-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Chiến lược sản xuất và kinh doanh - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Chiến lược sản xuất và kinh doanh - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Chiến lược sản xuất và kinh doanh - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển
Chiến lược sản xuất và kinh doanh - Kinh tế chính trị Mác-Lênin | Học viện Chính sách và Phát triển được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (HCP) 64 tài liệu
Trường: Học viện Chính sách và Phát triển 360 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Chính sách và Phát triển
Preview text:
I. Cơ sở lý luận Xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh
1. Các khái niệm, định nghĩa -
Chiến lược sản xuất là một hoặc một số đề xuất đã được thống nhất, mang tính khái quát
và cơ bản nhằm dẫn dắt hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đạt được mục đích chung
của tập thể dựa vào nguồn lực hiện tại của công ty. -
Chiến lược kinh doanh là nội dung tổng thể trong một bản kế hoạch kinh doanh theo trình
tự, bao gồm chuỗi các phương pháp, cách thức hoạt động kinh doanh xuyên suốt trong
một thời gian dài.Các quy luật kinh tế
2. Vai trò của chiến lược sản xuất kinh doanh -
Một chiến lược kinh doanh đúng đắn đảm bảo sự tồn tại lâu bền của doanh nghiệp trên thị
trường, củng cố vị trí của họ mang lại lợi ích dài hạn cho doanh nghiệp. -
Chiến lược giúp cho doanh nghiệp thấy rõ hướng đi của mình trongvtương lai, là cơ sở
cho những quyết định sản xuất và đạt được mục tiêu cụ thể nhất định. -
Dựa vào chiến lược đã được định hướng, doanh nghiệp có khả năng khai thác những cơ
hội và giảm bớt những rủi ro gắn liền với môi trường. Hoàn cảnh môi trường doanh
nghiệp phải đương đầu luôn thay đổi, nó bao hàm những cơ hội và những mối đe dọa. -
Chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định thống nhất và chủ
động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó còn giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả
tài nguyên để đưa đến mức lợi nhuận cao hơn. -
Chiến lược sản xuất kinh doanh được xây dựng trong mối quan hệ chặt chẽ với các chiến
lược khác của doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có thể được xây dựng trong một thời
gian dài hoặc cho vài năm dưới dạng các phương án kinh doanh.
3. Quy luật kinh tế cơ bản 3.1. Quy luật giá trị -
Ở đâu có trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt động của quy luật giá trị -
Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải được tiến hành dựa trên
hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy họ phải luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động
cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã hội cần thiết. -
Giá cả luôn vận động xung quanh giá trị hàng hóa 3.2. Quy luật cung cầu -
Quy luật cung cầu là quy luật kinh tế điều tiết quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường. -
Quy luật cung cầu điều tiết quân hệ sản xuất và lưu thông hàng hóa -
Quy luật cung cầu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, thường xuyên tác động lẫn nhau và
ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị; ngược lại
cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị; nếu cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị.
3.3. Quy luật cạnh tranh -
Quy luật cạnh tranh biểu hiện ở quan hệ ganh đua lẫn nhau giữa các chủ thể kinh tế trong
nền sản xuất và trao đổi hàng hóa nhằm thu được lợi ích tối đa. -
Các hình thức cạnh tranh:
Cạnh tranh nội ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trong cùng một loại hàng hóa.
Cạnh tranh ngoại ngành: là cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất kin doanh giữa các ngành khác nhau
II. Giới thiệu về Doanh nghiệp -
Tên công ty: công ty TNHH sữa -
Trụ sở chính: An Khánh – Hoài Đức -
Các sản phẩm chính sản xuất của doanh nghiệp: Sữa tươi, sữa chua, các sản phẩm đồ
ăn, đồ uống từ sữa,... III.
Phân tích môi trường kinh doanh 1. Triển vọng của ngành
Sữa là nguồn thực phẩm cung cấp canxi, vitamin D và kali ở chế độ ăn của người lớn và trẻ em.
Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của việt Nam những
năm gần đâu có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống
kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập
khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành đã
có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người dân lao
động, góp phần bảo đảm đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắt
xích quan trọng của nền nông nghiệp Việt nam.
