Chiến lược “diễn biến hòa binh” trong đại dịch Covid- 19 | Tiểu luận HP2 công tác quốc phòng an ninh
Chiến lược “ diễn biến hòa bình” luôn là chủ đề nóng của Việt Nam từ khi thành lập nước sau cách mạng tháng 8. Ở giai đoạn trước thì chúng tạo ra những hành động chống phá một chính quyền non trẻ còn giai đoạn sau thì chúng gây mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: HP2 Công tác quốc phòng an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
------------------------- TIỂU LUẬN
HP2 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Chiến lược “diễn biến hòa binh” trong đại dịch Covid- 19
Sinh viên: ĐẶNG MỸ GIANG
Mã số sinh viên: 2156020015 Lớp GDQP&AN: 10 Lớp: BÁO IN K41
Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................3
I. LÝ DO TẠI SAO CHỌN CHỦ ĐỀ....................................................................4
II. Sự hình thành và phát triển diễn biến “chiến lược hòa binh”.............................4
1. Khái niệm.........................................................................................................4
2. Sự hình thành và phát triển..............................................................................4 III.
Chiến lược “ diễn biến hòa binh” ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.............6
1. Những thủ đoạn thường thấy............................................................................6
2. Những thủ đoạn mới trong giai đoạn hiện nay.................................................8 IV.
Hậu quả của diễn biến chiến lược hòa bình ở Việt Nam................................11
1. Những vấn đề nảy sinh...................................................................................11
2. Ảnh hưởng lên xã hội.....................................................................................12
V. Biện pháp để phòng chống chiến dịch hòa bình...............................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................16 2 LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài tiểu luận lần này, em xin chân thành cảm ơn các giảng
viên phụ trách bộ môn đã hết sức hỗ trợ em trong thời gian qua để em có đủ kiến
thức vận dụng vào bài tiểu luận cũng như kiến thức trên thực tế. Đây là đề tài rất
thiết thực đối với thế hệ trẻ, đặc biệt với lớp sinh viên chúng em và sẽ là hành trang
cần thiết để mỗi cá nhân sẵn sàng trở thành công dân tốt của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như hạn chế về kiến thức, trong tiểu
luận dưới đây chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận
được nhận xét cũng như ý kiến đóng góp của các thầy để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Sinh Viên Đặng Mỹ Giang 3 I.
LÝ DO TẠI SAO CHỌN CHỦ ĐỀ
Chiến lược “ diễn biến hòa bình” luôn là chủ đề nóng của Việt Nam từ khi
thành lập nước sau cách mạng tháng 8. Ở giai đoạn trước thì chúng tạo ra những
hành động chống phá một chính quyền non trẻ còn giai đoạn sau thì chúng gây
mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, gây chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc và
niềm tin của nhân dân lên chính quyền.
Đặc biệt trong đại dịch Covid-19 đang diễn ra gần đây thì âm mưu và thủ đoạn
của các thế lực thù địch ngày càng thâm độc và khó đối phó hơn bao giờ hết. Bên
cạnh đó, có một số bộ phận người dân đặc biệt giới trẻ không mặn mà với chiến
lược này và dễ bị sa vào những lời lẽ ngon ngọt và có những hành vi phản động và chống phá chính quyền.
Vì vậy, giới trẻ cần nâng cao tinh thần và tri thức của minh để đối phó trước
chúng để giữ gìn đất nước mà ông cha ta hy sinh biết bao nhiêu máu xương để hình thành ra bây giờ. II.
Sự hình thành và phát triển diễn biến “chiến lược hòa binh” 1. Khái niệm
"Diễn biến hoà bình" là chiến lược cơ bản của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực
thù địch nhằm lật đổ chế độ chính trị - xã hội của các nước tiến bộ, trước hết là các
nước xã hội chủ nghĩa và các nước không tuân theo sự lãnh đạo của chúng từ bên
trong bằng biện pháp phi quân sự.
Nội dung chính của chiến lược "Diễn biến hoà bình" là kẻ thù sử dụng mọi thủ
đoạn kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá, xã hội, đối ngoại, an ninh..., để phá hoại,
làm suy yếu từ bên trong các nước xã hội chủ nghĩa. Kích động các mâu thuẫn
trong xã hội, tạo ra các lực lượng chính trị đối lập núp dưới chiêu bài tự do, dân
chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, sắc tộc, khuyến khích tư nhân hoá về kinh tế và đa
nguyên về chính trị, làm mơ hồ giai cấp và đấu tranh giai cấp trong nhân dân lao
động. Đặc biệt, chúng coi trọng khích lệ lối sống tư sản và từng bước làm phai nhạt
mục tiêu, lí tưởng xã hội chủ nghĩa ở một bộ phận học sinh. Triệt để khai thác và lợi
dụng những khó khăn, sai sót của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực
của đời sống xã hội, tạo nên sức ép, từng bước chuyển hoá và thay đổi đường lối
chính trị, chế độ xã hội theo quỹ đạo chủ nghĩa tư bản.
