-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Câu hỏi tự luận ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của Nhà nước?- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực tiễn cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Câu hỏi tự luận ôn tập - Pháp luật đại cương | Đại học Tôn Đức Thắng
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của Nhà nước?- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý đời sống xã hội, thực tiễn cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Pháp luật đại cương (PL101) 799 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Đặc trưng cơ bản của Nhà nước?
- Nhà nước là tổ chức quyền lực chính trị công cộng đặc biệt với bộ máy quản lý
đời sống xã hội, thực tiễn cưỡng chế trong những trường hợp cần thiết trên cơ sở pháp luật
- Nhà nước quản lý dân cư theo lãnh thổ, các đơn vị hành chính lãnh thổ
- Nhà nước có chủ quyền quốc gia
- Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quản lý nhà nước bằng pháp luật
- Nhà nước có quyền định và thực hiện việc thu các loại, khoản thuế dưới hình thức bắt buộc
Câu 2: Phân loại các hình thức chính thể và các hình thức cấu trúc của Nhà nước.
*Phân loại các hình thức chính thể:
-Chính thể quân chủ (người đứng đầu nhà nước không do bầu cử mà do thế tập, truyền ngôi) + Quân chủ tuyệt đối + Quân chủ hạn chế * Quân chủ nhị nguyên * Quân chủ lập hiến
-Chính thể cộng hòa (sự tồn tại của 1 hay nhiều thiết chế quyền lực tối cao được
hình thành bằng cơ chế bầu cử) + Cộng hòa đại nghị +Cộng hòa tổng thống
* Phân loại các hình thức cấu trúc của Nhà nước:
-Liên kết trong nhà nước (theo luật Hiến pháp) + Nhà nước đơn nhất + Nhà nước liên bang +Liên minh các nhà nước
-Liên kết bên ngoài giữa các nhà nước (theo Luật quốc tế) + Các tổ chức quốc tế
+ Các tổ chức siêu quốc gia + Chế độ bảo hộ
Câu 3: Chức năng nhà nước: khái niệm, phân loại, các hình thức và phương
pháp thực hiện chức năng của nhà nước. *Khái niệm:
Chức năng nhà nước là các phương diện hoạt động chủ yếu, cơ bản của nhà nước
trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, phù hợp với bản chất, vai trò,
trách nhiệm của nhà nước đối với xã hội.
*Phân loại chức năng nhà nước:
Có thể phân chia chức năng nhà nước dựa theo: ý nghĩa của các chức năng nhà
nước, dựa vào nguyên tắc phân chia quyền lực, dựa vào kiểu nhà nước, dựa vào
lĩnh vực hoạt động. Tuy nhiên phân loại phổ biến nhất trong khoa học pháp lý vẫn
là chia theo các lĩnh vực hoạt động, các chức năng này được phân chia thành: chức
năng đối nội và chức năng đối ngoại.
-Chức năng đối nội (là những hoạt động chủ yếu của nhà nước diễn ra trong nội bộ của nhà nước): +Chức năng chính trị +Chức năng kinh tế +Chức năng xã hội +Chức năng môi trường
+Chức năng về quyền con người và quyền công dân
+Chức năng bảo đảm trật tự pháp luật và pháp chế
-Chức năng đối ngoại (thể hiện vai trò của nhà nước trong quan hệ với các nước khác và dân tộc khác):
+Chức năng bảo vệ Tổ quốc
+Chức năng bảo vệ hòa bình và tiến bộ toàn thế giới
+Chức năng củng cố và phát triển quan hệ đối ngoại
-Các hình thức và phương pháp thực hiện chức năng của nhà nước: +Hình thức: 1. Các hình thức pháp lý
Bằng hoạt động lập pháp
Bằng hoạt động hành pháp
Bằng hoạt động tư pháp
Bằng hoạt động thỏa thuận
2. Các hình thức phi pháp lý khác +Phương pháp: Giáo dục Cưỡng chế Khuyến khích Thuyết phục
Câu 4: Nội dung cơ bản của chức năng kinh tế và các chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam.
*Chức năng kinh tế:
Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà
nước và được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ
chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của
người dân, nhà nước và của toàn xã hội.
Về cơ bản, chức năng kinh tế của nhà nước có những đặc điểm chủ yếu đây:
Thứ nhất, là phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước thể hiện qua các
hoạt động của nhà nước trong tổ chức, quản lý và điều tiết nền kinh tế;
Thứ hai, chức năng kinh tế của nhà nước phản ánh bản chất, trình độ phát triển của nhà nước;
Thứ ba, chức năng kinh tế của nhà nước là phương diện hoạt động đòi hỏi
phải được thực hiện một cách thường xuyên, liên tục trong mối liên hệ chặt chẽ với
các hoạt động khác của nhà nước;
Thứ tư, chức năng kinh tế của nhà nước được thực hiện bằng các hình thức,
phương thức và biện pháp khác nhau có mục tiêu tạo của cải vật chất cho xã hội;
Như vậy, có thể thấy chức năng kinh tế của nhà nước là các phương diện
hoạt động chính của Nhà nước trong tổ chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa thể hiện bản chất dân chủ phù hợp định
hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo sự ổn định, thịnh vượng, công bằng, bình đẳng
và phát triển toàn diện của xã hội. *Chức năng xã hội:
Chức năng nhà nước là những hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản
chất, mục đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi điều kiện kinh tế xã
hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
Chức năng xã hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước thể
hiện bản chất chính trị-xã hội của Nhà nước trong việc thực hiện các trách nhiệm,
nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định. Nói cách khác, chức
năng xã hội là phương diện hoạt động cơ bản tác động vào lĩnh vực xã hội của đời
sống xã hội, thể hiện rõ nét vai trò và bản chất xã hội của Nhà nước, nhằm định
hướng và giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra trước Nhà nước.
