 Phân tích: 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền sở hữu TS của cá nhân
- Đối tượng tác động: Tài sản, cụ thể là sợi dây chuyền vàng trị giá 7.500.000 đồng. 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: A cầm túi cát đột nhập vào nhà anh T và đi đến cạnh giường anh
T đang ngủ. A tay trái cầm túi cát, tay phải giật lấy sợi dây chuyền của anh T
đang đeo ở cổ làm anh T tỉnh dậy và giằng lại, lúc này A đã ném số cát mang theo
vào mặt anh T và bỏ chạy. - Tội phạm CTHT 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A phải chịu TNHS
tại Khoản 2 Điều 171 BLHS 2015
- Trường hợp 2: A chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm của
hành vi và mong muốn chiếm đoạt tài sản.
- Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản.
Câu 8. Ngày 17/5/2022, A và B rủ nhau đi sang xóm bên chơi. Trên đường
đi A nhìn thấy C đang đi một mình trên quãng đường vắng gần đó nên A đã bàn
với B về ý định giao cấu với C. Khi C đi tới thì cả hai lao ra khống chế, bịt miệng
C kéo vào gốc cây gần đó. Sau đó A và B thay nhau thực hiện hành vi giao cấu
với C. Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã
cùng nhau siết cổ C làm C chết. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A và B. Trả lời:
Trường hợp 1: C dưới 10 tuổi => Tội danh: A và B là đồng phạm của
Tội giết người người quy định tại điểm b và điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS
2015 và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại điểm b, điểm c Khoản 3 Điều 142 BLHS 2015. 1. Khách thể: - QHXH:
+ Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
+ Sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người dưới 16 tuổi
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, cụ thể là C 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ A đã bàn với B về ý định giao cấu với C. Khi C đi tới thì cả hai lao ra
khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây gần đó. Sau đó A và B thay nhau thực
hiện hành vi giao cấu với C.
+ Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã
cùng nhau siết cổ C làm C chết. - Hậu quả: C chết
- MQH nhân quả: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A và B đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A phải chịu
TNHS quy định tại điểm b và điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và Tội hiếp
dâm người dưới 16 tuổi quy định tại điểm b, điểm c Khoản 3 Điều 142 BLHS 2015.
- Trường hợp 2: A và B chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A và B nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm
của hành vi sẽ gây ra hậu quả và mong muốn thực hiện hành vi
Trường hợp 2: C từ đủ 10 tuổi đến dưới 16 tuổi => Tội danh: A và B là
đồng phạm của Tội giết người người quy định tại điểm b và điểm g Khoản 1
Điều 123 BLHS 2015 và Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại điểm b
Khoản 3 Điều 142 BLHS 2015. 1. Khách thể: - QHXH:
+ Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
+ Sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người dưới 16 tuổi
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, cụ thể là C 2. Mặt khách quan: Hành vi:
+ A đã bàn với B về ý định giao cấu với C. Khi C đi tới thì cả hai lao ra
khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây gần đó. Sau đó A và B thay nhau thực
hiện hành vi giao cấu với C.
+ Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã
cùng nhau siết cổ C làm C chết. - Hậu quả: C chết
- MQH nhân quả: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A phải chịu TNHS
quy định tại điểm b và điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và điểm b Khoản 3 Điều 142 BLHS 2015.
- Trường hợp 2: A và B chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A và B nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm
của hành vi sẽ gây ra hậu quả và mong muốn thực hiện hành vi
Trường hợp 3: C từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi => Tội danh: A và B là
đồng phạm của Tội giết người người quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 123
BLHS 2015 và Tội hiếp dâm quy định tại điểm c Khoản 2 (theo Khoản 4) Điều 141 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
- Đối tượng tác động: Con người, cụ thể là C 2. Mặt khách quan: Hành vi:
+ A đã bàn với B về ý định giao cấu với C. Khi C đi tới thì cả hai lao ra
khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây gần đó. Sau đó A và B thay nhau thực
hiện hành vi giao cấu với C.
+ Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã
cùng nhau siết cổ C làm C chết. - Hậu quả: C chết
- MQH nhân quả: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A phải chịu TNHS
quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và điểm c Khoản 2 (theo
Khoản 4) Điều 141 BLHS 2015.
