Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới | Tiểu luận HP1 đường lối quốc phòng an ninh
Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân. Nội dung cơ bản chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Đường lối quốc phòng và an ninh
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
----------***---------- TIỂU LUẬN
HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH Đề tài:
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa trong tình hình mới
Sinh viên: TRỊNH TUYẾT ANH
Mã số sinh viên: 2151100007
Lớp 14: QUẢNG CÁO K41
Hà nội, tháng 11 năm 2021 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................3
Tính tất yếu của đề tài.............................................................................. 3
NỘI DUNG................................................................................................4
1. Những vấn đề chung về chiến tranh nhân dân…………….............. 4
2. Nội dung cơ bản chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc…………... 7
3. Quan điểm của Đảng về chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.……10
4. Một số nội dung chủ yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc..19
KẾT LUẬN.................................................................................................. 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 24
CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA MỞ ĐẦU
Tính tất yếu của đề tài:
Từ thực tiễn chống giặc ngoại xâm, dân tộc ta đã hình thành nghệ thuật chiến
tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch
nhiều, lấy chất lượng cao thắng số lượng đông. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng cho rằng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nên phải dựa chắc vào
dân, coi dân là gốc, là cội nguồn của sức mạnh. Câu nói ấy càng khẳng định tính
tất yếu của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chiến tranh nhân dân là một trong những quan điểm, tư tưởng cơ bản trong
đường lối quân sự của Đảng, là nghệ thuật, đồng thời là quy luật giành thắng lợi
của dân tộc ta trong quá trình bảo vệ thành quả cách mạng, chống lại cuộc chiến
tranh xâm lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
Ngày nay, âm mưu và thủ đoạn của kẻ thù đã đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ
Tổ quốc Việt nam XHCN trong tình hình mới. Đứng trước tình hình đó, Đảng ta
cần phát huy, kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo nghệ thuật chiến tranh
nhân dân, tăng cường sức mạnh toàn dân để thực hiện tốt 2 nhiệm vụ chiến
lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC 1.1. Khái niệm:
- Chiến tranh nhân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là cuộc chiến
tranh do toàn thể nhân dân Việt Nam tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng Sản Việt Nam, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt, nhằm bảo vệ
vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Lực lượng tiến hành chiến tranh là lực lượng toàn dân dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng Sản Việt Nam, bao gồm lực lượng quân sự và lực lượng chính trị,
trong đó lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
- Nghệ thuật tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa là sự kế thừa tinh hoa quân sự của lịch sử nhân loại, truyền thống đánh
giặc của cha ông, phát triển nghệ thuật chiến tranh nhân dân lên một trình độ
mới, với chất lượng cao hơn. Đó là nghệ thuật phát động toàn dân chung sức
đánh giặc, lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, đánh bằng mọi loại vũ khí kết hợp
với đánh bằng các loại vũ khí, phương tiện hiện đại, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.
- Phương pháp tiến hành chiến tranh là kết hợp vừa hài hòa vừa chặt chẽ lực
lượng chính trị với lực lượng vũ trang, đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang,
kết hợp tác chiến bằng chiến tranh nhân dân địa phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực.
1.2. Tính chất, đặc điểm:
1.2.1. Tính chất của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
- Là cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, lấy lực lượng vũ trang ba thứ
quân làm nòng cốt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Là cuộc chiến tranh hoàn toàn chính nghĩa, tự vệ cách mạng nhằm bảo vệ độc
lập tự do của dân tộc, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ
của đất nước, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ nhân dân và
thành quả của cách mạng.
- Là cuộc chiến tranh mang tính hiện đại (hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự).
=> Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa có 3 tính
chất cơ bản để phân biệt với các cuộc chiến tranh khác. Nổi bật, đây là cuộc
chiến tranh của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; là cuộc chiến tranh chính
nghĩa, tự vệ mang tính hiện đại dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
1.2.2. Đặc điểm của chiến tranh trong nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa là cuộc chiến
tranh mang đặc điểm toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường và quyết liệt, phức tạp.