2. Sự hình thành và phát triển.
Chiến lược “diễn biến hòa bình” là chiến lược tổng hợp của chủ nghĩa đế
quốc (CNĐQ) và các thế lực thù địch dùng biện pháp “phi vũ trang” là chủ yếu 4
để chống phá, tiến tới lật đổ chế độ chính trị ở các nước xã hội chủ nghĩa
(XHCN). Thực ra, các biện pháp “diễn biến hòa bình” bằng chiến tranh tâm lý,
chiến tranh gián điệp, bóp nghẹt về kinh tế... làm suy yếu, tan rã đối phương
nhằm mục tiêu “không đánh mà thắng”, đã được các nhà chính trị, quân sự
nhiều nước thực hiện từ lâu. Nhưng đó thường là những biện pháp hỗ trợ, bổ
sung cho các hành động tiến công quân sự.
Vào giữa thế kỷ 20, CNĐQ phải thừa nhận đòn tiến công quân sự không thể
tiêu diệt được các nước XHCN; trên thế giới xu thế hòa hoãn phát triển, quan hệ
quốc tế ngày càng mở rộng; chủ nghĩa tư bản (CNTB) có bước điều chỉnh, thích
nghi, giành nhiều thành tựu về kinh tế, khoa học-công nghệ, đạt được sự ổn
định và có mặt phát triển. CNĐQ nhận thấy có thể thực hiện một cuộc tấn công
“hòa bình” ngay trong lòng chủ nghĩa xã hội (CNXH) để làm sụp đổ các nước
XHCN, phương thức mới này được gọi là “diễn biến hòa bình” hay “chuyển hóa hòa bình”.
Cho đến những năm 80 của thế kỷ 20, CNĐQ mới nâng “diễn biến hòa bình” từ
biện pháp hỗ trợ, bổ sung cho hành động quân sự thành chiến lược toàn diện và
dùng chiến lược này làm mũi tiến công chủ yếu chống CNXH. Mục tiêu cơ bản,
xuyên suốt của chiến lược “diễn biến hòa bình” mà CNĐQ và các thế lực thù địch
tiến hành là nhằm thủ tiêu CNXH hiện thực, xóa bỏ các nước XHCN trên thế giới.
Thủ đoạn để thực hiện mục tiêu trên rất đa dạng, vừa trắng trợn, vừa tinh vi,
vừa công khai, vừa lén lút. CNĐQ và các thế lực thù địch thường dùng các thủ
đoạn như xuyên tạc lịch sử, bôi nhọ Đảng Cộng sản, bôi nhọ CNXH, tuyên truyền
tư tưởng tư sản và tô hồng, ca tụng xã hội tư sản hiện đại; bao vây, cô lập về kinh
tế; đồng thời, sử dụng viện trợ để gây sức ép, thao túng, làm chuyển hóa nền kinh
tế XHCN theo con đường TBCN; dùng các chiêu bài tự do, dân chủ, nhân quyền,
các vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, lôi kéo, mua
chuộc các phần tử thoái hóa, biến chất, bất mãn, bất đồng quan điểm để chống phá
CNXH, xây dựng và cài cắm lực lượng chống CNXH từ trong lòng các nước XHCN...
Những thủ đoạn trên của CNĐQ và các thế lực thù địch tác động toàn diện trên
các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối 5
ngoại; phối hợp tác động cả bên ngoài và bên trong, cả tổ chức và con người, với
tất cả các tầng lớp, thành phần xã hội trong các nước XHCN để gây nên “tự diễn
biến” từ từ, thầm lặng, làm mục ruỗng chế độ XHCN từ bên trong, dẫn tới “tự
chuyển hóa”, làm sụp đổ chế độ XHCN.
Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một chiến lược của CNĐQ và các thế lực
thù địch dựa trên sức mạnh tổng hợp, lấy sức mạnh quân sự làm công cụ răn đe,
thông qua các biện pháp “phi vũ trang” tác động vào kinh tế, chính trị, tư tưởng,
văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại để lật đổ các nước XHCN mà
không cần chiến tranh. Chiến lược “diễn biến hòa bình” là một nhân tố hết sức
quan trọng làm cho Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ. Hiện nay,
CNĐQ và các thế lực thù địch tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến
hòa bình” chống phá các nước XHCN.
III. Chiến lược “ diễn biến hòa binh” ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
1. Những thủ đoạn thường thấy.
Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng
điểm trong chiến lược "Diễn biến hoà bình" chống chủ nghĩa xã hội. Từ đầu
năm 1950 đến 1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược
và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng
đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn công bằng quân sự để
xâm lược Việt Nam không thành công, chúng đã chuyển sang chiến lược mới
như "bao vây cấm vận kinh tế", "cô lập về ngoại giao" kết hợp với "diễn biến
hoà bình", bạo loạn lật đổ nhằm xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lợi dụng thời kì nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ năm 1975 -
1994 do hậu quả của chiến tranh để lại và sự biến động chế độ xã hội chủ nghĩa
ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hoà
bình” đối với Việt Nam.
Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt
Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thế lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ
đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xoá bỏ "cấm vận kinh
tế" và bình thường hoá quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy
mạnh hoạt động xâm nhập như : "dính líu", "ngầm", "sâu, hiểm" nhằm chống phá cách mạng Việt Nam. 6
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử
dụng chiến lược "diễn biến hoà bình" đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu
xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi
theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc,... Để đạt
được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất kì thủ đoạn chống phá
nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn
hoá, xã hội,...Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng
nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh
vi, thâm độc và nhiều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết, cụ thể:
Thủ đoạn về kinh tế. Chúng muốn chuyển hoá nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị trường tư
bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm
mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước. Lợi dụng sự giúp đỡ, viện
trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ cho Việt Nam để đặt ra các điều
kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hoá Việt Nam theo con
đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị. Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ
"đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập", "tự do hoá" mọi mặt đời sống xã hội,
từng bước xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp, nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản
động trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề "dân chủ", "nhân quyền",
"dân tộc", "tôn giáo" để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dụng
những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sàng
can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng - văn hoá. Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xoá
bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Phá vỡ nền tảng tư tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các tầng lớp
nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rộng hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm
văn hoá đồi trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh
niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo - dân tộc. Chúng lợi dụng những khó khăn
ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình
độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực
hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận cán bộ để kích động tư
tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của
Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép để thực hiện âm mưu tôn giáo hoá 7
dân tộc, từng bước gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Các thế lực thù địch lợi dụng
xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình
báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo
của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối
với quân đội và công an, các thế lực thù địch chủ trương vô hiệu hoá sự lãnh
đạo của Đảng với luận điểm "phi chính trị hoá" làm cho các lực lượng này xa
rời mục tiêu chiến đấu.
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại. Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương
Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên
thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư
bản. Hạn chế sự mở rộng quan hệ hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn
trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc
biệt, chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam với
Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
2. Những thủ đoạn mới trong giai đoạn hiện nay.
Ngày nay, các thế lực thù địch tăng cường chống phá cách mạng nước ta.
Chúng sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng nhằm “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong nội bộ Đảng, làm cho cán bộ, đảng viên mất phương hướng.
Chúng sử dụng chiến lược tổng hợp, biện pháp rất tinh vi để lây lan các thông tin
gây hoài nghi về sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Chúng sử dụng chiêu bài tự do,
dân chủ, nhân quyền, kích động các mâu thuẫn tôn giáo, dân tộc làm cho con người
mất phương hướng, mất niềm tin, mất ý chí và phản bội Tổ quốc.
Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng mọi tình hình để chống phá cách mạng
nước ta như kích động người dân xuống đường biểu tình nhân các vụ việc nóng
như vấn đề Biển Đông; vụ Công ty Formosa xả thải gây ô nhiễm biển miền Trung,
vụ Đồng Tâm, lợi dụng các vấn đề tôn giáo, dân tộc, dân chủ, nhân quyền để gây
rối, kích động. Hiện nay, chúng lợi dụng tình hình dịch Covid-19 để gieo rắc hoài
nghi trong một số người dân; điển hình vào ngày 27/8, một số người dân khu trọ
đường Bưng Ông Thoàn, phường Phú Hữu, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh có
phản ứng vì chưa nhận được tiền hỗ trợ của địa phương và clip vụ việc này được
đăng tải trên mạng xã hội. Lợi dụng tình hình trên, các cá nhân, tổ chức phản động,
chống đối chính trị đã cắt ghép, chia sẻ video, hình ảnh, bài viết có lời lẽ kích
động, thổi phồng sự thật, cho rằng chính quyền không quan tâm đến cuộc sống của
người dân. Đài Châu Á tự do (RFA) ngày 30/8 đăng tải đoạn video không trích dẫn
rõ nguồn gốc và quy kết rằng: “Thành phố Hồ Chí Minh: Hàng trăm người biểu 8
tình”. Tổ chức khủng bố Việt Tân ngày 29/8 rêu rao: “Dân đã bắt đầu biết xuống
đường đấu tranh bất bạo động. Đói ít thì còn ôn hòa thế, vài tuần nữa, đói nhiều
không biết tình hình sẽ ra sao. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, dân không phải là
giun nên không thể cách ly kiểu giam lỏng người dân cả tháng trời mà không cung
cấp cho họ đủ sức cầm cự là coi như tiêu…”. Các kênh truyền thông của nhiều cá
nhân, tổ chức phản động cũng xuất hiện thông tin tuyên truyền, kích động tại các
khu vực cách ly về tư tưởng hận thù, chia rẽ để người dân tiến hành các hoạt động
chống đối; các đối tượng tung tin “ở lại nhiễm bệnh sẽ chết”, từ đó vẽ đường “xúi
giục người dân phá rào ra về, không thực hiện các biện pháp cách ly theo yêu cầu”.
Chúng sử dụng các bài viết thổi phồng tình hình thực tế diễn ra tại địa phương,
những video được cắt xén, lồng ghép khiến người xem không hiểu rõ đầu đuôi, bản
chất sự việc rồi tung ra để gây tâm lý căng thẳng, lo lắng trong Nhân dân, từ đó
kích động phản đối, cao hơn nữa là biểu tình, bạo loạn.