- Trường hợp 2: A và B chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A và B nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm
của hành vi sẽ gây ra hậu quả và mong muốn thực hiện hành vi
Trường hợp 4: C đủ 18 tuổi => Tội danh: A và B là đồng phạm của Tội
giết người người quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và Tội
hiếp dâm quy định tại điểm c Khoản 2 Điều 141 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
- Đối tượng tác động: Con người, cụ thể là C 2. Mặt khách quan: Hành vi:
+ A đã bàn với B về ý định giao cấu với C. Khi C đi tới thì cả hai lao ra
khống chế, bịt miệng C kéo vào gốc cây gần đó. Sau đó A và B thay nhau thực
hiện hành vi giao cấu với C.
+ Sau khi thực hiện hành vi, A nói B sợ sự việc sẽ bị phát hiện nên cả hai đã
cùng nhau siết cổ C làm C chết. - Hậu quả: C chết
- MQH nhân quả: Hành vi của A và B là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến hậu quả C chết 3. Chủ thể:
- Trường hợp 1: A đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => A phải chịu TNHS
quy định tại điểm g Khoản 1 Điều 123 BLHS 2015 và điểm c Khoản 2 (theo
Khoản 4) Điều 141 BLHS 2015.
- Trường hợp 2: A và B chưa đủ 14 tuổi => Ko phải chịu TNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: A và B nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm
của hành vi sẽ gây ra hậu quả và mong muốn thực hiện hành vi
Câu 9. Tối ngày 17/10/2022, Đ điều khiển xe ô tô đỗ xe chiếm một phần
đường xe chạy trên đường NT thuộc Khu phố L, quận B, tỉnh TB nhưng không có
tín hiệu báo và không đặt biển báo hiệu nguy hiểm. Khoảng 05 phút sau, khi Đ
đang đứng nói chuyện điện thoại cách xe 05 mét thì ông C điều khiển xe mô tô
tham gia giao thông do thiếu chú ý quan sát đã tông vào phía sau góc bên trái ô tô
của Đ gây ra hậu quả: Ông C bị thương nặng được đưa đi cấp cứu và điều trị, đến
ngày 19/10/2022 thì ông C tử vong. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt
đối với hành vi của Đ. Trả lời:
Tội danh: Đ phạm Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường
bộ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS 2015 1. Khách thể:
- QHXH: An toàn công cộng, trật tự công cộng giao thông đường bộ
- ĐTTĐ: tính mạng, sức khỏe của con người và TS của cá nhân, cụ thể là
ông C và xe mô tô của ông C và xe ô tô của ông Đ. 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ Đ điều khiển xe ô tô đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy nhưng không
có tín hiệu báo và không đặt biển báo hiệu nguy hiểm.
+ Khoảng 05 phút sau, khi Đ đang đứng nói chuyện điện thoại cách xe 05
mét thì ông C điều khiển xe mô tô tham gia giao thông do thiếu chú ý quan sát đã
tông vào phía sau góc bên trái ô tô của
- Hậu quả: Ông C bị thương nặng được đưa đi cấp cứu và điều trị, đến ngày
19/10/2022 thì ông C tử vong.
- MQH nhân quả: Hành vi của ông Đ là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hậu quả ông C chết. 3. Chủ thể:
- Ông Đ: đủ 16 tuổi và có NLTNHS và là người tham gia giao thông đường
bộ => Ông Đ phải chịu TNHS quy định tại tại điểm a khoản 1 Điều 260 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi vô ý do quá tự tin: Ông Đ thấy trước được hậu quả của hành vi mình
gây ra nhưng cho rằng hậu quả đó không thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.
