Câu hỏi và bài tập NLKT - đề cương ôn tập và rèn luyện các dạng câu hỏi
Câu hỏi và bài tập NLKT - đề cương ôn tập và rèn luyện các dạng câu hỏi với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Chủ đề 2: Đ
ỐI TƯỢNG PHẢN ÁNH CỦA KẾ TOÁN VÀ CÁC BCTC CƠ BẢN
PHẦN A: Lựa chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau đây, giải thích ngắn gọn
(mỗi câu hỏi có thể có 1 hoặc nhiều câu trả lời đúng)
Câu 1. Công ty xây dựng Sông Đà mua một máy ủi với giá 800 triệu VND, thanh toán
ngay 600 triệu, và nợ lại người bán 200 triệu, hứa sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày.
Kết quả của giao dich này là:
a. Tổng tài sản tăng 800 triệu
b. Tổng nợ phải trả tăng 200 triệu
c. Giao dịch này không tác động trực tiếp đến vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp
Câu 2. Một giao dịch làm cả tài sản và nợ phải trả tăng 200 triệu, giao dịch này có thể là:
a. Mua nguyên vật liệu thanh toán ngay bằng tiền mặt là 200 triệu.
b. Một tài sản có giá trị ghi sổ là là 200 triệu bị hỏng do hỏa hoạn.
c. Vay ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 200 triệu.
d. Thu hồi môt khoản phải thu khách hàng là 0 2 0 triệu.
Câu 3. Câu nào sau đây là lí do quan trọng cho việc học kế toán
a. Thông tin do kế toán cung cấp hữu ích cho việc ra các quyết định kinh tế
b. Hạch toán kế toán có vai trò quan trọng trong xã hội
c. Học kế toán cho bạn một cơ hội để có được một nghề nghiệp có nhiều thử thách và hứng thú.
d. Tất cả các lí do trên
Câu 4. Nếu một công ty có nợ phải trả là 86.000 và vốn chủ sở hữu là 40.000, tài sản của công ty là: a. 58.000 b. 26.000 c. 126.000 d. 62.000
Câu 5. Việc thanh toán một khoản nợ bằng tiền mặt sẽ:
a. Làm tăng cả tài sản và nợ phải trả
b. Làm tăng tài sản và giảm nợ phải trả
c. Làm giảm tài sản và tăng nợ phải trả
d. Làm giảm tài sản và giảm nợ phải trả.
e. Làm giảm một khoản nợ này, tăng một khoản nợ khác
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 1
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 6. Đối tượng phản ánh của kế toán gồm: a. Tài sản
b. Nguồn hình thành tài sản
c. Sự vận động của tài sản, nguồn vốn
d. Tất cả các yếu tố trên.
Câu 7. Những đối tượng cần sử dụng thông tin của kế toán gồm:
a. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp b. Các chủ nợ
c. Ngân hàng cho doanh nghiệp vay tiền
d. Những người muốn mua cổ phiếu của doanh nghiệp e. Cơ quan thuế
f. Tất cả các đối tượng trên
Câu 8. Yêu cầu tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hoàn thành phải được ghi
nhận vào sổ sách kế toán của doanh nghiệp là thể hiện của yêu cầu nào đối với thông tin kế toán: a. Đầy đủ b. Trung thực c. Khách quan d. Kịp thời
Câu 9. “Chỉ được ghi nhận trong sổ sách kế toán của đơn vị các nghiệp vụ kinh tế đã
thực sự phát sinh và hoàn thành”. Câu nói trên thể hiện yêu cầu nào sau đây đối với thông tin kế toán: a. Đầy đủ b. Trung thực c. Khách quan d. Kịp thời
Câu 10. Tài sản của DN là các nguồn lực:
a.Thuộc quyền kiểm soát của DN
b. Gắn với lợi ích trong tương lai của DN
c. Có thể xác định được giá trị
d. Tất cả các điều kiện trên
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 2
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 11. Nợ phải trả của DN được xác định bằng:
a.Tổng tài sản trừ tổng tài sản ngắn hạn
b.Tổng nguồn vốn trừ đi vốn góp của chủ sở hữu
c. Tổng tài sản trừ đi nguồn vốn kinh doanh
d. Các phương án trên đều sai
Câu 12. Theo nguyên tắc giá gốc
a. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải
trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó tại thời điểm tài sản được ghi nhận.
b. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền đã trả, hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài
sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
c. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đơn vị đã
trả tại thời điểm nhận tài sản, để có quyền sở hữu tài sản đó.
d. Cả 3 phương án đều sai.
Câu 13. Kỳ kế toán năm được xác định:
a. Từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm đó.
b. Bắt đầu từ ngày 01 tháng đầu quý này đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý
trước năm sau.(Đối với đơn vị kế toán có đặc thù riêng về tổ chức, hoạt động). c. Cả a và b.
d. Tất cả các phương án đều sai.
Câu 14. Công ty dịch vụ Hoàng Gia mua 1 ôtô vận tải vào ngày 1/10/X với tổng chi
phí là 600 triệu. Ngày 1/2/N, giá chiếc xe này trên thị trường là 650 triệu. Theo nguyên tắc giá gốc:
a. Giá trị ghi sổ của chiếc xe được điều chỉnh tăng thêm 50 triệu, phù hợp với giá thị trường.
b. Giá trị của chiếc xe được giữ nguyên là 600 triệu.
c. Giá trị ghi sổ của chiếc xe sẽ được điều chỉnh là 650 triệu vào ngày 31/12/N khi kết thúc năm tài chính.
d. Tất cả các phương án trên đều sai.
Câu 15. Có số liệu của một công ty: Tài sản đầu kỳ: 150; Nợ Phải trả đầu kỳ: 60; Tài
sản cuối kỳ: 280; Nợ phải trả cuối kỳ: 120. Nếu trong kỳ không có thay đổi về vốn
góp, k có sự thay đổi cổ tức thì lợi nhuận trong kỳ thu được là: a. 70 c. 130 b. 60
d. Các phương án trên đều sai.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 3
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 16: Vốn chủ sở hữu của DN sẽ tăng khi
a. Chủ sở hữu góp vốn
b. DN hoạt động có lãi và chi trả toàn bộ số lãi này cho các chủ sở hữu
c. DN hoạt động không hiệu quả và bị lỗ
d. DN phát hàng trái phiếu thu tiền mặt
e. DN đi vay từ một tổ chức hỗ trợ phát triển DN với thời hạn 10 năm và lãi suất ưu đãi 5% năm.
Câu 17: Nguồn lực kinh tế của DN sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho DN được gọi là: a. Tài sản b. Nợ phải trả c. Vốn chủ sở hữu d. Thu nhập
PHÂN B: Câu hỏi xử lý
Câu 1. Những giao dịch sau đây ảnh hưởng như thế nào đến vốn chủ sở hữu của doanh
nghiệp: (tăng, giảm hay không tác động?)
a. Chia cổ tức cho các cổ đông b. Bán hàng thu tiền ngay
c. Mua tài sản và nợ người bán đến kỳ sau.
d. Phát hành thêm cổ phiếu thu tiền mặt e. Vay ngân hàng.
f. Mua nguyên vật liệu chưa thanh toán cho người bán.
g. C«ng ty may Đức Giang mua v¶i vÒ ®Ó may, trÞ gi¸ 600 triÖu ®ång, thanh to¸n
ngay 300 triÖu vµ nî ng-êi b¸n 300 triÖu, sÏ thanh to¸n trong vßng 30 ngµy tíi.
Câu 2. Xác định những khoản mục sau đây là tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập, hay chi phí: - Tiền mặt
- Cổ phiếu do doanh nghiệp phát hành
- Cổ phiếu do doanh nghiệp khác phát hành mà doanh nghiệp đã mua.
- Khoản thu được từ việc bán hàng.
- Khoản thu được từ việc cung cấp dịch vụ sửa chữa.
- Nợ phải trả người bán
- Khoản phải thu người mua - Lợi nhuận giữ lại
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 4
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán - Khoản vay ngân hàng - Nhà xưởng - Máy móc thiết bị
- Khoản tạm ứng cho công nhân viên
- Phải trả người lao động
- Tiền gửi tại ngân hàng
- Nhận trước tiền hàng của nguời mua
- Ứng trước tiền hàng cho người bán
Cau 3. Cuèi n¨m N, kÕ to¸n c«ng ty A tiÕn hµnh ®iÒu chØnh t¨ng gía trÞ cña mét sè
TSC§ ®· mua trong n¨m (N-1) theo tû lÖ l¹m ph¸t n¨m N.Víi gi¶ ®Þnh c«ng ty A vÉn
®ang ho¹t ®éng liªn tôc, viÖc lµm nµy vi ph¹m nguyªn t¾c chung nµo cña kÕ to¸n?
Câu 4. Cho các thông tin dưới đây về tình hình của 3 công ty A,.B,C. Hãy tính toán
các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng
Công ty A Công ty B Công ty C Tổng tài sản, 31/12/X 420.000 540.000 325.000
Tổng nợ phải trả 31/12/X 215.000 145.000 ?
Vốn góp của chủ sở hữu, 31/12/X 75.000 ? 40.000
Lợi nhuận giữ lại, 31/12/X ?130.000 310.000 ?
Thu nhập ròng (lợi nhuận) của năm X ? 83.000 113.000
Cổ tức chia cho các cổ đông năm X 50.000 19.000 65.000
Lợi nhuận giữ lại, 01/01/X 78.000 ? 42.000
PHẦN C: Bài tập
Bài 1. Công ty Hoà Phát chuyên kinh doanh thiết bị văn phòng. Tổng tài sản, nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu của công ty tại thời điểm 01/08/X được trình bày ở bảng sau.
Trong tháng 8/X, công ty cũng đã tham gia một số nghiệp vụ kinh tế được liệt kê trong bảng.
Yêu cầu: Thể hiện tác động của mỗi giao dịch đến tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu,
và tính toán lại các chỉ tiêu trên vào cuối kỳ. Giao dịch đầu tiên đã được thực hiện như một ví dụ:
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 5
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Nợ phải Vốn chủ Tài sản = trả + sở hữu 01/08/X 420000 345000 75000 03/08/X +
Vay NH 15000 bằng tiền mặt 15000 + 15000 Tổng mới 435000 = 360000 75000 07/08/X
Mua hàng hóa chưa trả tiền người bán 32000 Tổng mới 10/08/X
Trả nợ người bán bằng tiền mặt 8000 Tổng mới 12/08/X
Thu nợ của người mua bằng tiền mặt 12000 Tổng mới 15/08/X
Mua một thiết bị sản xuất mới 50000, trả tiền
ngay cho người bán 20000, phần còn lại nợ sang tháng sau Tổng mới 18/08/X +10 ( D
Bán một số sản phẩm nội thất cho người mua +NP thu thu tăng 10000 10 10)
Chi phí để sản xuất ra số sản phẩm trên là 7000 Tổng mới 23/08/X
Mua nguyên vật liệu về nhập kho 5000, thanh
toán cho người bán từ Tiền gửi ngân hang Tổng mới 27/08/X
Trả tiền điện, nước, điện thoại trong tháng 3000 Tổng mới
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 6
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 2. Tổng tài sản và nợ phải trả của công ty Việt Anh như sau: Tài sản Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Đầu năm $ 210.000 $145.000 Cuối năm $ 300.000 $ 220.000 80.000
Xác định lợi nhuận ròng cho công ty trong năm trong từng trường hợp sau:
a. Chủ sở hữu không đầu tư thêm vào công ty hoặc rút tiền ra trong năm
b. Chủ sở hữu không đầu tư thêm vào công ty nhưng rút tiền ra 22.000 $ trong năm
c. Chủ sở hữu đầu tư thêm $13.000 nhưng không rút tiền ra trong năm
d. Chủ sở hữu đầu tư thêm $ 10.000, nhưng rút ra $ 22.000 trong năm
Bài 3. Hãy xác định chỉ tiêu còn thiếu trong bảng sau: Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu 558.000 342.000 ? ? 562.500 375.000 307.500 ? 142.500
Bài 4. Công ty sản xuất Cường An trong kỳ có thực hiện một số hoạt động như sau:
a. Vay tiền từ ngân hàng
b. Bán một mảnh đất thu tiền ngay, giá bán bằng với giá mua ban đầu.
c. Thanh toán khoản nợ người bán bằng tiền gửi ngân hàng.
d. Mua một số máy tính mới nhưng chưa trả tiền người bán.
e. Các chủ sở hữu đầu tư thêm tiền vào doanh nghiệp
f. Mua một số thiết bị văn phòng, thanh toán ngay bằng tiền mặt
g. Khách hàng thanh toán tiền hàng nợ kỳ trước bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
h. Bán một số tài sản cố định không dùng đến với giá thấp hơn giá mua ban đầu.
Hãy cho biết mỗi giao dịch trên tác động như thế nào đến tổng tài sản, tổng nợ phải
trả và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp? (tăng, giảm, hay không tác động).
Bài 5. Các chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn của công ty Phú Hương vào 31/12/X sắp
xếp một cách ngẫu nhiên như sau:
Dây chuyền sản xuất
90.000 Thiết bị văn phòng 10.200
Các khoản phải trả người bán
43.800 Đất đai nhà xưởng 210.000
Các khoản phải thu khách hàng
56.700 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 75.000 Tiền mặt
36.300 Trái phiếu phát hành 213.600 Lợi nhuận giữ lại ?
Hãy phân loại các chỉ tiêu theo kết cấu tài sản và nguồn hình thành tài sản; xác
định các chỉ tiêu tổng TS, tổng Nợ phải trả, vốn góp của CSH và lợi nhuận giữ lại của công ty
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 7
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 6. Ông Bách là một thợ sửa chữa mô tô xe máy lành nghề, năm X ông quyết định
mở xưởng sửa chữa riêng của mình. 20/01/X ông Bách bắt đầu hoạt động kinh doanh
của mình. Trong tháng 1, đã có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
20/01: Bắt đầu kinh doanh bằng cách đầu tư 80.000 tiền mặt cho xưởng sửa chữa.
