Câu hỏi trả lời ngắn Chương 6 - Chủ Nghĩa Xã hội khoa học | Đại học Tôn Đức Thắng
sauCâu 1: Hãy kể tên các hình thức cộng đồng người trong lịch sử trước khi hình thành dân tộc? Đâu là hình thứccộng đồng người hình thành sớm nhất? Đâu là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhânloại? Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (TĐT02)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6
Các bạn trả lời thật ngắn gọn các câu hỏi sau
Câu 1: Hãy kể tên các hình thức cộng đồng người trong lịch sử trước khi hình thành dân tộc? Đâu là hình thức
cộng đồng người hình thành sớm nhất? Đâu là hình thức cộng đồng người phát triển cao nhất trong lịch sử nhân loại?
Thị tộc, bộ lạc, bộ tộc và dân tộc. Trong các hình thức đó thì dân tộc là hình thức cộng đồng người cao nhất và phổ
biến nhất của xã hội loài người hiện nay.
Câu 2: Hình thức cộng đồng người được hình thành bởi sự liên kết các thị tộc lại với nhau, được gọi là gì? Hình
thức cộng đồng người được hình thành trên cơ sở quan hệ hôn nhân và huyết thống, được gọi là gì? Hình thức cộng
đồng người được hình thành bởi sự liên kết các bộ lạc lại với nhau, được gọi là gì?
Bộ lạc là một hình thức tổ chức xã hội theo kiểu nhóm xã hội trong lịch sử phát triển của loài người. Bộ lạc nguyên
thủy là tập hợp dân cư được tạo thành từ nhiều thị tộc do có quan hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân liên kết
với nhau, trong đó có một thị tộc gốc tạo thành bộ lạc gọi là bào tộc
Câu 3: Hình thức cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung
mối liên hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền văn hóa, được gọi là gì?
Dân tộc là một khối cộng đồng người ổn định được hình thành trong lịch sử, dựa trên cơ sở cộng đồng về ngôn
ngữ, lãnh thổ, kinh tế và tâm lý, biểu hiện trong cộng đồng văn hóa.
Câu 4: Kết cấu của dân tộc? Hai xu hướng của phong trào dân tộc?
Xu hướng thứ nhất: Cộng đồng dân dư muốn tách ra để hình thành cộng đồng độc lập dân tộc. Nguyên nhân: Do
sự thức tỉnh, trưởng thành về ý thức dân tộc, ý thức về quyền sống của mình => Thể hiện rõ nét phong trào đấu
tranh giành độc lập dân tộc
Xu hướng thứ hai:Các dân tộc trong từng quốc gia thậm chí các dân tộc ở nhiều quốc gia muốn liên hiệp lại với
nhau. Nổi lên trong giai đoạn CN tư bản phát triển thành chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa Do sự phát triển: lực lượng sx, KHCN và VH
Câu 5: Dân tộc được hiểu theo 2 nghĩa đó là nghĩa nào? Đặc trưng của dân tộc?
Từ việc phân tích, làm rõ khái niệm dân tộc, giảng viên cần khẳng định: Khái niệm dân tộc cần được hiểu theo hai
bình diện, dân tộc là cộng đồng tộc người và dân tộc hiểu theo nghĩa rộng là cư dân của một quốc gia
Câu 6: Nội dung Cương lĩnh dân tộc của chủ nghĩa Mác – Lênin? đâu là nội dung cơ bản nhất? đâu là nội dung tư
tưởng? Đâu giải pháp quan trọng để liên kết các nội dung của Cương lĩnh dân tộc thành một chỉnh thể? nội dung
nào được xem là quyền thiêng liêng của các dân tộc?
Thứ nhất, các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
– Đây là quyền thiêng liêng của các dân tộc trong mối quan hệ giữa các dân tộc. Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
có nghĩa là: Các dân tộc lớn hay nhỏ (kể cả Bộ tộc và chủng tộc) không phân biệt trình độ cao hay thấp đều có
nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau, không một dân tộc nào được giữ đặc quyền đặc lợi và đi áp bức bóc lột dân tộc khác.
– Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng giữa các dân tộc phải được pháp luật bảo vệ như nhau;
khắc phục sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc do lịch sử để lại.