Câu 10. K kết hôn với H và chung sống tại quận N, thành phố ĐN cùng với
con riêng của H là cháu M (sinh năm 2015), cháu M gọi K là ba. Khoảng 05 giờ
ngày 23/9/2021, H đi tập thể dục còn K ngủ cùng cháu M trong phòng ngủ. K
tỉnh dậy thấy cháu M đang nằm ngủ nghiêng người sang trái thì kéo quần đùi của
cháu M xuống. Sau đó, K cầm dương vật của mình kề sát kẽ mông của cháu M
sốc lên sốc xuống để xuất tinh văng vào mông của cháu M. Cháu M thức dậy
nhưng không biết chuyện gì nên ngủ tiếp. Khoảng 05 giờ ngày 17/10/2021, K
tỉnh dậy thấy H đã đi tập thể dục còn cháu M đang nằm ngửa ngủ bên cạnh. K
cầm tay trái của cháu M nắm vào dương vật của mình sốc cho đến khi xuất tinh.
Cháu M thức dậy và hét lên “Ba này!”. Chiều cùng ngày, cháu M kể lại cho mẹ
toàn bộ sự việc. Ngày 18/10/2021, H đến Công an quận N trình báo. Hỏi: Xác
định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của K. Trả lời:
Tội danh: K phạm Tội dâm ô với người dưới 16 tuổi quy định tại điểm
b và điểm d Khoản 2 Điều 146 BLHS 2015 1. Khách thể:
+ Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
+ Sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người dưới 16 tuổi
- Đối tượng tác động: Người dưới 16 tuổi, cụ thể là cháu M 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ K tỉnh dậy thấy cháu M đang nằm ngủ nghiêng người sang trái thì kéo
quần đùi của cháu M xuống. Sau đó, K cầm dương vật của mình kề sát kẽ mông
của cháu M sốc lên sốc xuống để xuất tinh văng vào mông của cháu M. Cháu M
thức dậy nhưng không biết chuyện gì nên ngủ tiếp.
+ Khoảng 05 giờ ngày 17/10/2021, K tỉnh dậy thấy H đã đi tập thể dục còn
cháu M đang nằm ngửa ngủ bên cạnh. K cầm tay trái của cháu M nắm vào dương
vật của mình sốc cho đến khi xuất tinh. 3. Chủ thể:
- Ông K: đủ 18 tuổi trở lên và có NLTNHS => Ông K phải chịu TNHS quy
định tại tại điểm b và điểm d Khoản 2 Điều 146 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp: Ông K thấy trước được hậu quả của hành vi mình gây ra
nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi dâm ô với cháu M
Câu 11. Khoảng 19 giờ ngày 02/5/2022, A đến nhà B chơi. Tại đây B rủ A
cùng đến nhà C để mua ma túy. Đúng lúc cả 03 đối tượng đang trao đổi, giao dịch
với nhau thì bị đội Cảnh sát ma túy Công an quận bắt quả tang. Kết luận giám
định chất tinh thể màu trắng đựng bên trong gói ni lông là chất ma túy loại
Methamphetamine, có khối lượng 0,2184 gam. Hỏi: Xác định tội danh và khung
hình phạt đối với hành vi của A, B và C. Trả lời: Tội danh:
- A, B là phạm Tội tàng trữ trái phép chất ma túy quy định tại điểm c
Khoản 1 Điều 249 BLHS 2015 trong đó A là người thực hành và B là người
xúi giục kiêm người thực hành.
- C phạm Tội mua bán trái phép chất ma túy tại Khoản 1 Điều 251 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Tội phạm xâm phạm chế độ quản lý của Nhà nước về các chất ma túy.
- Đối tượng tác động: Chất ma túy, cụ thể là chất ma túy loại Methamphetamine. 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ B rủ A cùng đến nhà C để mua ma túy => A và B có hành vi mua ma túy
với mục đích tàng trữ ma túy không nhằm mục đích sinh lời; C có hành vi mua
bán ma túy với mục đích thu lợi nhuận.
+ Đúng lúc cả 03 đối tượng đang trao đổi, giao dịch với nhau thì bị đội Cảnh
sát ma túy Công an quận bắt quả tang. 3. Chủ thể:
- A và B đủ 16 tuổi và có đầy đủ NLTNHS => Chịu TNHS về tội quy định
tại điểm c Khoản 1 Điều 249 BLHS 2015.