Các đối tượng được “chấm”, chọn chủ yếu là thành phần bất hảo trong xã
hội, số chống đối, tiêu cực, bất mãn, thậm chí nhiều đối tượng thuộc thành phần
chế độ cũ, từng “nợ máu” với dân với nước và hiện vẫn nuôi dưỡng lòng thù hận,
âm mưu lật đổ chế độ XHCN ở Việt Nam.
Một quy luật thường thấy trong hoạt động của các đối tượng trên, đó là khi Việt
Nam tổ chức các sự kiện lớn như: Lễ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước (30/4), Ngày Quốc khánh 2/9… các thế lực thù địch, số đối tượng
chống đối ráo riết đẩy mạnh các hành vi phá hoại, nhất là trên phương diện chính
trị, tư tưởng, trong đó thường tập trung vào phương thức tuyên truyền các luận
điệu xuyên tạc nhằm làm lung lay tư tưởng của quần chúng nhân dân.
Đáng chú ý, khi đất nước xảy ra các sự việc phức tạp (thiên tai, dịch bệnh…),
các đối tượng này đã coi đây là miếng mồi béo bở, lợi dụng để chống phá một cách điên cuồng.
Chẳng đâu xa lạ, trong thời gian qua, cuộc chiến chống đại dịch COVID-19
đang trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của dư luận, họ liên tục khai thác tung tin
giả, đăng tải nhiều bài viết xuyên tạc gây hoang mang dư luận, phủ nhận mọi công
sức của Nhà nước, Chính phủ và các ban, ngành, cản trở hoặc kêu gọi chống lại
việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước trong cuộc chiến chống COVID – 19.
Thực trạng này cho thấy, ở Việt Nam hiện nay, chúng ta không chỉ đấu tranh với
đại dịch COVID-19, mà song song với đó là cuộc chiến chống đại dịch “tin giả”.
Nguồn tán phát đại dịch đó là do virus “dân chủ” – là sản phẩm của các thế lực thù
địch và một số đối tượng “dân chủ giả hiệu” trong và ngoài nước.
Bệnh dịch do virus gây ra có thể ngăn chặn, chữa trị và đẩy lùi trong thời gian
tới. Tuy nhiên, thứ bệnh dịch “dân chủ” do một số đối tượng chống phá gây ra thì
cần rất nhiều thời gian, công sức để có thể ngăn chặn. Ở một khía cạnh nhất định,
thứ bệnh dịch “dân chủ” có thể gây ra những hậu quả nặng nề hơn gấp nhiều lần 9
bệnh dịch do virus gây ra, vì nó ẩn giấu một cách khá tinh vi trong các hoạt động
đời thường, xâm hại trực tiếp đến an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Chỉ tính riêng trong thời gian qua, các nhà “dân chủ” đã bộc lộ rõ sự xảo trá khi
tán phát nhiều tin xấu, độc trên trang facebook cá nhân, các fanpage chống phá chính quyền, Youtube…
Nội dung trong đại dịch “tin giả” này chủ yếu công kích, tạo sự nghi ngờ vào
khả năng phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam, đổi trắng thay đen các thông tin
từ phía các cơ quan Nhà nước, vu vạ chính quyền “lập lờ, thiếu minh bạch” trong
việc công bố thông tin liên quan số ca nhiễm, thậm chí còn nhẫn tâm khi cho rằng
Việt Nam che giấu số người chết vì COVID-19.
Ẩn chứa phía sau những ngôn từ tưởng chừng đầy “tính nhân văn” được các đối
tượng lan truyền trên mạng xã hội là sự thù hằn sâu sắc với chế độ. Chỉ cần một vài
phút lướt qua các trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức núp bóng “dân chủ”,
“nhân quyền” điều hành, có thể dễ dàng thấy hàng loạt bài viết được chia sẻ công
khai, rộng rãi các thông tin mang tính định hướng tiêu cực, thậm chí là xuyên tạc
sự thật về công tác phòng, chống dịch của Việt Nam.
Một đặc điểm chung ở các bài viết dạng này thể hiện sự “dân chủ” quá trớn,
bưng bô, nịnh đầm các quốc gia tư bản. Nói một cách dễ hiểu, nếu như Mỹ và các
nước phương Tây làm không tốt thì bênh vực, “cảm thương” này nọ, làm tốt thì
tâng lên tận mây xanh, nào là xứ văn minh, xứ của những người thượng đẳng; còn
Việt Nam làm không tốt thì họ chửi như hát hay, làm tốt thì không tin, cho rằng
chính quyền giấu giếm, mị dân.
Không dừng lại ở đó, khi không có thông tin mới để xuyên tạc, đả phá, họ “gặm
nhấm”, “nhai lại” thông tin cũ về các câu chuyện liên quan đến cuộc chiến chống
tham nhũng, vấn đề xây “tượng đài”, “biệt phủ” với luận điệu hết sức phi lý của
những kẻ giả nhân, giả nghĩa, yêu cầu các cán bộ, lãnh đạo này công khai tài sản
để ủng hộ chống dịch.