- Là cuộc chiến tranh toàn dân: Cuộc chiến tranh này phải dựa vào sức mạnh
của toàn dân, phải động viên, phát huy cao độ sức mạnh vật chất và tinh thần của
toàn dân trong đó lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt mới có thể giành
được thắng lợi trước cuộc tiến công của kẻ thù hung bạo.
- Là cuộc chiến tranh toàn diện: Mục đích chiến tranh xâm lược của địch là xóa
bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta, buộc ta phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Chúng đánh ta bằng
mọi thủ đoạn, trên mọi lĩnh vực. Bởi vậy, chúng ta phải tiến hành đấu tranh toàn
diện trên tất cả các lĩnh vực: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao … Thông qua
các mặt đấu tranh đó mà toàn dân tham gia trực tiếp, gián tiếp vào cuộc chiến
tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Các mặt đấu tranh này đều diễn ra hết sức phức
tạp, quyết liệt, đan xen nhau ngay từ đầu cũng như suốt quá trình chiến tranh,
trong đó đấu tranh quân sự với địch trên chiến trường giữ vai trò chủ yếu, mang ý nghĩa quyết định.
- Là cuộc chiến tranh được tiến hành với tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự
cường: Trong điều kiện mới của đất nước, chúng ta tiến hành cuộc chiến tranh
có nhiều thuận lợi do công cuộc đổi mới đem lại. Nhưng chúng ta đang phải đối
phó với kẻ thù xâm lược, có tiềm lực về kinh tế, quân sự, có vũ khí công nghệ
cao, trong lúc nguồn viện trợ của các nước đối với ta như trong chiến tranh giải
phóng trước đây không còn nữa. Bởi vậy, chúng ta phải dựa vào sức mình là
chính, phải phát huy tính độc lập tự chủ, tự lực tự cường của toàn dân tộc, phát
huy sức mạnh của các cấp, các ngành, các địa phương để tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng địch.
- Là cuộc chiến tranh quyết liệt và phức tạp: Nếu chiến tranh xảy ra thì ta vẫn là
một nước nhỏ phải lấy vũ khí, trang bị kém hiện đại chống lại kẻ thù có vũ khí
có công nghệ cao, vẫn phải lấy sức mạnh tổng hợp để đánh thẳng kẻ thù có sức
mạnh về kinh tế, vũ khí, trang bị hiện đại. Điều cơ bản là phải phát huy truyền
thống nghệ thuật quân sự của dân tộc ta: lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, lấy
chất lượng cao, sức sức mạnh tổng hợp của toàn dân để đánh lại kẻ thù có quân
số đông, vũ khí, trang bị hiện đại, có tiềm lực lớn về kinh tế và quân sự.
Quân ủy Trung ương trong niềm vui thắng trận năm 1975. (ảnh tư liệu)
=> Như vậy, chiến tranh nhân dân Việt Nam bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong tình hình mới có 4 đặc điểm cơ bản, 4 đặc điểm trên thể hiện sự đoàn kết,
tính chủ động và mục đích của chúng ta trong chiến tranh, đó là ta phải bảo vệ
được độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chế độ xã hội chủ
nghĩa; đồng thời, qua đặc điểm chúng ta cũng thấy được tính khẩn trương, phức
tạp, quyết liệt của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.
2. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ
QUỐC VIỆT NAM XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.
2.1. Đối tượng tác chiến của chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
+ Đối tác: Là "Những ai tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan
hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác".
+ Đối tượng: Là "bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục
tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".
Quan hệ Đối tác Việt Nam và Mỹ (Ảnh: The Diploment)
Ví dụ: Quân đội Mỹ đem quân xâm lược nước ta, còn các nhà doanh nghiệp và
nhân dân Mỹ làm ăn với chúng ta. Do vậy, quân đội Mỹ là đối tượng tác chiến
của ta còn nhân dân Mỹ là đối tác làm ăn kinh tế với chúng ta.