Trong những năm tới việc dân số tăng, thu nhập người dân tăng kéo theo chi tiêu nhiều
hơn và những quan tâm ngày một nhiều hơn của người Việt Nam về các sản phẩm chăm
sóc sức khỏe, ngành sũa đươc kì vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Ngành
sữa Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển và đang được các nhà đầu tư trong và ngoài nước chú trọng. 4. Thị trường
Theo Euromonitor, thị trường sữa Việt Nam ước đạt 135.000 tỉ đồng trong năm 2020, tăng
hơn 8% so với năm 2019, nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh của các ngành hàng sữa chua và
sữa uống. Các ngành hàng tăng trưởng cao gồm sữa uống 10%, sữa chua 12%, phô mai
11%, bơ 10% và các sản phẩm từ sữa khác 8% trong khi sữa bột chỉ tăng 4% về giá trị.
Tốc độ tăng trưởng lượng tiêu thụ mặc dù ở mức dương nhưng thấp, đạt 2,1-3,9% so với
năm trước. Trong số các mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), sản phẩm từ sữa (chiếm
13% tổng sản lượng tiêu thụ hàng FMCG). 5. Đối thủ cạnh tranh
Trong thị trường hiện nay, có rất nhiều hãng sản xuất cạnh tranh dẫn tới nhiều sản phẩm
mới được ra đời từ đó mà các công ty phải tăng trưởng lượng cung để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Ước tính tới cuối năm 2020, Vinamilk vẫn chiếm thị phần cao nhất ngành sữa với 43,3%.
Nếu tính thêm cả Mộc Châu Milk, 2 doanh nghiệp này chiếm hơn 45% thị trường. Đứng
sau Vinamilk là FrieslandCampina với 15,8%, còn lại các doanh nghiệp khác giữ dưới 10% thị phần.
Biểu đồ thể hiện điểm tiếp cận thương hiệu sữa ở Việt Nam
Xét về tính thương hiệu, Vinamilk dường như chiếm trọn lòng tin của người tiêu dùng
Việt Nam. Giống như khi nhắc đến xe máy, ta nghĩ ngay tới Honda. Nhắc đến bột giặt, ta
nghĩ ngay đến Omo. Và khi nhắc đến sữa, 99% người Việt gọi tên Vinamilk. Đây cũng trở
thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất đối với Doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn các đối thủ cạnh
tranh khác như Nutifood, Dutch Lady và TH true Milk, VitaDairy,... 6. Khách hàng
Hướng tới tất cả mọi người có nhu cầu sử dụng mặt hàng sữa đặc biệt là trẻ em từ 3 tuổi
trở lên và người lớn tuổi.
Hiện nay thị trường đang có xu hướng phát triển các loại sữa cho lứa tuổi thanh thiếu niên và trung niên
IV. Xây dựng chiến lược sản xuất và kinh doanh 1. Mục tiêu
Được thành lập từ năm 2022 cho đến nay ,công ty của chúng tôi đã ngày càng được
mở rộng, ngày càng được khách hàng ưa chuộng. Hiện tại, trong thời gian sắp tới công ty
đang đề ra mục tiêu sẽ trở thành một trong số những công ty đi đầu về ngành chế biến thực phẩm.
Với sứ mệnh cải tiến dòng sữa, mang đến những sản phẩm được làm từ sữa lành
mạnh, cải thiện sức khỏe người tiêu dùng, nhân viên công ty không ngừng cố gắng. Lãnh
đạo công ty không ngừng học hỏi hằng ngày để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng, đem đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất
7. Phân tích nội bộ công ty - Ma trận SWOT 2.1. Điểm mạnh -
Đón đầu những tiến bộ của nền khoa học kĩ thuật,ứng dụng vào sản xuất -
Giúp nâng cao năng suất sản phẩm, giảm chi phí nhân công -
Nguồn lao động nhân lực trẻ -
Nhân lực lao động trẻ giúp bắt kịp xu hướng thời đại -
Chiến lược Marketing ổn định và tốt -
đưa ra những chiến lược kế hoạch Marketing phù hợp và kịp thời với tình hình thực tế 2.2. Điểm yếu -
Là một thương hiệu mới chưa được nhiều người biết đến -
Chưa tự chủ được nguồn nguyên liệu -
Chưa tự cung cấp được nguồn nguyên liệu cho sản xuất của doanh nghiệp, bị lệ thuộc vào doanh -
Sản phẩm có hạn sử dụng không lâu 2.3. Cơ hội -
Lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu lớn: Việt Nam vẫn là một đất nước có
lượng khách hàng tiềm năng cao và có nhu cầu tiêu thụ sữa lớn mà doanh nghiệp có thể tận dụng. -
Nhu cầu sử dụng sữa của mọi người vẫn đang tăng cao: Hầu hết người Việt Nam đều
có nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ sữa. Bên cạnh việc bổ sung dinh dưỡng, nhiều
người còn sử dụng các sản phẩm từ sữa cho việc làm đẹp hoặc nấu ăn. -
Phương tiện truyền thông vững chắc: tuyên truyền, quảng cáo trên các trang mạng xã
hội để tăng sự nhận diện thương hiệu -
Ứng dụng các công nghệ mới 2.4. Thách thức - Mức độ cạnh tranh cao:
Thị trường sữa là một thị trường có mức độ cạnh tranh cao.