Trong khi đó, những đối tượng hàng ngày ca cẩm, kêu than cho dịch bệnh lại
chưa làm được một việc gì có ích cho xã hội, cho cuộc chiến đẩy lùi đại dịch
COVID-19 nhưng luôn lên giọng chê bài, đòi hỏi quyền lợi.
Ngoài ra, lợi dụng nhu cầu thiết yếu của việc đeo khẩu trang chống dịch, với vỏ
bọc ủng hộ, giúp đỡ đồng bào, các đối tượng đã phát tán những khẩu trang in logo
ba vạch (biểu tượng cờ của chế độ cũ) v.v… nhằm phô trương thanh thế. Điều này
cho thấy rõ bản chất cơ hội của những kẻ “mượn gió bẻ măng”.
Đặc biệt, thực hiện trò “té nước theo mưa”, đám “dân chủ rởm” còn đồng loạt
chia sẻ thông báo của Tổ chức Người Bảo vệ Nhân quyền yêu cầu “Việt Nam nên
phóng thích tất cả tù nhân lương tâm trước đại dịch Coronavirus”, với lý do rất
lãng xẹt: “Đảng Cộng Sản Việt Nam hãy trả tự do cấp thời cho tất cả tù nhân lương
tâm vì ngay lúc này sức đề kháng họ rất yếu. Hãy vì sự tồn vong của đất nước mà
tạo phúc lành cho Bá Tánh”… Lời kêu gọi này diễn ra trong bối cảnh một số quốc 10
gia như Mỹ, Pháp, Iran, Italia… trở thành ổ dịch của COVID-19.
Chính vì thế, các quốc gia này đã ban bố lệnh khẩn cấp thả tự do cho hàng trăm,
nghìn phạm nhân vì lý do nhằm giảm thiểu các đám đông trong bối cảnh dịch
COVID-19 đang hoành hành và bắt đầu lây lan trong hệ thống nhà tù, dẫn đến
nguy cơ lây chéo không kiểm soát được. Trong khi đó, nguồn tin từ Bộ Công an
Việt Nam cho hay, tất cả các nhà tù trong hệ thống giam giữ ở Việt Nam đều được
đặt ở trạng thái an toàn tốt nhất cho các phạm nhân, không để dịch bệnh COVID-
19 có điều kiện len lỏi vào khu vực giam giữ các phạm nhân.
Chính vì vậy, việc kêu gọi thả các phạm nhân được gắn mác là “tù nhân lương
tâm” mà đám “dân chủ rởm” đặt hệ quy chiếu là “tội phạm ít nguy hiểm” chỉ là cái
cớ để họ quốc tế hóa các vấn đề chính trị ở Việt Nam, kêu gọi can thiệp vào công
việc nội bộ của Việt Nam.
IV. Hậu quả của diễn biến chiến lược hòa bình ở Việt Nam.
1. Những vấn đề nảy sinh
Sau khi Đà Nẵng xuất hiện ca dương tính với SARS-CoV-2 đầu tiên, ngay lập
tức thông tin sai sự thật về dịch Covid-19 tái bùng phát trên mạng xã hội. Những
thông tin vô lý, không căn cứ, thậm chí là bịa đặt liên tục xuất hiện trên mạng xã
hội và được chia sẻ với tốc độ chóng mặt trong những ngày qua. Lý do thì muôn
hình vạn trạng, người đưa tin muốn tỏ ra mình tiếp xúc được với nhiều nguồn tin,
biết nhiều thông tin bí mật, khoe mẽ trong cộng đồng mạng.
Thậm chí, có người thì lý do chỉ muốn tăng lượng tương tác để bán hàng online
thuận lợi. Các thông tin giả nhanh chóng xuất hiện rồi cũng nhanh chóng bị gỡ bỏ
khi cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt xử lý.
Trong 2 ngày 29 - 30/7, Thanh tra Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh đã ban hành
quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với chủ tài khoản Facebook H.K.L. (trú tại
phường Tân Phong, quận 7) vì thông tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid- 19.
Trước đó, ngày 27/7, chủ tài khoản H.K.L. đã đăng trên mạng xã hội: “Có thông
tin ở Đà Nẵng 1 ca chết rồi mọi người ơi. Nhiễm hơn 100 ca rồi, nghe nói mà
không biết Sài Gòn có ai dính không nữa. Không thì toang luôn”. Cơ quan chức
năng xác định, thời điểm đó, nội dung mà chủ tài khoản H.K.L. đăng tải là thông
tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận, gây ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch ở Việt Nam.
Trước đó, ngày 29/7, Thanh tra Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh cũng ban hành
quyết định xử phạt 7,5 triệu đồng đối với nữ ca sĩ Hòa Minzy vì chia sẻ thông tin 11
giả mạo về phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về công tác phòng chống
dịch Covid-19. Trước Hòa Minzy, các nghệ sĩ khác như Đàm Vĩnh Hưng, Ngô
Thanh Vân, Cát Phượng cũng từng bị Thanh tra Sở TT&TT TP Hồ Chí Minh xử
phạt vì phát ngôn, chia sẻ những thông tin sai liên quan đến dịch Covid-19.