– Trên phạm vi giữa các quốc gia – dân tộc, đấu tranh cho sự bình đẳng giữa các dân tộc gắn liền với cuộc đấu
tranh chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, gắn với cuộc đấu tranh xây dựng một trật tự kinh tế thế giới mới, chống
sự áp bức bóc lột của các nước tư bản phát triển đối với các nước chậm phát triển về kinh tế.
– Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để thực hiện quyền dân tộc tự quyết và xây dựng mối quan
hệ hợp tác, hữu nghị giữa các dân tộc.
Thứ hai, các dân tộc được quyền tự quyết
– Quyền dân tộc tự quyết là quyền làm chủ của mỗi dân tộc đối với vận mệnh của dân tộc mình: quyền tự quyết
định chế độ chính trị – xã hội và con đường phát triển của dân tộc mình; quyền tự do độc lập về chính trị tách ra
thành một quốc gia dân tộc độc lập vì lợi ích của các dân tộc; quyền tự nguyện liên hiệp lại với các dân tộc khác
trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi để có sức mạnh chống nguy cơ xâm lược từ bên ngoài, giữ vững độc lập chủ
quyền và có thêm những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển quốc gia – dân tộc.
– Khi giải quyết quyền tự quyết của các dân tộc cần đứng vững trên lập trường của giai cấp công nhân ủng hộ các
phong trào đấu tranh tiến bộ phù hợp với lợi ích chính đáng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Kiên
quyết đấu tranh chống những âm mưu thủ đoạn của các thế lực đế quốc, lợi dụng chiêu bài “dân tộc tự quyết” để
can thiệp vào công việc nội bộ của các nước.
Thứ ba, liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc lại
– Đây là tư tưởng cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của Lênin: Nó phản ánh bản chất quốc tế của phong trào công
nhân, phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp. Nó đảm bảo cho phong
trào dân tộc có đủ sức mạnh để giành thắng lợi.
– Nó quy định mục tiêu hướng tới; quy định đường lối, phương pháp xem xét, cách giải quyết quyền dân tộc tự
quyết, quyền bình đẳng dân tộc, đồng thời, nó là yếu tố sức mạnh bảo đảm cho giai cấp công nhân và các đân tộc
bị áp bức chiến thắng kẻ thù của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc,
không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
– Đây là cơ sở vững chắc để đoàn kết các tầng lớp nhân dân lao động trong các dân tộc để đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc vì độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Câu 7: Đặc trưng nào đã tạo nên nét độc đáo trong sự cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam?
Tổng hợp 5 đặc trưng cơ bản của văn hóa Việt Nam ta thấy phẩm chất, giá trị cốt lõi tốt nhất là lòng yêu nước; tinh
thần dân tộc; lòng nhân ái, thương người; tính cộng đồng làng xã; tính tinh tế
Câu 8: Đặc điểm của dân tộc Việt Nam
Những đặc điểm chung cơ bản của các dân tộc Việt Nam như sau: - Đều có tính đoàn kết dân tộc, thống nhất, dân
chủ và bình đẳng – đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung. - Các dân tộc chung sống trên
cùng một lãnh thổ và chung sứ mệnh lịch sử, truyền thống dân tộc
Câu 9: Quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề dân tộc?
Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ đất nước.
Câu 10: Tác phẩm “Về quyền dân tộc tự quyết” là của ai? V.I Lênin
Câu 11: Trong một quốc gia có nhiều dân tộc, quyền bình đẳng dân tộc phải được thể hiện trên cơ sở nào?
Bình đẳng giữa các dân tộc chính là biểu hiện cụ thể của quyền con người ở Việt Nam.
Câu 12: Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để các dân tộc thực hiện quyền nào?
Thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc là cơ sở để các dân tộc thực hiện quyền nào
Câu 13: Trong một quốc gia đa dân tộc thì vấn đề nào có ý nghĩa cơ bản nhất để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
Ban hành hệ thống hiến pháp và pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.
Câu 14: Quan hệ giữa lợi ích dân tộc với lợi ích giai cấp công nhân dưới chủ nghĩa xã hội là gì?
Câu 15: Phân biệt Tôn giáo với Tín ngưỡng, Mê tín dị đoan
Câu 16: Quan niệm của chủ nghĩa mác – Lênin về Tôn giáo?
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảohiện thực khác quan.
Thông qua phản ánh đó, các lực lượng, xã hội trở thành siêu nhiên,thần bí...P. Ăngghen cho rằng “...tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo –vào đầu óc con người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hằng ngày của họ;chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượngsiêu trần thế
Câu 17: Niềm tin mê muội, viển vông quá mức, không dựa trên một cơ sở khoa học nào của con người, được gọi là gì?