21/01: Mua khu xưởng sửa chữa với giá 52.000 trả ngay bằng tiền mặt.
22/01: Mua một tòa nhà trị giá 36.000, trả ngay 6000 bằng tiền mặt, và nợ lại người bán 30.000
23/01: Mua chịu các dụng cụ sửa chữa và phụ tùng thay thế trị giá 13.800
24/01: Ông Bách nhận thấy số dụng cụ và phụ tùng thay thế mua hôm trước là quá
nhiều nên đã bán lại cho một xưởng sửa chữa gần đó theo giá mua là 1.800 nhưng cho
người mua nợ trong vòng 1 tháng.
26/01: Người mua chịu số công cụ, dụng cụ ngày 24/01 thanh toán lần 1 được 600
27/01: Trả 6.800 trong tổng số tiền nợ người bán về công cụ dụng cụ mua ngày 23/01.
Xưởng của ông Bách bắt đầu mở của phục vụ khách hàng từ ngày 24/01. Đến 31/01
tổng số tiền thu đuợc từ phí dịch vụ sửa xe là 2.200. Toàn bộ số phí này được thu ngay bằng tiền mặt.
Cũng trong ngày 31/01, ông Bách trả lương tháng 1 cho công nhân sửa chữa là 1.200
và thanh toán tiền điện, nước, điện thoại trong tháng hết 200. Yêu cầu:
a. Phân tích tác động của các giao dịch kinh tế trên đến tình hình tài sản và nguồn
vốn của Xưởng sửa chữa.
b. Lập các BCTC cho tháng 1 của xưởng sửa chữa.
Bài 7. Tại công ty thương mại Thái Hà đến ngày 31/12/N có tài liệu về tình hình tài
sản và nguồn vốn như sau: (ĐVT: 1.000đ) 1. Tiền mặt 550.000 2. Tiền gửi ngân hàng 140.000
3. Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 150.000 4. Vay ngắn hạn 1.203.000 5. Vay dài hạn 960.000 6. Phải thu người mua 240.000 7. Phải trả người bán 380.000
8. Phải trả người lao động 16.000 9. Phải thu khác 12.000 10. Công cụ dụng cụ 20.000
11. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 45.000
12. Các khoản phải trả khác 18.000
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 8
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
13. Hàng mua đang đi đường 250.000 14. Hàng hoá 3.940.000 15. Nguồn vốn kinh doanh 4.260.000
16. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.120.000 17. TSCĐ hữu hình 3.400.000
18. Quỹ đầu tư phát triển 690.000
19. Quỹ khen thưởng phúc lợi 250.000
20. Lợi nhuận chưa phân phối 180.000
21. Đầu tư chứng khoán dài hạn 420.000
Yêu cầu: Căn cứ vào tài liệu trên lập Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/N.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 9
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
CHỦ ĐỀ 3: GHI NHẬN CÁC GIAO DỊCH KINH TẾ
PHẦN A: Hãy lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích ngắn gọn:
Câu 1. Một bản chứng từ kế toán cần:
a. Chứng minh tính hợp pháp, hợp lý của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
b. Cung cấp thông tin về các nghiệp vụ đã phát sinh
c. Thể hiện trách nhiệm của những đối tượng có liên quan.
d. Tất cả các trường hợp trên
Câu 2. Ý nghĩa của chứng từ kế toán
a. Phản ánh sự vận động của đối tượng kế toán
b. Cung cấp thông tin cho quản lý
c. Là căn cứ pháp l ý đ ể b ảo v ệ t ài s ản, ngăn ngừa hành vi tham ô, lãng phí
d. Là căn cứ để ghi sổ kế toán e. Tất cả các ý trên
Câu 3. Những yếu tố nào sau đây là yếu tố bắt buộc trên chứng từ kế toán. a. Tên chứng từ
b. Phương thức thanh toán
c. Thời gian lập bản chứng từ
d. Quy mô của nghiệp vụ
e. Tên, địa chỉ của người hoặc đơn vị liên quan đến chứng từ
g. Số chứng minh thư của người liên quan f. cả a, c, d và e.
Câu 4. Các nghiệp nào sau đây không ảnh hưởng đến tài khoản tiền mặt
a. Mua hàng hóa thanh toán ngay bằng tiền mặt.
b. Rút vốn vay ngân hàng bằng tiền mặt
c. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng
d. Mua hàng hoá chưa trả tiền người bán
Câu 5. Nhận định nào sau đây mô tả nguyên tắc ghi nợ và ghi có áp dụng đối với các
khoản thu nhập và chi phí
a. Chi phí được trình bày ở bên trái của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và do đó
được ghi nhận bằng bút toán vế nợ. Thu nhập được trình bày ở bên phải của báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh và do đó được ghi nhận bằng bút toán vế có.
b. Việc xác định ghi nợ hay ghi có căn cứ vào tác động của thu nhập và chi phí đến vốn chủ sở hữu.
c. Việc xác định ghi nợ hay ghi có căn cứ vào nguyên tắc phù hợp trong ghi nhận thu nhập và chi phí.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 10
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
PHẦN B: Trả lời đúng, sai và giải thích:
1. Kế toán không nhất thiết phải ghi định khoản kế toán trên chứng từ.
2. Tên và chữ ký của người lập chứng từ bắt buộc phải ghi rõ trên chứng từ
3. Nghiệp vụ đi ứng trước tiền hàng cho người bán thuộc loại đối ứng: Giảm tài sản, giảm nguồn vốn.
4. Nghiệp vụ nhận ứng trước tiền hàng của người mua thuộc loại đối ứng: Tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
5. Nghiệp vụ xuất kho thành phẩm gửi bán thuộc loại đối ứng: Tăng tài sản, giảm tài sản.
6. Các tài khoản tài sản thường có số dư nợ.
7. Nội dung kết cấu tài khoản Tiền mặt (hạch toán tại DNSX) ngược lại với nội dung, kết
cấu TK tiền mặt (Hạch toán tại NHTM)
8. Số dư Nợ của TK lợi nhuận chưa phân phối phản ánh chỉ tiêu tài sản
9. Khoản đi ứng trước tiền hàng cho người bán phản ánh chỉ tiêu tài sản
10. Nội dung kết cấu tài khoản tiền gửi ngân hàng (hạch toán tại DN) ngược lại với nội
dung kết cấu của tài khoản tiền gửi của DN (hạch toán tại ngân hàng thương mại)
11. Nội dung kết cấu tài khoản vay ngắn hạn ngân hàng hạch toán tại DN) ngược lại với
nội dung kết cấu tài khoản cho vay ngắn hạn DN (hạch toán tại ngân hàng thương mại). 12. Định khoản: Nợ TK TGNH Có TK Tiền mặt
Thuộc loại đối ứng giảm nguồn vốn, giảm tài sản. 13. Định khoản: Nợ TK nguyên vật liệu Có TK TGNH
Thuộc loại đối ứng tăng tài sản, tăng nguồn vốn.
PHẦN C: Bài tập
Bài 1: Với thông tin của BT 6 – chủ đề 2, hãy định khoản và phản ánh vào TK chữ T các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại cửa hàng của ông Bách. Lập bảng cân đối tài khoản cho
cửa hàng vào cuối kỳ và nhận xét. Bài 2:
Tình hình tài sản và nguồn vốn của DN vào thời điểm đầu kỳ:(ĐVT: 1.000 đồng) 1- Tiền mặt: 200.000
2- Máy móc thiết bị: 1.000.000
Những tài sản trên được nhà nước cấp 50%, Cổ đông đóng góp 50%
Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị 1.000 đồng)
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 11
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
1- Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 150.000 2-
Mua hàng hóa A về nhập kho đã trả bằng tiền mặt trị giá 10.000 3-
Mua hàng hóa B về nhập kho chưa trả tiền người bán,trị giá 8.000 4-
Dùng tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền cho người bán 4.000 5-
Mua một TSCĐ hữu hình trả bằng tiền đi vay dài hạn, trị giá 50.000 6-
Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt 20.000 7-
Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, trị giá 15.000, thanh toán bằng tiên gửi ngân
hàng 10.000 còn lại nợ người bán sang kỳ sau. Yêu cầu:
a. Phân loại tài sản và nguồn vốn vào thời điểm đầu kỳ
b. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào TK chữ T và tính số dư cuối kỳ trên các TK
c. Lập Bảng cân đối tài khoản cho DN.
d. Lập các BCTC đơn giản cho DN.
Bài 3: Tại doanh nghiệp X trong tháng 1-N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đơn vị tính: 1000đ)
1. Cán bộ công nhân viên hoàn trả tiền tạm ứng nhập quỹ tiền mặt là: 4000.
2. Xuất tiền mặt để trả nợ người bán là: 20.000
3. Rút tiền gửi ngân hàng về bổ sung tiền mặt là: 50.000
4. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một T.S.C.Đ làm tăng nguồn vốn kinh doanh là: 150.000
5. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán: 100.000
6. Người mua trả tiền doanh nghiệp gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng là: 50.000
7. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách nhà nước: 10.000 và trả khoản vay
ngắn hạn của cơ quan Y là: 40.000.
8. Chi tiền mặt tạm ứng cho công nhân viên: 5.000
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả cho người bán là: 80.000
Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 1-N, phản ánh vào tài
khoản kế toán liên quan. Biết các tài khoản liên quan có đủ số dư để hoạt động.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 12
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 4: Tại doanh nghiệp Y, Quý I năm N có tài liệu sau:(Đơn vị tính: 1000đ)
I. Số dư đầu kỳ của các tài khoản kế toán: Tài khoản Số dư T.K tiền mặt 250.000 T.K tiền gửi ngân hàng 300.000 T.K vay dài hạn 150.000
T.K phải thu của người mua 50.000 T.K nguyên vật liệu 700.000 T.K T.S.C.Đ hữu hình 2.000.000 T.K nguồn vốn kinh doanh 2.200.000 T.K vay ngắn hạn 300.000
T.K phải trả cho người bán 140.000
T.K thuế và các khoản phải nộp nhà nước 100.000
T.K quỹ đầu tư phát triển 280.000
T.K nguồn vốn đầu tư X.D.C.B 50.000
T.K lợi nhuận chưa phân phối 80.000
Các T.K khác số dư bằng 0, hoặc không có số dư.
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong quý I- N:
1. Mua T.S.C.Đ hữu hình, đã trả bằng tiền vay dài hạn: 250.000
2. Mua nguyên vật liệu về nhập kho chưa trả tiền người bán: 15.000
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay ngắn hạn ngân hàng: 120.000
4. Người mua trả tiên bằng chuyển khoản qua ngân hàng số tiền: 50.000 (nhận được giấy
báo có của ngân hàng, biết người mua đã trả tiền vào tài khoản tiền gửi ngân hàng)
5. Nhà nước cấp cho doanh nghiệp một T.S.C.Đ nguyên giá: 200.000.
6. Chuyển tiền gửi ngân hàng nộp thuế cho ngân sách: 100.000
7. Chuyển quỹ đầu tư phát triển sang nguồn vốn đầu tư X.D.C.B: 200.000
8. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng: 50.000Đ
9. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả tiền vay dài hạn ngân hàng: 100.000
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 13
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
10. Chuyển nguồn vốn D.T.X.D cơ bản sang nguồn vốn kinh doanh: 180.000
11. Trích từ lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung quỹ đầu tư phát triển: 20.000 Yêu cầu:
1. Lập định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ, và cho biết từng
nghiệp vụ thuộc loại quan hệ đối ứng kế toán nào?
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản và tính số dư cuối kỳ trên các tài khoản.
3. Lập bảng cân đối tài khoản.
Bài 5: Ông Văn Phong mở một cửa hàng bảo dưỡng xe máy vào ngày 1/4/N và thực hiện
các nghiệp vụ sau đây trong tháng:(Đơn vị: 1000 đồng)
1. Tự bỏ vốn 20.000 gửi vào tài khoản tiền gửi ngân hàng.
2. Chuyển nhà xưởng máy móc thuộc sở hữu cá nhân trị giá 500.000 vào DN
3. Thu tiền mặt từ dịch vụ bảo dưỡng, sửa chữa cho khách hàng 4.000( tính vào TK
doanh thu bán hàng trong kỳ)
4. Chi tiền mặt để thanh toán tiền điện, điện thoại, tiền nước 1.000 ( tính vào TK chi phí kinh doanh của DN)
5. Tính lương phải trả công nhân viên 2.000 tính vào TK chi phí kinh doanh của DN.
6. Chi tiền mặt trả lương công nhân viên 2.000
7. Mua nguyên vật liệu về nhập kho 500, đã thanh toán bằng tiền mặt. Trong tháng xuất
kho 200 để sử dụng ( tính vào TK chi phí kinh doanh của DN) Yêu cầu:
a. Lập định khoản và cho biết loại quan hệ đối ứng của từng nghiệp vụ.
b. Phản ánh các nghiệp vụ vào TK chữ T
c. Trong tháng DN của ông Văn Phong có lợi nhuận hay bị lỗ là bao nhiêu.
d. Lập Bảng cân đối kế toán và BCKQHĐ kinh doanh rút gọn cho cửa hàng
Bài 6: Tháng... năm X, Luật sư Đỗ Hoàng mở một văn phòng tư vấn. Vào cuối tháng
hoạt động đầu tiên, văn phòng tư vấn của Luật sư Đỗ Hoàng có số dư các tài khoản như sau: (đv tính: 10 000 đ)
Tiền mặt 2930 , Phải thu của khách hàng 1.400, Văn phòng phẩm 270, Thiết bị, công cụ
quản lý 4.200, Phải trả người bán 1.900, Vốn đầu tư của Luật sư Đỗ Hoàng: 6.900.