Liên quan nội dung thông tin giả mạo về phát ngôn của Phó Thủ tướng Vũ
Đức Đam, mới đây, hàng loạt chủ tài khoản cũng đã bị cơ quan chức năng xử phạt.
Trong ngày 29/7, Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Quảng Ninh đã xử phạt hành chính 7,5
triệu đồng đối với Đặng Thị Thu Sen (trú tại TP Hạ Long, Quảng Ninh), chủ tài
khoản Mốt Ngọc Sen. Ngày 28/7, Thanh tra Sở TT&TT tỉnh Thừa Thiên Huế đã
ban hành quyết định xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng đối với Vương Thị
T.H. (SN 1995, trú tại TP Huế), chủ tài khoản facebook Vương Huyền Túi.
Khi Quảng Ngãi xuất hiện ca bệnh 419, việc bệnh nhân đi xe Thanh Hường,
tuyến Đà Nẵng - Quảng Ngãi, nhiều tài khoản mạng xã hội đã đăng tải và chia sẻ
danh sách 121 người và cho đó là số hành khách đi xe Thanh Hường. Công an
Quảng Ngãi xác định, đây thực chất là danh sách bệnh nhân khám bệnh trong chiều
24/7, trùng thời điểm bệnh nhân 419 đi khám tại Bệnh viện Đa khoa TP Quảng
Ngãi. Công an tỉnh Quảng Ngãi đã làm việc với hơn 10 chủ tài khoản facebook,
xác định từng hành vi để xử lý.
2. Ảnh hưởng lên xã hội.
Về tổng thế, những tác động của đại dịch Covid - 19 trên bình diện quốc tế
cũng là những tác động tới Việt Nam. Tuy nhiên, do điều kiện cụ thể của Việt Nam,
mà những tác động đó có những đắc điểm, sắc thái và mức độ khác nhau, có thể nêu khái quát như sau :
1) Về y tế : Xét về quy mô và mức độ nghiêm trọng, cho đến nay, do Việt
Nam nhận thức sớm tính nguy hiểm của đại dịch và triển khai nhanh, quyết liệt
một số giải pháp phòng, chống, mà tác hại của đại dịch về mặt y tế ở mức độ thấp
trong tương quan của thế giới và khu vực (dến 10/8/2020 có 841 người lây nhiễm,
13 người tử vong; chi phí cho phòng chống dịch cũng không cao so với các nước).
Tác động của đại dịch Covid - 19 cũng cho thấy những mặt mạnh của hệ thống y tế
Viêt Nam, như hệ thống y tế dự phòng, y tế cộng công cộng tương đối mạnh, đội
ngũ chuyên gia trình độ cao, có sự chỉ đạo thống nhất, phản ứng nhanh, tương đối
hiệu quả. Tuy nhiên, cũng làm bộc lộ những hạn chế mà nếu dịch lây lan mạnh,
rộng, số người lây nhiễm lớn sẽ rất khó khó khăn trong việc phòng chống, như
nguồn lực và tiềm lực y tế có hạn, cơ sở vất chất, trang thiết bị còn nhiều bất cập, thiếu thốn.
2) Về kinh tế : Đại dịch bệnh COVID-19 có tác động rất mạnh, thậm chí là
nghiêm trọng đến kinh tế - xã hội Việt Nam, thể hiện tập trung ở tăng trưởng GDP
2019 là 7,02%, sáu tháng đầu năm 2020 giảm xuống chỉ còn 1,81%, thấp nhất 12
trong 10 năm qua (trong đó quý II chỉ tăng 0,36%). Tác động của nó là nhiều chiều
lên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế - xã hội; thể hiện chính ở suy giảm tăng
trưởng, đầu tư và thương mại; làm gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất quan trọng;
suy giảm tiêu dùng tác động lớn đến du lịch và dịch vụ. Mặc dù, về quy mô tuyệt
đối, nền kinh tế Việt Nam cón khá khiêm tốn, GDP năm 2019 mới khoảng 267 tỷ
USD, song do độ mở của nền kinh tế lớn, nên tác động của đại dịch Covid - 19 còn
bị ảnh hưởng rất lớn từ biến động của các đối tác lớn (Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật
bản, Hàn Quốc…). Sự ảnh hưởng này mang tính hai mặt: nhìn tổng thể, sự đứt gãy
các các chuỗi cung ứng và thương mại (vào ra) từ các đối tác làm suy giảm sản
xuất kinh doanh của Việt Nam; mặt khác sự đứt gãy các chuỗi cung ứng trong nội
tại các nước đối tác dẫn đến sự thiếu hụt một số sản phẩm hàng hóa thiết yếu vẫn
cần phải nhập khẩu (lương thực, thực phẩm, khẩu trang y tế, thiết bị bảo hộ y
tế…). Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam “lách cửa” đi vào; chính vì vậy,
trong lĩnh vực nông nghiệp, bên cạnh những sản phẩm gặp khó khăn, suy giảm,
vẫn có những sản phẩm có được sự phát triển sản xuất và xuất khẩu khả quan, là
nhân tố cơ bản tạo nên xuất siêu hơn 5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2020.
