Chế định pháp lý Nhân viên hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam
Chế định pháp lý Nhân viên hàng không - Hàng không dân dụng | Học viện Hàng Không Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Hàng không dân dụng
Trường: Học viện Hàng Không Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHẾ ĐỊNH PHÁP LÝ ĐỐI VỚI NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG 1. Nhân viên hàng không 1.1. Khái niệm
Điều 68 Chương IV của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam
quy định: Nhân viên hàng không là những người hoạt động
liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn hàng không, an ninh
hàng không, khai thác tàu bay, vận chuyển hàng không, hoạt
động bay và có giấy phép, chứng chỉ chuyên môn phù hợp do
Bộ GTVT cấp hoặc công nhận.
Như vậy, tuy cùng làm việc trong một đơn vị của ngành Hàng
không Việt Nam, nhưng chỉ có những người hội đủ các yếu tố
trên mới được coi là Nhân viên hàng không , còn lại các nhân
viên khác được gọi chung là nhân viên ngành hàng không.
(Để đọc: Theo điều 70 của Luật HKDDVN năm 2006, sửa đổi
năm 2014 thì Bộ GTVT là cơ quan quy định các chi tiết về
nhân viên hàng không, cụ thể, Bộ GTVT sẽ quy định chi tiết
về chức danh, nhiệm vụ theo chưc danh; tiêu chuẩn và thủ
tục cấp, công nhận giấy phép, chứng chỉ chuyên môn của
nhân viên hàng không; cũng như quy định về các chế độ lao
động, kỷ luật lao động đặc thù đối với nhân viên hàng không) 1.2 Cơ sở pháp lý
- Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sđ,bs năm
2014, trong đó chương IV quy định về Nhân viên hàng không;
- Thông tư 10/2018/TT-BGTVT quy định về nhân viên hàng
không; đào tạo, huấn luyện và sát hạch nhân viên hàng không
( Ngoài ra, còn có thông tư 19/2017/TT-BGTVT, thông tư quy
định về quản lý và đảm bảo hoạt động bay)
- Tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của ICAO (SARPS)
trong Phụ ước 1 của Công ước Chicago Cấp giấy phép nhân
viên hàng không (Personnel Licensing)