Câu hỏi tự học - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương; được tổ chức theo những nguyên tắcchung thống nhất; tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,Chính quyền địa phương. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CÂU HỎI NHƯ SAU:
1. Trình bày khái niệm bộ máy Nhà nước và phân tích hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013. Trả lời
Khái niệm: Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương; được tổ chức theo những nguyên tắc
chung thống nhất; tạo thành cơ chế đồng bộ để thực hiện các nhiệm vụ và chức năng của nhà nước.
Bộ máy Nhà nước Việt Nam theo Hiến pháp bao gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân,
Chính quyền địa phương.
Hệ thống các cơ quan Nhà nước Cộng hòa xã hộ chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013. * Quốc hội
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của
đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
Chủ tịch Quốc hội hiện nay là ông Vương Đình Huệ * Chủ tịch nước
Theo Điều 86 Hiến pháp năm 2013, Chủ tịch nước: là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
về đối nội và đối ngoại. Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội và chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến
khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch nước.
Chủ tịch nước hiện nay là ông Võ Văn Thưởng * Chính phủ
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam, Chính phủ là cơ quan thi hành Hiến pháp và pháp luật. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Là cơ quan
hoạch định chính sách quốc gia, trình án lệnh, pháp lệnh.
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
Chính phủ làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ
được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Thủ tướng Chính phủ hiện nay là ông Phạm Minh Chính.
Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ được phân công. Khi Thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó Thủ tướng Chính phủ được
Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt Thủ tướng Chính phủ lãnh đạo công tác của Chính phủ.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội về ngành, lĩnh
vực được phân công phụ trách, cùng các thành viên khác của Chính phủ chịu trách nhiệm tập thể về hoạt động của Chính phủ. * Tòa án nhân dân
Theo Điều 102 Hiến pháp 2013, Tòa án nhân dân là: cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư
pháp. Tòa án nhân dân gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích
của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.
* Viện kiểm sát nhân dân
Theo Điều 109 Hiến pháp 2013, Viện Kiểm sát Nhân dân: thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. Viện kiểm sát nhân
dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định.
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo
vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hiện nay là ông Lê Minh Trí.
* Chính quyền địa phương
Trong bộ máy Nhà nước Việt Nam còn có chính quyền địa phương. Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các cấp đơn vị hành chính bao gồm: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã.
Hiện nay, Việt Nam có 05 thành phố trực thuộc Trung ương gồm Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 58 tỉnh.
Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải
đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. - Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, do
Nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.
Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và
việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. - Ủy ban nhân dân
Ủy ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Ủy ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và
thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
2. Năm 1955, ông A sống cùng bà B và có 2 người con E, F (đều thành niên). Đến năm 1990, ông A sống cùng bà C và có con chung là
H (16 tuổi). Tháng 11/2018, khi bệnh trở nặng lúc nguy kịch ông A có lập di chúc miệng (hợp pháp): cho bà C 216 triệu, cho bà B 200
triệu, cho E hưởng 50 triệu, cho F hưởng 50 triệu. Tháng 2/2019 sức khoẻ ông hồi phục; 07 tháng sau thì ông qua đời. Nếu có tranh
chấp, hãy xác định phần di sản mà anh H được hưởng. Biết di sản của ông A để lại là 516 triệu. Trả lời
Ông A lập di chúc miệng vào tháng 11/2018 nhưng sau đó đến tháng 9/2019 ông mới mất nên theo điều 629 Bộ luật dân sự năm 2015
thì di chúc của ông A mặc nhiên bị hủy bỏ.
“Điều 629. Di chúc miệng
1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.” Nhận xét:
Năm 1955, bà B sống chung với ông A (mà không đăng kí kết hôn) có 2 người con là E, F, quan hệ vợ chồng được xác lập trước
3/1/1987, nên quan hệ vợ chồng của ông A và bà B là hợp pháp.
Năm 1900, bà C sống chung ông A có con chung là H, quan hệ vợ chồng được xác lập sau 3/1/1987, nên quan hệ vợ chồng của ông A
và bà B là bất hợp pháp. Vì vậy bà C không được liệt vào hàng thừa kế thứ nhất khi chia thừa kế.
Ta tiến hành chia thừa kế theo pháp luật:
Hàng thừa kế thứ nhất gồm 4 người: bà B, 2 người con E và F, và người con H.
Di sản ông A là 516 triệu được chia đều cho 4 người là: 516=129 triệu 4
3. Thế nào là người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật? Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp
luật của người lao động?
Căn cứ khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:
1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Như vậy nếu như vi phạm quyền trên người lao động được coi là chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật:
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền
lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
4. Nhận định sau đây Đúng hay Sai? Tại sao?
a. Tội phạm là hành vi được quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS.
b. Mọi vụ án hình sự đều phải qua giai đoạn xét xử sơ thẩm và phúc thẩm. Trả lời
a. Theo điều 8 Bộ luật Hình sự năm 2015:
“1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc
pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm
phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,
xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ
nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.
2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và
được xử lý bằng các biện pháp khác.”
Như vậy tuy hành vi được quy định trong BLHS và Bộ luật TTHS nhưng tính chất nguy hiểm không đáng kể, hay khi người thực hiện
hành vi không ý thức được điều mình làm thì không phải là tội phạm.
b. Phân tích khái niệm xét xử sơ thẩm và phúc thẩm để trả lời câu hỏi của đề bài
Khái niệm: xét xử sơ thẩm là xét xử ở cấp thứ nhất do Tòa án có thẩm quyền thực hiện trên cơ sở truy tố của Viện kiểm sát theo quy
định của pháp luật tố tụng hình sự.
Khái niệm: xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án hoặc xét lại quyết định sơ thẩm mà bản án, quyết định sơ
thẩm đối với vụ án đó chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Từ khái niệm trên thấy được việc xét xử sơ thẩm là buộc phải có, còn xét xử phúc thẩm còn phụ thuộc vào việc có kháng cáo, kháng nghị hay không.