Do cấu trúc của kinh tế Việt Nam, cũng như độ mở cửa và tham gia vào
chuỗi giá trị quốc tế khác nhau, nên sự tác động của đại dịch Covid - cũng khác
nhau : Đối với lĩnh vực nông nghiệp, chịu tác động nhiều là sản xuất các sản phẩm
xuất khẩu khi các nước đối tác “đóng cửa biên giới” và một số lĩnh vực là đầu vào
cho sản xuất nông nghiệp. Đối với lĩnh vực công nghiệp và xây dựng, nhóm chịu
ảnh hưỏng nhiều nhất là dệt may, da giày; sản xuất giấy; sản xuất sản phẩm từ gỗ;
sản xuất, kinh doanh thép... Riêng lĩnh vực điện thoại, điện tử, điện máy và linh
kiện, chủ yếu là doanh nghiệp FDI, do tỷ lệ nội địa hóa còn thấp (khoảng 5-10%),
tỷ trọng đóng góp trong nước cho xuất khẩu cũng rất thấp (khoảng 8%), do đó mức
độ tác động của dịch Covid-19 là tương đối nhỏ. Đối với lĩnh vực dịch vụ, chịu ảnh
hưởng lớn là vận tải (hàng không, đường sắt, đường thủy…), du lịch, lưu trú, ẩm
thực, dịch vụ y tế và giáo dục, đào tạo…
Doanh nghiệp Việt Nam (Doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI), nhất
là các doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi cung ứng và thương mại quốc tế, định
hướng xuất khẩu, đều phụ thuộc lớn vào “đầu vào, đầu ra” từ các đối tác lớn, nên
quy mô tác động đến các doanh nghiệp là rất rộng (dự báo 85% DN bị tác động,
hơn 80% doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu), hầu hết các doang nghiệp đều bị cắt
giảm, thậm chí bị ngưng các đơn đặt hàng (cả đầu vào và đầu ra; hiện nay chỉ có
30-50% tỷ lệ các đơn hàng vẫn tiến hành giao cho khách đúng tiến độ, trong khi đó
tỷ lệ các đơn hàng bị khách yêu cầu dừng là 20-40%, yêu cầu hủy là 20-30%;
nhưng xu hướng tiêu cực vẫn đang tăng lên do đại dịch Covid - 19 trên toàn thế
giới vẫn chưa tới đỉnh và đang diễn biến rất phức tạp, nhiều nước phải thực hiện
phong tỏa xã hội, cách ly xã hội trở lại). Đây là thách thức lớn nhất đối với các doanh nghiệp. 13
Sự tác động tiêu cực mang tính chất “dây truyền” giữa các lĩnh vực được thể
hiện rất rõ và nghiêm trọng: Các giải pháp đóng cửa biên giới, phong tỏa xã hội,
cách ly xã hội…dẫn đến các hãng hàng không, giao thông công cộng bị dừng lại và
thiệt hại nặng nề (Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, đại dịch có thể làm
giảm doanh thu của các hãng hàng không Việt Nam khoảng 25.000 tỷ đồng năm
2020), kéo theo du lịch bị thiệt hại (tổng số khách du lịch quốc tế 7 tháng đầu năm
2020 giảm hơn 61%), các khách sạn lưu trú bị đóng cửa, kéo theo đóng cửa các
nhà hàng dịch vụ ẩm thực, từ đó lại tác động tiêu cực đến dịch vụ cung ứng thực
phẩm, cuối cùng là tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp. Các lĩnh vực khác
cũng có tác động dây truyền như vậy. Vấn đề đặt ra là, các doanh nghiệp có tiềm
lực của nhỏ, nguồn lực hỗ trợ của nhà nước cũng hạn chế, do đó dịch kéo dài sẽ
làm cho rất nhiều doanh nghiệp “hụt hơi”, không trụ lại được, có rất nhiều doanh
nghiệp đứng trước nguy cơ thua lỗ[4], phá sản.
3) Về văn hóa, xã hội : Tác động trực tiếp, sâu rộng nhất là suy giảm lao
động, việc làm, thu nhập và đời sống của người dân, nhất là nhóm lao động trong
các khu vực phi chính thức, đối tượng yếu thế, lao động trong các doanh nghiệp
mang tính chất gia công (may mặc, giầy da…) phụ thuộc cả về đầu vào và đầu ra
từ nước ngoài khi các chuỗi cung ứng và thị trường bị đứt gãy. Theo các thống kê
sơ bộ, cho đến nay (7-2020), đại dịch Covid - 19 đã tác động đến hơn 30 triệu lao
động, trong đó có gần 8 triệu lao động giảm việc làm, hơn 1,4 triệu lao động mất
việc làm. Hàng triệu lao động đang phải nghỉ không lương hoặc phải giãn, giảm
thời gian làm việc, thu nhập giảm sút, không có đóng bảo hiểm xã hội.