Trong tháng tiếp theo có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 14
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
a. Trả tiền thuê văn phòng trong tháng bằng tiền mặt 400
b. Trả các khoản nợ người bán bằng tiền mặt 450
c. Khách hàng trả các khoản nợ từ tháng trước tháng trước 1000 bằng tiền mặt
d. Mua văn phòng phẩm và thanh toán ngay bằng tiền mặt: 80
e. Trả lương cho thư ký bằng tiền mặt: 850
f. Thanh toán tiền điện, nước, điện thoại trong tháng bằng tiền mặt: 150
g. Trong tháng thực hiện các dịch vụ tư vấn cho khách hàng và thu phí bằng TM: 1.200
h. Cuối tháng kiểm tra thấy số văn phòng phẩm sử dụng trong tháng hết 150. Yêu cầu:
a. Lập định khoản kế toán, xác định quan hệ đối ứng và phản ánh các nghiệp vụ phát
sinh vào tài khoản chữ T. (Sinh viên chỉ dùng 1 tài khoản thu nhập và 1 tài khoản chi phí chung)
b. Lập bảng cân đối kế toán cho văn phòng tư vấn của Luật sư Đỗ Hoàng vào cuối
tháng . (Chú ý: Lợi nhuận hoặc lỗ ròng trong tháng phải được đưa vào là một
phần của vốn chủ sở hữu)
Bài 7: Vào ngày 1/04/20XX, Cơ sở kinh doanh dịch vụ tắc xi Mạnh Cường bắt đầu đi
vào hoạt động. Trong tháng 4, tại cơ sở này có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: (đv tính: 10.000 đ)
a. Chủ cơ sở, ông Mạnh Cường, đầu tư vào cơ sở kinh doanh 45.000 bằng tiền mặt.
b. Mua xe tắc xi bằng tiền mặt: 30.000
c. Mua hệ thống máy bộ đàm hết 5.000, chưa trả tiền cho người bán
d. Tiền phí dịch vụ tắc xi thu được trong tháng bằng tiền mặt: 3.200
e. Trả lương cho tài xế bằng tiền mặt: 500
f. Mua xăng trong tháng bằng tiền mặt 800, và đã sử dụng hết.
g. Phí rửa xe phát sinh trong tháng 120, chưa thanh toán cho người rửa xe.
h. Trả một phần tiền mua chịu đồ hệ thống máy bộ đàm ở câu (c) là 3.000 Yêu cầu:
a. Lập định khoản kế toán, xác định quan hệ đối ứng và phản ánh các nghiệp vụ phát
sinh vào tài khoản chữ T (SV chỉ sử dụng một tài khoản thu nhập và một tài khoản chi phí chung)
b. Lập bảng cân đối kế toán cho cơ sở tắc xi trên vào cuối tháng 4/20XX (Chú ý, lãi
lỗ trong tháng phải được đưa vào để xác định vốn chủ sở hữu)
Bài 8: Cửa hàng phôtôcopy Lan Anh và bắt đầu đi vào hoạt động 1/7/N. (đv tính: 10 000đ)
Trong tháng 7/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 15
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
a. Lan Anh đầu tư vào cửa hàng phô tô 7000 bằng tiền mặt
b. Trả trước tiền thuê cửa hàng cho tháng 7 là 300 bằng tiền mặt
c. Mua máy phôtôcopy 3000 thanh toán bằng tiền mặt 50%, và nợ lại 50%
d. Trong tháng phô tô và thu tiền công bằng tiền mặt 900
e. Mua giấy và các nguyên vật liệu khác phục vụ cho việc phô tô bằng tiền mặt là 220, và dùng hết 180.
f. Trả lương cho nhân viên 300 bằng tiền mặt.
g. Trả tiền điện nước trong tháng 100 bằng tiền mặt
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán, xác định quan hệ đối ứng và phản ánh các nghiệp vụ
phát sinh vào tài khoản chữ T. Hãy lập bảng cân đối kế toán cho cửa hàng phô tô của Lan
Anh vào cuối tháng. (Lợi nhuận hoặc lỗ ròng trong tháng được đưa vào là một phần của vốn chủ sở hữu)
Bài 9: Việt Kiên mở một phòng chụp hình và vẽ chân dung vào ngày 1/3 và đã thực hiện
các nghiệp vụ sau đây trong tháng 3.
a. Đầu tư bằng tiền gửi ngân hàng vào phòng chụp hình 20.000.
b. Trả tiền thuê văn phòng cho tháng 3 bằng chuyển khoản là 400.
c. Chuyển các thiết bị chụp hình thuộc sở hữu cá nhân trị giá 4.300 vào doanh nghiệp.
d. Vẽ chân chung cho khách hàng và thu phí bằng tiền mặt là 1400.
e. Chụp hình cho khách hàng và thu phí qua tiền gửi ngân hàng 1800
f. Thanh toán tiền điện nước, điện thoại trong tháng 1.000 qua chuyển khoản
g. Trả lương cho nhân viên giúp việc tại phòng chụp qua chuyển khoản 800
h. Mua các nguyên vật liệu là 500, đã thanh toán hết bằng tiền mặt. Trong tháng sử dụng hết 400. Yêu cầu:
a. Lập định khoản kế toán, xác định quan hệ đối ứng và phản ánh các nghiệp vụ phát
sinh và tài khoản chữ T (Chỉ sử dụng một tài khoản thu nhập và một tài khoản chi phí chung).
b. Lập bảng cân đối kế toán cho phòng chụp hình và vẽ chân dung của Việt Kiên vào
cuối tháng. (Chú ý: Lợi nhuận hoặc lỗ ròng trong tháng phải được đưa vào vốn chủ sở hữu)
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 16
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
BÀI 10: Có tài liệu các TK như sau T T
K ài sản cố định
TK nguồn vốn K D SD: xxx SD: xxx 100.000.000 (1) (2) 500.000.000 (4) 200.000.000 700.000.000 (2)
TK nguyên liệu vật liệu
TK tiền gửi ngân hàng SD: xxx SD: xxx (4) 200.000.000 50.000.000 (3) 5.000.000 (5) (2) 200.000.000 (6) 6.000.000 20.000.000(11) T
K cụng cụ dụng cụ
TK thành phẩm SD: xxx 30.000.000 (7) (8)30.000.000 TK tiền mặt
TK chi phí bán hàng SD: xxx (7) 30.000.000 (1) 100.000.000 (3) 5.000.000 (5) 5.000.000 (9) 3.000.000 1.000.000 (12)
TK thanh toán với người mua TK hàng gửi bán SD: xxx 6.000.000 (6) SD:xxx 30.000.000 (9) (8) 30.000.000 TK tạm ứmg SD:xxx (12) 1.000.000
TK thanh toán với người bán
TK vay ngắn hạn SD: xxx SD:xxx 200.000.000 (10) (11) 20.000.000 200.000.000(10) Yêu cầu:
1. Kiểm tra các bút toán và cho biết bút toán nào đúng, sai nguyên tắc ghi sổ kép? Vì sao?
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 17
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
2. Trình bày nội dung kinh tế các bút toán đúng.
Bài 11: Đoàn Phong thành lập một doanh nghiệp nhỏ lấy tên là Trung tâm đào tạo tin
học Đoàn Phong. Trong tháng đã có các nghiệp vụ phát sinh như sau:
a. Đoàn Phong bắt đầu kinh doanh bằng cách đầu tư các tài sản sau đây vào doanh
nghiệp: Tiền mặt : 10.000, Đồ trang trí nội thất: 3.000, Máy vi tính: 7.500.
b. Trả tiền thuê cửa hàng tháng đầu tiên 300 bằng tiền mặt
c. Mua chịu phần mềm máy tính 800.
d. Trả tiền quảng cáo cho trung tâm trên các tờ báo địa phương 100.
e. Nhận đơn xin nhập học của 7 sinh viên theo học khoá huấn luyện 5 ngày. Nếu tham
gia lớp học, mỗi sinh viên sẽ phải nộp học phí là 200.
f. Tổ chức lớp học ở câu (e), nhưng chỉ có 5 sinh viên tham gia. Đoàn Phong đã thu
ngay được học phí của 3 sinh viên bằng tiền mặt (600) và cho 2 sinh viên còn lại nợ đến tháng sau (400).
g. Trả lương cho người phụ tá bằng tiền mặt: 150.
h. Thanh toán tiền điện nước, điện thoại trong tháng bằng tiền mặt 150. Yêu cầu:
a. Lập định khoản kế toán, xác dịnh quan hệ đối ứng và phản ánh các nghiệp vụ phát
sinh vào tài khoản chữ T. (SV chỉ sử dụng 1 tài khoản chi phí và 1 tài khoản thu nhập).
b. Lập bảng cân đối kế toán cho Trung tâm đào tạo tin học của Đoàn Phong vào cuối
tháng. (Chú ý: Lợi nhuận hoặc lỗ ròng trong tháng phải được đưa vào vốn chủ sở hữu)
Bài 12. Cho bảng cân đối kế toán cuối quý I năm N tại một DN (Đơn vị: 1000đ) Tài sản Số cuối kì Nguồn vốn Số cuối kì
A- TS ngắn hạn
60.000 A- Nợ phải trả 48.000 1- Tiền: 1- Vay ngắn hạn 10.000 1.1.Tiền mặt 5.000 1.2.Tiền gửi ngân hàng
15.000 2- Phải trả cho N.bán 3.000
2. Phải thu của người mua
3.000 3- Phải trả, phải nộp khác 5.000
3- Hàng tồn kho: 3.1. Nguyên vật liệu ? 4- Thuế phải nộp 10.000 3.2. Công cụ dụng cụ 17.000 5- Vay dài hạn ? 3.3. Chi phí SX dở dang
2.000 B- NV chủ sở hữu ? 3.4. Thành phẩm 8.000 1- NV kinh doanh 30.000 B- TS dài hạn
50.000 2- Quỹ phát triển KD 20.000 1- TSCĐ hữu hình
70.000 3- Lãi chưa phân phối ? 2- Hao mòn TSCĐ ?
Tổng cộng tài sản
110.000 Tổng cộng nguồn vốn 110.000
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 18
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Yêu cầu: - Hãy tính các chỉ tiêu còn thiếu trong bảng cân đối trên.
- Cho ví dụ về 4 loại quan hệ đối ứng (mỗi loại cho ít nhất một nghiệp vụ) và
chứng minh rằng qua mỗi nghiệp vụ đó bảng trên vẫn luôn luôn cân bằng.
Chủ đề 4: CHU TRÌNH KẾ TOÁN VÀ CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH
PHẦN A: Lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích ngắn gọn:
Câu 1. Tháng 9/08, Công ty A bán một lô hàng trị giá 100 triệu cho khách hàng, yêu cầu
khách hàng thanh toán ngay 30%, thanh toán 50% tiếp theo trong tháng 10/08 và 20%
thanh toán vào tháng 11/08 .
Công ty nên ghi nhận doanh thu bán hàng vào: a. Tháng 9/08 b. Tháng 10/08 c. Tháng 11/08
d. Ghi nhận thu nhập tháng 8 là 30 triệu, tháng 10 là 50 triệu và tháng 11 là 20 triệu.
Câu 2. Tháng 10/08, Ngân hàng X mua một số máy đếm tiền trị giá 500 triệu, nhưng nợ
lại người bán đến tháng 12/08 mới thanh toán. Ngân hàng X nên ghi tăng tài sản vào: a. Tháng 12 b. Tháng 10 c. Tháng 11 d. Không có ý nào đúng
Câu 3. Việc ghi nhận thu nhập và tài sản trong câu 1 và 2 là đáp ứng nguyên tắc kế toán nào sau đây:
a. Nguyên tắc thận trọng
b. Nguyên tắc trọng yếu
c. Nguyên tắc cơ sở dồn tích d. Nguyên tắc giá gốc
Câu 4. Theo nguyên tắc cơ sở dồn tích, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có ảnh hưởng đến
tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu, thu nhập và chi phí của doanh nghiệp phải được ghi nhận tại thời điểm: a. Phát sinh b. Thanh toán
c. Không phải thời điểm nào trong 2 thời điểm kể trên.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 19
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 5. Mục đích của bút toán điều chỉnh là:
a. Điều chỉnh Tài khoản lợi nhuận giữ lại để doanh thu, chi phí, cổ tức được ghi nhận trong kỳ kế toán
b. Điều chỉnh hàng ngày các số dư trên các tài khoản tài sản, Nợ phải trả, doanh thu, chi
phí để phản ánh các giao dịch kinh doanh.
c. Áp dụng nguyên tắc cơ sở dồn tích và nguyên tắc phù hợp cho các giao dịch có tác
động đến nhiều kỳ kế toán.
d. Tạm giữ các khoản doanh thu và chi phí để ghi nhận cho các giao dịch của kỳ kế toán tiếp theo.
Câu 6. Trước khi các bút toán điều chỉnh cuối tháng được thực hiện, ngày 31/01 Bảng
cân đối thử của Công ty Quang Minh bao gồm doanh thu là $25.000 và các khoản chi phí
là $18.000. Cân thực hiện bút toán điều chỉnh với các khoản mục sau:
- Phân bổ chi phí tiền thuê nhà trả trước cho tháng 01 là $2.700
- Khấu hao trong tháng 01 là $1.500
- Phân bổ khoản doanh thu nhận trước đã thu được trong tháng 01 là 43.300
- Khoản thu nhập phát sinh trong tháng 01, nhưng chưa phát hành hoá đơn thu tiền của khách hàng là $1.700
Vậy thu nhập ròng trong tháng 01 là: a. $10.560 b. $17.070 c. $7.770 d. Số khác
Câu 7. Một Công ty kiểm toán thực hiện kiểm toán Mason Street Recording Studios và
nhận thấy rằng tổng vốn chủ sở hữu bị ghi nhận quá thấp và tổng nợ phải trả bị ghi nhận
quá cao. Sai sót nào sau đây có thể là nguyên nhân sự việc trên:
a. Thực hiện 2 lần bút toán điều chỉnh chi phí khấu hao.
b. Quên ghi nhận khoản lãi cộng dồn trên thương phiếu phải trả
c. Quên ghi nhận bút toán điều chỉnh ghi nhận các khoản doanh thu đã phát sinh nhưng
chưa phát hành hoá đơn thu tiền cho khách hàng
d. Quên ghi nhận thu nhập từ việc phân bổ tiền phí dịch vụ nhận trước của khách hàng.