- C đủ 16 tuổi và có đầy đủ NLTNHS => Chịu TNHS về tội quy định tại
điểm Khoản 1 Điều 251 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp
Câu 12. Vợ chồng Đ và L có tranh chấp một thửa ruộng với bà V. Toà án
nhân dân huyện T đã ban hành bản án số 103/DSST xác định thửa ruộng thuộc sở
hữu của bà V. Sau khi bản án có hiệu lực, Chi cục Thi hành án dân sự huyện T đã
bàn giao thửa ruộng cho bà V nhưng vợ chồng Đ, L không hợp tác mà còn có
hành vi phá dỡ, nhổ mốc
giới, lấy máy cày chiếm giữ thửa ruộng. Chi cục Thi
hành án dân sự huyện T đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi
này nhưng vợ chồng Đ, L vẫn không chấp hành. Chi cục Thi hành án dân sự
huyện T đã phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức cưỡng chế để bàn giao
thửa ruộng cho bà V. Tuy nhiên sau khi cưỡng chế vợ chồng Đ, L vẫn tiếp tục
canh tác không cho bà V sử dụng. Bà V đã trình báo hành vi của Đ và L tới Cơ
quan điều tra huyện T. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của Đ và L. Trả lời:
Tội danh: Đ và L phạm Tội không chấp hành án quy định tại Khoản 1 Điều 380 BLHS 2015 1. Khách thể:
- QHXH: Xâm phạm đến hoạt động bình thường của các cơ quan tiến hành
tố tụng, đồng thời xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ
quan, tổ chức và của người được thi hành án
- Đối tượng tác động: Các bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực
pháp luật, cụ thể ở đây là bản án số 103/DSST. 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ Sau khi bản án có hiệu lực, vợ chồng Đ, L không hợp tác mà còn có hành
vi phá dỡ, nhổ mốc giới, lấy máy cày chiếm giữ thửa ruộng. Chi cục Thi hành án
dân sự huyện T đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này
nhưng vợ chồng Đ, L vẫn không chấp hành.
+ Chi cục Thi hành án dân sự huyện T đã phối hợp với các cơ quan chức
năng tổ chức cưỡng chế để bàn giao thửa ruộng cho bà V. Tuy nhiên sau khi
cưỡng chế vợ chồng Đ, L vẫn tiếp tục canh tác không cho bà V sử dụng. 3. Chủ thể:
- Đ, L đủ 16 tuổi trở lên và có NLTNHS => Đ, L phải chịu TNHS quy định
tại Khoản 1 Điều 380 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp
Câu 13. Ngày 17/9/2021, V là chủ quán cà phê nhận tiền của 02 người mua
dâm và bố trí cho 02 người đó mua bán dâm với 02 nữ tiếp viên của quán tại 02
phòng của quán cà phê do mình quản lý. Hai hôm sau, V lại tiếp tục nhận tiền của
01 người mua dâm và gọi 01 nữ tiếp viên khác của quán (mới 12 tuổi 09 tháng),
bảo nữ tiếp viên này đi bán dâm tại một khách sạn do người mua dâm bố trí
trước. Khi cả 02 người đang mua bán dâm thì bị bắt quả tang. Hỏi: Xác định tội
danh và khung hình phạt đối với hành vi của V. Trả lời:
Tội danh: V phạm tội chứa mại dâm theo điểm d khoản 2 Điều 327
BLHS 2015 và tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo điểm b khoản 1 Điều 142
BLHS 2015 với vai trò người giúp sức.