4) Về tâm lý xã hội, Bên cạnh những nét chung về tác động của đại dịch
Covid - 19 trong lĩnh vực tâm lý xã hội, ở Việt Nam cũng có những đặc điểm cụ
thể hơn : mặc dù trong xã hội cũng xuất hiện tâm lý lo lắng, bất an khi dịch bùng
phát và kéo dài; cũng có những tư tưởng vị kỷ, ích kỷ, coi thường, hiện tượng lợi
dụng tác động của dịch để kinh doanh lừa đảo, trục lợi. V.
Biện pháp để phòng chống chiến dịch hòa bình.
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp cũng như diễn biến hòa bình mùa dịch,
chống phá mùa dịch với những thông tin sai trái, xuyên tạc đã đề cập ở trên mỗi cá
nhân đều phải có tinh thần làm rõ thông tin, cảnh giác trước các kích động nhân
dân, kịp thời báo công an để theo dõi, tham mưu chính quyền địa phương xử phạt hành chính.
Luôn tin tưởng và chủ động tuyên truyền đường lối chính sách đúng đắn của
chính quyền trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
Chủ động làm rõ và phổ biến đến mọi người hiểu và không nghe theo những
luận điều xuyên tạc, công kích chính quyền, chống phá nhằm bôi nhọ, hạ thấp uy
tín đối với Đảng, Nhà nước Việt Nam, đả kích thể chế chính trị Việt Nam. 14
Tuyên truyền khi có dịch, nhất là những đợt bùng phát, từ Trung ương đến địa
phương, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân tập trung lãnh đạo, tổ chức, thực hiện
các biện pháp phòng, chống dịch với tinh thần quyết liệt, thần tốc “chống dịch như
chống giặc”, “chủ động tấn công, đi trước chặn đầu, không chạy theo sau dịch
bệnh”, bảo đảm an toàn về sức khỏe, tính mạng người dân, hạn chế thấp nhất ảnh
hưởng đến việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Thực tế thời gian qua, Việt Nam huy động sự vào cuộc mạnh mẽ của cả hệ
thống chính trị và toàn dân để nhanh chóng kiểm soát tình hình, đẩy lùi dịch bệnh.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, các địa phương triển khai quyết liệt, kịp thời, đồng
bộ các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn dịch, không để bị động, bất ngờ.
Sau khi phát hiện bệnh, từng ngõ xóm, khu phố, doanh nghiệp lập tức được cơ
quan chức năng thần tốc truy vết, xét nghiệm, cách ly, điều tra dịch tễ, khoanh
vùng nhanh gọn, điều trị, dập dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Với kết quả đạt được, Việt Nam đã khống chế thành công, hiệu quả nhiều đợt
dịch bệnh được nhân dân đồng tình, ủng hộ, cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá
cao. Từ thực tế đó, có thể thấy không có chuyện chúng ta lơ là, thờ ơ trong công tác phòng, chống dịch.
Phát huy tinh thần đùm bọc, sẻ chia trong lúc khó khăn, hạn chế dịch bệnh lây
lan ra cộng đồng, hệ thống chính trị và người dân đã có nhiều hành động thiết thực.
Việc Thủ tướng Chính phủ nêu sáng kiến, kêu gọi hình thành quỹ vaccine lúc
này là rất cần thiết. Việc tương tự không phải bây giờ mới có mà ngay từ khi Chính
phủ lâm thời mới thành lập, Hồ Chủ tịch cũng nhiều lần kêu gọi như “Hũ gạo
chống đói”, “Tuần lễ vàng”... Đó không chỉ là chia sẻ với nhà nước mà còn là
nghĩa đồng bào, thể hiện tinh thần tương thân, tương ái, truyền thống tốt đẹp, nhân văn của chế độ.
Trong khu cách ly, bệnh nhân được điều trị, chăm sóc chu đáo; các đoàn thể
Mặt trận, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Liên đoàn Lao động…phối hợp cùng các
hội, nhóm, nhân dân phát động nhiều phong trào, hỗ trợ công nhân.
Người dân, đoàn viên, thanh niên tình nguyện hỗ trợ nấu cơm, dựng trại, khử
khuẩn, lau dọn đón các đoàn tình nguyện; Công an, Bộ đội giúp dân thu hoạch lúa,
hoa màu… Công nhân được người dân địa phương san sẻ nắm gạo, mớ rau để cùng nhau vượt khó.
Những tấm lòng nhân ái, nghĩa cử đồng bào ấy không chỉ góp phần đẩy lùi dịch
bệnh mà còn lan tỏa những giá trị tốt đẹp. Không có chuyện người dân bị “bỏ rơi”,
bệnh nhân bị “bỏ đói”, “người dân thờ ơ” như luận điệu kẻ xấu đưa ra.
Lợi dụng dịch bệnh để thông tin sai trái, xuyên tạc với mục đích kích động,
chống phá hay giật gân, câu view… là hành vi phạm pháp, vô cảm, vô đạo đức
trong lúc dịch bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình an ninh- quốc phòng.
2. Báo Đảng Cộng Sản Việt Nam.
3. Báo Tuyên Giáo- Tạp chí thuộc ban Tuyên Giáo Trung Ương. 4. Báo Công An Nhân Dân. 16