Câu 8. Tháng 9/05, công ty sản xuất đồ gỗ gia dụng, sản xuất được 60 bộ sản phẩm, và
bán được 45 bộ sản phẩm, thu về 450 triệu tiền hàng (giá bán 10triệu/ 1 bộ sản phẩm).
Biết chi phí để sản xuất mỗi bộ sản phẩm là 7 triệu. Hỏi trong tháng công ty nên ghi nhận
chi phí về giá vốn hàng bán là: a. 280 triệu
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 20
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán b. 315 triệu c. 600 triệu d. 420 triệu
PHẦN B: Câu hỏi tình huống
Câu 1. Một hợp đồng đã ký kết là sẽ được cung cấp dịch vụ quảng cáo trong tháng tới,
tháng này ứng trước số tiền 20 triệu cho nhà cung cấp dịch vụ, kế toán không hạch toán
vào sổ sách kế toán tháng này?
Câu 2. Công ty A hoàn tất việc thực hiện dịch vụ tư vấn cho khách hàng vào tháng 8/N,
50% phí thu được trong tháng 8, còn 50% khách hàng sẽ trả vào tháng 10/N, doanh thu sẽ
được ghi nhận vào tháng nào? Tại sao?
Câu 3. Các công ty đường sắt và hàng không thường bán vé cho khách trước khi thực
hiện dịch vụ vận tải. Doanh thu của các công ty này nên được ghi nhận khi bán vé hay
khi thực hiện dịch vụ vận tải?
Câu 4. Để tăng doanh số bán hàng, rất nhièu hãng xe hơi thực hiện chính sách bán hàng
trả góp. Các hãng này nên ghi nhận doanh thu bán hàng ở kỳ nào? Khi giao hàng cho
khách hay khi KH đã thanh toán đủ tiền.
Câu 5. Cuối tháng 11/X, cửa hàng kinh doanh xe máy Thành Lê mua một lô 30 xe máy
từ công ty Yamaha Việt Nam, trị giá 660 triệu. Cửa hàng đã thanh toán cho Yamaha Việt
Nam 50% qua tiền gửi ngân hàng, 50%nợ đến cuối tháng 01/N. Lô xe máy trên đã được
cửa hàng bán hết trong tháng 12/X với giá 33 triệu /chiếc. Hỏi giá vốn hàng bán của lô xe
máy trên được tính vào chi phí của tháng nào? (tháng 11 hay tháng 12 năm X, hay tháng 1 năm N)? Vì sao?
Câu 6. Trong mỗi tình huống sau hãy cho biết nguyên tắc kế toán chung nào trong số
các nguyên tắc sau đây đã bị vi phạm: 1. Nguyên tắc phù hợp 2. Nguyên tắc giá gốc
3. Nguyên tắc thận trọng
4. Nguyên tắc trọng yếu
5. Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Tình huống 1: Kế toán của một cửa hàng mua bán xe máy đã trích khấu hao các thùng
đựng rác bằng kim loại của cửa hàng có giá trị là 720.000đ trong 10 năm.
Tình huống 2: Một hãng hàng không dân dụng nhỏ của Hoa Kỳ đã không trích khấu hao
các máy bay của mình vì theo Luật Hàng không Hoa kỳ họ luôn phải duy trì các máy bay
này ở tình trạng tốt như mới.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 21
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Tình huống 3: Khách sạn Biển Xanh ghi nhận doanh thu cho thuê phòng của mình vào
ngày họ nhận đặt phòng. Trong mùa đông, thường có nhiều khách hàng đặt phòng trước
vài tháng thậm chí cả năm.
Câu 7: Trong năm N, hãng đóng tàu du lịch Vinasea đã bỏ ra 500 triệu để đóng 2 chiếc
tàu theo một mẫu mới và dự kiến sẽ đưa ra thị trường vào cuối năm N. Đến 31/12/N, cả 2
chiếc tàu đều còn dở dang và mới hoàn thành được 70%. Khoản chi 500 triệu có được
đưa vào xác định KQHĐKD của năm N không? Vì sao? Khoản chi này sẽ được hãng
Vinasea trình bày ở đâu trên các Báo cáo tài chính của năm N?
Câu 8. Hãy chỉ ra sai sót trong các tình huống sau đây và đưa ra cách xử lý đúng, và
cho biết tác động của các sai sót này đối với các BCTC của DN
a. Trong tháng 2/N, kế toán của công ty Tiền Phong đã hạch toán khoản tiền nhận ứng
trước 20 triệu của khách hàng K (về các giao dịch mà công ty sẽ cung cấp trong 3 tháng
tới) vào doanh thu bán hàng của tháng 2/N.
b. Tháng 12/N, doanh nghiệp Y bán một số thành phẩm, khách hàng đã chấp nhận nhưng
chưa thanh toán mà sẽ thanh toán vào tháng 2/N+1.Doanh nghiệp Y không ghi nhận
doanh thu vào tháng 12/N vì chưa nhận được tiền hàng.
c. Tháng 1/N, cửa hàng kinh doanh máy tính Việt Anh ký hợp đồng thuê một cửa hàng
trong 6 tháng trả tiền ngay là 90 triệu, Kế toán đã hạch toán toàn bộ 90 triệu vào chi phí của tháng 1/N.
d.Tháng 2/N công ty Z mua một TSCĐ về đưa vào sử dụng ngay, nhưng do người bán
cho nợ đến tháng 4/N nên công ty chưa hạch toán nghiệp vụ mua TSCĐ và chưa trích khấu hao trong tháng.
PHẦN C: Bài tập
Bài 1. , Một công ty maketing lớn, thực hiện các bút toán điều chỉnh vào cuối mỗi tháng.
Vào ngày 31/12/0X, có một số thông tin được cung cấp như sau:
a. Vào ngày 01/12, công ty đã nhận một khoản vay từ ngân hàng có kỳ hạn 6 tháng,
lãi trả sau. Lãi của tháng 12 phát sinh trên khoản vay là $12,000. Hiện chưa có
khoản chi phí lãi vay nào được ghi nhận
b. Khấu hao toà nhà làm việc của công ty được tính trong 30 năm. Toà nhà được xây
dựng cách đây 5 năm, nguyên giá $396,000
c. Trong tháng 12, công ty đã hoàn thành một số công việc cho khách hàng với mức
phí thu được là $64,000. Tuy nhiên, công ty chưa phát hành hóa đơn đòi tiền khách hàng này.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 22
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
d. Ngày 01/03 công ty đã nộp một khoản phí bảo hiểm cho 12 tháng là $1,800. Toàn
bộ số tiền được ghi nhận vào tài khoản chi phí trả trước và được phân bổ dần vào
chi phí quản lý doanh nghiệp.
e. Ngày 01/7 công ty đã nhận trước $14,000 từ Công ty King Biscuit để xây dựng
chiến lược maketing trong 6 tháng cho họ. Toàn bộ số tiền được hạch toán vào tài
khoản Doanh thu chưa thực hiện. Ngày 31/12, $3,500 giá trị dịch vụ đã được thực hiện cho khách. Yêu cầu
1. Ghi nhận các bút toán điều chỉnh cần thiết vào ngày 31/12/200X
2. Sau khi thực hiện bút toán điều chỉnh, thu nhập ròng của công ty tăng hay giảm (bỏ
qua thuế thu nhập doanh nghiệp)
Bài 2: T&T Hà Nội là một đội bóng chuyên nghiệp, lập báo cáo tài chính hàng tháng.
Mùa bóng bắt đầu vào tháng 08, nhưng trong tháng 07 đã phát sinh một số giao dịch sau:
a. Thanh toán trước $1,000,000 tiền thuê sân cho ban quản lý sân vận động thành
phố cho 5 tháng từ 01/08 đến 31/12.
b. Thu $4,500,000 tiền mặt từ việc bán vé cho các trận đấu của đội tại sân nhà. Trong
tháng 8, đội đã chơi một vài trận tại sân nhà và một phần vé xem các trận đấu này
đã được bán từ trong tháng 7 với giá trị là $148,800.
Hãy cho biết các bút toán điều chỉnh mà đội bóng cần thực hiện vào ngày 31/08.
Bài 3: Công ty dịch vụ an ninh thực hiện điều chỉnh vào cuối tháng. Ngày 30/11, các bút
toán điều chỉnh được thực hiện để ghi nhận:
a. Chi phí khấu hao trong tháng 11
b. Chi phí lãi vay trong tháng 11
c. Khoản doanh thu kiếm được trong tháng 11 nhưng chưa phát hành hoá đơn đòi tiền khách hàng
d. Phân bổ tiền bảo hiểm trả trước của công ty phải nộp trong tháng 11
e. Phân bổ khoản doanh thu nhận trước từ khách hàng
Yêu cầu: Hãy chỉ ra những ảnh hưởng của mỗi bút toán điều chỉnh lên các khoản mục
chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Bảng cân đối kế toán như doanh thu,
chi phí, tài sản, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu. Trả lời theo kết cấu của bảng sau và sử dụng
các ký hiệu để mô tả: I- tăng, D- giảm, NE- không tác động. VD:
Bút toán Báo cáo kết quả hoạt động KD
Bảng cân đối kế toán điều Doanh Chi Thu nhập Tài sản Nợ VCSH
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 23
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán chỉnh Thu - phí = ròng (Lợi = phải trả + nhuận) A NE I D D NE D
Bài 4. Công ty Sunday Horses là một công ty quản lý trường đua ngựa. Trong mỗi
nghiệp vụ phát sinh sau sẽ có 1 bút toán được ghi nhận (nếu có) và đưa ra bút toán điều
chỉnh vào ngày 31/05.
a. Ngày 01/05 vay Ngân hàng $300,000, lãi suất 12%/năm, kỳ hạn 3 tháng, trả lãi sau.
b. 01/05 trả tiền thuê cho 6 tháng, bắt đầu từ 01 tháng 05 với giá $30,000/tháng.
c. 02/05, bán vé cho các trận đua ngựa được tổ chức trong tháng 5, tháng 6 và tháng
7 thu được $910,000 bằng tiền mặt. Lịch đấu bao gồm 70 ngày đua: 20 ngày trong
tháng 5, 25 ngày trong tháng 6, 25 ngày trong tháng 7.
d. 04/05, ký kết một thoả thuận với Snack-bars, cho phép công ty này có thể bán đồ
ăn nhẹ trong trường đua, đổi lại công ty sẽ hưởng 10% trên tổng giá trị hoá đơn bán hàng của Snack-bars.
e. 06/05, lên kế hoạch cho 20 ngày đua trong tháng 05 và 10 ngày đua đầu tiên trong
tháng 06, và thanh toán trước cho một số khoản chi phục vụ cho các trận đấu này hết $12,000.
f. 31/05, Snack-bars thông báo rằng tổng trị giá hoá đơn bán hàng của họ là
$165,000 và 10% phải trả cho Sunday Horses sẽ chuyển vào ngày 10/06
Bài 5. Bà Thanh Vân là người sáng lập và là người quản lý một khu nhà trẻ có tên Hoa
Linh. Nhà trẻ đang cần một khoản vay ngân hàng để tài trợ cho các hoạt động của mình.
Bà Vân đã chuẩn bị bảng cân đối kế toán cho cơ sở kinh doanh của mình để đi vay. Các
khoản mục trong bảng cân đối đã được sắp xếp đúng thứ tự, nhưng có một số sai sót liên
quan đến một số nguyên tắc chung của kế toán Nhà trẻ Hoa Linh
Bảng cân đối kế toán
Ngày 30 tháng 9 năm X Tài sản Nguồn vốn
Tiền và tương đương tiền
21.900 Nợ phải trả Phải thu khách hàng 132.200 Phải trả người bán 6,000 Công cụ dụng cụ 3,000 Phải trả CBCNV 29,200
(đồ chơi, trang phục,..) Nhà cửa 27,000 Tổng nợ phải trả 35,200
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 24
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Máy móc thiết bị (TB chiếu sáng)
9,400 Vốn chủ sở hữu Phương tiện vận tải 15,000 Vốn góp của CSH 50,000 Tổng tài sản
208,500 Tổng nguồn vốn 85,200
Giả sử sau khi trao đổi với bà Vân, và xem xét lại sổ sách kế toán của Nhà trẻ, bạn phát
hiện ra một số vấn đề như sau:
a. Tiền và tương đương tiền 21.900, bao gồm 15.000 trong tài khoản TG thanh toán
của nhà trẻ, 1.900 là tiền mặt tại quỹ của DN, và 5.000 trong tài khoản tiền gửi cá nhân của bà Vân.
b. Khoản phải thu khách hàng được ghi nhận với giá trị 132.200 gồm phải thu khách
hàng A là 7.200. Phần còn lại 125.000 là ước tính của bà Vân về tiền phí thu được
từ khách hàng trong giai đoạn từ 30/9 đến hết năm.
c. Bà Vân cũng cho biết số công cụ dụng cụ được mua cách đây vài hôm với giá là
18.000. DN đã thanh toán cho người bán là công ty ABC 3.000 bằng tiền mặt và
nợ lại 15.000 đến tháng 1 năm sau. Tuy nhiên do khoản nợ này chưa đến hạn nên
nó không được ghi nhận và thể hiện trên bảng cân đối kế toán của DN.
d. Nhà trẻ thuê toà nhà của mình từ Công ty Bất động sản An Khánh với giá là 3.000/
tháng. Số tiền 27.000 trên bảng cân đối kế toán là số tiền thuê nhà đã trả từ đầu
năm đến hết tháng 9/08. Công ty An Khánh đã mua tòa nhà này cách đây 7 năm với giá là 135.000.
e. Phương tiện vận tải là chiếc ô tô của bà Vân được mua cách đây 2 năm với giá là
9.000. Gần đây bà thấy một chiếc xe tương tự được chào bán với giá là 15.000. Bà
Vân không sử dụng ô tô trong hoạt động kinh doanh của Nhà trẻ.
f. Khoản phải trả người bán 6000 bao gồm nợ của Nhà trẻ là 3.900 và 2.100 là số dư
nợ trong tài khoản thẻ Visa của bà Vân. (thực chất là khoản bà Vân nợ NH về các
chi tiêu cá nhân của mình).
g. Khoản phải trả cán bộ CNV 29.200 gồm 4.200 là tiền lương của nhân viên trong
tháng 9 và 25.000 là số tiền Nhà trẻ dự kiến để mới các danh hài Xuân Bắc, Tự
Long và Minh Vượng đến biểu diễn phục vụ cho bọn trẻ vào dịp Noel và tết dương lịch.
h. Khi bà Vân thành lập Vườn trẻ các đây vài năm, bà đã đầu tư vào vườn trẻ là
25.000. Tuy nhiên gần đây đã có một công ty đề nghị mua lại Nhà trẻ của bà với
giá 50.000. Chính vì thế bà đã ghi giá trị vốn góp của mình trên bảng cân đối kế toán là 50.000.