Sự suy đoán một cách nhảm nhí, tùy tiện, sai lệch những điều xảy ra trong cuộc sống của con người, được gọi là gì? Mê tín-dị đoan
Câu 18: Nguồn gốc, Bản chất, tính chất, của Tôn giáo? *Nguồn gốc:
Trong xã hội công xã nguyên thuỷ, do lực lượng sản xuất chưa phát triển, trước thiên
nhiên hùng vĩ tác động và chi phối khiến cho con người cảm thấy yếu đuối và bất
lực, không giải thích được, nên con người đã gán cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực thần bí.
- Khi xã hội xuất hiện những giai cấp đối kháng, có áp lực bất công, do không giải
thích được nguồn gốc của sự phân hoá giai cấp và áp bức bốc lột bất công, tội ác,...,
cộng với lo sợ trước sự thống trị của các lực lượng xã hội, con người trông chờ vào
sự giải phóng của một lực lượng siêu nhiên ngoài trần thế *Bản chất:
Chủ nghĩa Mác – Lênin cho rằng tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hư ảohiện thực khác quan.
Thông qua phản ánh đó, các lực lượng, xã hội trở thành siêu nhiên,thần bí...P. Ăngghen cho rằng “...tất cả mọi tôn
giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo –vào đầu óc con người - những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống
hằng ngày của họ;chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng trần thế đã mang hình thức những lực lượngsiêu trần thế *Tính chất:
Tính lịch sử của tôn giáo
- Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lênin, đến một giai đoạn lịch sử nào đó khi
khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản
chất của hiện tượng tự nhiên và xã hội thì tôn giáo sẽ dần mất đi vị tris của nó trong
đời sống xã hội và cả trong nhận thức, niềm tin của mỗi người.
Tính quần chúng của tôn giáo
- Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, các quốc gia, châu lục.
Tính chính trị của tôn giáo
Tính chính trị của tôn giáo xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác biệt,
sự đối kháng về lợi ít giai cấp
Câu 19: Nguyên nhân tôn giáo còn tại trong CNXH? Chức năng của Tôn giáo?
Câu trả lời gồm hai ý lớn
1) Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo trong chủ nghĩa xã hội
a) Nguyên nhân nhận thức. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều hiện tượng tự nhiên, xã hội và của con
người mà khoa học chưa thể lý giải được. Do đó trước những sức mạnh tự phát của giới tự nhiên và xã hội mà con
người vẫn chưa thể nhận thức và chế ngự được đã khiến một bộ phận nhân dân đi tìm sự an ủi, che chở và lý giải từ
sức mạnh của đấng siêu nhiên.
b) Nguyên nhân kinh tế. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, với sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần
với những lợi ích khác nhau của các giai cấp, tầng lớp xã hội, với những sự bất bình đẳng nhất định về kinh tế,
chính trị, văn hoá, xã hội đã mang đến cho con người những yếu tố ngẫu nhiên, may rủi, làm cho con người dễ trở
nên thụ động với tư tưởng nhờ cậy, cầu mong vào những lực lượng siêu nhiên.
c) Nguyên nhân tâm lý. Tôn giáo là một trong những hình thái ý thức xã hội bảo thủ nhất, đã in sâu vào đời sống
tinh thần, ảnh hưởng khá sâu đậm đến nếp nghĩ, lối sống của một bộ phận nhân dân qua nhiều thế hệ. Vì vậy, dù có
thể có những biến đổi lớn lao về kinh tế, chính trị, xã hội thì tôn giáo cũng không thay đổi ngay theo tiến độ của
những biến đổi kinh tế-xã hội mà nó phản ánh.
d) Nguyên nhân chính trị-xã hội. Tôn giáo có những điểm còn phù hợp với chủ nghĩa xã hội, với đường lối, chính
sách của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Giá trị đạo đức, văn hoá của tôn giáo đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận
nhân dân. Chính vì vậy, trong một chừng mực nhất định, tôn giáo vẫn có sức thu hút mạnh mẽ đối với một bộ phận quần chúng.