=> Trong tình hình diễn biến nhanh chóng và phức tạp hiện nay, cần có cách nhìn biện chứng: T
rong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác;
trong mỗi đối tác có thể có mặt mâu thuẫn với lợi ích của ta cần phải đấu tranh”.
2.2. Âm mưu, thủ đoạn chủ yếu của kẻ thù khi xâm lược nước ta. 2.2.1. Âm mưu
- Thực hiện đánh nhanh, thắng nhanh, kết hợp tiến công quân sự từ bên ngoài
vào với hành động bạo loạn lật đổ từ bên trong; đồng thời kết hợp với các biện
pháp phi vũ trang để lừa bịp dư luận. Lực lượng tham gia với quân đông, vũ khí trang bị hiện đại.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 04/8/1964 (Ảnh: Mark Atwood Lawrence)
2.2.2. Thủ đoạn
- Giai đoạn đầu: Bao vây, phong toả sau sử dụng hoả lực đánh bất ngờ, ồ ạt.
- Giai đoạn thực hành tiến công xâm lược: Có thể đồng thời hỗ trợ bạo loạn lật
đổ ở bên trong của các lực lượng phản động và sử dụng các biện pháp chính trị,
ngoại giao để lừa bịp dư luận.
- Khi tiến hành chiến tranh xâm lược, địch có điểm mạnh, yếu sau:
+ Mạnh: Có ưu thế tuyệt đối về sức mạnh quân sự, kinh tế, tiềm lực khoa học
công nghệ; có thể lôi kéo được đồng minh, khống chế được các tổ chức quốc tế,
lập được căn cứ quân sự trên một số nước gần ta; cấu kết với bọn phản động
trong nước thực hiện trong đánh ra, ngoài đánh vào.
+ Yếu: Tiến hành chiến tranh phi nghĩa bị nhân loại phản đối; dân tộc ta có
truyền thống yêu nước, chống xâm lược; địa hình, thời tiết Việt Nam phức tạp
tạo khó khăn cho địch triển khai lực lượng, phương tiện chiến tranh; chi phí cho
chiến tranh sử dụng vũ khí công nghệ cao rất tốn kém.
3. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TRONG CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC
Từ trong thực tiễn, Đại hội XII của Đảng tiếp tục nhận định: Tình hình chính trị -
an ninh thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường; tình
trạng xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên, xung đột
sắc tộc, tôn giáo, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh cục bộ, chiến tranh
mạng... tiếp tục diễn ra gay gắt ở nhiều khu vực. Do đó, nếu đất nước phải đối
mặt với một cuộc chiến tranh xâm lược mới của kẻ thù, chúng ta cần nắm vững
một số quan điểm cơ bản của Đảng trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa, như sau:
3.1. Tiến hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ
trang nhân dân làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa
phương với tác chiến của các binh đoàn chủ lực
3.1.1. Vị trí: Đây là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân dân sâu sắc
trong chiến tranh. Khẳng định, đây là cuộc chiến tranh của dân, do dân và vì dân
với tinh thần đầy đủ nhất. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
3.1.2. Nội dung thể hiện:
- Trong điều kiện mới, ta vẫn phải "lấy nhỏ thắng lớn", "lấy ít địch nhiều", để
đánh thắng những đội quân mạnh hơn ta gấp nhiều lần, Đảng ta không chỉ dựa
vào lực lượng vũ trang mà phải dựa vào sức mạnh của toàn dân, tiến hành chiến
tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc...
- Động viên toàn dân đánh giặc và tổ chức quần chúng cùng lực lượng vũ trang
nhân dân trực tiếp chiến đấu và phục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh xâm lược của kẻ thù.
- Toàn dân đánh giặc phải có lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân làm nòng
cốt: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ.
=> Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến của các
binh đoàn chủ lực nhằm xây dựng thế trận toàn dân làm cho kẻ địch đi đến đâu
cũng gặp sự chống trả của quân ta. Bộ đội địa phương và dân quân tự vệ đánh
làm tiêu hao dần sinh lực địch; bộ đội chủ lực đánh những trận đánh lớn có ý
nghĩa quyết định trên chiến trường
- Tiến hành chiến tranh toàn dân, đó là truyền thống, đồng thời là quy luật giành
thắng lợi trong chiến tranh của dân tộc ta chống những kẻ thù xâm lược lớn
mạnh hơn ta nhiều lần. Ngày nay, chúng ta phải kế thừa và phát huy truyền thống
ấy lên một trình độ mới phù hợp với điều kiện mới, thực hiện chiến tranh toàn
dân đánh thắng cuộc tiến công xâm lược của địch.
3.1.3. Biện pháp thực hiện:
- Tăng cường giáo dục quốc phòng an ninh cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là
thế hệ trẻ nói chung và sinh viên nói riêng
- Không ngừng chăm lo xây dựng các lực lượng vũ trang vững mạnh toàn diện,
đặc biệt là chất lượng chính trị
- Không ngừng nghiên cứu nghệ thuật quân sự, nghiên cứu các cuộc chiến tranh
gần đây ở trên thế giới để phát triển nghệ thuật quân sự lên một tầm cao mới
- Xây dựng tỉnh (thành phố) thành khu vực phòng thủ vững chắc... thực chất là
xây dựng các tiềm lực trong khu vực phòng thủ.
3.2. Tiến hành chiến tranh toàn diện, kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân
sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá và tư tưởng, lấy đấu tranh quân sự
là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến trường là yếu tố quyết định để giành
thắng lợi trong chiến tranh
3.2.1. Vị trí: Quan điểm trên có vai trò quan trọng, vừa mang tính chỉ đạo và
hướng dẫn hành động cụ thể để giành thắng lợi trong chiến tranh.
3.2.2. Nội dung:
- Chiến tranh là một cuộc thử thách toàn diện đối với sức mạnh vật chất tinh thần
của quốc gia, nhưng chiến tranh của ta là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự
vệ, cách mạng. Để phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của toàn dân, đánh bại
chiến tranh tổng lực của địch, chúng ta phải đánh địch trên tất cả các mặt trận:
Quân sự, chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn hoá tư tưởng. Mỗi mặt trận đấu tranh
đều có vị trí quan trọng của nó
+ Mặt trận quân sự: Là mặt trận quyết liệt nhất, thực hiện tiêu diệt sinh lực, phá
huỷ phương tiện chiến tranh của địch, quyết định thắng lợi trực tiếp của chiến
tranh, tạo đà, tạo thế cho các mặt trận khác phát triển.
+ Mặt trận chính trị: Nhằm cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân, quy tụ sức
mạnh đại đoàn kết dân tộc, là cơ sở để tạo ra sức mạnh quân sự. Ngoài ra, còn
vận động làm tan dã hàng ngũ của giặc, góp phần quan trọng để hạn chế thấp
nhất tổn thất của nhân dân ta trong chiến tranh.
+ Mặt trận ngoại giao: Có vị trí rất quan trọng, đề cao tính chính nghĩa của nhân
dân ta, phân hoá, cô lập kẻ thù, tạo thế có lợi cho cuộc chiến. Mặt khác, mặt trận
ngoại giao kết hợp với mặt trận quân sự, chính trị tạo ra thế có lợi để kết thúc
chiến tranh càng sớm càng tốt.
+ Mặt trận kinh tế: Là hoạt động sản xuất vật chất bảo đảm cho lực lượng vũ trang chiến đấu.
+ Mặt trận văn hóa tư tưởng: Hoạt động đấu tranh bảo vệ nền tảng văn hóa, tư
tưởng của ta trước sự chống phá của kẻ thù.