Yêu cầu: Đối với thông tin cho trên hãy cho biết theo bạn cần phải điều chỉnh
những khoản mục tài sản và nguồn vốn của DN như thế nào và tại sao? Lập lại
Bảng cân đối kế toán đúng cho DN.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 25
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 6. Hòa An là một công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí.Giám đốc là ông
Phong đã lập Bảng cân đối kế toán sau cho công ty. Mặc dù các khoản mục đã được sắp
xếp tương đối chính xác nhưng lại có những sai sót liên quan đến một số nguyên tắc chung của kế toán Công ty Hòa An
Bảng cân đối kế toán
Ngày 30 tháng 11 năm X Tài sản
Nợ phải trả và VCSH
Tiền và tương đương tiền
5.150 Nợ phải trả Đầu tư ngắn hạn 2.700 Vay và nợ ngắn hạn 67.000 Phải thu khách hàng 2.450 Phải trả người bán 35.805
Đất đai (quyền sd đất) 70.000 Tổng nợ phải trả 102.805 Nhà cửa
54.320 Vốn chủ sở hữu
Thiết bị, dụng cụ quản lý 8.850 Vốn góp của CSH 5.000 Tài sản khác 22.400 Tổng tài sản
165.870 Tổng Nợ phải trả và VCSH 107.805
Giả sử sau khi trao đổi với ông Phong và xem xét sổ sách kế toán của công ty, chúng ta
biết được các thông tin sau:
a. Giá trị tiền và tương đương tiền 5.150 gồm 3.400 là số dư trong tài khoản tiền gửi
thanh toán của công ty; 540 là tiền mặt tại quỹ của cty và 1.210 là số dư trong tài
khoản tiền gửi tiết kiệm cá nhân của ông Phong.
b. Trong các khoản đầu tư ngắn hạn có một Giấy nhận nợ mệnh giá 500 mà ông
Phong nhận được cách đây vài năm sau khi thắng tại một Casino ở Quảng Ninh.
Giấy nhận nợ này được ký bởi “B.K.”, một người mà ông Phong đã gặp ở Casino
nhưng không liên lạc được từ đó.
c. Thiết bị, dụng cụ quản lý bao gồm một thiết bị được ông Phong ghi lại với giá là
2.900. Tuy nhiên thiết bị này được mua vào ngày 20/11 với giá là 9.400, công ty
đã thanh toán ngay bằng tiền mặt là 2.900 và nợ lại người bán 6.500. Vì khoản nợ
này sẽ đáo hạn vào tháng 2/X nên nó không được tính vào khoản Phải trả người
bán trên Bảng cân đối kế toán.
d. Cũng trong số thiết bị dụng cụ quản lý có một máy tính có trị giá là 2.525 nhưng
hiện nay không thuộc về công ty do ông Phong đã tặng nó cho một tổ chức từ thiện ở địa phương.
e. Tài sản khác có trị giá 22.400 là toàn bộ khoản thuế thu nhập DN mà công ty đã
nộp trong năm. Tuy nhiên ông Phong tin rằng số tiền thuế này đã được tính toán
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 26
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
không chính xác, và một người bạn hiện đang học luật đã hứa rằng sẽ giúp ông
Phong đòi lại khoản tiền thuế trên ngay sau khi anh ta kết thúc kỳ thi để trở thành luật sư.
f. Đất đai đã được mua với giá là 39.000, tuy nhiên gần đây một người bạn của ông
phong đã đề nghị mua lại với giá là 70.000 nếu ông Phong tháo dỡ và di chuyển
toàn bộ nhà cửa của mình khỏi khu đất. Do đó ông xác định lại giá trị của mảnh đất là 70.000.
g. Khoản phải trả người bán bao gồm 32.700 là nợ của công ty và 3.105 là số tiền mà
ông Phong đang nợ ngân hàng trong tài khoản thẻ Master của mình.
Yêu cầu: Đối với thông tin cho trên hãy cho biết theo bạn cần phải điều chỉnh những
khoản mục tài sản và nguồn vốn của công ty như thế nào và tại sao. Lập lại bảng CĐKT đúng cho công ty.
Bài 7: Cho Bảng cân đối tài khoản của công ty dịch vận chuyển Hòa Phát vào ngày 31/12/0X
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI KHOẢN 31/12/0X Khoản mục Nợ Có Tiền mặt 9.812 Phải thu khách hàng 14.227
Tiền thuê chỗ gửi xe trả trước 12.000
Tiền bảo hiểm trả trước 4.900
Tiền bảo trì trả trước 12.000 Phụ tùng 11.310
Phương tiện vận chuyển 200.000
Hao mòn Phương tiện vận chuyển 25.000 Vay ngân hàng 45.000
Nhận ứng trước của khách hàng 30.000 Vốn của Hòa Phát 58.211
Doanh thu từ dịch vụ đưa đón khách 428.498 Chi phí xăng dầu 89.300 Chi phí lương 206.360 Chi phí quảng cáo 26.800 Tổng cộng 586.709 586.709
Các tài liệu bổ sung như sau:
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 27
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán -
Để có bài đỗ xe tại sân bay công ty đã trả trước 2 năm tiền thuê bãi từ khi bắt đầu kinh
doanh, biết rằng công ty này đã hoạt động đến hết năm nay là năm thứ 2 -
Kiểm tra các hợp đồng bao hiểm thấy có 2.800 đã hết hạn trong năm nay -
Khấu hao phương tiện vận tải trong năm là 20.000 -
Tiền lãi phát sinh trên khoản vay ngân hàng là 7.500 -
Số tiền nhận ứng trước là hợp đồng thuê đưa đón khách hàng trong 1 năm, cuối năm số
tiền vé đã giao cho khách là 17.815 Yêu cầu:
- Xác định các bút toán điều chỉnh cần thiết (định khoản và p/á vào TK).
- Lập bảng cân đối tài khoản sau điều chỉnh.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 28
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
CHỦ ĐỀ 5: KẾT THÚC KỲ KẾ TOÁN VÀ LẬP CÁC BCTC
PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1.Một trong những mục đích quan trọng của bút toán khoá sổ là:
a. Điều chỉnh số dư trên các tài khoản kế toán tổng hợp.
b. Làm cho các tài khoản thuộc Bảng cân đối kế toán có số dư bằng không để bắt đầu kỳ kế toán tiếp theo.
c. Làm cho các tài khoản thuộc Báo cáo kết quả kinh doanh có số dư bằng không để bắt
đầu kỳ kế toán tiếp theo.
d. Không đáp án nào đúng.
Câu 2. Mỗi chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán tương ứng với: a. 1 tài khoản b. 1 nhóm tài khoản c. a hoặc b
d. Không có trường hợp nào
Câu 3. Việc sắp xếp các chỉ tiêu các phần Tài sản và Nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán:
a. Tuỳ thuộc vào quyết định của người lập.
b. Tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của đơn vị.
c. Phải theo những nguyên tắc nhất đinh.
d. Cả 3 trường hợp trên.
Câu 4. Khi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm cho tổng tài sản trên Bảng cân đối kế
toán tăng thì Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán sẽ:
a. Tăng cùng một lượng tương ứng.
b. Giảm cùng một lượng tương ứng. c. Không thay đổi.
d. Không có trường hợp nào.
Câu 5. Bảng cân đối kế toán được lập dựa trên quan hệ cân đối: a. Tài sản - Nguồn vốn
b. Doanh thu – Chi phí - Kết quả
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 29
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
c. Phát sinh Nợ - Có các tài khoản d. Luồng tiền vào – ra
Câu 6. Bảng cân đối kế toán bao gồm các chỉ tiêu:
a. Tài sản và Nguồn vốn b. Quá trình kinh doanh c. Cả a và b
Câu 7. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán mang tính chất: a. Thời điểm b. Thời kỳ c. Cả a và b
d. Không có phương án đúng
Câu 8. Báo cáo kết quả kinh doanh được lập dựa trên sự cân đối:
a. Phát sinh Nơ – Có của các tài khoản. b. Tài sản - Nguồn vốn
c. Doanh thu – Chi phí - Kết quả d. Luồng tiền vào - ra
Câu 9. Nhận định đúng, sai và giải thích ngắn gọn các kết luận sau:
a. Bảng cân đối kế toán luôn luôn cân bằng ở bất kỳ thời điểm nào.
b. Số dư Có của tài khoản dự phòng…, TK Hao mòn TSCĐ được đặt bên nguồn vốn
của Bảng Cân đối kế toán.
c. Số dư nợ TK Lợi nhuận chưa phân phối được ghi số dương bên tài sản của Bảng Cân đối kế toán.
d. Bảng cân đối kế toán là bảng để kiểm tra số liệu trên các tài khoản tổng hợp.
e. Số dư của TK tiền gửi ngân hàng và số dư của TK vay ngắn hạn ngân hàng được bù
trừ với nhau trước khi lập Bảng cân đối kế toán.
f. Chênh lệch giữa doanh thu thuần với giá vốn hàng bán chính là lợi nhuận thuần của DN
g. Chênh lệch giữa doanh thu thuần với chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
chính là lợi nhuận gộp của DN.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 30
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 10: Công ty thương mại X, chuyên kinh doanh các mặt hàng ô tô nhập khẩu. Trong
kỳ công ty nhập khẩu một lô ô tô của hãng Toyota trị giá 10 tỷ. Số ô tô này được ghi
nhận trên Bảng cân đối kế toán của công ty là: a. Tài sản ngắn hạn b. Tài sản dài hạn
c. Tùy thuộc vào sự quyết định của kế toán.
Câu 11: Ngày 1/7/200X, công ty Z vay ngân hàng 500 triệu, kỳ hạn 5 năm, gốc trả đều
hàng năm. Trên Bảng CĐKT tại ngày 31/12/200X, khoản vay trên được trình bày:
a. Toàn bộ là nợ phải trả dài hạn
b. Toàn bộ là nợ phải trả ngắn hạn
c. Một phần là nợ dài hạn, một phần là nợ ngắn hạn
Câu 12: Ngày 1/7/200X, công ty Z vay ngân hàng 500 triệu, kỳ hạn 5 năm, gốc trả đều
hàng năm. Trên Bảng CĐKT tại ngày 31/12/200X+4, khoản vay trên được trình bày:
a. Toàn bộ là nợ phải trả dài hạn
b. Toàn bộ là nợ phải trả ngắn hạn
c. Một phần là nợ dài hạn, một phần là nợ ngắn hạn
Câu 13: Sau các bút toán kết chuyển thu chi, lãi lỗ, các tài khoản nào sau đây sẽ có số dư:
a. Lợi nhuận chưa phân phối
b. Xác định kết quả kinh doanh c. Doanh thu bán hàng d. Giá vốn hàng bán e. Chi phí trả trước f. Chi phí bán hàng g. Chi phí phải trả h. Chi phí QLDN
i. Doanh thu chưa thực hiện
j. Chi phí thuế thu nhập DN k. Chi phí khác
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 31
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 15: Hãy cho biết những nhận định sau đây tại công ty Hoàng Hà là Đúng hay
Sai và giải thích ngắn gọn.
a. Ngày 31/12/20X1, công ty đã trả số tiền 120 triệu đồng cho hợp đồng thuê nhà từ ngày
01/01/20X2 tới 31/12/20X2. Số tiền này sẽ được thể hiện trên báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh năm 20X1 dưới khoản mục “Chi phí thuê nhà” của công ty.
b. Ngày 01/01/20X2, công ty đã nhận một khoản tiền 180.000 đồng đặt báo cho 12 tháng
bắt đầu từ ngày 01/01/20X2. Số tiền này sẽ được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh cả năm 20X2 của công ty dưới khoản mục doanh thu bán hàng.
c. Ngày 31/12/20X1, tài khoản phải thu của khách hàng A của công ty có số dư Nợ 240
triệu đồng. Công ty A sẽ tuyên bố phá sản vào ngày 01/01/20X2. Số tiền trên vẫn được
thể hiện trên bảng cân đối kế toán ngày 31/12/20X1 của công ty dưới khoản mục tài sản ngắn hạn.
d. Ngày 31/10/20X1, công ty bị một nhân viên cũ kiện vì đã đuổi việc anh ta trái luật lao
động, tòa đã xử vụ kiện này vào ngày 30/12/20X1. Công ty sẽ phải chuyển số tiền bồi
thường 100 triệu đồng cho anh ta vào ngày 04/01/20X2. Số tiền bồi thường này sẽ không
được thể hiện trên báo cáo kế toán năm 20X1 của công ty. PHẦN B. BÀI TẬP
Bài 1: Người giữ sổ sách của công ty Aaron đã chuẩn bị báo cáo thu nhập và chi phí sau cho tháng 8/N: Công ty Aaron 31 tháng 8 năm N Thu nhập 50.000
Phí thu được từ cung cấp dịch vụ cho KH 10.000
Vốn góp của chủ sở hữu 15.000 Tiền vay từ ngân hàng 25.000 Chi phí 51.500
Trả nợ gốc các khoản vay và nợ người bán 18.000
CF phát sinh trong quá trình cung cấp dịch vụ cho KH 7.500 Tiền mua TSCĐ 26.000 Lỗ ròng 1.500
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 32
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Hãy chỉ ra sai sót trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên.