đ) Nguyên nhân văn hoá. Trong thực tế, sinh hoạt tôn giáo đã đáp ứng được phần nào nhu cầu văn hoá tinh thần
của cộng đồng xã hội và trong một mức độ nhất định, có ý nghĩa giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách, lối sống
của cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, sinh hoạt tôn giáo đã lôi cuốn một bộ phận nhân dân xuất phát từ nhu cầu văn
hoá tinh thần, tình cảm của họ.
Từ những nguyên nhân trên đã dẫn đến sự tồn tại của tôn giáo trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song
cũng cần nhận thức được rằng tôn giáo cũng có những biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế-
xã hội của quá trình cải tạo và xây dựng xã hội mới.
Câu 20: Quan điểm của CN Mác Lênin về giải quyết vấn đề tôn giáo?
Tôn giáo là niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên, vô hình, mang tính thiêng liêng, được chấp nhận một cách trực
giác và tác động qua lại một cách hư ảo, nhằm lý giải những vấn đề trên trần thế cũng như ở thế giới bên kia. Niềm
tin đó được biểu hiện rất đa dạng, tuỳ thuộc vào những thời kỳ lịch sử, hoàn cảnh địa lý – văn hóa khác nhau, phụ
thuộc vào nội dung từng tôn giáo, được vận hành bằng những nghi lễ, những hành vi tôn giáo khác nhau của từng
cộng đồng xã hội tôn giáo khác nhau.
Câu 21: Đặc điểm Tôn giáo ở Việt Nam, kể tên các tôn giáo nội sinh?
Tôn giáo tại Việt Nam khá đa dạng, gồm có Phật giáo (cả Đại thừa, Tiểu thừa và một số tông phái cải biên như Hòa
Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tịnh độ cư sĩ Phật hội), Kitô giáo (gồm Công giáo và Tin Lành), tôn
giáo nội sinh như đạo Cao Đài, và một số tôn giáo khác (Ấn Độ giáo và Hồi giáo).
Câu 22: Quan điểm, chính sách giải quyết vấn đề tôn giáo của nước ta?
Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối
xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật.
Câu 23: Tôn giáo là phạm trủ lịch sử, đúng hay sai? Tôn giáo sinh ra con người hay con người sinh ra tôn giáo? Tại
sao tôn giáo mang tính chính trị?
- Đúng, Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi trong một giai đoạn lịch sử nhất định của loài người.
- Con người sáng tạo ra tôn giáo
- Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp, có sự khác nhau về lợi ích và các giai cấp
bóc lột thống trị lợi dụng tôn giáo phục vụ lợi ích của mình
Câu 24: Tại sao phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo?
Như khái quát về tôn giáo nêu trên thì có thể hiểu tôn giáo là những phạm trù không thể thiếu trong đời sống nhưng
việc đảm bảo tôn giáo được bình đẳng, không trái luật, không phân biệt lại là vấn đề khó khăn. Đảm bảo tôn giáo
được tồn tại và bình đẳng thì đất nước đó sẽ phát triển.
Câu 25: Chủ nghĩa xã hội nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ nào?
Góc độ chính trị-xã hội, hình thái ý thức xã hội, tâm lý-xã hội
Câu 26: Niềm tin của con người được thể hiện thông qua các lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống
để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng, được gọi là gì?
Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán
truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
Câu 27: Với tư cách là những hình thái ý thức xã hội, tôn giáo và khoa học khác nhau về điểm nào?
Câu 28: Điểm chung giữa tôn giáo và triết học là gì?
Rõ ràng, sau đó, có đủ điểm tương đồng mà tôn giáo có thể là triết học (nhưng không cần) và triết học có thể là tôn
giáo (nhưng lại không cần). Điều này có nghĩa là chúng ta chỉ có hai từ khác nhau cho cùng một khái niệm cơ bản?
Không; có một số khác biệt thực sự giữa tôn giáo và triết học mà đảm bảo xem xét chúng là hai loại hệ thống khác
nhau mặc dù chúng trùng nhau ở những nơi. Câu 29: Khi xem xét nguồn gốc của tôn giáo, chủ nghĩa Mác-Lênin
quan tâm trước hết đến nguồn gốc nào của tôn giáo? Phật giáo
Câu 30: Luận điểm “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh” đề cập đến nguồn gốc nào của tôn giáo? Quyền lực của nhân dân
Câu 31: Tôn giáo luôn bao hàm mê tín dị đoan đúng hay sai? Tất cả các tôn giáo ở Việt Nam đều được du nhập từ
nước ngoài đúng hay sai? Đúng, Sai
Câu 32: Chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước Việt Nam nhằm mục đích gì?