- Tất cả các mặt trận đấu tranh trên phải kết hợp chặt chẽ với nhau, hỗ trợ cho
nhau và tạo điều kiện cho đấu tranh quân sự giành thắng lợi trên chiến trường và
cùng với đấu tranh quân sự tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn giành thắng lợi cho
cuộc chiến tranh (dẫn chứng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước với các
khẩu hiệu, phong trào thi đua của hậu phương lớn miền Bắc đối với chiến trường lớn miền Nam).
- Truyền thống và kinh nghiệm của cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước
trong lịch sử ông cha ta cũng như dưới sự lãnh đạo của Đảng, chứng tỏ nhân dân
ta đã tiến hành cuộc kháng chiến toàn diện, đấu tranh với địch trên nhiều mặt
nhưng chủ yếu đã đánh địch và thắng địch trên mặt trận quân sự, nhờ đó mà
nhân dân ta đã giành được thắng lợi, giành và giữ nền độc lập dân tộc (dẫn
chứng về các cuộc chiến tranh giữ nước của đất nước ta).
- Tình hình thế giới ngày nay diễn biến phức tạp và có những thay đổi sâu sắc,
đất nước đứng trước những thuận lợi mới và những thách thức mới đòi hỏi toàn
Đảng, toàn dân, toàn quân cùng nỗ lực phấn đấu làm thất bại âm mưu và các
mục tiêu chiến lược của địch, giành thắng lợi toàn diện cho chiến tranh (dẫn
chứng về âm mưu, thủ đoạn thực hiện "diễn biến hòa bình" của chủ nghĩa đế
quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng Việt Nam).
3.2.3. Biện pháp:
- Đảng phải có đường lối chiến lược, sách lược đúng, tạo thế và lực cho từng mặt
trận đấu tranh tạo nên sức mạnh tổng hợp, trước mắt đấu tranh làm thất bại chiến
lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
+ Quan điểm, phương châm, biện pháp đấu tranh chống "Diễn biến hoà bình",
bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; đặc biệt là quyết tâm chống "tự diễn
biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ của Đảng ta.
+ Động viên sức mạnh của toàn dân tiến hành đấu tranh trên các mặt trận khi kẻ
thù phát động chiến tranh xâm lược.
- Phải vận dụng sáng tạo nhiều hình thức và biện pháp đấu tranh thích hợp trên
từng mặt; đồng thời có nghệ thuật chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ các mặt trận đấu
tranh trong từng giai đoạn cũng như quá trình phát triển của chiến tranh. Song,
phải luôn quán triệt, lấy đấu tranh quân sự là chủ yếu, lấy thắng lợi trên chiến
trường là yếu tố quyết định để kết thúc chiến tranh (dẫn chứng về thắng lợi của
chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 chúng ta có Hiệp định Giơnevơ; sau thắng
lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ trên không 1972 ta có Hiệp định Pa-ri).
3.3. Chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực để đủ sức đánh
được lâu dài, ra sức thu hẹp không gian, rút ngắn thời gian của chiến tranh
giành thắng lợi càng sớm càng tốt
3.3.1. Vị trí: Đây là quan điểm thể hiện tinh thần chủ động của ta đối với cuộc
chiến tranh chống xâm lược; đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của Đảng và nhân dân ta.
3.3.2. Nội dung, giải pháp:
- Kẻ thù xâm lược nước ta là nước lớn, có quân đông, trang bị vũ khí, kĩ thuật
cao, có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta nhiều lần. Chúng dựa vào sức
mạnh quân sự ưu thế áp đảo đối với ta để thực hiện "đánh nhanh, giải quyết
nhanh" theo học thuyết tác chiến "không - bộ - biển" nhằm đạt mục đích chiến
tranh xâm lược (dẫn chứng về tiềm lực kinh tế, quân sự của Mỹ so với Việt Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước).
- Trước hết ta phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước cũng như từng khu vực đủ sức
đánh được lâu dài, ra sức tạo thời cơ, nắm vững thời cơ, chủ động đối phó và
giành thắng lợi trong thời gian cần thiết.