Xét tội chứa mại dâm: 1. Khách thể:
- QHXH: xâm phạm trật tự công cộng, các quy tắc đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: V là chủ quán cà phê nhận tiền của 02 người mua dâm và bố trí
cho 02 người đó mua bán dâm với 02 nữ tiếp viên của quán tại 02 phòng của
quán cà phê do mình quản lý. 3. Chủ thể:
- V đủ 16 tuổi trở lên và có NLTNHS => V phải chịu TNHS quy định tại
điểm d khoản 2 Điều 327 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp
Xét tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi với vai trò người giúp sức: 2. Khách thể: - QHXH:
+ Quyền được tôn trọng và bảo vệ danh dự và nhân phẩm con người
+ Sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của người dưới 16 tuổi
- ĐTTĐ: Con người, cụ thể là người dưới 16 tuổi 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: V lại tiếp tục nhận tiền của 01 người mua dâm và gọi 01 nữ tiếp
viên khác của quán (mới 12 tuổi 09 tháng), bảo nữ tiếp viên này đi bán dâm tại
một khách sạn do người mua dâm bố trí trước. 3. Chủ thể:
- V đủ 14 tuổi trở lên và có NLTNHS => V phải chịu TNHS quy định tại
điểm b Khoản 1 Điều 142 BLHS 2015 với vai trò người giúp sức trong vụ án đồng phạm. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp
Câu 14. Do kinh doanh thua lỗ nên đầu năm 2018, K nghĩ cách chiếm đoạt
tài sản của người khác nên đã tìm gặp một số tiểu thương trong chợ huyện N, tỉnh
M để mời góp vốn vào công ty gạch ốp lát của mình. K hứa hẹn với các tiểu
thương là sẽ hoàn vốn sớm và dặn họ là không cho những người khác biết việc K
đi vay tiền để giữ uy tín làm ăn. 37 tiểu thương tại chợ huyện đã cho K vay tiền
với tổng trị giá 17.340.000.000 đồng. Mỗi lần giao nhận tiền, chồng K là X giúp
K soạn thảo và ký nhận vào các giấy biên nhận và đưa cho các tiểu thương để làm
tin. Trong các giấy biên nhận, X đều tránh không ghi các thông tin cá nhân và đổi
cách ký tên. Ngày 02/3/2019, sau khi trả nợ ngân hàng số tiền 10.090.000.000
đồng, K cầm số tiền còn lại bỏ trốn. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt
đối với hành vi của K và X. Trả lời:
Tội danh: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 174 BLHS 2015 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền sở hữu TS của cá nhân
- Đối tượng tác động: Tài sản, cụ thể là 17.340.000.000 đồng của 37 tiểu thương. 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: Tìm gặp một số tiểu thương trong chợ huyện N, tỉnh M để
mời góp vốn vào công ty gạch ốp lát của mình. K hứa hẹn với các tiểu
thương là sẽ hoàn vốn sớm và dặn họ là không cho những người khác biết
việc K đi vay tiền để giữ uy tín làm ăn. Mỗi lần giao nhận tiền, chồng K là
X giúp K soạn thảo và ký nhận vào các giấy biên nhận và đưa cho các tiểu
thương để làm tin. Trong các giấy biên nhận, X đều tránh không ghi các
thông tin cá nhân và đổi cách ký tên. Ngày 02/3/2019 K cầm số tiền còn lại bỏ trốn. - Tội phạm CTVC
- Hậu quả: tổng thiệt hại tài chiếm đoạt là 17.340.000 đồng.
- Mối quan hệ nhân quả: Hành vi của K và X là nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến hậu quả, hậu quả là hệ quả thiết yếu của hành vi 2 người này gây ra. 3. Chủ thể:
K và X đều từ đủ 14 tuổi và có NLTNHS 4. Mặt chủ quan:
- Lỗi cố ý trực tiếp vì: K và X nhận thức rõ được tính chất gây nguy hiểm
của hành vi và mong muốn chiếm đoạt tài sản.
- Động cơ: Do kinh doanh thua lỗ nên nghĩ cách chiếm đoạt tài sản
- Mục đích: Nhằm chiếm đoạt tài sản.
- K và X là đồng phạm, tiếp nhận ý chí của nhau, cùng là người thực hành.
Câu 15. T là tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn M, trong thời gian thực hiện hợp
đồng khoán bảo vệ rừng đã thực hiện việc lập khống ngày công tuần tra rừng cao
hơn thực tế, để hợp thức hóa, chi sai tiền khoán bảo vệ rừng cho bản thân bị cáo
T và các thành viên khác trong tổ bảo vệ rừng, gây thất thoát thiệt hại tài sản là
nguồn quỹ bảo vệ rừng của thôn M với số tiền 130.000.000 đồng. Hỏi: Xác định
tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của T. Trả lời:
Tội danh: T phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công
vụ tại khoản 1 Điều 356 BLHS. 1. Khách thể:
- QHXH: xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức, lợi ích của
nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: Trong thời gian thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ rừng đã
thực hiện việc lập khống ngày công tuần tra rừng cao hơn thực tế, để hợp
thức hóa, chi sai tiền khoán bảo vệ rừng cho bản thân T và các thành viên
khác trong tổ bảo vệ rừng, gây thất thoát thiệt hại tài sản.