Có thể nói, đây là lần đầu tiên Nhà nước ta bàn thảo về một nghị định xử phạt trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Mục đích là đảm bảo mọi nguyên tắc sinh hoạt và hoạt động tôn giáo đúng pháp luật, đi vào nề nếp và giúp cho cơ
quan chức năng quản lý tín ngưỡng tôn giáo theo luật pháp.
Câu 33: Xét đến cùng đâu là nguyên nhân quyết định sự hình thành, phát triển của các hình thức cộng đồng người trong lịch sử?
Tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tính ngưỡng và không tính ngưỡng của nhân dân- Khắc phục những ảnh hưởng
tiêu cực của tôn giáo phải gắn liền với quá trình cải tạoxã hội cũ, xây dựng xã hội mới.- Phân biệt hai mặt chính trị
và tư tưởng của tôn giáo trong quá trình giải quyết vấn đềtôn giáo- Quan điểm lịch sử cụ thể trong giải quyết vấn
đề tín ngưỡng, tôn giáo
Câu 34: Điền cụm từ còn thiếu vào chỗ trống: "Tôn giáo là một hình thái ý thức – xã hội phản ánh một cách hoang
đường, hư ảo (...). Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí."
Tôn giáo là một hình thái ý thức – xã hội phản ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện thực. Qua sự phản ánh của
tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở thành thần bí
Câu 35: Tôn giáo ở Việt Nam đa dạng, đan xen và thường xuyên xảy ra xung đột, chiến tranh tôn giáo đúng hay
sai? Trong chính sách tôn giáo của Việt Nam hiện nay, đâu là nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo?
ĐÚNG, Đảng ta đã đặt công tác tôn giáo là công tác quần chúng, công tác dân vận: coi “Nội dung cốt lõi của công
tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng”. Bởi, mỗi tôn giáo đều bao gồm các nhà tu hành (chức sắc, chức
việc, tu sĩ…) và đông đảo tín đồ.
Câu 36Trong chính sách tôn giáo, Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định công tác tôn giáo là trách nhiệm của ai?
Câu 37: Ở Việt Nam hiện nay, đặc điểm quan hệ dân tộc và tôn giáo chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi điều gì?
Tín ngương truyền thống. Quan hệ dân tộc và tôn giáo ở Việt Nam chịu sự chi phối mạnh mẽ bởi tín ngưỡng truyền
thống. Các hiện tượng tôn giáo mới có xu hướng phát triển mạnh làm ảnh hưởng đến đời sống cộng đồng và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc
Câu 38: Phương châm “Đạo pháp – Dân tộc – Chủ nghĩa xã hội” là định hướng hoạt động của tôn giáo nào ở Việt Nam? Phật giáo
Câu 39: Tục thắp hương thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam, được gọi là gì? Tín ngưỡng
Câu 40: Câu ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo. Ngày ba mươi tết thịt treo trong nhà” đề cập đến hình thức nào sau đây? Mê tín dị đoan
Câu 41: Đường hướng hành đạo “Nước vinh, đạo sáng” là của tôn giáo nào ở Việt Nam? Đạo cao đài
Câu 42: Đặc trưng nổi bật trong quan hệ giữa các dân tộc ở nước ta là gì?
Là sự cố kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng thống nhất.
Câu 43:. Cơ sở tồn tại của tôn giáo là gì?
Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp
pháp khác của tổ chức tôn giáo
Câu 44. Xóa bỏ mặt chính trị của tôn giáo là xoá bỏ gì?
Xóa bỏ tôn giáo cũng chỉ là xóa bỏ đi các nền tảng quan hệ xã hội, các thể chế xã hội, các hiện tượng tạo ra sự tha hóa cần đến tôn giáo
Câu 45. CNXH nghiên cứu vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo dưới góc độ:
Góc độ chính trị-xã hội, hình thái ý thức xã hội, tâm lý-xã hội
Câu 46: Đặc trưng chủ yếu của ý thức Tôn giáo là gì?
Niềm tin vào sự tồn tại của các đấng siêu nhiên thần thánh.
Câu 47. Một trong những khuynh hướng tích cực của hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay là gì?
Truyền bá chủ trương chính sách của đảng và nhà nước ta