Là doanh nghiệp khởi nghiệp, còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm
Ngoài các thương hiệu cạnh tranh trong nước khá quen mặt như VinaMilk,
Nutifood,TH True Milk,Fami…, Đồng thời hiện nay cũng phải đối mặt với nhiều
sự cạnh tranh từ sản phẩm sữa nhập khẩu từ nước ngoài.
qsức khỏe thì người việt nam có xu hướng ưa chuộng sản phẩm nước ngoài. 3. Chiến lược
3.1. Phát triển sản phẩm
Ngay từ giai đoạn ban đầu, công ty đã chú trọng việc xây dựng, phát triển đa dạng hóa các loại
sản phẩm. Với phương châm hoạt động “chú trọng làm ra sản phẩm tốt, chất lượng cao, trải qua
các giám định, kiểm nghiệm khoa học lẫn thực tế thì mới có thể thuyết phục được khách hàng tiềm năng”.
3.2. Tập trung truyền thông
Bên cạnh việc phát triển và giữ vững chất lượng sản phẩm, khâu truyền thông và marketing rất
được chú trọng để nâng cao vị thế thương hiệu của mình. Với tình hình thị trường cạnh tranh như
hiện nay, một thương hiệu sữa được người tiêu dùng đón nhận không chỉ cần mang lại sản phẩm
an toàn, vệ sinh, thơm ngon mà còn mang lại những giá trị khác cho người tiêu dùng, như sự tiện lợi, tính bền vững,...
Công ty cũng chú trọng và dành nhiều thời gian để nghiên cứu, cải tiến bao bì sản phẩm, thiết kế
các mẫu mã bao bì mới. Ngoài ra, các kênh truyền thông, mạng xã hội cũng được công ty tận
dụng để quảng bá hình ảnh, thương hiệu của mình. Các hệ thống kênh phân phối như siêu thị, đại
lý, các điểm bán lẻ cũng được công ty tận dụng một cách triệt để. Nỗ lực mở rộng thị trường tiềm năng.
3.3. Mở rộng thị phần trong nước
Vì là một doanh nghiệp mới nên luôn có tham vọng mở rộng thị trường, tăng thị phần của mình.
Để có thể đạt được mục tiêu này, công ty đã luôn không ngừng nỗ lực để đạt được cùng một lúc
cả 3 vấn đề cốt lõi, đó chính là chất lượng, giá cả và phong cách phục vụ. Công ty chú trọng đầu
tư xây dựng thương hiệu thật tốt, cũng như mở rộng thị trường nhiều hơn nữa.
3.4. Quản trị nhân lực
Công ty cũng tiếp tục đầu tư thêm con người. Tập trung vào đào tạo và cải thiện chất lượng nhân sự cũng
là một hoạt động trong chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh việc chăm lo đời sống cho các
nhân viên thuộc công ty, công ty mở rộng đầu tư để nâng cao trình độ tay nghề của từng bộ phận. Công ty
cải thiện chất lượng của môi trường làm việc tại văn phòng cũng như nhà máy, điều này nhằm phát huy
một cách hiệu quả nhất năng lực làm việc của từng cá nhân, thành viên trong công ty.
3.5. Kĩ thuật công nghệ -
Sản xuất sữa tươi tiệt trùng với thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến hàng
đầu Việt Nam. Nhà máy hoạt động trên một dây chuyền tự động, khép kín, từ khâu
nguyên liệu đầu vào đến đầu ra sản phẩm. -
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng thay đổi công nghệ quản lý chất lượng sản phẩm theo
đối tượng sản phẩm sang quản lý chất lượng theo hệ thống mang tính khoa học như:
ISO 9000-2000, HACCP (phân tích mối nguy hại và kiểm soát điểm tới hạn). -
Đang đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đồng bộ, đạt các chỉ tiêu
môi trường của Việt Nam về BOD, COD, TSS…