- Hậu quả: Thiệt hại về tài sản là nguồn quỹ bảo vệ rừng thôn M giá trị 130.000.000 đồng
- MQH nhân quả: Hành vi T làm trái nhiệm vụ, lập khống ngày công
là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới thất thoát 130.000.000 đồng 3. Chủ thể:
- T đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS
- Chủ thể đặc biệt: Có chức vụ, quyền hạn (T có chức vụ, quyền hạn do hợp đồng…) 4. Mặt chủ quan: - Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Mục đích, động cơ: vụ lợi, để hợp thức hóa, chi sai tiền khoán bảo vệ rừng.
Câu 16. Khoảng 14 giờ ngày 12/01/2022, tại đoạn đường 5B thuộc địa phận
thôn xã N, huyện S, tỉnh K, đoàn công tác thuộc Ban an toàn giao thông của
UBND xã N gồm ông T - Chủ tịch UBND, ông K - Trưởng Công an xã, ông H,
ông N là Công an viên tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản
tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với S về hành vi lấn chiếm
đất để bán hàng trong phạm vi đất đường bộ. Khi đoàn công tác đang lập biên
bản thì S đã có hành vi chửi bới, hắt nước bẩn, rác thải vào tổ công tác và dùng
tay phải đấm vào mặt ông K khiến ông K bị chảy máu mắt và đoàn công tác
không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ. Công an xã N đã lập biên bản bắt người
phạm tội quả tang đối với S và bàn giao cho Cơ quan điều tra huyện N thụ lý giải
quyết theo thẩm quyền. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của S. Trả lời:
Tội danh: Tội chống người thi hành công vụ quy định tại Khoản 1 Điều 330 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: xâm phạm trật tự quản lý hành chính của nhà nước về việc thực
hiện công vụ của người thi hành công vụ, quyền được tôn trọng và bảo vệ về sức khỏe.
- Đối tượng tác động: người đang thi hành công vụ, cụ thể là T, K, H, N 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: Khi đoàn công tác đang lập biên bản thì S đã có hành vi
chửi bới, hắt nước bẩn, rác thải vào tổ công tác và dùng tay phải đấm vào
mặt ông K khiến ông K bị chảy máu mắt và đoàn công tác không thể tiếp
tục thực hiện nhiệm vụ. 3. Chủ thể:
S từ đủ 16 tuổi trở lên, có NLTNHS. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi cố ý trực tiếp
Câu 17. Ngày 14/2/2019, tài xế A lái xe taxi nhận chở gia đình anh B từ tỉnh
HY sang tỉnh LC với giá 4.700.000 đồng, A có trách nhiệm đưa gia đình anh B
lên đúng địa chỉ đã thỏa thuận. Khoảng 22 giờ cùng ngày, khi A đang điều khiển
xe chạy đến địa phận tỉnh SL thì A yêu cầu gia đình anh B phải trả thêm cho mình
1.000.000 đồng tiền chi phí vì đường xá khó đi. Khi gia đình anh B không đồng ý
trả thêm tiền thì A đe dọa nếu không đưa sẽ bị đuổi xuống xe giữa đường vắng,
trời tối. Do lo sợ bị đuổi xuống xe nên B đành đưa thêm cho A 1.000.000 đồng.
Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A. Trả lời:
Tội danh: phạm Tội cưỡng đoạt tài sản tại Khoản 1 Điều 170 BLHS 2015 1. Khách thể:
- QHXH: Quyền sở hữu TS của cá nhân, Quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe…
- Đối tượng tác động: Tài sản cá nhân gia đình anh B 2. Mặt khách quan:
- Hành vi: gia đình anh B không đồng ý trả thêm tiền thì A đe dọa nếu
không đưa sẽ bị đuổi xuống xe 3. Chủ thể:
Anh A từ đủ 16 tuổi, có đầy đủ NLTNHS => Chịu TNHS về tội danh … 4. Mặt chủ quan: - Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Mục đích: Chiếm đoạt TS
Câu 18. Khoảng 12 giờ ngày 03/6/2022, T gọi điện cho P để liên hệ với 01
người bán bên Campuchia để mua xe máy vận chuyển về Việt Nam bán kiếm lời.