+ Ta phải chuẩn bị mọi mặt trên cả nước, cũng như từng khu vực. Thực chất là
chủ động chuẩn bị các tiềm lực: Chính trị - tinh thần; kinh tế và khoa học, công
nghệ từ trong thời bình; có kế hoạch cho thời chiến.
- Dồn sức để rút ngắn thời gian của chiến tranh giành thắng lợi càng sớm càng
tốt. Ta kiên quyết ngăn chặn địch không cho chúng mở rộng để thu hẹp không
gian của chiến tranh. Mặt khác cũng phải chuẩn bị sẵn sàng để thắng địch trong
điều kiện chiến tranh mở rộng (dẫn chứng về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân năm 1968).
3.4. Kết hợp kháng chiến với xây dựng, vừa kháng chiến vừa xây dựng, ra
sức sản xuất thực hành tiết kiệm giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta càng đánh càng mạnh
3.4.1. Vị trí: Đây là kinh nghiệm đồng thời cũng là truyền thống chống giặc
ngoại xâm của nhân dân ta.
3.4.2. Nội dung, giải pháp:
- Nếu chiến tranh xảy ra, chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân bảo
vệ Tổ quốc, cuộc chiến đó sẽ diễn ra quyết liệt ngay từ đầu. Quy mô chiến tranh,
thương vong về người, tiêu hao về vật chất kĩ thuật sẽ rất lớn, nhu cầu bảo đảm
cho chiến tranh và ổn định đời sống nhân dân đòi hỏi cao và khẩn trương.
- Muốn duy trì được sức mạnh để đánh thắng kẻ thù xâm lược, ta cần phải có
tiềm lực kinh tế, quân sự nhất định bảo đảm cho tác chiến giành thắng lợi. Vì
vậy trong chiến tranh ta phải:
+ Vừa kháng chiến, vừa duy trì và đẩy mạnh sản xuất bảo đảm nhu cầu vật chất
kĩ thuật cho chiến tranh, ổn định đời sống nhân dân (Dẫn chứng 1: Về Chỉ thị
“Kháng chiến, kiến quốc” ngày 25-11-1945 của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Đông Dương).
+ Ta phải thực hành tiết kiệm trong xây dựng và trong chiến tranh, lấy của địch
đánh địch, giữ gìn và bồi dưỡng lực lượng ta, không ngừng tăng thêm tiềm lực
của chiến tranh, càng đánh càng mạnh (Dẫn chứng 2: Thực tiễn tích cực lao
động sản xuất của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước).
3.5. Kết hợp đấu tranh quân sự với bảo đảm an ninh chính trị, giữ gìn trật
tự an toàn xã hội, trấn áp kịp thời mọi âm mưu và hành động phá hoại gây bạo loạn
3.5.1. Vị trí: Đây là giải pháp nhằm ngăn chặn sự câu kết giữa thù trong với giặc
ngoài, bảo đảm không để kẻ địch kết hợp giữa tiễn công quân sự từ bên ngoài
vào với nổi dậy, bạo loạn từ bên trong.
3.5.2. Nội dung, giải pháp:
- Hiện nay kẻ địch đang đẩy mạnh chiến lược "Diễn biến hoà bình", bạo loạn lật
đổ để chống phá cách mạng nước ta.
- Nếu chiến tranh nổ ra, địch sẽ tăng cường đánh phá ta bằng nhiều biện pháp:
Tiến hành chiến tranh tâm lí, chiến tranh gián điệp, lợi dụng dân tộc, tôn giáo,
các tổ chức phản động chống đối để kích động, chia rẽ, làm mất ổn định chính trị
ở hậu phương để phối hợp với lực lượng quân sự tiến công từ ngoài vào.
- Vì vậy, đi đôi với đấu tranh quân sự trên chiến trường, ta phải kịp thời trấn áp
mọi âm mưu và hành động phá hoại của địch ở hậu phương ta, bảo đảm an ninh
chính trị, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc hậu phương, giữ vững
sự chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến càng đánh càng mạnh, càng đánh càng thắng.