Nội dung chức năng xoay quanh các vấn đề sau: 1. Văn hóa 2. Giáo dục 3. Khoa học công nghệ
4. Vấn đề dân tộc, tôn giáo:
5. Bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai
Chức năng xã hội của Nhà nước ta giữ vị trí quan trọng đối vơi đời Sống xã hội,
vừa là tiền đề vừa là mục tiêu của các chức năng Nhà nước khác; có vai trò quan
trọng trong việc khẳng định bản chất Nhà nước, uy tín của Nhà nước, tính nhân
đạo, tính ưu việt và mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, trong việc bảo đảm sự phát triển
chung của mọi thành viên trong xã hội, của toàn bộ cộng đồng cũng như của một
bộ phận dân cư. Đặt trong tình hình thực tế hiện nay, hoàn thiện chính sách xã hội,
chú trọng các chính sách xã hội mang tầm chiến lược, chính sách chung cho quốc
gia đồng thời cũng cần quan tâm đến chính sách dành cho từng Nhà nước xem giáo
dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Câu 5: Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam: khái niệm, phân loại các cơ
quan nhà nước, vị trí, vai trò, chức năng cơ bản của các cơ quan nhà nước. 1. Khái niệm:
Bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung
ương xuống địa phương, được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung,
thống nhất, nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lược và chức năng của nhà nước
vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2. Phân loại các cơ quan nhà nước:
Theo Hiến pháp năm 2013, ở nước ta có các loại cơ quan nhà nước sau:
-Các cơ quan quyền lực nhà nước (Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất, Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở địa phương).
-Các cơ quan hành chính nhà nước: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
có chức năng quản lý nhà nức thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND. -Toàn án nhân dân -Viện kiểm sát nhân dân -Nguyên thủ quốc gia
2.1: Các cơ quan quyền lực nhà nước 2.1.1: Quốc hội:
-Vị trí pháp lí: Quốc hội trong bộ máy nhà nước được ghi nhận trong Hiến pháp.
Điều 83 Hiến pháp 1992: "Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
-Vai trò: vừa đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, vừa nắm giữ mọi
quyền lực cũng như mọi công việc. -Chức năng:
+Lập hến và lập pháp. Lập hiến là làm ra Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, lập
pháp là làm ra Luật và sửa đổi Luật.
+Quyết định những chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế -
xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và
hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân.
+Thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước.
2.1.2: Hội đồng nhân dân các cấp
-Vị trí pháp lý: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương,
đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa
phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước
cấp trên”. (Điều 1Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2003).
-Vai trò: Đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân và cơ quan nhà nước cấp trên. -Chức năng:
+Quyết định các vấn đề của địa phương
+Thành lập ra các định chế quyền lực ở địa phương
+Giám sát việc tuân theo hiến pháp và pháp luật ở địa phương
2.2: Các cơ quan hành chính nhà nước 2.2.1: Chính phủ
-Vị trí pháp lý: Theo Điều 109 Hiến pháp 1992 "Chính phủ là cơ quan chấp hành
của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam"
-Vai trò và chức năng: thực thi Hiến pháp và pháp luật, hoạch định và điều hành
chính sách quốc gia, tổ chức thực hiện phân bổ ngân sách, quản lý và phát huy tất
cả các nguồn lực của quốc gia. 2.2.2: UBND các cấp
-Vị trí pháp lý: đây là cơ quan thực thi pháp luật tại các cấp tỉnh, huyện, xã.
-Vai trò: phối hợp với các cơ quan cấp trên quản lí ngân sách trong địa bàn mình,
quản lí đất đai, tài nguyên, công trình vừa và nhỏ, hệ thống đê điều, quản lí công
trình giao thông đô thị, hộ tịch, hộ khẩu, giải quyết các vấn đề khiếu nại, kiến nghị, tố cáo của công dân…
-Chức năng: Ủy ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn
bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp
nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố
quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
2.3: Tòa án nhân dân
-Vị trí pháp lý: Khoản 1 Điều 102 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Tòa án nhân
dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”.
-Vai trò: Hướng dẫn các toà án quân sự thống nhất pháp luật, giảm sát xét xử và
bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, đúng pháp luật, quản lý các tòa án địa phương về mặt tổ chức.
-Chức năng: Có thẩm quyền giải quyết những loại vụ việc liên quyền con người,
quyền của công dân, mà những loại việc đó hiện nay là cơ quan hành chính đang thực hiện.
2.4: Viện kiểm sát nhân dân
-Vị trí pháp lý: Theo Điều 107 Hiến pháp năm 2013 Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp. -Vai trò:
+ Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội
chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân vì mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
+Thể hiện rõ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
-Chức năng: Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ
chức, cá nhân góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hình nghiêm chỉ và thống
nhất (Khoản 3 Điều 107, Hiến pháp 2013)