P liên hệ với L (người Campuchia) nói rằng có người ở Việt Nam hỏi mua 20
chiếc xe máy với giá 7.000.000 đồng/xe, còn P sẽ nhận được tiền môi giới từ L.
Sau đó, P gọi điện cho T biết có nguồn hàng bên Campuchia, T đồng ý mua và
thống nhất cách vận chuyển qua đường phà vào buổi đêm từ Campuchia sang
Việt Nam để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức năng. T liên hệ với B là chủ
phà để thuê B vận chuyển số xe máy trên. Mặc dù biết hành vi của T nhằm trốn
tránh các cơ quan chức năng nhưng vì được trả tiền thuê vận chuyển cao hơn mức
bình thường nên B đồng ý. Khi B đang vận chuyển về đến Việt Nam thì bị hải
quan phát hiện và bắt giữ. Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của T, P và B. Trả lời:
Tội danh: T, P và B phạm Tội buôn lậu được quy định tại Khoản 1 Điều 188 BLHS 2015. 1. Khách thể:
- QHXH: Trật tự quản lý kinh tế trong lĩnh vực thương mại và xuất, nhập khẩu hàng hoá.
- Đối tượng tác động: Hàng hóa, cụ thể là 20 chiếc xe máy. 2. Mặt khách quan: - Hành vi:
+ T gọi điện cho P để liên hệ với 01 người bán bên Campuchia để mua xe
máy vận chuyển về Việt Nam bán kiếm lời.
+ P liên hệ với L (người Campuchia) hỏi mua 20 chiếc xe máy với giá
7.000.000 đồng/xe, còn P sẽ nhận được tiền môi giới từ L. => P là người giúp
sức vì môi giới hàng hóa từ Campuchia cho T để buôn lậu
+ T đồng ý mua và thống nhất cách vận chuyển qua đường phà vào buổi
đêm từ Campuchia sang Việt Nam để tránh sự kiểm soát của lực lượng chức
năng. => T là người thực hành vì đã lên kế hoạch và liên hệ để vận chuyển hàng
hóa về nhằm mục đích sinh lời
+ T liên hệ với B là chủ phà để thuê B vận chuyển số xe máy trên. Mặc dù
biết hành vi của T nhằm trốn tránh các cơ quan chức năng nhưng vì được trả tiền
thuê vận chuyển cao hơn mức bình thường nên B đồng ý. => B là người giúp sức
vì đã đồng ý vận chuyển cho T vì tiền mặc dù biết đó là hàng hóa lậu trốn thuế. 3. Chủ thể:
T, P, B từ đủ 16 tuổi và có đầy đủ NLTNHS => Chịu TNHS về tội buôn lậu
quy định tại Khoản 1 Điều 188 BLHS 2015. 4. Mặt chủ quan: - Lỗi: Cố ý trực tiếp
- Mục đích: Thu lợi bất chính
- T, P và B đều tiếp nhận mục đích, ý chí của nhau và cùng thực hiện tội phạm.
Câu 19. Khoảng 09 giờ ngày 20/9/2022, khi A đi làm về nhà thì bắt gặp M
đang thực hiện hành vi hiếp dâm vợ A là chị H nên A đã xuống bếp lấy một con
dao bầu đứng chặn ở cửa ra vào và hô hoán mọi người. Thấy vậy, M đã cầm chiếc
mũ bảo hiểm xe máy có trong phòng chạy tới giơ lên đập liên tiếp vào vùng đầu
của A để thoát ra ngoài thì bị A đâm 02 nhát vào bụng dẫn đến tử vong tại chỗ.
Hỏi: Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi của A. Trả lời:
Tội danh: Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do
vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội quy định tại Khoản 1 Điều 126
BLHS 2015 với tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm e khoản 1 Điều 51 BLHS.