3.6. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phát huy tinh thần tự
lực tự cường, tranh thủ sự giúp đỡ quốc tế, sự đồng tình, ủng hộ của nhân
dân tiến bộ trên thế giới
3.6.1. Vị trí: Đây là giải pháp nhằm phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của dân
tộc với sức mạnh của thời đại.
3.6.2. Nội dung, giải pháp:
- Cuộc chiến tranh xâm lược của địch là tàn bạo và vô nhân đạo sẽ bị nhân dân
tiến bộ trên thế giới phản đối.
+ Tất cả các nước, không tính đến quy mô lãnh thổ, dân số, chế độ xã hội, đều có chủ quyền quốc gia.
+ Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Hiến chương Liên hợp quốc khẳng định nguyên tắc bình đẳng về chủ quyền giữa
các quốc gia; không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm
chủ quyền của một quốc gia khác.
=> Cuộc chiến tranh xâm lược của địch vi phạm Hiến chương Liên hợp quốc; đi
ngược lại xu thế “hòa bình, hợp tác, phát triển” trên thế giới và ý chí, nguyện
vọng của nhân dân tiến bộ trên thế giới. Do đó, sẽ bị nhân dân tiến bộ trên thế
giới phản đối (dẫn chứng về sự phản đối chiến tranh Việt Nam của nhân dân tiến bộ trên thế giới).
- Đoàn kết mở rộng quan hệ tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân yêu chuộng hoà
bình trên thế giới, kể cả nhân dân nước có quân xâm lược.
+ Được thể hiện qua đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, đó là độc
lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ,
chủ động và 3tích cực hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có
trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế.
+ Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao với 189 nước trên thế giới; trong
đó thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với 3 quốc gia; đối tác chiến
lược với 13 quốc gia và đối tác toàn diện với 13 quốc gia.
=> Như vậy, trong tương lai nếu đất nước phải đối mặt với một cuộc chiến tranh
xâm lược mới của kẻ thù, chúng ta cần phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc
sáu quan điểm chỉ đạo trên của Đảng ta. Sáu quan điểm trên có mối quan hệ biện
chứng, hữu cơ, tác động qua lại nhau; thực hiện tốt quan điểm này sẽ là cơ sở,
điều kiện để thực hiện các quan điểm còn lại. Song quan điểm thứ Nhất về “Tiến
hành chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang nhân dân
làm nòng cốt. Kết hợp tác chiến của lực lượng vũ trang địa phương với tác chiến
của các binh đoàn chủ lực” là quan điểm cơ bản xuyên suốt, thể hiện tính nhân
dân sâu sắc trong chiến tranh. Là điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng
hợp trong cuộc chiến tranh.
4. MỘT SỐ NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CHIẾN TRANH NHÂN DÂN BẢO VỆ TỔ QUỐC
4.1. Tổ chức thế trận chiến tranh nhân dân
4.1.1. Khái niệm:
Thế trận chiến tranh nhân dân là sự tổ chức bố trí lực lượng để tiến hành chiến
tranh và hoạt động tác chiến.
4.1.2. Nội dung giải pháp
- Thế trận chiến tranh bố trí rộng trên cả nước nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.
+ Thực chất là tổ chức được thế trận chiến tranh nhân dân để kẻ địch đến đâu
cũng bị ta đánh trả (dẫn chứng về nghệ thuật chiến tranh du kích của ta trong
kháng chiến chống Pháp và Mỹ làm cho kẻ địch đến đâu cũng bị đánh trả quyết
liệt làm hảo tổn sinh lực).
+ Tuy nhiên ta cũng phải tập trung xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân có
trọng tâm, trọng điểm, không dàn trải. Xuất phát từ truyề thống đánh giặc của tổ
tiên; từ đường lối quốc phòng, an ninh; từ nghệ thuật quân sự và tiềm lực của ta
nên ta phải chọn, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào những vị trí trọng yếu