Với các thông tin trên, hãy lập lại báo cáo KQHĐKD cho công ty.
Hãy lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho công ty Aaron với giả định rằng tất cả các giao
dịch đều được thực hiện bằng tiền mặt và số dư tiền mặt đầu kỳ là 7.200.
Bài 2. Cơ sở Murphy Lawn Services.
Thay vì đi tìm việc vào kỳ nghỉ hè sau khi học xong năm thứ nhất ở đại học, Berth
Murphy mở một cơ sở cung cấp dịch vụ cắt cỏ trong khu đô thị mà cô sống. Cô bắt đầu
công việc kinh doanh của mình vào 1/06 bằng việc mở cho cơ sở kinh doanh của mình
một tài khoản tại ngân hàng và gửi vào đó 2.700 USD. Biết rằng số tiền này gồm
1.000USD vay của bố cô và 1.700USD là tiền riêng của cô.
Cô sử dụng tiền trong tài khoản tiền gửi này để đặt cược mượn dụng cụ cắt cỏ từ
trung tâm chăm sóc cỏ, mua nhiên liệu, thuê học sinh trung học trong vùng đi cắt tỉa các
thảm cỏ của những người hàng xóm. Và Berth thu được phí từ các dịch vụ này. Cuối mỗi
tháng cô gửi hoá đơn đến khách hàng để đòi tiền. Vì cô quá bận nên không thể làm sổ
sách mà chỉ có quyển cuống séc để theo dõi các khoản chi tiêu và một quyển sổ ghi lại
những khoản mà khách hàng còn nợ.
Ngày 30/09, Berth đã ngừng các hoạt động kinh doanh của mình để trở lại trường
đại học, và tại thời điểm này có các thông tin sau về cơ sở kinh doanh của cô:
+ Tài khoản tiền gửi NH của cô có số dư là $3.520.
+ Tổng số tiền mà khách hàng còn nợ cô là $ 875. Berth hy vọng rằng các khách hàng sẽ
thanh toán hết số tiền trên cho cô trong tháng 10.
+ Berth cũng nhớ rằng cô có thể trả lại số nhiên liệu chưa dùng có trị giá $ 50 cho Trung
tâm chăm sóc cỏ. Biết rằng số nhiên liệu này trước đây cô đã mua chịu từ Trung tâm.
+ Berth cũng sẽ trả lại các thiết bị cắt xén cỏ đã thuê ở Trung tâm chăm sóc cỏ từ tháng 6
và nhận lại khoản tiền đặt cọc là $ 200.
+ Ngoài ra, Berth cũng nợ Trung tâm chăm sóc cỏ $ 525 tiền thuê thiết bị và mua chịu
nhiên liệu. Cô cũng đang nợ các học sinh trung học làm việc cho cô $ 100, và nợ bố cô $ 700.
Mặc dù Berth cảm thấy rằng công việc kinh doanh của cô đạt kết quả tốt nhưng cô
không xác định chính xác được mức độ thành công của mình.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 33
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Yêu cầu:
1. Chuẩn bị bảng cân đối kế toán thể hiện tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản
của cơ sở kinh doanh Murphy Lawn Services tại thời điểm 01/06 và 31/09.
2. Đánh giá tình hình hoạt động của cơ sở kinh doanh Murphy Lawn Services thông qua
so sánh 2 bảng cân đối kế toán (tình hình tài sản và nguồn hình thành tài sản của cơ sở)
tại 2 thời điểm.
Cơ sở đã có lãi hay bị lỗ? (giả sử rằng Berth không sử dụng bất cứ tài sản nào của công
ty cho các hoạt động cá nhân).
Bài 3: Cho các tài khoản và số dư tương ứng tại một DN ngày 31/12/0X như sau: Tài khoản Số dư Tiền mặt 1.000 Tiền gửi ngân hàng 3.000 Phải thu khách hàng 5.000 Phải trả người bán 4.000 Máy móc thiết bị 10.000
Hao mòn Máy móc thiết bị 2.000
Góp vốn vào công ty liên doanh 3.000 VAT được khấu trừ 500 Hàng hóa 3.000 Phải thu dài hạn 1.000
Với các thông tin trên hãy xác định Tài sản ngắn hạn, Tài sản dài hạn của DN là bao nhiêu?
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 34
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
CHỦ ĐỀ 6: KẾ TOÁN HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
6.1. KẾ TOÁN MUA HÀNG
PHẦN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
I. Lựa chọn câu trả lời đúng và giải thích ngắn gọn
Câu 1. Công ty A tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ mua một lô hàng
hóa, giá mua bao gồm cả thuế GTGT 10% là 44 triệu, chi phí vận chuyển là 1,1 triệu (bao
gồm cả thuế GTGT 10%). Lô hàng hóa này sẽ ghi sổ kế toán với giá: a. 45 triệu. b. 44 triệu. c. 41 triệu.
d. Các đáp án trên đều sai.
Câu 2. Công ty Z mua một lô nguyên vật liệu, giá mua chưa kể thuế GTGT 10% là 30
triệu, chi phí vận chuyển chưa thanh toán là 3,3 triệu (trong đó thuế GTGT: 0,3 triệu).
Công ty Z tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Giá trị ghi sổ của lô nguyên vật liệu này sẽ là: a. 30 triệu. b. 36,3 triệu. c. 33 triệu.
d. Không đáp án nào đúng.
Câu 3. Giá gốc của hàng hoá mua ngoài trong doanh nghiệp thương mại tính thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ bao gồm:
a. Giá mua thực tế bao gồm cả thuế GTGT
b. Giá mua thực tế bao gồm cả thuế GTGT và chi phí thu mua phát sinh.
c. Giá mua thực tế (trừ các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua) và các
chi phí thu mua cùng với các khoản thuế không được hoàn lại.
d. Tất cả các đáp án đều sai
Câu 4. Chi phí thu mua hàng hoá của công ty thương mại không bao gồm khoản nào sau đây:
a. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ hàng hoá.
b. Hao hụt trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua.
c. Tiền phạt lưu kho, lưu bãi do để hàng quá thời hạn của hợp đồng thuê kho bãi.
d. Hao hụt ngoài định mức phát sinh trong quá trình thu mua.
Câu 5. Khi hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp:
a. Theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của từng loại hàng hoá tồn kho.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 35
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
b. Cập nhật tình hình biến động nhập, xuất của từng loại hàng tồn kho vào các tài khoản tương ứng.
c. Xác định chính xác giá trị từng loại hàng tồn kho tại bất kỳ thời điểm nào.
d. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 6. Nhận định nào sau đây là không đúng đối với phương pháp kế toán hàng tồn kho kê khai thường xuyên:
a. Không theo dõi một cách thường xuyên, liên tục về tình hình biến động của từng loại hàng tồn kho.
b. Cập nhật tình hình biến động nhập, xuất của từng loại hàng tồn kho vào các tài khoản tương ứng.
c. Xác định chính xác giá trị từng loại hàng tồn kho tại bất kỳ thời điểm nào.
d. Áp dụng trong các doanh nghiệp có quy mô lớn, số lượng hàng tồn kho nhiều…\
Câu 7. TK 151 “Hàng mua đang đi đường” dùng để theo dõi các loại NVL, CCDC, HH… mà doanh nghiệp:
a. Đã mua trong kỳ theo điều khoản giao nhận tại kho người mua, nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho tại DN.
b. Đã mua trong kỳ theo điều khoản giao nhận tại kho người bán, nhưng cuối kỳ chưa về nhập kho tại DN. c. a và b đều đúng.
Câu 8. Khi mua hàng hoá và hoá đơn cùng về, kế toán:
a. Chưa ghi sổ mà lưu hoá đơn vào tập hồ sơ “Hàng và hoá đơn cùng về”.
b. Lưu vào tập hồ sơ “Hàng và hoá đơn cùng về”, cuối tháng mới ghi sổ. c. Ghi sổ ngay.
d. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 9. Chi phí thu mua hàng hóa trong kỳ được ghi tăng:
a. Ghi tăng giá vốn hàng bán trong kỳ.
b. Ghi tăng giá gốc của hàng hóa mua ngoài. c. Ghi tăng chi phí khác.
d. Ghi tăng chi phí bán hàng.
Câu 10. Khoản chiết khấu thương mại được hưởng khi thu mua hàng hoá, kế toán ghi:
a. Tăng doanh thu hoạt động tài chính.
b. Bên Nợ TK “Chiết khấu thương mại”.
c. Giảm giá gốc của hàng hóa thu mua. d. Tăng thu nhập khác.
Câu 11. Khoản giảm giá hàng mua được hưởng khi thu mua hàng hoá được kế toán ghi:
a. Bên Có TK “Giảm giá hàng bán”.
b. Bên Nợ TK “Giảm giá hàng bán”.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 36
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán c. Tăng thu nhập khác.
d. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 12. Khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng là do:
a. Doanh nghiệp mua một lần với số lượng lớn.
b. Doanh nghiệp mua khối lượng lớn hàng trong một khoảng thời gian nhất định.
c. Doanh nghiệp thanh toán tiền hàng trước thời gian quy định.
d. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 13. Khoản chiết khấu thanh toán mà doanh nghiệp được hưởng khi mua hàng, kế toán ghi: a. Tăng chi phí khác.
b. Tăng giá gốc của hàng mua về.
c. Tăng doanh thu hoạt động tài chính.
d. Tăng chi phí hoạt động tài chính.
Câu 14. Trường hợp hàng mua kiểm nhận, nhập kho, phát hiện thừa so với hoá đơn, số hàng thừa sẽ được:
a. Ghi tăng hàng tồn kho và tăng thu nhập khác
b. Ghi tăng hàng tồn kho và ghi giảm chi phí thu mua
c. Ghi tăng hàng tồn kho và ghi tăng một khoản nợ phải trả khác
d. Chỉ theo dõi ở ngoại bảng
e. DN có thể lựa chọn 1 trong 4 phương án a,b,c hoặc d
f. DN có thể lựa chọn 1 trong 2 phương án c hoặc d
Câu 15. Trường hợp hàng về chưa có hoá đơn, kế toán ghi:
a. Ghi sổ bình thường như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về.
b. Nhập kho và ghi sổ theo giá tạm tính.
c. Chờ khi nào có hoá đơn mới cho phép nhập kho.
d. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 16. Trường hợp hoá đơn về nhưng hàng chưa về, kế toán :
a. Lưu hoá đơn vào hồ sơ “Hàng mua đang đi đường”.
b. Ghi ngay vào TK 151 “Hàng mua đang đi đường”.
c. Ghi sổ bình thường như trường hợp hàng và hoá đơn cùng về. d. Cả a và b.
Câu 17: Hãy cho biết các nhận định sau là đúng hay sai và giải thích ngắn gọn
a. Công ty Nhập khẩu Châu Âu thường phải chi trả một số tiền khá lớn hàng năm để vận
chuyển các hàng hóa mua về. Công ty có nên ghi nợ toàn bộ chi phí vận chuyển này vào
tài khoản chi phí bán hàng /tiểu khoản chi phí vận chuyển.
b. VAT phải trả khi mua NVL, hàng hoá được tính vào giá gốc của tài sản mua về.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 37
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
c. Khi phát sinh hao hụt trong định mức (trong quá trình thu mua nguyên vật liệu), đơn
giá NVL nhập kho sẽ giảm đi.
PHẦN B. CÂU HỎI BÀI TẬP
Bài 1. Công ty thương mại Việt Anh trong kỳ có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
Mua một lô hàng hoá tại Hải Phòng, giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 600.000. Trọng
lượng hàng đúng theo hoá đơn là 50.000kg, nhưng khi nhận bàn giao của đơn vị vận tải
chỉ có 49.500kg, được biết định mức hao hụt của hàng hoá là 0,4%. Chi phí vận chuyển
số hàng trên là 6.300 (trong đó thuế GTGT là 300). Yêu cầu:
Tính giá thực tế của hàng hoá. Xác định giá trị tiền hàng theo hoá đơn mà đơn vị vận tải
phải bồi thường.
Bài 2. Tại doanh nghiệp thương mại Thanh An hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp
kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. (ĐVT: 1.000đ)
Trong tháng 1/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 3/1 mua một lô hàng, hoá đơn GTGT số 1:
+ Giá mua chưa có thuế: 200.000 + Thuế GTGT 10%: 20.000
+ Tổng giá thanh toán: 220.000
Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng mua về nhập kho đủ.
2. Chi phí vận chuyển đã thanh toán bằng tiền mặt theo hoá đơn GTGT số 15:
+ Giá cước vận chuyển chưa thuế: 2.200 + Thuế GTGT 10%: 220
+ Tổng giá thanh toán : 2.420
3. Ngày 4/1 nhận được hàng mua đang đi đường kỳ trước theo hoá đơn GTGT biết trị giá
chưa thuế 250.000, thuế GTGT 10%.
4. Ngày 7/1 xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 3/1, chiết khấu được hưởng do trả sớm là 1%. Yêu cầu:
- Đinh khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ chữ T của
các tài khoản có liên quan.
Bài 3. Tại DN D tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
I. Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:
+ TK Hàng hoá: 25.000. Trong đó: - Mặt hàng A: 17.000.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 38
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán - Mặt hàng B: 8.000
+ TK Công cụ dụng cụ: 80.000
+ TK Tiền gửi ngân hàng: 11.000 + TK Tiền mặt: 5.000
+ TK TSCĐ hữu hình: 800.000
+ TK Nguồn vốn kinh doanh: 600.000 + TK Vay dài hạn: 200.000.
+ Các tài khoản khác: Số dư bất kỳ (xxx) hoặc số dư bằng 0.
II. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Mua mặt hàng A về nhập kho. Giá ghi trên hoá đơn như sau:
- Giá chưa có thuế: 5.000 - Thuế GTGT: 500
- Tổng giá thanh toán 5.500, chưa trả tiền cho người bán.
2. Chi tiền mặt để trả công vận chuyển số hàng trên là 220 (trong đó thuế GTGT là 20).
3. Chi tiền mặt để tạm ứng cho cán bộ đi mua hàng là 1.800. Sau đó cán bộ đã thanh toán
bằng giá trị mặt hàng B là1.100 (trong đó thuế GTGT là 100). Số tiền còn lại cán bộ nộp lại bằng tiền mặt.
4. Nhận một TSCĐ do bên tham gia liên doanh góp nguyên giá 15.000.
5. Mua CCDC về nhập kho, giá mua chưa kể VAT 10% là 10.000 đã trả bằng TGNH.
6. Vay ngắn hạn ngân hàng để trả nợ người bán là 5.500.
7. Xuất kho CCDC, loại phân bổ 2 lần dùng chung cho toàn DN, trị giá xuất kho là 4.000.
Kỳ này phân bổ lần thứ nhất tính vào chi phí quản lý DN. Yêu cầu:
1. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào tài khoản.
2. Tính giá thực tế các loại hàng hoá, công cụ dụng cụ nhập kho trong kỳ.
Bài 4. Tình hình tài sản của một đơn vị thời điểm đầu kỳ như sau: (ĐVT: 1.000 đ) Tiền mặt 100.000 Tiền gửi ngân hàng 140.000 Vật liệu chính 180.000 Vật liệu phụ 50.000 Nhiên liệu 60.000 Công cụ dụng cụ 30.000
Tạm ứng (chi tiết: công nhân H) 2000
Phải thu khác (CT: khoản bồi thường vạt chất công nhân Y) 3000
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 39
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Tài sản cố định 2.500.000
Phải trả người lao động 40.000 Vay ngắn hạn 100.000 Phải trả người bán 90.000 Nguồn vốn kinh doanh 2.835.000
Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua một số nguyên vật liệu về nhập kho, tiền hàng chưa thanh toán 15.000. Trong đó,
vật liệu chính: 8.000, vật liệu phụ: 7.000.
2. Chi phí vận chuyển số hàng trên về nhập kho trả bằng tiền mặt 3.000, phân bổ cho hai
loại vật liệu theo giá mua.
3. Dùng TGNH trả nợ cho người bán: 70.000.
4. Nhận được hoá đơn của người bán về số vật liệu phụ mà đơn vị đã đặt mua nhưng đến
cuối kỳ hàng chưa về nhập kho. Trị giá số hàng trên hó đơn là 9.000.
5. Được cấp một TSCĐ, nguyên giá 10.000.
6. Thanh toán tiền lương phải trả người lao động:
- Khấu trừ tiền tạm ứng của công nhân H: 2.000.
- Khấu trừ khoản bồi thường vật chất của công nhân Y: 3.000.
- Còn lại thanh toán bằng tiền mặt. Yêu cầu:
- Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ trên vào các tài khoản có liên quan.
- Lập bảng cân đối tài khoản vào thời điểm cuối kỳ.
(Biết rằng: Đơn vị nộp thuế theo phương pháp khấu trừ)
Bài 5. Tại doanh nghiệp thương maị Thành Tín hạch toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng
1/N có tài liệu như sau: (ĐVT: 1.000đ)
A. Số dư đầu kỳ của một số TK: TK 156: 2.640.000 TK 151: 280.000 TK 331: 160.000 TK 133: 12.000
B. Trong tháng 1 có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Ngày 2/1 mua một lô hàng, hoá đơn GTGT số 1:
+ Giá mua chưa có thuế: 260.000 + Thuế GTGT 10%: 26.000
+ Tổng giá thanh toán: 286.000
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 40
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng mua về nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển đã thanh toán
bằng tiền tạm ứng theo hoá đơn GTGT số 15:
+ Giá cước vận chuyển chưa thuế: 2.300 + Thuế GTGT 10%: 230
+ Tổng giá thanh toán : 2.530
2. Ngày 4/1 nhận được hàng mua đang đi đường kỳ trước theo hoá đơn GTGT biết trị giá
chưa thuế 280.000, thuế GTGT 10%. Biên bản kiểm nhận thiếu một số hàng trị giá chưa
có thuế 5.400 chưa rõ nguyên nhân, đơn vị nhập kho theo số thực nhận.
3. Ngày 6/1, mua một lô hàng theo hoá đơn GTGT số 12:
+ Giá mua chưa có thuế: 300.000 + Thuế GTGT 10%: 30.000
+ Tổng giá thanh toán: 330.000
Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng đã nhập kho đủ.
4. Ngày 7/1 xuất quỹ tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 2/1, chiết khấu được hưởng do trả sớm là 1%.
5. Ngày 8/1 mua một lô hàng theo hoá đơn GTGT, giá chưa có thuế GTGT 10%:
280.000. Tiền hàng chưa thanh toán. Số hàng mua chuyển về nhập kho, biên bản kiểm
nhận hàng phát hiện 7.200 giá trị chưa thuế không đúng với hợp đồng, quyết định trả lại.
Công ty nhập kho số hàng đúng hợp đồng thoả thuận, số hàng trả lại đang bảo quản hộ người bán.
6. Ngày 13/6 mua một lô hàng hoá, giá mua chưa có thuế 320.000, thuế GTGT 10%. Tiền
hàng chưa thanh toán, số hàng mua đã xử lý:
+ Gửi bán thẳng ½ số hàng trên, biết giá bán cả thuế GTGT 10% là 193.000, giá vốn
được xác định bằng giá vốn thực tế của lô hàng vừa mua.
+ Chuyển về nhập kho ½ số hàng còn lại, trị giá hàng hoá thực nhập kho 156.000, số
hàng thiếu chưa rõ nguyên nhân.
7. Ngày 26/1 nhận được bảng kê thanh toán tạm ứng của nhân viên thu mua.
- Mua hàng hoá về nhập kho. Giá mua chưa thuế 120.000, thuế GTGT 10%.
- Chi phí vận chuyển giá đã bao gồm cả thuế GTGT 10% là 3.300.
8. Ngày 30/1 nhận được giấy báo nợ số 34 của ngân hàng thông báo về khoản vay ngắn
hạn để thanh toán tiền mua hàng ngày 6/1, chiết khấu được hưởng do trả sớm 1%. Yêu cầu:
- Đinh khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và phản ánh vào sơ đồ chữ T của
các tài khoản có liên quan.
- Xác định số thuế GTGT được khấu trừ ở thời điểm cuối tháng Bài 6:
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 41
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Tại doanh nghiệp thương mại Ngọc Anh hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Trong tháng 2/N có các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 7/2, mua 1.100 chiếc hàng A, đơn giá 40.000/ chiếc, chiết khấu thương mại được
hưởng 3%, tiền hàng chưa thanh toán. Hàng về nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển thanh
toán bằng tiền tạm ứng 2.600.000đ.
2. Ngày 14/2 mua một lô hàng, biết giá mua 230.000.000 đ đã thanh toán bằng TGNH
(đã nhận được giấy báo nợ). Hàng kiểm nhận nhập kho thiếu một số hàng trị giá
4.200.000 đ, xác định ngay do hao hụt trong định mức 1.200.000đ, còn lại do cán bộ thu
mua làm mất, xử lý bắt bồi thường theo giá mua.
3. Ngày 15/2 mua 600 đơn vị hàng B, đơn giá 420.000/đơn vị. Tiền hàng chưa thanh
toán. Hàng về nhập kho phát hiện thừa 20 đơn vị, xác định ngay do bên bán chuyển thừa.
Nhập kho theo số trên hoá đơn. Số hàng thừa bảo quản hộ bên bán.
4. Ngày 15/2 nhận được giấy báo nợ của ngân hàng chuyển TGNH thanh toán tiền mua
hàng ngày 7/2, chiết khấu được hưởng do trả sớm 2%.
5. Ngày 18/2 nhận được 500 đơn vị hàng C do bên bán chuyển đến chưa có hoá đơn, đơn
vị nhập kho theo giá tạm tính 200.000/ đơn vị.
6. Ngày 20/2 báo cáo thanh toán tạm ứng:
- Giá trị hàng mua đã nhập kho: 126.000.000 đ.
- Chi phí vận chuyển, bốc dỡ: 2.400.000 đ.
7. Ngày 22/2 nhận được hoá đơn do bên bán chuyển đến của số hàng nhận ngày 18/2,
đơn giá 190.000/ đơn vị. Công ty đã thanh toán bằng tiền mặt.
8. Nhận được hàng mua kỳ trước, biết trị giá hàng hoá là 140.000.000 đ. Trị giá hàng hoá
thực nhập kho 142.000.000đ, hàng thừa chưa rõ nguyên nhân.
9. Ngày 28/2, nhận được hoá đơn của người bán chuyển đến về số hàng đơn vị đặt mua
1.000 đơn vị mặt hàng C, với đơn giá mua chưa có thuế GTGT 10% là 50.000 đ/ đơn vị.
Tiền hàng chưa thanh toán. Biết rằng đến cuối tháng hàng vẫn chưa về nhập kho.
Yêu cầu: Định khoản kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 42
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
6.2. KẾ TOÁN BÁN HÀNG
PHẦN A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm:
a. Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán.
b. Phát sinh từ các hoạt động sản xuất - kinh doanh thông thường của DN.
c. Góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
d. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2. Thời điểm ghi nhận doanh thu là :
a. Chuyển giao quyền sở hữu về sản phẩm, dịch vụ từ người bán sang người mua.
b. Người mua trả tiền hay chấp nhận nợ về lượng hàng hoá, dịch vụ đã được người bán chuyển giao. c. Cả a và b d. a hoặc b đúng.
Câu 3. Doanh thu trong các DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ:
a. Bao gồm cả thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
b. Bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp.
c. Không bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
d. Không bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp.
Câu 4. Trong DN tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, chỉ tiêu “Giảm giá hàng bán”:
a. Bao gồm thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
b. Bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp.
c. Không bao gồm thuế GTGT đầu ra phải nộp.
d. Tất cả các đáp án đều sai.
Câu 5. Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu:
a. Tổng số doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
b. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính.
c. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu hoạt động tài chính trừ đi
các khoản giảm trừ doanh thu.
d. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi (-) các khoản giảm trừ doanh thu.
Câu 6. Khoản nào sau đây không thuộc giá vốn hàng bán:
a. Trị giá mua của hàng tiêu thụ.
b. Phí thu mua phân bổ cho tiêu thụ. c. Chi phí bán hàng.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 43
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Câu 7. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ là chỉ tiêu phản ánh số chênh lệch giữa:
a. Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán.
b. Tổng doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ - giá vốn hàng bán, CPBH và CPQLDN.
c. Doanh thu thuần bán hàng, cung cấp dịch vụ - giá vốn hàng bán, CPBH và CPQLDN. d. Đáp án khác.
Câu 8. TK “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ” không dùng để phản ánh:
a. Các khoản giảm trừ doanh thu.
b. Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong kỳ.
c. Doanh thu thuần từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ.
d. Lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Câu 9. TK “Hàng bán bị trả lại” dùng để theo dõi:
a. Giá vốn của hàng bán bị trả lại.
b. Doanh thu của hàng bán bị trả lại.
c. Trị giá hàng hoá trả lại khi đã mua do không đảm bảo yêu cầu của hợp đồng kí kết.
d. Không có đáp án nào đúng.
Câu 10. Số chiết khấu thanh toán chấp thuận cho khách hàng, kế toán ghi vào:
a. TK Chi phí khác b. TK DT hoạt động tài chính
c. TK Chi phí hoạt động tài chính d. TK Giảm trừ doanh thu
Câu 11. Chi phí bán hàng là những chi phí liên quan đến hoạt động:
a. Tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ.
b. Chi phí phát sinh trong quá trình thu mua hàng hoá để tiêu thụ.
c. Chi phí phát sinh khi bán chứng khoán.
d. Chi phí phát sinh khi nhượng bán TSCĐ.
Câu 12. Nhận định đúng, sai và giải thích các kết luận sau:
1. Doanh thu được ghi nhận theo giá bán không có thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ.
2. Chiết khấu thương mại là số tiền giảm trừ cho người mua do hàng bán kém chất
lượng, phẩm cấp, quy cách.
3. Các tài khoản “chiết khấu thương mại”, tài khoản “ hàng bán bị trả lại”, tài khoản
“giảm giá hàng bán” có kết cấu tương tự tài khoản “doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ”.
4. Chi phí vận chuyển số thành phẩm đã bán bị trả lại về nhập kho phải trả cho nhà cung
cấp dịch vụ theo hình thức thuê ngoài, doanh nghiệp hoạch toán vào chi phí bán hàng
5. Các khoản giảm trừ doanh thu bao gồm: Giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, chiết
khấu thanh toán, các loại thuế không được hoàn lại (như thuế xuất khẩu. thuế GTGT tính
theo phương pháp trực tiếp
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 44
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán PHẦN B: BÀI TẬP
Bài 1. Tại một công ty kinh doanh thương mại có tình hình tiêu thụ hàng hoá như sau:
1. Xuất bán 200 hàng hoá A với giá bán 300.000/1đv (chưa có thuế); 100 hàng hoá B với
giá bán 400.000/1đv (chưa có thuế). Thuế GTGT 10%. Đơn vị mua đã chấp nhận nhưng
chưa thanh toán. Biết giá thực tế xuất kho của hàng hoá A: 200.000/1đv; hàng hoá B: 250.000/1đv.
2. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ số hàng hoá tiêu thụ: 330.000 (trong đó thuế GTGT
30.000). Công ty đã chi ngay bằng tiền mặt.
3. Nhận được giấy báo có của ngân hàng cho biết khách hàng đã thanh toán số tiền bán
hàng hoá A bằng chuyển khoản qua ngân hàng.
4. Kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả.
Biết rằng: Tổng chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ là 5 triệu đồng. DN tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ . Các tài khoản có đủ số dư để hoạt động.
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào các tài khoản có liên quan.
Bài 2. Tại công ty thương mại K hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong tháng phát sinh một số
nghiệp vụ kinh tế sau: (ĐVT: 1.000đ).
1. Xuất kho bán một lô hàng, trị giá thực tế xuất kho: 60.000. Theo hoá đơn GTGT, tổng
giá bán cả thuế GTGT 10% là 88.000, khách hàng chưa thanh toán.
2. Khách hàng trả nợ cho Cty 88.000 bằng tiền mặt.
3. Xuất kho gửi bán cho khách hàng Q một lô hàng
- Giá bán hàng hoá chưa có thuế VAT 10%: 280.000.
- Giá vốn của lô hàng là: 250.000.
4. Kết chuyển doanh thu, chi phí và xác định kết quả.
Biết rằng: Tổng chi phí bán hàng là 5.000, chi phí QLDN phát sinh trong kỳ là 10.000
Yêu cầu: Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ vào các tài khoản có liên quan.
Bài 3. Có tình hình tiêu thụ hàng hoá của một Công ty kinh doanh thương mại nộp thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp như sau: (ĐVT: 1.000đ).
1.Xuất kho hàng hoá bán cho người mua:
- Giá bán là 88.000. Đơn vị mua trả ngay bằng tiền mặt.
- Giá thực tế xuất kho: 60.000.
2. Chi phí công vận chuyển, bốc dỡ số hàng hoá trên là 550 đã chi bằng tiền mặt. 3. Xuất kho CCDC dùng cho:
- Bộ phận bán hàng: 1.000.
- Bộ phận quản lý doanh nghiệp: 1.150.
4. Tính ra tiền lương phải trả: 20.000. Tính cho: Bộ phận bán hàng: 15.000 và Bộ phận QLDN: 5.000.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 45
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
5. Trong kỳ công ty thu được 20.000 do liên doanh chia lãi và 30.000 do lãi tiền gửi tại
ngân hàng (lãi liên doanh được nhập quỹ tiền mặt, lãi tiền gửi được gửi ngân hàng).
6. Tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp: 8.000.
7. Kết chuyển thu, chi, lãi (lỗ). Yêu cầu:
- Định khoản kế toán và cho biết từng nghiệp vụ thuộc quan hệ đối ứng nào?.
- Phản ánh vào các tài khoản có liên quan, biết rằng các TK có đủ số dư để hoạt động.
Bài 4:
Tại doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ)
I. Số dư của một số tài khoản đến ngày 31/12/N-1
TK Hàng mua đang đi đường: 250.000 TK Hàng Hóa: 1.200.000
TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 66.000
II. Quý 1 năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Mua một lô hàng theo hoá đơn GTGT:
- Giá mua chưa có thuế: 320.000. - Thuế GTGT: 32.000.
- Tổng giá thanh toán: 352.000.
Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho ½, còn lại cuối tháng chưa về nhập kho.
2. Mua một lô hàng, theo hoá đơn mua hàng tổng giá thanh toán 180.000, tiền hàng đã
thanh toán bằng chuyển khoản. Số hàng mua đã nhập kho đủ.
3. Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa có thuế 320.000, chiết khấu thương mại 1%,
thuế GTGT 10%. Người mua nhận nợ.
4. Trích tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua hàng ở nghiệp vụ (1), chiết khấu được hưởng do trả sớm 1%.
5. Xuất kho bán một lô hàng, giá bán chưa có thuế 360.000, thuế GTGT 10%. Tiền hàng
bên mua đã thanh toán bằng TGNH.
6. Bên mua thanh toán tiền cho số hàng bán ở nghiệp vụ (3) bằng tiền mặt nhập quỹ,
chiết khấu dành cho bên mua do trả sớm là 2%.
7. Cuối kỳ, kiểm kê hàng hoá tồn kho trị giá: 905.000. Yêu cầu:
a. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Xác định số thuế GTGT phải nộp.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 46
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 5: Cho tình hình số dư các TK tại công X ngày 01/01/200X như sau: Tiền mặt 1.000 Phải thu khách hàng 2.000 Tiền gửi NH
800 VAT đầu vào được khấu trừ 300 Vay ngắn hạn ngân hàng
1.000 Hàng hóa (800 hàng hóa) 2000 Vay dài hạn 2.000 Nguyên vật liệu 800 Nguồn vốn kinh doanh
7.500 Lợi nhuận chưa phân phối 1.500 Hao mòn TSCĐ
3.000 Phải trả người bán 3.000 CFSX kinh doanh dở dang 200 CF trả trước 900 Tài sản cố định 10.000
Trong kỳ có một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:
1. Ngày 2/1, người mua trả nợ bằng chuyển khoản là 1.000
2. Ngày 10/01, xuất kho 400 hàng hóa bán cho khách hàng A, giá vốn của hàng hóa đó
là: 2.5/hàng hóa theo điều khoản thanh toán 2/10, n/30 với giá bán là 5/hàng hóa (chưa kể VAT 10%)
3. Ngày 12/01, mua 600 hàng hóa, đơn giá 3/hàng hóa. Tiền hàng chưa thanh toán. Hàng
về nhập kho phát hiện thừa 20 đơn vị, xác định ngay do bên bán chuyển thừa. Nhập kho
theo số trên hoá đơn. Số hàng thừa bảo quản hộ bên bán.
4. Ngày 19/01, khách hàng A thanh toán toàn bộ tiền hàng bằng chuyển khoản.
5. Ngày 31/1, xuất bán 200 hàng hoá với giá bán 4.5/hàng hóa (chưa có thuế); Thuế
GTGT 10%. Đơn vị mua đã chấp nhận nhưng chưa thanh toán. Biết giá thực tế xuất kho
của hàng hoá là 2/hàng hóa.
6. Biết Chi phí trả trước là khoản tiền thuê cửa hàng trả trước cho 9 tháng tính từ tháng này.
7. Tính ra tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng: 1.800, nhân viên quản lý doanh nghiệp là 3.200
8. Trích khấu hao TSCĐHH dùng cho bộ phận bán hàng 300, bộ phận quản lý doanh nghiệp 800
9. Rút quỹ tiền mặt trả tiền điện, nước dùng cho bộ phận bán hàng 200, bộ phận quản lý doanh nghiệp 500
10. Kết chuyển thu nhập, chi phí, lãi/lỗ trong kỳ Yêu cầu:
a. Định khoản và phản ánh các nghiệp vụ phát sinh vào TK chữ T.
b. Lập Báo cáo KQHĐKD cho công ty trong kỳ
c. Lập Bảng CĐKT cho công ty tại thời điểm cuối kỳ (gồm cả số đầu kỳ)
Biết: Công ty tính VAT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 47
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Bài6:
Tại doanh nghiệp thương mại hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường
xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Có tài liệu sau: (đvt: 1.000đ)
I. Số dư của một số tài khoản đến ngày 31/12/N-1
TK Hàng mua đang đi đường: 62.500
Nguồn vốn kinh doanh: 350.000 TK Hàng hóa: 300.000
Lợi nhuận chưa phân phối: 29.000
TK Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ: 16.500
II. Quý 1 năm N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa có thuế 80.000, chiết khấu thương mại 1%,
thuế GTGT 10%. Người mua nhận nợ, giá vốn của lô hàng là 60.000
2. Mua một lô hàng theo hoá đơn GTGT. Tổng giá thanh toán là 88.000 (đã bao gồm thuế
GTGT 10%). Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho ½, còn lại cuối tháng chưa về nhập kho.
3. Mua một lô hàng, theo hoá đơn mua hàng tổng giá thanh toán 49.500, tiền hàng đã
thanh toán bằng chuyển khoản. Số hàng mua đã nhập kho đủ (thuế VAT 10%)
4. Trích tiền gửi ngân hàng thanh toán tiền mua hàng ở nghiệp vụ (2), chiết khấu được hưởng do trả sớm 1%.
5. Xuất kho bán một lô hàng, giá xuất kho là 75.000, giá bán chưa có thuế 90.000, thuế
GTGT 10%. Tiền hàng bên mua đã thanh toán bằng TGNH.
6. Bên mua thanh toán tiền cho số hàng bán ở nghiệp vụ (1) bằng tiền mặt nhập quỹ,
chiết khấu dành cho bên mua do trả sớm là 2%.
7. Xuất kho bán một lô hàng, trị giá thực tế xuất kho: 30.000. Theo hoá đơn GTGT, tổng
giá bán cả thuế GTGT 10% là 44.000, khách hàng chưa thanh toán.
8. Khách hàng trả nợ cho Công ty 44.000 bằng tiền mặt.
9. Trả lương nhân viên bán hàng 3000, nhân viên quản lý doanh nghiệp 5000 bằng TGNH.
10. Kết chuyển doanh thu, chi phí, xác định lãi/ lỗ. Yêu cầu:
a. Định khoản kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
b. Lập bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cuối kỳ.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 48
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán
Bài 7: chữa
Tại doanh nghiệp thương mại Tùng Lâm, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Trong tháng phát sinh
một số nghiệp vụ: (đvt: 1.000đ)
1. Ngày 2/11 xuất kho bán 50 đơn vị hàng A, đơn giá xuất kho 4.000/ đơn vị. Đơn giá bán
chưa có thuế GTGT 10% là 4.300/ đơn vị. Tiền bán hàng thu bằng tiền mặt nhập quỹ đủ.
2. Ngày 3/11 mua 200 đơn vị hàng B. Giá mua chưa có thuế: 1.800/đơn vị, thuế GTGT 10%.
Hàng nhập kho đủ, tiền hàng chưa thanh toán, chiết khấu thương mại được hưởng 2%.
3. Ngày 10/11 mua 8.500 đơn vị hàng C.
- Giá mua chưa có thuế: 64/đơn vị. - Thuế GTGT 10%.
Tiền hàng đã trả bằng tiền vay ngân hàng. Số hàng trên xử lý:
- ½ bán thẳng cho công ty K1, giá bán chưa có thuế 72/đơn vị, thuế GTGT 10%. Chi phí
vận chuyển trả thay công ty K1 560 bằng tiền mặt.
- ½ nhập kho phát hiện thiếu 30kg hàng, bắt cán bộ thu mua bồi thường theo giá thanh toán với người bán.
4. Ngày 11/11 xuất kho bán 100 đơn vị hàng D cho công ty K2, đơn giá bán chưa có thuế
GTGT 10% là 2.000/ đơn vị. Chi phí vận chuyển trả bằng tiền mặt theo giá đã bao gồm
GTGT 10% là 2.200, bên bán chịu. Giá vốn của lô hàng trên là 1.500/đ.vị
5. Ngày 16/11 dùng TGNH trả nợ tiền mua hàng ngày 3/11, biết chiết khấu được hưởng do trả sớm là 1%.
6. Ngày 18/11 nhận được giấy thông báo của công ty K1 cho biết khi kiểm nhận phát
hiện 250kg hàng C sai hợp đồng, từ chối và trả lại, chi phí vận chuyển hàng C bị trả lại về
nhập kho là 100, thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng tiền mặt.
7. Ngày 21/11 công ty K1 trả nợ bằng tiền mặt, biết K1 đã đặt trước tiền mua hàng bằng
là 200.000. Số tiền thu đã nhập quỹ đủ.
8. Ngày 24/11 công ty K2 thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản (đã có thông báo từ ngân hàng).
9. Ngày 27/11 nhận được thông báo của công ty K2 cho biết 5 đơn vị hàng B kém phẩm
chất, yêu cầu giảm giá 10%, công ty chấp nhận và dùng tiền mặt trả lại cho K2. Yêu cầu:
a. Định khoản kế toán và xác định doanh thu thuần.
b. Lập Báo cáo KQHĐKD cho công ty.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 49
Bài tập câu hỏi môn Nguyên lý Kế toán Bài 8:
Cho các nghiệp vụ sau tại công ty Anh Minh.
1.Ngày 3/12, công ty Anh Minh bán một lô hàng hoá với giá là 500.000, chưa kể VAT
10%, cho công ty Tùng Lâm với điều khoản thanh toán 2/10,n/30, giao hàng tại kho của
người bán (FOB). Biết giá vốn của lô hàng trên là 350.000.
2. Ngày 8/12, Anh Minh chấp nhận giảm giá cho Tùng Lâm 27.000 do một số lỗi trong lô hàng giao ngày 3/12.
3. Ngày 9/12 công ty Tùng Lâm trả lại một phần hàng đã mua ngày 3/12 có giá trị là
27.000. Biết giá vốn của vủa số hàng bị trả lại là 19.800
4. Ngày 13/12, Tùng Lâm thanh toán toàn bộ tiền hàng còn nợ cho Anh Minh.
5. Ngày 15/12 Xuất kho bán một lô hàng. Giá bán chưa có thuế 80.000, chiết khấu
thương mại 1%, thuế GTGT 10%. Người mua nhận nợ, giá vốn của lô hàng là 60.000
6. Ngày 20/12, Mua một lô hàng theo hoá đơn GTGT. Tổng giá thanh toán là 88.000 (đã
bao gồm thuế GTGT 10%). Tiền hàng chưa thanh toán, hàng đã về nhập kho ½, còn lại
cuối tháng chưa về nhập kho.
7. Ngày 24/12, Mua một lô hàng, theo hoá đơn mua hàng tổng giá thanh toán 49.500, tiền
hàng đã thanh toán bằng chuyển khoản. Số hàng mua đã nhập kho đủ (thuế VAT 10%)
8. Ngày 28/12 dùng tiền mặt thanh toán tiền mua hàng ngày 20/12, chiết khấu được hưởng do trả sớm 1%.
Yêu cầu: Lập định khoản kế toán (bút toán NKC) để phản ánh các giao dịch trên sổ sách
kế toán của công ty Anh Minh. Biết công ty hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Bộ môn Lý thuyết Kế toán, Khoa Kế toán – Kiểm toán, Học viện Ngân hàng 50